Trước đây đã có một thời gian dài người ta quan niệm rằng văn hóa và kinh
doanh là hai lĩnh vực khác biệt thậm chí đối lập nhau, giữa chúng hoàn toàn không có
mối liên hệ nào cả. Người ta lập luận rằng, mục đích của kinh doanh xét đến cùng là
lợi nhuận. Kinh doanh không cần quan tâm và cũng không có trách nhiệm gì khác
ngoài mục đích sinh lợi. Còn văn hóa hướng đến giá trị của chân, thiện, mĩ xét trong
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với giới tự nhiên và với
bản thân.
Tuy nhiên, gần đây văn hóa được quan tâm chú ý nhiều hơn. Nhiều người đã
nhìn nhận lại giá trị của văn hóa. Người ta nhận thức rằng chỉ quan tâm đến phát triển
kinh tế mà không chú ý đến văn hóa là phát triển không bền vững. Văn hóa không chỉ
là “nền tảng tinh thần” mà còn “động lực phát triển xã hội”. Văn hóa, kinh tế và kinh
doanh không thể đứng tách biệt, trái lại giữa chúng có một mối quan hệ hữu cơ gắn bó
mật thiết và bổ sung cho nhau. Nói cách khác, giữa cái đúng, cái tốt, cái đẹp và cái lợi
không đứng riêng lẻ mà gắn bó với nhau. Vì văn hóa tồn tại trong mọi hoạt động của
đời sống con người kể cả hoạt động kinh tế.
20 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn hóa trong kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 10
1
Tiểu luận
Văn hóa trong kinh doanh
Nhóm 10
2
VĂN HÓA TRONG KINH DOANH
Trước đây đã có một thời gian dài người ta quan niệm rằng văn hóa và kinh
doanh là hai lĩnh vực khác biệt thậm chí đối lập nhau, giữa chúng hoàn toàn không có
mối liên hệ nào cả. Người ta lập luận rằng, mục đích của kinh doanh xét đến cùng là
lợi nhuận. Kinh doanh không cần quan tâm và cũng không có trách nhiệm gì khác
ngoài mục đích sinh lợi. Còn văn hóa hướng đến giá trị của chân, thiện, mĩ xét trong
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với giới tự nhiên và với
bản thân.
Tuy nhiên, gần đây văn hóa được quan tâm chú ý nhiều hơn. Nhiều người đã
nhìn nhận lại giá trị của văn hóa. Người ta nhận thức rằng chỉ quan tâm đến phát triển
kinh tế mà không chú ý đến văn hóa là phát triển không bền vững. Văn hóa không chỉ
là “nền tảng tinh thần” mà còn “động lực phát triển xã hội”. Văn hóa, kinh tế và kinh
doanh không thể đứng tách biệt, trái lại giữa chúng có một mối quan hệ hữu cơ gắn bó
mật thiết và bổ sung cho nhau. Nói cách khác, giữa cái đúng, cái tốt, cái đẹp và cái lợi
không đứng riêng lẻ mà gắn bó với nhau. Vì văn hóa tồn tại trong mọi hoạt động của
đời sống con người kể cả hoạt động kinh tế.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên thực tế việc kiếm tiền đã diễn ra theo
nhiều cách khác nhau. Có cách thức kiếm lời bằng sự bóc lột quá mức sức lao động
của người làm công. Không ít trường hợp kiếm lời bằng những thủ đoạn gian trá, lừa
đảo, buôn lậu, đầu cơ, trốn thuế… Và cũng có cách kiếm lời bất chấp mọi hậu quả
bằng cách khai thác bừa bãi, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến cho
tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề và sinh thái tự nhiên
mất cân bằng nghiêm trọng.
Do vậy, quan tâm đến văn hóa, kết hợp văn hóa với kinh doanh làm cho cái lợi
gắn bó chặt chẽ với cái chân, cái thiện, cái mĩ, là xu hướng chung của doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Đó là biểu hiện của kinh doanh có văn hóa. Kiếm lời
chân chính, có văn hóa là dựa vào trí tuệ, tài năng và sức lực của mình thông qua việc
nhanh nhạy nắm bắt thông tin và nhu cầu của thị trường, không ngừng cải tiến kỹ
thuật, công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, biết tính toán định mức tiêu hao nguyên vật
liệu, nhiên liệu, tránh sự lãng phí… Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải biết quan tâm
đến lợi ích vật chất và tinh thần, không ngừng bồi dưỡng, khuyến khích tài năng sáng
tạo của người lao động để tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có chất lượng
ngày càng cao, hình thức đẹp, giá cả hợp lý, giữ được chữ “tín” đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng.
Như vậy, nói văn hóa kinh doanh là đề cập đến cái đẹp, cái đúng, cái tốt với cái
lợi. Mục đích kiếm tiền phải hướng đến các giá trị của văn hóa. Nói cách khác ngoài
lợi ích kinh tế còn có sự giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khi nói văn hóa kinh doanh cũng có nghĩa là kinh
doanh có văn hóa. Và bản chất của văn hóa kinh doanh là gắn với văn hóa đạo đức.
Trong hoạt động sản xuất, buôn bán và dịch vụ cần phải trung thực. Nói cách
khác, kinh doanh có văn hóa là kinh doanh trung thực, ngay thẳng đáp ứng đòi hỏi của
cuộc sống, không chạy theo lợi ích của cá nhân hay của một nhóm người để làm ăn dối
trá, lừa đảo, “chụp giật”, “đánh quả”… Bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng phải có
Nhóm 10
3
trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu của đạo
đức kinh doanh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc.
Kinh doanh có văn hóa tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà sản xuất, nhà kinh
doanh va người tiêu dùng theo nguyên tắc các bên đều có lợi. Nét đẹp trong hoạt động
kinh doanh có văn hóa còn khuyến khích cạnh tranh lành mạnh để cùng tồn tại và phát
triển chứ không loại trừ nhau. Việc sản xuất tạo ra các sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu
cúng như thị hiếu lành mạnh và chính từ chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra uy tín cho việc
kinh doanh và cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động kinh
doanh nhằm tạo ra một hình ảnh tối ưu để nâng cao uy tín của mình. Những nguyên
tắc này được xác lập qua quá trình hoạt động kinh doanh, được coi như là những “tín
điều”, là “biểu tượng” của doanh nghiệp. Toàn bộ các nguyên tắc được xây dựng thành
một hệ thống và được coi là “triết lý kinh doanh”.
Như vậy, văn hóa kinh doanh ngoài mục đích sinh lợi thì tính trung thực, lòng
ngay thẳng được coi là một trong những nhân tố quan trọng thể hiện trong các mối
quan hệ giữa nhà doanh nghiệp và người lao động, người sản xuất và người tiêu dùng,
người mua và ngươi bán, người phục vụ và người được phục vụ. Ngoài việc đáp ứng
nhu cầu của thị trường, kinh doanh có văn hóa góp phần tạo ra cuộc sống lành mạnh
chứ không làm tổn hại đến truyền thống và tập quán tốt đẹp của nhân dân bằng những
hành vi và hàng hóa kém chất lượng. Đạo đức, nhân phẩm có vai trò hết sức quan
trọng trong kinh doanh có tác dụng nuôi dưỡng, tạo niềm tin và uy tín nhằm củng cố
hoạt động kinh doanh phát triển.
Văn hóa doanh nhân cũng có thể được hiểu là văn hóa của người làm nghề kinh
doanh. Đối với một doanh nhân, phẩm chất quan trọng hàng đầu đó là trí tuệ và tài
năng.
Trí tuệ, tài năng của nhà doanh nghiệp thể hiện trong việc chiếm lĩnh tri thức, kinh
nghiệm, nắm bắt các thành tựu khoa học kỹ thật và công nghệ, vận dụng chúng một
cách sáng tạo vào trong quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết
kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và giá thành hạ.
Trí tuệ, tài năng của nhà doanh nghiệp thể hiện sự năng động, nhanh nhạy trong
việc đánh giá thực trạng thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để có kế
hoạch phù hợp trong chiến lược kinh doanh của mình.
Trí tuệ, tài năng của nhà doanh nghiệp còn thể hiện trong việc quản lý và huy động
nguồn vốn để kinh doanh có hiệu quả nhất.
Ngoài trí tuệ, tài năng, phẩm chất hàng đầu đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả,
nhà doanh nghiệp còn phải có nhân cách, đạo đức. Có thể nói tính trung thực mà cốt
lõi là cái tâm của nhà doanh nghiệp phải được thể hiện trong các hoạt động sản xuất,
buôn bán và dịch vụ.
Ngoài tính trung thực, một trong những biểu hiện đạo đức của nhà doanh
nghiệp có văn hoá là thái độ ứng xử đối với đồng nghiệp, người lao động… Những
biểu hiện trong cách thức diễn đạt tư tưởng cũng có ý nghĩa quan trọng. Ngay cả cách
nói của nhà doanh nghiệp đối với cộng sự như: “các đồng nghiệp của tôi”, “các nhân
viên của tôi”, “các thành viên trong ê kíp của tôi”… biểu hiện những cung bậc, sắc thái
khác nhau trong thái độ đối với nhân viên và ở một chừng mực nhất định nào đó xác
định vị thế của các nhân viên. Đằng sau những lời nói đó là ẩn chứa trách nhiệm lớn
hoặc nhỏ cũng như mức độ tham gia vào những công việc chung hay sự động viên,
Nhóm 10
4
khuyến khích tính sáng tạo của các cộng sự, những người lao động. Ngay cả các sắc
thái biểu cảm như giọng nói, cách xưng hô hoặc ra lệnh… cũng thể hiện những khía
cạnh văn hoá của nhà doanh nghiệp. Xét ở một phương diện nào đó, các sắc thái biểu
cảm còn có ý nghĩa lớn hơn cả những lời tuyên bố long trọng. Nó phản ánh thái độ tôn
trọng đối với người dưới quyền, nhân viên của mình.
Chính thái độ tôn trọng cuộc sống, phẩm giá, sự hài hoà giữa lợi ích chung và
riêng, kể cả quyền lợi vật chất cũng như tinh thần đối với người dưới quyền và các
cộng sự sẽ giúp nhà doanh nghiệp đạt được thành công nhất định. Nắm bắt tâm lí, hiểu
biết được tâm tư nguyện vọng, biết khơi dậy và phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý
thức tự giác, niềm say mê sáng tạo của những người lao động, ứng sử hài hoà như thể
người nhà hay anh em trong một cộng đồng sẽ tạo cho doanh nghiệp phát triển vững
chắc.
Những nghi thức tiếp nhận thành viên mới, thái độ của doanh nhân trong điều
mới, thái độ của doanh nhân trong điều hành công việc hay lễ tiễn những nhân viên
đến tuổi nghỉ hưu với những bó hoa kèm theo tặng phẩm và những lời phát biểu trang
trọng thấm đượm tình cảm cũng để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó quên.
Tất cả điều đó tạo cho mỗi người cảm giác là thành viên của một gia đình, tập
thể lớn và tạo nguồn lực động viên để họ lao động cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lễ tiễn người đến tuổi về nghỉ hưu
đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng trung thành với doanh nghiệp. Sự
đóng góp tận tâm của mỗi cá nhân đối với doanh nghiệp luôn được tôn trọng và được
đánh giá cao.
Không ít nhà doanh nghiệp thường tổ chức những bữa ăn chung vào các kì nghỉ
cuối tuần hoặc hằng tháng với sự tham gia của ban lãnh đạo và một số nhân viên hoặc
tổ chức những cuộc chiêu đãi hằng năm với mục đích thể hiện sự thống nhất của tất cả
các thành viên trong doanh nghiệp.
Việc hằng tuần hoặc hằng tháng trao cho những người lao động có đóng góp xuất sắc
những phần thưởng hay biểu tượng của doanh nghiệp . . . cũng biểu hiện thái độ tôn
trọng của doanh nhân đối với nhân viên. Tất cả những phương tiện tác động tinh thần
và đạo đức kể trên tạo ra sức mạnh không nhỏ đối với hoạt động của doanh nghiệp, để
cho các nhân viên bộc lộ sức lực và khả năng sáng tạo của mình đóng góp thật nhiều
cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nhân hay văn hoá của nhà doanh nghiệp là sự kết hợp giữa trí tuệ, tài
năng và nhân cách đạo đức mà cái tâm là cốt lõi thể hiện trong toàn bộ các mối quan
hệ đa chiều của mọi hoạt động kinh doanh.
Văn hoá kinh doanh và văn hoá doanh nhân tuy có những điểm khác biệt, nhưng
chúng cùng nhằm nuôi dưỡng, nâng cao phẩm chất, tính cách của con người và đều
hướng tới giá trị của lòng nhân ái, cái thiện, cái đẹp và cái chân chính. Sự lịch lãm, lễ
độ, thái độ nhã nhặn, lòng bao dung, biết tôn trọng quyền lợi của nhau trong giao tiếp,
ứng xử… tạo niềm tin và uy tín không chỉ đối với doanh nhân mà còn đối với cả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta đòi hỏi các nhà doanh nghiệp và
hoạt động kinh doanh quan tâm hơn nữa đối với văn hoá, đưa văn hoá vào lĩnh vực
kinh doanh. Sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
Nhóm 10
5
I. Khái niệm
Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hoá được chủ thể kinh doanh chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh
doanh của chủ thể đó .
II. Các nhân tố cấu thành văn hoá kinh doanh
Văn hoá kinh doanh là một phương diện của văn hoá trong xã hội và là văn hoá
trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh . Văn hóa kinh doanh bao gồm toàn bộ những
giá trị vật chất và tinh thần, những phương thức và kết quả hoạt động của con người
được tạo ra và sử dụng trong quá trình kinh doanh. Để tạo nên hệ thống văn hóa kinh
doanh hòan chỉnh với bốn nhân tố cấu thành là : triết lý kinh doanh, đạo đức kinh
doanh, văn hóa doanh nhân và các híonh thức văn hóa khác, chủ thể kinh doanh phải
kết hợp đồng thời hai hệ giá trị sau :
Chủ thể kinh doanh sẽ lựa chọn và vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc, văn
hóa xã hội, . . . vào họat động kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ. Đó là tri thức, kiến thức, sự hiểu biết về kinh doanh được thể hiện từ việc
tuyển chọn nhân công, lựa chọn nguyên nhiên vật liệu, lựa chọn máy móc dây
chuyền công nghệ, . . .ngôn ngữ được sử dụng trong kinh, niềm tin, tín ngưỡng
và tôn giáo, các giá trị văn hóa truyền thống, các họat động văn hóa tinh thần, .
. . ví dụ Công ty Mai Linh có lựa chọn và vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc,
văn hóa xã hội vào việc đặc tên cho Cong ty của mính để làm thành Mai Linh
đaược mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên công ty mà nó là tên của
một thương hiệu nổi tiếng trên đất nứơc Việt nam. về ý nghĩa “ Mai” nói lên
hìonh ảnh của hoa mai trong ngày tết cố truyền, của sự may mắn, đồng thời
cũng là một từ dùng để chỉ tương lai, về một ngày mai tốt đẹp. Còn “Linh”
mang ý nghĩa của tinh nhanh, linh hoạt, linh động trong giải quyết công việc.
Trong quá trình họat động, các chủ thể kinh doanhcũng tạo ra các giá trị của
riêng mình. Các giá trị này được thể hiện thông qua những giá trị hữu hình như
giá trị của sản phẩm, hình thức mẫu mã sản phẩm, máy móc, thiết bị nhà
xưởng , biểu tượng, khẩu hiệu, lễ nghi, sinh họat, thủ tục, chương trình, truyền
thuyết, các họat động văn hóa tinh thần của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự phân biệt hai hệ thống giá trị kể trên chỉ là tương đối, các giá trị văn
hóa dân tộc, văn hóa xã hội đã được chọn lọc và các giá trị văn hóa được tạo ra trong
quá trình kinh doanh không thể tách bạch, chúng hoa quỵên vào nhau thành một hệ
thống văn hóa kinh doanh với 4 nhân tố cấu thành là :
1. Triết lý kinh doanh :
Khái niệm : Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh
doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể
kinh doanh và chỉ dẫn cho họat động kinh doanh .
Là một hệ thống bao gồm những giá trị cốt lõi có tính pháp lý và đạo lý tạo nên
phong thái đặc thù của chủ thể kinh doanh và phương thức phát triển bền vững của
họat động này. Triết lý kinh doanh còn là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết
định quản lý có tính chiến lược quan trọng trong những tình huống mà sự phân tích lỗ
lãi không thể giải quyết. Đồng thời, triết lý kinh doanh còn là phương tiện để giáo dục
và phát triển nguồn nhân lực cho họat động kinh doanh. Vì thế, nên trong những công
ty xuất sắc của Mỹ như IBM, HP, Intel, . . . các nhà quản trị đều có thói quen đối
Nhóm 10
6
chiếu triết lý kinh doanh với các dự định hành động cũng như các kế họach, chiến
lược trong giai đoạn xây dựng và vấn đề đầu tiên mà các nhân viên mới phải học là sự
hòa nhập với môi trường văn hóa của công ty với trọng tâm là triết lý kinh doanh để
giá trị cảu công ty được truyền tải và di truyền vào từng thành viên, tạo nên sứ mệnh
và hành vi chung của tòan thể nhân viên trong công ty.
Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh cũng rất khác nhau với mỗi một chủ
thể kinh doanh cụ thể. Đó có thể là một văn bản được in ra thành một cuốn sách nhỏ
hoặc dưới dạng một câu khẩu hiệu hoặc bài hát. Triết lý kinh doanh cũng có thể
không được thể hiện ra bằng các dạng vật chất mà tồn tại ở những giá trị niềm tin
định hướng cho quá trình kinh doanh. Và dù dưới hình thức nào thì triết lý kinh doanh
luôn trở thành ý thức thường trực trong mỗi chủ thể kinh doanh, chỉ đạo những hành
vi của họ.
Kết cấu nội dung của triết lý kinh doanh thường bao gồm những bộ phận sau :
Sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh cơ bản,
Các phương thức hành động để hòan thành được những sứ mệnh và mục
tiêu,
Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và họat động
kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp.
2. Đạo đức kinh doanh :
Khái niệm : Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh.
Đây là hệ thống các quy tắc xử sự, các chuẩn mực đạo đức, các quy chế, nội
quy, . . . có vai trò điều tiết các họat động của quá trình kinh doanh nhằm hướng đến
triết lý đã quy định.
Ngày nay, hoạt động kinh doanh đòi hỏi các chủ thể phải có những hành vi phù
hợp với đạo lý dân tộc và các quy chuẩn về cái thiện và cái tốt chung của toàn nhân
loại. Do vậy, đạo đức kinh doanh sẽ góp phần phát triển mối quan hệ với người lao
động, với chính quyền, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với nhà cung cấp và
với cộng đồng xã hội, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh ổn định.
3. Văn hóa doanh nhân :
Khái niệm : Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân
chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình.
Tài năng, đạo đức và phong cách của nhà kinh doanh có vai trò quyết định
trong việc hình thành văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Doanh nhân không
chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ kinh doanh mà còn là người sáng
tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ, huyền thoại, . . .Do
đó, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh, văn hóa của doanh nhân sẽ
được phản chiếu lên văn hóa kinh doanh.
4. Các hình thức văn hóa khác :
Khái niệm : Các hình thức văn hóa khác bao gồm những giá trị của văn hóa kinh
doanh được thể hiện bằng tất cả những giá trị trực quan hay phi trực quan điển hình.
Một số hình thức thể hiện khác của văn hóa kinh doanh như :
Giá trị sử dụng, hình thức, mẫu mã sản phẩm : Đây là một hình thức thể hiện của
văn hóa kinh doanh vì con người luôn luôn khát vọng hướng đến chân – thiện – mỹ,
Nhóm 10
7
tức là luôn vươn tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp nên nhu cầu của khách hàng không
đơn thuần chỉ là được đáp ứng những đòi hỏi vật chất mà song song với đó là tính
thẩm mĩ, tính nghệ thuật trong giá trị và hình thức của sản phẩm cũng phải không
ngừng được nâng cao.
Kiến trức nội và ngoại thất : cũng là một trong những giá trị quan trọng của văn hóa
kinh doanh vì kiến trúc nội và ngọai thất thường tạo nên những ảnh hưởng lớn đến
hành vi con người về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công
việc. Các công trình kiến trúc nội và ngoại thất cũng là một bộ phận hữu cơ quan trọng
trong hệ thống các sản phẩm mà chủ thể kinh doanh tạo ra.
Nghi lễ kinh doanh : Nghi lễ kinh doanh là những hoạt động đã được dự kiến từ
trước và chuẩn bị kỹ lưỡng, thường được tổ chức dưới hình thức các sự kiện và hoạt
động văn hóa – xã hội có tính chất nghiêm trang, chính thức và tình cảm. Nghi lễ kinh
doanh thường được thể hiện định kỳ hay bất thường với mục đích thắt chặt các mối
quan hệ và vì ích lợi của những người tham dự.
Giai thoại và truyền thuyết : thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực được
mọi thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới. Đó có
thể là những mẫu chuyện kể về những nhân vật anh hùng như những mẫu lý tưởng về
những chuẩn mực và giá trị chung, hoặc những giai thoại do những sự kiện đã mang
tính lịch sử và được thêu dệt thêm, hoặc những huyền thoại chứa đựng những giá trị và
niềm tin của chủ thể kinh doanh và không được chứng minh bằng các bằng chứng thực
tế.
Biểu tượng : là một công cụ biểu thị đặc trưng của văn hóa kinh doanh, nó biểu thị
niềm tin giá trị mà chủ thể kinh doanh muốn gửi gắm. Các công trình kiến trúc, lễ
nghi, giai thoại truyền thuyết, khẩu hiệu, hình thức mẫu mã của sản phẩm, cách bố trí
máy móc dây chuyền công nghệ, . . . đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng,
bởi thông qua giá trị vật chất cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt
những giá trị, những ý niệm, những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong, xâu xa cho người tiếp
nhận theo cách thức khách nhau. (ví dụ : logo)
Ngôn ngữ, khẩu hiệu : Chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn một hay nhiều ngôn ngữ
khác nhau, nó có thể là ngôn ngữ bản địa hoặc ngôn ngữ quốc tế, là ngôn ngữ chính
thống hay ngôn ngữ đời thường. Do vậy, cách thức lực chọn và sử dụng ngôn ngữ
trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh cũng là khía cạnh biểu trưng quan trọng của văn
hóa kinh doanh.
Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm, ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ và là cách diễn đạt
ngắn gọn nhất của triết lý kinh doanh. Khẩu hiệu thường được sử dụng với các ngôn
ngữ từ đơn giản nên để hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúng, cần liên hệ với bản tuyên
bố sứ mệnh của chủ thể kinh doanh.
Ấn phẩm điển hình :Những ấn phẩm điển hình là những tư liệu chính thức có thể
giúp những người hữu quan nhận thấy rõ hơn về văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh
doanh. Chúng có thể bao gồm : Bộ triết lý kinh doanh, các quy tắc, các chuẩn mực đạo
đức trong kinh doanh, các tài liệu giới thiệu về đơn vị, sổ tay nhân viên, thẻ nhân viên,
. . .