“Đầu năm đến tháng 10/2009, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM)đã xảy ra 61 vụ
ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, trong đó 12 vụ ùn tắc nghiêm trọng từ 40 phút
đến 8 giờ, tăng 23 vụ so với cùng kỳ năm 2008, khiến tình hình giao thông ở thành phốtừ
nay đến cuối năm sẽ còn phức tạp hơn.”Đó là nhận định của ông Trần Quang Phượng,
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, tại cuộc họp bàn các giải pháp phòng chống
ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố vào ngày 24/10/2009, do Chủ tịch UBND
TPHCM Lê Hoàng Quân chủ trì.
Những con số trên là chưa tính đến vô số những vụ kẹt xe dưới 30 phút xảy ra
hằng ngày trên thành phố. Thật vậy, đối với những ai đã từng sống hoặc đang sinh sống,
làm việc và học tập tại TPHCM thì không ai còn xa lạ với cảnh kẹt xe tại thành phốđông
dân nhất cả nước này. Kẹt xe liên tiếp xảy ra ngay trên những đường vốn vẫn lưu thông
dễ dàng, và cả vào những giờ không phải cao điểm. Hầu hết các tuyến đường trong thành
phố đều đông nghẹt ôtô, xe máy thêm vào đó là những công trường xây dựng các cao
ốc văn phòng, công trình đào đường lắp cống làm “lô cốt” mọc lên liên tục . càng làm
cho việc ùn tắcgiao thông dễ xảy ra. Và tình trạng này cứ kéo dài với mức độ ngày càng
trầm trọng.
Nhóm 2 chúng tôi cũng là những người đã và đang sinh sống, làm việc tại
TPHCM nên cũng rất thấu hiểu nỗi khổ của cảnh “kẹt xe”. Ch ính vì vậy, nhóm chúng tôi
quyết định chọn đề tài “Vấn nạn kẹt xetại TP.HCM-Thực trạng và giải pháp” cho bài
tiểu luận môn Quản trị học của nhóm.
Đề tài rút ra một số những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân dẫnđến tình trạng kẹt
xe tại thành phố, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một vài giải pháp để giải
quyết tình trạng này.
30 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4085 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn nạn kẹt xe tại thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM- Thực trạng và giải pháp
1
LỜI MỞ ĐẦU
“Đầu năm đến tháng 10/2009, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã xảy ra 61 vụ
ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút, trong đó 12 vụ ùn tắc nghiêm trọng từ 40 phút
đến 8 giờ, tăng 23 vụ so với cùng kỳ năm 2008, khiến tình hình giao thông ở thành phố từ
nay đến cuối năm sẽ còn phức tạp hơn.” Đó là nhận định của ông Trần Quang Phượng,
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, tại cuộc họp bàn các giải pháp phòng chống
ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố vào ngày 24/10/2009, do Chủ tịch UBND
TPHCM Lê Hoàng Quân chủ trì.
Những con số trên là chưa tính đến vô số những vụ kẹt xe dưới 30 phút xảy ra
hằng ngày trên thành phố. Thật vậy, đối với những ai đã từng sống hoặc đang sinh sống,
làm việc và học tập tại TPHCM thì không ai còn xa lạ với cảnh kẹt xe tại thành phố đông
dân nhất cả nước này. Kẹt xe liên tiếp xảy ra ngay trên những đường vốn vẫn lưu thông
dễ dàng, và cả vào những giờ không phải cao điểm. Hầu hết các tuyến đường trong thành
phố đều đông nghẹt ôtô, xe máy… thêm vào đó là những công trường xây dựng các cao
ốc văn phòng, công trình đào đường lắp cống… làm “lô cốt” mọc lên liên tục ... càng làm
cho việc ùn tắc giao thông dễ xảy ra. Và tình trạng này cứ kéo dài với mức độ ngày càng
trầm trọng.
Nhóm 2 chúng tôi cũng là những người đã và đang sinh sống, làm việc tại
TPHCM nên cũng rất thấu hiểu nỗi khổ của cảnh “kẹt xe”. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi
quyết định chọn đề tài “Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM- Thực trạng và giải pháp” cho bài
tiểu luận môn Quản trị học của nhóm.
Đề tài rút ra một số những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt
xe tại thành phố, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một vài giải pháp để giải
quyết tình trạng này.
Kết cấu bài tiểu luận gồm ba chương:
2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN NẠN KẸT XE TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN NẠN KẸT XE TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG KẸT XE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Do thời gian có hạn và “kẹt xe” thực tế là một vấn đề “đau đầu” không chỉ riêng ở
TPHCM mà còn là của cả nước, và là vấn đề mang tầm vĩ mô không thể giải quyết một
sớm một chiều. Chính vì vậy, đề tài của nhóm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để đề tài phong phú và hiệu
quả thiết thực hơn.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN NẠN KẸT XE TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
1.1 Một số khái niệm, định nghĩa:
Kẹt xe: là tình trạng không thể lưu thông được của xe cộ do hệ thống giao thông bị
quá tải hay do những nguyên nhân bất khả kháng. Tình trạng kẹt xe là căn bệnh trầm kha
của các đô thị hiện đại, mà điển hình là tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ:
o Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới), gồm: xe ô tô; máy kéo;
rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô
ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, kể cả xe ô tô, xe mô tô,
xe gắn máy dùng cho người tàn tật.
o Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ,) gồm: các loại xe không
di chuyển bằng sức động cơ, gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích-lô, xe súc vật kéo
và các loại xe tương tự; xe lăn có động cơ dùng cho người tàn tật.
Văn hóa giao thông: là tinh thần, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an
toàn giao thông trên nhiều khía cạnh, là cách ứng xử văn minh, lịch sự, tôn trọng người
khác khi tham gia giao thông là những thái độ, hành động, cách ứng xử trong khi lưu
thông trên đường sao cho mọi chuyện suôn sẻ, không chen lấn, phạm luật, chạy lên vỉa
hè, không đánh chửi nhau mà nên nhường nhịn nhau để mọi người được đi đến nơi về
đến chốn mà vẫn vui vẻ trong bất kỳ tình huống nào.
Người tham gia giao thông đường bộ gồm: người điều khiển, người sử dụng
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi
bộ trên đường bộ.
Cơ sở hạ tầng giao thông: bao gồm các công trình như y tế, văn hóa, giáo dục, thể
thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình
khác.
4
Tai nạn giao thông: sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều
khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các
quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng
tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.
Quy hoạch đô thị: khoa học, nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô
thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng,
khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự
phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách
phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng
tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững.
Mật độ dân cư: là số người sống trong một vùng đô thị theo diện tích đất ở.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM:
1.2.1 Mật độ dân cư:
Hiện nay, mật độ dân số TP.HCM đã đạt 3.400 người/km2, tăng 41,4% so với mật
độ dân số TP.HCM 10 năm trước (2.404,4 người/km2). Ngoài ra, sự phân bố dân cư ở
TP.HCM cũng không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay
10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới
6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có
96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ
tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2010, trung bình mỗi ngày có khoảng 2
triệu khách vãng lai tại TP.HCM.
Với quy mô dân số như vậy, hệ thống hạ tầng giao thông TP.HCM và nhất là hạ
tầng giao thông ở các quận nội ô hiện đã không đáp ứng được yêu cầu giao thông của xã
hội là điều không thể tránh khỏi.
1.2.2 Mật độ phương tiện giao thông:
Nếu sắp hai biểu đồ hiển thị sự gia tăng của các phương tiện giao thông và hệ
thống cầu đường ở TPHCM gần nhau thì ta sẽ thấy 2 mũi tên tăng trưởng tách xa nhau.
Trong đó mũi tên chỉ sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông đi lên với tốc độ chóng
mặt. Tính đến cuối tháng 8/2009, tổng số phương tiện giao thông cơ giới mà các cơ quan
5
chức năng TPHCM quản lý đã hơn 4,3 triệu chiếc, bao gồm hơn 391.000 xe ô tô và hơn
3,91 triệu xe mô tô. Ngược lại, mũi tên chỉ sự gia tăng hệ thống cầu đường chỉ là là ở
phía dưới. Ví dụ như theo quy chuẩn, trong điều kiện lý tưởng, đường sá phẳng phiu, để
lưu thông bình thường thì một làn xe của đường Nguyễn Thị Minh Khai chỉ gánh 1.500
xe dưới tám chỗ ngồi. Nhưng thực tế hiện nay, đường Nguyễn Thị Minh Khai hàng ngày
trên mỗi làn đường đều gánh đến 2.500 xe, thậm chí ở nhiều tuyến đường khác thì lưu
lượng thực tế còn cao gấp đôi quy chuẩn cho phép.
Sự mất cân đối trên đã dẫn đến hệ quả là kẹt xe diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Một số khảo sát mới đây của các chuyên gia giao thông cho thấy, tốc độ đi lại của xe 2
bánh vào giờ cao điểm trên các trục đường: Bạch Đằng, Trường Chinh, Phan Đăng Lưu,
Nguyễn Kiệm, Pasteur, Luỹ Bán Bích, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ
Khởi Nghĩa, Âu Cơ... chỉ còn khoảng 8-10km/h. Thậm chí, có những thời điểm xảy ra ùn
tắc nghiêm trọng, tốc độ đạt chưa đến 3km/h. Riêng tốc độ của xe ôtô ở những trục
đường trên vào giờ cao điểm còn tệ hại hơn khi chỉ đạt 6-8km/h - gần bằng tốc độ của
người đi bộ.
1.2.3 Hạ tầng giao thông:
Hiện nay, TP.HCM đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có
dân số tăng quá nhanh. Hạ tầng giao thông TP.HCM đã trở nên xuống cấp nghiêm trọng,
quá tải, thường xuyên ùn tắc.
Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Hệ thống đường xá chật hẹp, hư
hỏng. Tuy nhiên, việc tổ chức, quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ vẫn chưa được quan tâm
đúng mức nên đường hư hỏng, xuống cấp nhanh. Trong khi đó, tình trạng con đường vừa
xây dựng xong lại phải đào lên để đặt đường ống cấp thoát nước, điện...làm giảm chất
lượng cũng như gây nhiều phiền phức cho người dân.
Hệ thống cống thoát nước của thành phố đã được xây cách đây 50 năm hiện đã
xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước. Ngoài ra, việc xây dựng các khu
công nghiệp và đô thị ở khu vực phía Nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã
làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn. Trên phạm vi không gian thành phố,
lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Đông Bắc. Các
quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Vì vậy tình
6
trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao trong mùa mưa và
xảy ra cả trong mùa khô. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu
vực phía Nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng
nghiêm trọng hơn. Thêm một nguyên nhân gây nên tình trạng ngập lụt nữa cũng rất cơ
bản, đó là hiện tượng triều cường ở TP.HCM nguyên nhân chính là do mực nước biển
dâng lên, dù rất ít.
1.2.4 Hệ thống quản lý, thiết bị hỗ trợ:
Thời gian gần đây, có thể nói chưa bao giờ TP.HCM lại mạnh tay đầu tư cho các
hệ thống quản lý và thiết bị hỗ trợ giao thông như vậy. Hàng loạt những dự án nâng cấp,
đổi mới, lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống quản lý thông tin giao thông mới đang
được thành phố quan tâm rất nhiều điển hình như dự án đầu tư bổ sung, lắp đặt các đèn
báo lùi thời gian đi kèm với hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các giao lộ trên địa bàn
thành phố, dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị cho TP.HCM theo nghị
định thư Pháp - Việt, đầu tư áp dụng hệ thống quản lý giao thông ITS…Các hệ thống này
được kỳ vọng sẽ góp phần đáng kể giải quyết tình trạng kẹt xe tại TP.HCM.
Tuy nhiên, mặc dù được nghiên cứu, đầu tư lớn nhưng hiện nay hệ thống thiết bị
hỗ trợ và quản lý giao thông TP.HCM vẫn chưa phát huy được tính năng, vẫn chưa góp
phần giải quyết được kẹt xe ngày càng nghiêm trọng.
1.2.5 Ý thức của người tham gia giao thông:
Thực hiện văn hoá giao thông chính là thể hiện nếp sống văn minh đô thị. Tuy
nhiên hiện nay, tại các thành phố, thị trấn, tình trạng lách luật, vượt đèn đỏ, đi sai phần
đường vẫn diễn ra khá phổ biến. Đường chật, phương tiện giao thông quá đông là những
lý do được đưa ra, nhưng ý thức của người tham gia giao thông cũng là một yếu tố ảnh
hưởng rất đáng kể.
Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông hiện
nay rất kém, đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tình hình tai nạn giao thông và kẹt
xe tăng đột biến. Đặc biệt tại TPHCM - một thành phố lớn của cả nước - vấn đề ý thức
của người dân đang trở thành một thực trạng đáng báo động. Một thực tế là tình hình lưu
thông tại TPHCM khá lộn xộn, mạnh ai nấy chạy, bất chấp quy định của pháp luật. Nhất
7
là ở những tuyến đường, giao lộ vắng bóng cảnh sát giao thông, tình trạng người điều
khiển phương tiện ngang nhiên vi phạm giao thông ngày càng phổ biến, như một hiện
tượng xã hội đáng báo động.
1.2.6 Quy hoạch đô thị:
Định hướng phát triển đô thị của TP.HCM tới năm 2020 là phát triển chính ra các
hướng Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh. Hai hướng phát triển quan trọng khác nữa là phía
biển Cần Giờ và hướng Hóc Môn, Củ Chi. Việc đầu tư các khu trung tâm cũng sẽ thực
hiện theo hướng tổ chức đa trung tâm. Khu vực trung tâm hiện hữu ở quận 1, quận 3 sẽ là
trung tâm lịch sử, hành chính, văn hóa. Khu trung tâm thương mại sẽ được phát triển tại
quận 5 (Chợ Lớn), quận 10, Bình Thạnh và hình thành nhiều trung tâm khác tại các cửa
ngõ TP như: khu A Nam Sài Gòn, quận 9, quận 12, huyện Bình Chánh. Trước đây, TP đã
dự kiến dời trung tâm hành chính của TP sang khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng sau đó
lại điều chỉnh, phát triển Thủ Thiêm thành một trung tâm thương mại, đầu tư tài chính.
Như vậy, tốc độ đô thị hoá quá nhanh trong khi cái đầu của những nhà quy hoạch
quá chậm, quá ngắn hạn là một trong những nguyên nhân, yếu tố dài hạn hàng đầu ảnh
hưởng đến tình trạng kẹt xe tại TP.HCM mà cần phải có những động thái tích cực hơn
trong cả ngắn cho đến dài hạn mới có thể giải quyết được căn cơ yếu tố này.
1.2.7 Tổ chức, quản lý, điều hành giao thông:
Tổ chức, quản lý, điều hành giao thông đóng góp một phần không nhỏ trong tình
trạng kẹt xe tại TP.HCM hiện nay. Bên cạnh các yếu tố khác thì việc tổ chức, quản lý,
điều hành giao thông bất cập là yếu tố ảnh hưởng không ít đến tình trạng kẹt xe. Ví dụ
như chỉ cần thay đổi một chút từ hệ thống giao thông như xén hè đường, nắn lại làn giao
thông cũng sẽ tránh được tai nạn giao thông, kẹt xe và điều này không phải ai cũng nhận
ra và khó có thể định lượng được.
Thời gian qua, việc thí điểm tổ chức phân làn cho các phương tiện cơ bản đã giải
quyết được tình trạng kẹt xe, tê liệt giao thông trên một số tuyến đường thành phố nhưng
dường như công tác tổ chức, điều hành giao thông tại TP.HCM vẫn chưa đạt kết quả như
kỳ vọng của nhiều người như việc bố trí, phân làn đường vẫn còn nhiều bất hợp lý, việc
xử phạt vi phạm giao thông vẫn còn nhẹ, chưa đạt hiệu quả răn đe người dân, công tác
8
phối hợp giữa các cơ quan hữu quan để tổ chức, nghiên cứu và khảo sát điều tra cơ bản
chưa được ngành giao thông công chính làm tới nơi tới chốn. Và với diễn biến như thời
gian qua, xã hội vẫn đang chờ đợi những thay đổi, những giải pháp có tính đột phá trong
công tác tổ chức, quản lý, điều hành giao thông tại TP.HCM.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN NẠN KẸT XE TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về thực trạng kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay tình trạng kẹt xe là một vấn nạn mà bất cứ quốc gia đang phát triển nào
9
cũng đặc biệt quan tâm, và tại Việt Nam đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh giải quyết tình
trạng kẹt xe là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi tại nhiều kỳ họp Quốc hội và Hội đồng
nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa qua. Chúng ta cùng điểm qua một số điểm kẹt xe đặc biệt
nghiêm trọng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Tại vòng xoay Cây Gõ (Quận 11), khu vực này không có giờ cao điểm, vì lúc nào
cũng là giờ cao điểm, lúc nào cũng ùn tắc, 4 đến 6 lần từ 6 giờ 30 đến 21 giờ. Hàng ngàn
người đi làm, trẻ đi học dường như dậm chân tại chỗ ở khu vực Minh Phụng – 3 tháng 2
– Hồng Bàng (nối dài). Một biển người nghẹt thở bởi tiếng xe máy, bụi khói xe, tiếng trẻ
con khóc. Dòng xe lưu thông bị kẹt cứng. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi xe buýt
loại lớn từ các nơi tiến về khu vực bến xe Chợ Lớn và bến xe miền Tây tạo thành một
“vành đai” xe buýt.
Chậm hơn đi bộ là cảnh kẹt xe tại khu vực ngã tư Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Trãi
(Quận 1, Quận 5). Tại giao lộ Cộng Hoà – Trường Trinh (Quận Tân Bình), cả sáng và
chiều, đoàn người phải nhích từng chút một, khoảnh tiếng đồng hồ mới qua khỏi ngã ba,
ngã tư....
Còn trên đại lộ Nguyễn Thị Minh Khai, có lẽ tình trạng giao thông bát nháo xảy ra
thường xuyên nơi đây, nhiều lúc người dân muốn chấp hành tốt luật giao thông cũng khó.
Vào giờ cao điểm – học sinh tan lớp, công nhân tan ca – hàng đoàn xe rồng rắn nối đuôi
nhau . Nhiều người chọn cách cặp trái chiều, nên khi đến Nguyễn Thượng Hiền đã cản
ngay đầu xe của luồng phương tiện đi ra Nguyễn Thị Minh Khai. Theo hướng ngược lại,
chạy thẳng đến giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai – Cao Thắng – Cống Quỳnh thì mặc dù
luật quy định cấm quẹo trái khi đèn đỏ nhưng tại đây, đèn xanh hay đỏ gì người ta cũng
quẹo. Để quẹo qua đường Cao Thắng, các phương tiện gắn máy đã tràn ra chiếm luôn
phần đường của ô tô. Đèn xanh thì cản đường các phương tiện lưu thông trên đường
Nguyễn Thị Minh Khai, đèn đỏ thì không nhập được vào luồng và cũng cản luôn các
phương tiện di chuyển từ Cao Thắng qua Cống Quỳnh và ngược lại. Đó là chưa kể do bị
cản đường, ô tô di chuyển đến hơn 1/3 giao lộ thì đèn bật đỏ. Và kẹt xe là tất yếu. Tại
giao lộ này, cảnh sát giao thông có mặt rất sớm – trước giờ cao điểm sáng chiều cả tiếng
đồng hồ, nhưng cũng chỉ làm được chức năng phân luồng giao thông chứ không kịp xử lý
vi phạm.
10
Điều đáng nói là tình trạng kẹt xe hiện nay tại Tp. HCM như phản ứng domino:
các đường chính bị kẹt thì ngay lập tức các tuyến đường nhỏ, đường nhánh, hẻm cũng bị
kẹt theo. Điển hình như tại tuyến đường Trường Trinh (Quận Tân Bình), Cách Mạng
Tháng Tám (Quận 10), ... mỗi khi giao thông bị ùn tắc thì ngay lập tức các tuyến đường
nhỏ như Nguyễn Thái Bình, Xuân Hồng (Quận Tân Bình), Tô Hiến Thành, Thành Thái,
... cũng không thoát khỏi tình cảnh tương tự. Cứ ngã tư này kẹt thì ngã tư gần đó cũng bị
ảnh hưởng. Đường nhỏ xe kẹt đã đành, nhưng đường lớn cũng kẹt. Đó là trường hợp các
con đường Điện Biên Phủ, Hùng Vương. Khi gặp kẹt xe, các phương tiện thường nháo
nhào tìm đường thoát.
Hiện nay người dân thành phố khi có việc đi lại trong giờ cao điểm đều hoạch
định cho mình một đoạn đường trách xa các điểm kẹt xe. Nhiều khi đi xa hơn đoạn
đường bình thường đến vài cây số. Nhưng do số diểm kẹt xe ngày càng nhiều nên nhiều
lúc việc chạy đường vong cũng không giúp tránh được kẹt xe.
Nếu như trước đây, chuyện kẹt xe thường chỉ xảy ra vào giờ cao điểm và ở một số
tuyến đường lớn thì thời gian gần đây tình trạng kẹt xe bùng nổ trên rất nhiều tuyến
đường ở nhiều quận huyện của Tp. Hồ Chí Minh. Đặc biệt tại khu vực các quận nội thành
và các quận 6, 12, Gò Vấp, Xa lộ Hà Nội hướng về trung tâm Thành phố, Quốc lộ 1 đi về
miền Tây. Và nạn kẹt xe diễn ra hàng ngày, sáng, trưa, chiều. Hiện nay người dân thành
phố khi có việc đi lại trong giờ cao điểm đều hoạch định cho mình một đoạn đường trách
xa các điểm kẹt xe. Nhiều khi đi xa hơn đoạn đường bình thường đến vài cây số. Nhưng
do số điểm kẹt xe ngày càng nhiều nên nhiều lúc việc chạy đường vòng cũng không giúp
tránh được kẹt xe.
2.2. Phân tích tình trạng kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tình trạng kẹt xe tại TP. Hồ Chí Minh do nhiều nguyên nhân, khách quan có chủ
quan cũng có nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do mật độ dân số tăng nhanh. Hàng
năm lượng học sinh, sinh viên vào TP. Hồ Chí Minh học tập và sinh sống ngày càng
nhiều, rất ít sinh viên trở về quê làm việc sau khi ra trường, họ thường bám trụ lại thành
phố mong kiếm được việc làm có thu nhập cao và phù hợp với ngành nghề mà mình
được đào tạo. Ngoài ra là một số lượng lớn người dân ở nông thôn với mong muốn kiếm
được công việc nhàn hạ hơn ở quê để phụ giúp gia đình và có cuộc sống sung túc.
11
Bên cạnh đó nhiều đề án quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị để cải
thiện, thông thoáng đường xá, cầu cống nhằm chống ngập lụt cũng làm cho tình trạng kẹt
xe thêm trầm trọng. Theo thống kê của Thanh tra Sở GTVT, hiện có 236 “lô cốt” trên 85
tuyến đường khiến cho TP. Hồ Chí Minh trở thành một “đại công trình đào xới”. Nhiều
đơn vị thi công không thực hiện đúng theo phương án thi công, thi công tái lập mặt
đường quá chậm; một số đơn vị chưa thực hiện tốt biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
thông suốt; một số tuyến đường chưa tái lập hoàn chỉnh, thường xuyên bị đọng nước, mặt
đường bị bong tróc, lún sụp gây mất an toàn giao thông. Mặt khác, đường quốc lộ của
chúng ta quy hoạch chưa hợp lý. Các đường quốc lộ đi ngang qua trung tâm thị xã mà
không làm đường tránh, như vậy tất cả các xe tải, xe liên tỉnh đều phải qua khu vực dân
cư đông đúc rất nguy hiểm. Thêm nữa nhà dân quá gần lề đường quốc lộ mà lẽ ra phải bị
cấm hoặc giải toả vì trong sinh hoạt dễ lấn lề đường rất nguy hiểm.
Thực trạng kẹt xe giờ đây đã trở thành vấn nạn thật sự và lên đến đỉnh điểm là mối
lo âu và sự ám ảnh trong đời sống, sinh hoạt của mỗi người dân khi ra khỏi nhà.
Thiệt hại về kinh tế: Dù khó quy ra tiền, nhưng nhìn vào vụ kẹt xe chiều tối
ng