Giao tiếp trong kinh doanh - Một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức phức
tạp và quan trọng. Tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến những điều rất tế nhị đó khi
muốn thực hiện thành công bất kỳ công việc nào?
Giao tiếp, xử sự đúng đắn trong kinh doanh sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh
nhân và giúp họ hiểu được ngôn ngữ này và sử dụng nó hiệu quả.Vì vậy để có thể giao
tiếp trong kinh doanh một cách thành công nhất thì chúng ta cần phải nắm vững các văn
hóa giao tiếp cơ bản, những phương thức ứng xử trong kinh doanh và các nguyên tắc
trong nghệ thuật giao tiếp để đạt được một hiệu ứng cao nhất công việc
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn hóa Giao tiếp Kinh Doanh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 1
Tiểu luận
Văn hóa Giao tiếp Kinh Doanh ở Việt Nam
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 2
1. Giao tiếp trong kinh doanh là gì ?
Giao tiếp vốn là một hoạt động thiết yếu của con người. Đặc biệt, trong lĩnh vực
kinh doanh, giao tiếp đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất
bại của một doanh nghiệp. Do vậy, để đạt được thành công trong cuộc sống và nhất là
trong lĩnh vực kinh doanh, người ta phải chú trọng đến vấn đề giao tiếp.
Giao tiếp trong kinh doanh là quá trình và hoạt động thiết lập, chuyển tải, duy trì
và phát triển mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh. Giao tiếp đóng vai trò
quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định trong thành công của một
thương vụ lớn. Không đơn thuần chỉ là nói cho hay, giao tiếp còn bao gồm rất nhiều khía
cạnh từ ngoại hình, phong thái đến cách xử sự trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng
khác nhau. Nói cho hay, cử chỉ thu hút, phong thái đĩnh đạc và còn rất nhiều phẩm chất
khác để cấu thành một con người giỏi giao tiếp.
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 3
Giao tiếp trong kinh doanh - Một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức phức
tạp và quan trọng. Tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến những điều rất tế nhị đó khi
muốn thực hiện thành công bất kỳ công việc nào?
Giao tiếp, xử sự đúng đắn trong kinh doanh sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh
nhân và giúp họ hiểu được ngôn ngữ này và sử dụng nó hiệu quả.Vì vậy để có thể giao
tiếp trong kinh doanh một cách thành công nhất thì chúng ta cần phải nắm vững các văn
hóa giao tiếp cơ bản, những phương thức ứng xử trong kinh doanh và các nguyên tắc
trong nghệ thuật giao tiếp để đạt được một hiệu ứng cao nhất công việc.
2. Một số nét văn hóa ứng xử và nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh
2.1. Một số văn hóa ứng xử trong kinh doanh
Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi vì nó có thể
đem đến các cơ hội kinh doanh trong tương lai, không được quá cứng nhắc, khiếm nhã sẽ
tự mất đi cơ hội và công việc kinh doanh của mình.
Thông điệp mà một phép ứng xử giao tiếp trong kinh doanh tạo ra đó là sự tôn
trọng. Khi bạn thực sự lắng nghe và đối xử tốt với một ai đó bạn sẽ hiểu được điều gì họ
đang suy nghĩ và quan tâm. Và ngược lại, phía bên kia cũng sẽ tỏ ra tôn trọng ý kiến và
cảm xúc của bạn. Không những thế người đối diện cũng sẽ cảm thấy thư thái hơn khi nói
chuyện với một người biết phép Xử sự. Họ sẽ giao tiếp cởi mở hơn, và thực tế họ có thể
tiết lộ thêm thông tin cho bạn. Điều này là vô cùng quý giá trong Kinh doanh.
Tôn trọng không gian của người khác
Cách chúng ta sử dụng khoảng không là thứ ngôn ngữ im lặng diễn tả sự tôn
trọng của ta đối với đồng nghiệp. Chẳng hạn như chỉ một tiếng gõ cửa khi vào phòng
cũng là cách tỏ ra tôn trọng người khác và được lời mời thân thiện, hay không nên nói
chuyện quá lớn tiếng ở nơi công cộng. Vì vậy, đối với không gian công cộng hoặc không
gian riêng, hãy luôn luôn chú ý đến xung quanh để biết người khác cần gì. Đó là phép Xử
sự đơn giản, một nét văn hóa giao tiếp cơ bản nhưng đúng mực trong Kinh doanh.
Tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của người khác
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 4
Một nét văn hóa trong kinh doanh là không nên ngắt lời người khác khi họ đang
đối thoại, vì đó là một hành động không nên làm, nó có thể dẫn đến việc thất bại trong cơ
hội kinh doanh. Hãy lắng nghe họ nếu muốn họ sẽ lắng nghe mình sau đó. Trong khi
nghe bạn có thể nhắc lại thông tin bên kia cung cấp và thêm vào đó ý kiến của riêng bạn,
họ sẽ hiểu được rằng bạn thực sự đang lắng nghe và biết bạn hiểu phép cư xử.
Ứng xử tùy từng môi trường xã hội cụ thể
Trong các tình huống khác nhau ta phải có phải xử sự khác nhau. Đặc biệt là đối với
những cách thức đã gần như trở thành tiêu chuẩn.
Theo chuyên gia Ed Aasvik, một trong những nhân tố chủ yếu để đạt được cách thức
xử sự đúng đắn trong kinh doanh đó là phải hiểu được rằng: Cái gì là chấp nhận được
(thậm chí là tốt) trong môi trường này nhưng lại có thể là thô lỗ hoặc vô lễ trong môi
trường khác.
Ví dụ: Chúng ta có thể vỗ vai, đùa với nhau vui vẻ, thân thiện ở ngoài đời nhưng
không được ở những nơi kinh doanh lịch sự. Ăn mặc luộm thuộm có thể chấp nhận được
khi vào công viên nhưng không phải ở nơi làm việc.
Đó là những cách thức, những kinh nghiệm trong kinh doanh, tuy không thể chi tiết
và toàn bộ những "manners" có thể gặp phải trong Kinh doanh, nhưng đây là cái nhìn
tổng quát và tương đối chuẩn được áp dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới.
2.2 Các nguyên tắc giao tiếp trong kinh doanh
Bên cạnh các phương thức ứng xử trong giao tiếp thì còn một điều cực kì quan
trọng trong kinh doanh mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm nếu muốn
kinh doanh đạt hiệu quả cao đó là phải biết nguyên tắc trong giao tiếp kinh doanh. Tuy
nhiên không có một nguyên tắc nào là bất biến cả, mà phải tuỳ vào từng trường hợp cụ
thể để có cách giải quyết phù hợp nhất. Trong phần dưới đây là một số nguyên tắc thường
dùng trong giao tiếp kinh doanh:
Lắng nghe
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 5
Lắng nghe ý kiến của người khác để cải thiện dịch vụ trong tương lai. Khi bạn
thực sự lắng nghe khách hàng, thì họ sẽ cảm thấy thật sự dễ chịu, thoải mái và tin tưởng
chúng ta hơn. Lắng nghe tạo cho khách thấy họ được tôn trọng, đánh giá cao và được
quan tâm. Có như vậy thì khách hàng sẽ đến với ta nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ hoạt
động tốt hơn.
Nhớ tên khách hàng
Việc xưng hô bằng tên riêng trong cuộc nói chuyện với khách hàng sẽ cho thấy
bạn nhìn nhận họ với tư cách một cá nhân nói riêng chứ không phải đối tượng khách
hàng chung chung, qua đó thể hiện sự tôn trọng của bạn với khách hàng. Tạo bầu không
khí trở nên nhẹ nhàng, thân thiện hơn. Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng tên riêng của khách
hàng một cách quá thường xuyên, hãy sử dụng vào lúc đầu và lúc kết thúc cuộc hội thoại.
Nụ cười từ trái tim của bạn.
Một nụ cười chân thật sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được chào đón, an tâm
hơn và để lại trong lòng khách hàng một cảm giác nồng ấm.
Hãy cho khách hàng biết, họ là người quan trọng
Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự
yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn. Không nên tỏ ra
sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều
phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và
tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể. Coi trọng ý kiến của khách hàng,
đừng bao giờ nói họ lầm lẫn. Hãy để cho họ nói thoả thích những cái mà họ muốn nói.
Tôn trọng khách hàng
Luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt. Giải đáp đầy
đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ. Hãy luôn luôn phải giữ thể diện
cho khách hàng. Không phân biệt đối xử với khách hàng.
Quan tâm thực sự đến khách hàng.
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 6
Bạn muốn mang lại niềm vui cho khách hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng
một cái gì đó. Cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể.
Không để khách hàng thất vọng. 81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối
phương không có thiện chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng.
Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình
Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang
mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn
tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với
bạn vào lần sau. Thông tin cho khách các dịch vụ khác mà khách quan tâm nếu bạn có
thể.
Kiên định quan điểm
Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính
mình. Nhưng cũng không được phản bác quan điểm của người khác mà đề xuất các
phương án giải quyết hợp lý.
Đừng thích tranh biện
Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện.
Hiểu rõ thông điệp của người nói
Nên gợi lại hoặc tổng hợp lại những gì người khác nói để chắc chắn mình đang
hiểu được vấn đề. Hãy nhắc lại những gì bạn cho rằng mình đang nghe được và hỏi ‘Tôi
có hiểu đúng bạn không nhỉ?’ Nếu bạn thấy mình bị động chạm bởi những gì người khác
vừa nói thì hãy nói như vậy, sau đó hãy hỏi thêm để hiểu rõ vấn đề: ” Có thể tôi không
hiểu đúng ý bạn và đã cảm thấy bị xúc phạm bởi điều bạn vừa nói. Tôi cho rằng những gì
bạn vừa nói có nghĩa là XXX; có đúng ý bạn là như vậy không?”
Khuyên người khác
Đừng đưa ra lời khuyên trừ phi người ta hỏi bạn. Điều này có thể sẽ rất khó thực
hiện, nhất là khi chúng ta thấy rõ rằng ý tưởng của mình sẽ có lợi cho người đó. Thay vì
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 7
nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện rõ sự tôn trọng
của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách đã giúp tôi trong
trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tôi
rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó".
Hãy cố hiểu người khác
Tìm ra một điểm tương đồng thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa bạn và
người khác. Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối một
vấn đề nào đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia sẻ
các dự định thầm kín của mình - ví dụ như bạn có thể nói: "Dự định của tôi khi chia sẻ
với bạn về điều này chính là để giúp bạn thành công trong dự án này"
3. Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam
Xét về thái độ đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là
vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. Người Việt Nam rất coi trọng việc giữ gìn các mối
quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên
nhân khiến người Việt Nam rất thích giao tiếp.
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 8
Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai đặc điểm:
Từ góc độ của chủ thể giao tiếp thì người Việt Nam có tính thích thăm viếng. Đó
là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, làm cho các mối quan hệ được thắt chặt thêm.
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách. Khi khách đến
nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón
chu đáo và tiếp đãi rất thịnh tình.
Đồng thời với việc thích giao tiếp, thì người Việt Nam lại rất rụt rè. Nó bắt nguồn
từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị. Tuy nhiên
chúng không hề mâu thuẫn với nhau mà thể hiện sự linh hoạt trong ứng xử của người
Việt Nam trong các môi trường khác nhau.
Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn
người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, luôn coi trọng tình cảm hơn
mọi thứ trên đời. Do tính cộng đồng nên người Việt Nam thấy phải có trách nhiệm quan
tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh, do đó họ quen quan
sát, đánh giá, tìm hiểu,…
Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc
điểm là trọng danh dự. Chính vì quá coi trọng dnah dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ
diện. Lối sống trọng danh dự này dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ
vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.
Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận.
Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không
bao giờ mở đầu tực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây. Lối giao tiếp ưa tế nhị,
ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ. Nó tạo nên
thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng và nhường nhịn nhau trong giao tiếp.
Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú. Trước hết, đó là sự phong
phú của hệ thống xưng hô, nó có các đặc điểm: tính thân mật hóa, tính cộng đồng hóa cao
và tính tôn ti kỹ lưỡng.
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 9
Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và
linh hoạt nên người Việt Nam cũng có cách cảm ơn, xin lỗi rất khác nhau tùy theo từng
hoàn cảnh. Và các lời chào cũng được phân biệt kỹ theo quan hệ xã hội và theo sắc thái
tình cảm riêng.
II. Đặc Trưng Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Ba Miền
1. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Bắc:
Ở Hà Nội, bạn sẽ không tin vào tai mình khi vào cửa hàng mà được ai đó nói lời
cảm ơn. Bởi người Hà Nội luôn sẵn sàng tâm thế bị “mắng mỏ” khi ra đường. Cũng bởi ở
miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, thói quen văn hóa - lịch sử đã để lại một quan
điểm cho rằng làm nghề phục vụ là hạ cấp.
Ở Hà Nội, thậm chí có những người đi ô tô, áo quần sành điệu có khi ví lại mỏng
dính. Người Hà Nội thích ăn mặc có gu riêng, chứng tỏ bản thân hơn người khác. Nhà
nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu lý giải các câu chuyện trên rằng bởi Hà Nội là một
đô thị mang tính hướng nội, nép mình nhờ sự bảo vệ của sông Hồng.
Do Hà Nội bảo thủ nên không dễ dàng chấp nhận cái mới, rất gắn bó với những
sản phẩm đã được thị trường khẳng định. Ở đây môi trường là yếu tố quyết định, anh có
thể tài giỏi, nhưng cái anh có thể là thay đổi bản thân thích ứng với môi trường, chứ anh
không thể nào thay đổi được môi trường. Việc đi du học cũng giống như vậy, hãy thay
đổi bản thân phát triển đến mức tốt nhất có thể ở trong môi trường cũ rồi hãy nghĩ tới
chuyện thay đổi môi trường (ra nước ngoài học tập). Từ đây dẫn đến nguyên nhân thứ 2.
Sự thích ứng nhanh và tính căn cơ của người miền Bắc. Vì môi trường mở và
thoáng cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh lớn. Ra Bắc thì "dịch vụ" là át chủ bài. Ở
Bắc rất quen thuộc cảnh "kem đứng, cháo quát, phở xếp hàng", có thể nói doanh nghiệp
nơi đây có 1 văn hoá dịch vụ phụng sự khách hàng còn yếu kém. Những trường hợp
thành công của doanh nhân Nam ra Bắc có thể kể tới Phở 24 của Lý Quý Trung, siêu thị
Nguyễn Kim - Best Carings ...
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 10
Nói về tố chất, người miền Bắc mang đậm cốt cách của kẻ sĩ. Một giai đoạn dài
của lịch sử, đất Hà Thành không phải để buôn bán. Vùng giao thương nằm ở khu vực Phố
Hiến, Hải Phòng, Nam Định …. Đất Hà Thành là đất của người dân trọng nền khoa cử,
học thức, trọng những thứ tao nhã về tinh thần và tri thức. Từ phong cách đến cái ăn, cái
mặc, thú chơi đều ngấm chất như vậy. Nếu như ngày nay chúng ta lấy thước đo là sự tài
trí trong kinh thương để thể hiện đẳng cấp thì lúc trước, ở mảnh đất này, học thức là thứ
để mỗi người kẻ sĩ có một cái “kiêu ngầm”. Ấy là dân Bắc Kỳ. Vùng ven đất kinh thành,
dân cư buôn bán giao thương cũng không nhiều. Đất Bắc là vùng nông nghiệp lúa nước.
Những kẻ chợ chỉ gói gọn trong giao thương những vật dụng sinh hoạt phục vụ nông
nghiệp và sinh sống thông thường. Vùng buôn bán của Phố Hiến, Hải Phòng, Nam Định
phần nhiều cũng không phục vụ thị trường trong nước mà chủ yếu là xuất khẩu.
Nhân sự:
Tổ chức các khóa huấn luyện chính qui hơn, "hoành tráng" hơn về các vấn đề cũng
vĩ mô hơn. Giáo viên nói hay hơn. Lý luận phải khúc triết hùng hồn. Giáo viên phải mặc
đồ nghiêm chỉnh, veston đàng hoàng. Giữ ý tứ không nói chuyện về chính trị không thì
đụng các con ông cháu cha. Phòng nhân sự không khảo sát gì cả, giám đốc nhân sự quyết
định học gì thì học đó, học vào lúc sản xuất rảnh rỗi nhất. Nhân sự hay bị ép nhận con
ông này, cháu ông kia và không thể từ chối được.
Bán hàng:
Khách hàng quan tâm đến họ được chiết khấu bao nhiêu %, nhân viên bán hàng
phải biết xưng hô đúng cách, nhũn nhặn. Mối quan hệ rất quan trọng. Nếu đã tạo được
mối quan hệ vững chắc thì yên tâm khách hàng ít khi nào kiểm tra hàng cẩn thận khi
nhận. Có sai biệt chút ít với đơn đặt hàng cũng nhận. Chỉ cần phát triển những mặt hàng
có sẵn, thị trường ít có nhu cầu phát triển mặt hàng mới. Bộ phận R&D chẳng có nhiều
việc để làm. Không nhận đơn hàng nhỏ vì chẳng bõ công. Người Miền Bắc thích dùng
hàng mới lạ, độc, càng giá trị càng tốt (thậm chí càng đắt thì càng thích). Những món
hàng mới lạ thường được quan tâm thành phong trào. Còn nhớ ngày xưa, nhà nào cũng
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 11
phải có máy khâu "5 con bướm" Trung Quốc, nồi cơm điện của Nga, xe mifa của Tiệp,
xe Dream của Thái ...
Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1:
Một Manager nước ngoài đến Việt Nam triển khai huấn luyện chăm sóc khách
hàng và kỹ năng bán hàng cho nhân viên trung tâm thương mại. Tại Miền Nam, cũng có
khá nhiều vấn đề, nhưng công việc thuận lợi, nhân viên nắm bắt tốt và cán bộ này hài
lòng. Tại Miền Bắc, cán bộ này thất vọng vì cung cách phục vụ khách hàng của nhân
viên. Mình nhận được sự phàn nàn như sau: Ý thức về chất lượng dịch vụ chăm sóc
khách hàng của nhân viên miền bắc quá yếu. Nhân viên của tôi đã phản ứng rất mạnh mẽ
và nhiều người trong số họ cho rằng; Họ là nhân viên bán hàng chứ ko phải là người giúp
việc (Osin), dù có trả lương 6-10 triệu đồng thì họ cũng không chấp nhận làm; khi được
hướng dẫn là mỗi nhân viên phải luôn coi khách hàng là thượng đế, phải cúi chào khách,
thậm chí phải hướng dẫn khách tận tình vào nhà vệ sinh khi khách có nhu cầu, phải xả
nước toilet giúp khách nếu cần thiết.
Ví dụ 2:
Một Giám đốc Nhân sự Miền Nam đã tâm sự với mình về chân dung một Giám
đốc Miền bắc như sau:
- Thích chỉ tay sai khiến, và điều này thực sự ko thể chấp nhận được trong Nam.
- Luôn đưa tài liệu bằng hai tay, trong khi thực sự chỉ cần đưa bằng một tay. "Tôi thích
người ta đưa bằng một tay hơn là bằng hai tay, và hãy thể hiện bằng thành tích và kết
quả".
2. Văn Hóa Giao Tiếp Kinh Doanh Miền Trung:
Khắc hẳn với Người Miền Bắc, Người Miền trung những con người của vùng đất
khắc nghiệt đầy nắng, mưa và gió, vốn tính chịu thường chịu khó cũng làm nên những
nét rất riêng trong cách suy nghĩ, văn hóa cũng như giao tiếp kinh doanh so với các vùng
khác trong cả nước.
Giao Tiếp Kinh Doanh TS.Nguyễn Thế Hùng
VanLuong.BlogSpot.Com_GTKD.doc Page 12
Trước những điều kiện không được thuận lợi cho lắm, tuy nhiên một số vùng vẫn có
điều kiện thuận lợi hơn vì vậy họ hoà đồng với thiên nhiên, nương theo thiên nhiên để
làm lợi cho mình.Với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên họ chỉ còn cách và tìm cách
hoà với thiên nhiên. Môi trường như thế đã tác động đến cách ứng xử của họ. Vì thế nét
đặc sắc ở đây là sự cần cù, cần mẫn, kiên nhẫn để làm giàu cho mình. Nhưng trong thế
cân bằng đó vẫn toát lên tinh thần hoà hợp và thích nghi đến thụ động và chịu đựng, chú
trọng gìn giữ sự cân bằng đó.
Bởi vì người miền Trung sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Do đó họ
rất quý trọng người lao động, sức lao động và tình yêu lao động bởi vì của cải làm ra rất
khó khăn trước những điều kiện tự nhiên như thế.
Trong lao động người miền Trung ngoài những đặc tính là siêng năng, cần cù họ còn
rất cẩn thận, họ ghét sự dối trá, cẩu thả. Tư tưởng chính là “ tích tiểu thành đại” hay “mưa
dầm thấm lâu”. Mặc dù vậy họ chấp nhận và thích nghi với điều kiện nghèo khổ, đề cao
tiết kiệm. Họ quen sống đạm bạc, họ dùng những thứ họ tự làm ra, “tự cung tự cấp” rất
hiếm khi họ mua những thứ xa xỉ . Trong sản xuất họ dựa vào kinh nghiệm gia truyền là
nhiều. Ngày nay họ cũng hoà nhập rất nhanh, do vậy điều kiện sống cũng được nâng cao
từng ngày.
Họ có một lối sống đề cao tính cộng đồng, vị thế và nhân cách cá nhân phụ thuộc