Tiểu luận Vay nợ quốc tế - Trường hợp về tín dụng xuất khẩu

a) Định nghĩa về cho vay quốc tế: - Các khoản vay quốc tế là khoản vay ra ngoài biên giới một quốc gia do đó nó còn được gọi là vay nước ngoài hay tài chính xuyên biên giới. Sự mở rộng thương mại quốc tế và mở rộng cho vay qua biên giới của các Ngân hàng thương mại đã mang lại sức sống mới cho việc cho vay quốc tế ngày nay. - Vay nợ nước ngoài là khoản vay ngắn, trung và dài hạn do nhà nước, chính phủ của một quốc gia và các pháp nhân (kể cả các pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác. Như vậy, theo cách hiểu này, nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân của một quốc gia đối với nước ngoài, không bao gồm khoản nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). - Vay nợ ngân hàng quốc tế: Là khoản vay nợ nước ngoài của một quốc gia đối với một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài. Đối tượng vay nợ ngân hàng quốc tế có thể là Chính phủ, các tổ chức tài chính và các pháp nhân của một quốc gia. b) Phân loại các khoản vay quốc tế: - Phân loại theo điều kiện vay: vay ưu đãi và vay không ưu đãi. Việc xác định các khoản vay quốc tế là ưu đãi tùy thuộc vào tỷ lệ yếu tố viện trợ (ở VN là 25%). Yếu tố viện trợ của một khoản vay là giá trị cam kết của nó trừ đi giá trị dịch vụ nợ phải thanh toán theo hợp đồng. - Phân loại theo thời gian vay: Vay ngắn hạn và vay dài hạn. - Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ chính thức (khu vực công) và nợ tư nhân (khu vực tư). Nợ chính thức hay nợ chính phủ bao gồm nợ của các tổ chức nhà nước, cơ quan hành chính, tỉnh, thành phố. - Phân loại theo chủ thể cho vay: Nợ đa phương và nợ song p hương. Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, các Ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ. Nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc OECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới các dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. - Phân loại theo dòng vốn vào: Tín dụng thương mại, nợ viện trợ có hoàn lại, không hoàn lại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư tài chính qua các công cụ tài chính phái sinh, trái phiếu, cổ phiếu

pdf26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vay nợ quốc tế - Trường hợp về tín dụng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu GVHD: TS Trương Quang Thông 1 Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20 Tiểu luận VAY NỢ QUỐC TẾ - TRƯỜNG HỢP VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu GVHD: TS Trương Quang Thông 2 Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20 I- LÝ THUYẾT VỀ VAY NỢ QUỐC TẾ VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU: 1. Lý thuyết về cho vay quốc tế: a) Định nghĩa về cho vay quốc tế: - Các khoản vay quốc tế là khoản vay ra ngoài biên giới một quốc gia do đó nó còn được gọi là vay nước ngoài hay tài chính xuyên biên giới. Sự mở rộng thương mại quốc tế và mở rộng cho vay qua biên giới của các Ngân hàng thương mại đã mang lại sức sống mới cho việc cho vay quốc tế ngày nay. - Vay nợ nước ngoài là khoản vay ngắn, trung và dài hạn do nhà nước, chính phủ của một quốc gia và các pháp nhân (kể cả các pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác. Như vậy, theo cách hiểu này, nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân của một quốc gia đối với nước ngoài, không bao gồm khoản nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). - Vay nợ ngân hàng quốc tế: Là khoản vay nợ nước ngoài của một quốc gia đối với một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài. Đối tượng vay nợ ngân hàng quốc tế có thể là Chính phủ, các tổ chức tài chính và các pháp nhân của một quốc gia. b) Phân loại các khoản vay quốc tế: - Phân loại theo điều kiện vay: vay ưu đãi và vay không ưu đãi. Việc xác định các khoản vay quốc tế là ưu đãi tùy thuộc vào tỷ lệ yếu tố viện trợ (ở VN là 25%). Yếu tố viện trợ của một khoản vay là giá trị cam kết của nó trừ đi giá trị dịch vụ nợ phải thanh toán theo hợp đồng. - Phân loại theo thời gian vay: Vay ngắn hạn và vay dài hạn. - Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ chính thức (khu vực công) và nợ tư nhân (khu vực tư). Nợ chính thức hay nợ chính phủ bao gồm nợ của các tổ chức nhà nước, cơ quan hành chính, tỉnh, thành phố. - Phân loại theo chủ thể cho vay: Nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, các Ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ. Nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc OECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới các dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật. - Phân loại theo dòng vốn vào: Tín dụng thương mại, nợ viện trợ có hoàn lại, không hoàn lại, vốn đầu tư t rực tiếp nước ngoài, đầu tư tài chính qua các công cụ tài chính phái sinh, trái phiếu, cổ phiếu. Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu GVHD: TS Trương Quang Thông 3 Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20 c) Hình thức cho vay quốc tế: - Cho vay quốc tế cũng tương tự như các khoản vay trong nước như là: các khoản vay kinh doanh quốc tế, bất động sản và thương mại. Ngoài ra, cho vay quốc tế cũng có các khoản vay thế chấp, cho vay mua nhà hay tái cấp vốn. Một số công ty và tổ chức cho vay quốc tế còn cung cấp các khoản vay cá nhân, khoản vay xây dựng và tài trợ dự án… - Ngoài ra, cho vay quốc tế còn có một số hình thức đặc biệt như sau:  Nhập khẩu và xuất khẩu tài chính:  Cho vay các công ty con hoặc các chi nhánh của công ty nước ngoài có bảo lãnh của của công ty mẹ hoặc các hình thức hỗ trợ khác.  Cho vay các công ty nước ngoài tại địa phương bao gồm cả các quan hệ đối tác và các cá nhân của công ty đó.  Cho vay hoặc thay thế cho các ngân hàng nước ngoài hoặc chi nhánh tại nước ngoài của các Ngân hàng ngoại cho vay.  Cho vay đối với chính phủ hoặc các tổ chức chính phủ.  Cho vay dự án cùng với các tập đoàn ngân hàng quốc tế để phát triển nguyên liệu, dầu mỏ, khoáng sản, hoặc các dự án khác mà nguồn trả nợ phụ thuộc vào sự thành công của dự án. d) Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay quốc tế, chi phí sử dụng nợ: Chi phí sử dụng là cái giá mà một quốc gia phải trả cho việc sử dụng nợ vay. Cái giá phải trả này ngoài tiền lãi phải trả định kỳ, quốc gia còn phải trả chi phí môi giới, chi phí phát hành nợ (nếu là phát hành trái phiếu), hoặc những chi phí vô hình là những ràng buộc của quốc gia cho vay (nếu là nợ ưu đãi). Chi phí sử dụng nợ có thể gia tăng do những biến động của kinh tế thế giới cũng như sự thiếu linh hoạt của cơ quan điều hành vĩ mô trong các chính sách tài chính tiền tệ, bởi vì xét về nợ vay, thời gian là yếu tố quan trọng dẫn đến gia tăng rủi ro của khoản vay đó, trong suốt thời gian đi vay có thể xảy ra những biến cố có lợi hoặc bất lợi đến các khoản vay. Những yếu tố đó là: rủi ro về tỷ giá hối đoái, lãi suất thị trường, lạm phát và những rủi ro quốc gia khác. - Tỷ giá hối đoái: Đối với vay nợ nước ngoài, các khoản vay thường được tính bằng ngoại tệ do đó khi tỷ giá đồng nội tệ biến động so với đồng tiền đi vay thì sẽ ảnh hưởng tới khoản vay nợ. Do vậy, để khắc phục các quốc gia phải có một chính sách quản lý tỷ giá rất linh hoạt. Biện pháp bảo hiểm tỷ giá đối với các khoản vay thương mại cho xuất nhập khẩu ngắn hạn là thực hiện mua bán hợp đồng quyền chọn. - Lãi suất thị trường thế giới: Thông thường, lãi suất của các khoản vay thường được xác định dựa trên lãi suất của thị trường thế giới như LIBOR, SIBOR…. Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu GVHD: TS Trương Quang Thông 4 Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20 - Rủi ro quốc gia: Rủi ro quốc gia là những biến cố có thể xảy ra đối với quốc gia như: Chính trị, chiến tranh, tình hình an ninh xã hội, … Điều này được lượng hóa qua hệ số tín nhiệm của quốc gia. Hai tổ chức lớn nhất và co uy tín nhất về xếp hạng tín nhiệm trên thế giới đó là Moody’s và Standard & Poor’s. - Lạm phát: Lạm phát là vấn đề khó khăn luôn gặp phải tại các quốc gia đang phát triển. Mức lạm phát này thường cao hơn các nước chủ nợ là các quốc gia đã phát triển. Theo lý thuyết về ngang giá lãi suất, lạm phát trong nước cao hơn lạm phát nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên để bù đắp lại khoản chênh lệch đó do đó có thể làm tăng mức nợ vay mức nợ vay thực tế. 2. Mối liên hệ giữa việc vay nợ quốc tế và khủng hoảng: Nợ nước ngoài tạo ra nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nhưng có điểm giới hạn, nếu vượt quá điểm này sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Từ những năm thập niên 60 các nhà kinh tế đều cho rằng việc chuyển giao các nguồn lực nước ngoài (thông qua các khoản vay, viện trợ và tài trợ) tại các nước kém phát triển là cần thiết, nó bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước. Với nguồn vốn được bổ sung sẽ giúp các nước chuyển đổi nền kinh tế của họ để tạo ra mức tăng trưởng cao hơn. Qua quá trình này có thể thấy mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế là với một quốc gia đang phát triển mức vay nợ hợp lý có khả năng tăng cường tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên về sau các nghiên cứu lại cho thấy càng gia tăng nợ thì tăng trưởng kinh tế sẽ càng tốt hơn. Nợ nước ngoài tạo ra nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nhưng có điểm giới hạn nếu vượt quá điểm này gia tăng nợ sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Mối quan hệ giữa cơ cấu nợ và khủng hoảng nợ - Khủng hoảng thập niên 1990s cho thấy rủi ro cao đi kèm với vay nợ ngắn hạn và vay bằng ngoại tệ: Nợ ngoại tệ làm giảm tính bền vững nợ do đó có thể dẫn đến khủng hoảng (Eichengreen and Hausmann, 1999; Eichengreen, Hausmann and Panizza, 2003) và Nợ ngắn hạn tương quan với xác suất xảy ra khủng hoảng nợ (Detragiache and Spilimbergo, 2001). - Mức nợ công (so GDP) bình quân nước đang phát triển thường thấp hơn nước phát triển, nhưng không nói lên khả năng khủng hoảng. - Nhật vẫn an toàn với mức nợ rất cao (cơ cấu nợ và lãi suất gần 0%). - Các nước đang phát triển rơi vào khủng hoảng nợ khi tỷ lệ nợ/GDP khoảng 30%. (Reinhart, Rogoff and Savastano, 2003). - Cơ cấu nợ xấu không phải là nguyên nhân căn cơ của khủng hoảng nợ. Có quan hệ giữa cơ cấu nợ với chất lượng chính sách và thể chế (Burger and Warnock, 2006; Guscina and Jeanne, 2006; and Claessens, Klingebiel and Schmukler, 2007). 3. Thị trường vay nợ quốc tế tại các nước đang phát triển, Các nhân tố làm cho mức vay nợ quốc tế của các quốc gia này cao hơn so với các quốc gia khác: Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu GVHD: TS Trương Quang Thông 5 Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20 Trích dẫn tài liệu “Determinant of International BankLending” - Tác giả: Serge Jeanneau và Marian Micu, viết năm 2002. Bài viết này phân tích các yếu tố quyết định việc gia tăng các khoản vay ngân hàng quốc tế ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á, Đông Âu và châu Mỹ Latin. a) Thị trường vay nợ quốc tế tại các nước đang phát triển, tiêu biểu là các nước Châu Á, Đông Âu và Châu Mỹ Latin (Graph 1): Sự gia tăng nợ quốc tế lớn nhất là tại các nước Châu Á, kế đến là các nước Đông Âu và các nước Châu Mỹ Latin. Nguyên nhân là do: - Do sự tăng trưởng của thương mại, tín dụng thương mại, tự do hóa lĩnh vực tài chính, sự ra đời của các trung tâm ra nước ngoài, những thuận lợi trong việc đưa ra các khoản vay ngắn hạn trong việc quản lý, giám sát khi quan hệ quốc tế và cơ hội kinh doanh chênh lệch đã được tạo ra do lãi suất danh nghĩa nội địa cao và tỷ giá cố định hay gần như cố định đã làm gia tăng nợ vay ngắn hạn. - Tỷ lệ gia tăng các khoản vay ngắn hạn cao nhất là ở Châu Á, thể hiện sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng trong nước và ra nước ngoài, hoặc cũng có thể là do sự kinh doanh chênh lệch lãi suất của các ngân hàng quốc tế. - Sự mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Châu Âu tại các nước Châu Á và Châu Mỹ Latin. Sự gia tăng các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại của các công ty Châu Âu và kinh doanh kém hiệu quả của các hoạt động kinh doanh truyển thống trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của Châu Âu suy yếu, đến cuối năm 1997, các ngân hàng Châu Âu đã tiếp xúc cao nhất đối với các nước có thị trường mới nổi. - Cuộc Khủng hoảng Châu Á nổ ra vào tháng 7 năm 1997 là điều tồi tệ đối với thị trường cho vay ngân hàng quốc tế. Mặc dù tổng mức cho vay các nước đang phát triển đã đạt được kỷ lục mới vào cuối năm 1997 nhưng sự giảm sút đã xuất hiện. Các ngân hàng nhanh chóng giảm những cam kết của họ đối với chính phủ các nước Châu Á, không thực hiện cho vay ngắn hạn và thay vào đó họ gia tăng tiếp xúc với các nước Châu Mỹ Latin và các nước Đông Âu. - Hiện nay thì xu hướng trên đã được thay thế bởi các khoản vay ngân hàng dài hạn. Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu GVHD: TS Trương Quang Thông 6 Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20 b) Các nhân tố làm cho mức vay nợ quốc tế tại các quốc gia đang phát triển cao hơn so với các quốc gia khác: Nhân tố thúc đẩy: - Chu kỳ kinh tế/chênh lệch sản lượng của nước cho vay: Theo nghiên cứu thì đối với các nước cho vay, khi hoạt động kinh tế trong nước yếu đi thì các nước này có xu hướng tìm kiếm các đơn vị bên ngoài để cho vay và ngược lại là khi các quốc gia này có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn có thể dẫn đến xuất hiện những cơ hội cho vay trong nước không đủ sức hấp dẫn để giảm bớt các khoản cho vay nước ngoài. - Dư thừa thanh khoản tại các nước cho vay chính: Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, khi các quốc gia bị dư thừa thanh khoản là do nền kinh tế phát triển chậm lại hoặc thị trường tiền tệ tăng trưởng quá mức. Do vậy, sự dư thừa thanh khoản buộc các nước này phải tìm kiếm các thị trường để cho vay như là các thị trường của các nước mới nổi. - Mức độ ưa thích hay ác cảm với rủi ro của nước cho vay: Điều này phụ thuộc vào thái độ thích hay không thích rủi ro của ngân hàng cho vay nước ngoài. Người được ủy nhiệm có thái độ không thích rủi ro cao sẽ có tương quan âm đối với việc cho vay ở các nền kinh tế mới nổi. Nhân tố kéo: - Thương mại quốc tế và khuynh hướng thiên vị trong cho vay: Tài chính thương mại là yếu tố chính trong việc mở rộng các khoản vay của ngân hàng cho vay. Thêm vào đó, các khoản vay ngân hàng quốc tế thường tồn tại khuynh hướng thiên vị đối với khu vực có quan hệ thương mại thường xuyên- vì quan hệ thương mại sẽ cung cấp thông tin về điều kiện đầu tư ở các nước đi vay. Khoảng cách địa lý cũng là nguyên Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu GVHD: TS Trương Quang Thông 7 Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20 nhân của việc thiên vị cho vay của ngân hàng quốc tế vì lý do thông tin bất cân xứng giữa người đi vay và người cho vay. - Điều kiện thuộc vể chu kỳ của các nước mới nổi: Sự đột biến hay sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng GDP của các nước thị trường mới nổi được gắn kết mạnh mẽ với các khoản vay ngân hàng quốc tế, nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng bền vững thì khả năng trả nợ trong tương lai khả quan nên sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chu kỳ kinh tế của các nước mới nổi là một trong nhứng yếu tố để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong nước, cụ thể là tác động đến các ngân hàng nội địa. - Sự biến động của tỷ giá hối đoái: biến động của tỷ giá hối đoái của một quốc gia vay song phương là một chỉ số của sự bất ổn tài chính và rủi ro tỷ giá. - Nợ nước ngoài và mức độ tín nhiệm của quốc gia: Mức độ nợ nước ngòai là một thước đo sự tín nhiệm của một quốc gia. Các quốc gia có nợ nước ngoài cao thì các ngân hàng quốc tế sẽ hạn chế việc cho vay. - Chỉ số lợi nhuận. - Các yếu tố khác:  Chính sách tài khóa và tiền tệ:  Tài khoản vãng lai: Tỷ số TK vãng lai/GDP là một chỉ số yêu cầu đối với thị trường mới nổi.Khi tài khỏan vãng lai bị âm nhưng nền kinh tế tăng trưởng ổn định và chính sách tốt thì người ta mong đợi sẽ có sự tương quan nghịch giữa số dư tài khỏan vãng lai và cho vay ngân hàng quốc tế  Dự trữ ngoại hối: Mức dự trữ ngoại hối cao thì đảm bảo cho chế độ tỷ giá cố định và giảm ảnh hưởng của khủng hoảng. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá cố định làm cho dự trữ ngoại hối rất nhạy cảm với dòng vốn quốc tế.  Đầu tư t rực tiếp nước ngoài (FDI): FDI gián tiếp dẫn đến việc cho vay ngân hàng quocó tế nhiều hơn. Hơn nữa, khi các công ty nước ngoài kinh doanh ở thị trường mới nổi thì việc cho vay ngân hàng quốc tế tăng.  Thị trường tài chính và tự do hóa tài khoản vốn. 4. Tín dụng xuất khẩu: a) Định nghĩa: Tín dụng xuất khẩu là thuật ngữ dùng cho các khoản tài trợ xuất khẩu trung và dài hạn, được cấp trực tiếp bởi một ngân hàng hoặc một nhóm ngân hàng cho người mua nước ngoài (hay hiểu người mua là người vay vốn) đã ký hợp đồng với người bán. Nhìn chung, một tài trợ xuất khẩu bao gồm: - Tín dụng của người mua: đó là một khỏan vay theo quy định, được cấp theo quy định quốc tế (OECD thỏa thuận), quy định của châu Âu (đối với các hợp đồng nội bộ trong Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu GVHD: TS Trương Quang Thông 8 Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20 khu vực EU) và các quy định quốc gia.Trong hầu hêt các quốc gia thuộc khối OECD và một vài quốc gia không thuộc khối OECD , khoản tín dụng này có thể được hưởng lợi từ việc hỗ trợ xuất khấu dưới hình thức bảo hiểm rủi ro tín dụng bởi Cơ quan Tín dụng xuất khẩu (ECA) có thể kèm theo cơ chế hỗ trợ lãi suất để cung cấp cho người vay một lãi suất tín dụng cố định. - Khoản vay thương mại: có thể được cấp bổ sung cho tất cả hoặc một phần của hợp đồng thương mại không được tài trợ bởi hình thức Tín dụng của người mua nói trên. Đây là loại hình không bị ràng buộc bởi các quy định tín dụng thông thường. Tín dụng xuất khẩu được thực hiện theo 2 cách: tín dụng trực tiếp và chương trình hỗ trợ thông qua chương trình bảo hiểm và bảo lãnh. Với chương trình tín dụng trực tiếp: các tổ chức chính phủ mở rộng tín dụng trực tiếp thường kết hợp với tài chính tư nhân. Với chương trình hỗ trợ, chính phủ gián tiếp hỗ trợ tín dụng xuất khẩu bằng cách tái cấp vốn ưu đãi và hỗ trợ lãi suất cho người cho vay tư nhân. - Ở Mỹ, Canada và Nhật : các tổ chức xuất khẩu chính thức được cho vay trực tiếp cho cả tổ chức xuất khẩu nội địa và tổ chức xuất khẩu nước ngoài với một mức hỗ trợ nhất định. - Ở Đức, Pháp, Anh và Ý: các tổ chức chính phủ kết hợp cho vay trực tiếp, tái cấp vốn cho tín dụng xuất khẩu tư nhân với giá ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất. Trong cả thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền, người nhận hỗ trợ tín dụng xuất khẩu không mất gì và người cung cấp hỗ trợ tín dụng xuất khẩu không được lợi gì do đó sẽ không có chi phí hay lợi ích nào. Tuy nhiên, chúng ta xem xét phản ứng của thị trường với giá và số lượng xuât khẩu như thế nào, và việc hỗ trợ này cuối cùng sẽ thuộc về ai, giữa nhà xuất khầu ở quốc gia cho vay, những người dân ở quốc gia cho vay là nhũng người cung cấp hỗ trợ và nhà nhập khẩu ở quốc gia vay. (The Benefits and Costs of Official Export Credit Programs -Heywood Fleisig and Catharine Hill) b) Lợi ích đối với nhà xuất khẩu - Được thanh tóan bằng tiền mặt khi hợp đồng thương mại đã được thực hiện. - Không có rủi ro tín dụng, rủi ro chuyển cho ngân hàng cho vay hoặc nhóm ngân hàng cho vay (nhà xuất khẩu chỉ chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng thương mại). - Làm cho bảng cân đối kế tóan đẹp hơn - Thương lượng với người mua một đề xuất hấp dẫn (lên đến 100% hợp đồng thương mại nếu khoản vay thương mại được cấp) không có các quy định về rủi ro và chi phí. - Đây là hình thức tài trợ với những điều kiện tốt hơn thị trường đưa ra, đặc biệt là về lãi suất vay. - Đây là công cụ tài chính đặc biệt được đưa ra cho một số dự án lớn. Đề tài: Vay nợ quốc tế - Trường hợp về T ín dụng xuất khẩu GVHD: TS Trương Quang Thông 9 Nhóm 3 – Lớp NH Đêm 6 – K20 c) Đối tượng được vay vốn: Người vay được tài trợ xuất khẩu là người mua hoặc một thực thể đại diện cho người mua như: - Chính quyền địa phương (Ngân hàng TW, Bộ Tài Chính) - Công ty tư nhân hoặc công ty nhà nước - Ngân hàng tư nhân hoặc ngân hàng nhà nước. d) Loại hợp đồng được tài trợ: Tài trợ xuất khẩu là loại hình tài trợ cho các điều khoản trung và dài hạn, được tài trợ cho các thiết bị, bao gồm các hợp đồng dịch vụ và các hợp đồng công trình dân dụng. Các đặc tính được trình bày sau đây là các thủ tục tài trợ xuất khẩu của Pháp. Tuy nhiên, ta có thể xem như là một tài liệu tham khảo hữu ích: Một giao dịch xuất khẩu được tài trợ bởi tín dụng của người mua (nếu cần đó là một khỏan vay thương mại) kết hợp bởi 2 loại hợp đông: - Hợp đồng thương mại; được ký bởi nhà xuất khẩu và người mua. Đây là cơ sở pháp lý của việc tài trợ tài chính. - Hợp đồng tài chính: hợp đồng tín dụng của người mua – hợp đờng về khoản vay thương mại được ký bởi ngân hàng cho vay và người mua. Ngay khi khỏan vay được cấp cho người vay, Ngân hàng thanh tóan trực tiếp cho nhà xuất khẩu đại diện cho người vay phù hợp với đề nghị không thể thu hồi cho ngân hàng sau này. Trong trường hợp tín dụng của người mua, đề nghị không thể thu hồi được đưa ra bởi một điều khỏan không thể thu hồi, không cần sự ủy quyền của người mua đối với mỗi lần thanh toán. Tín dụng của người mua có thể tài trợ cho một hợp đồng thương mại hoặc một loạt hợp đồng thương mại. Đặc điểm của tín dụng người mua: theo quy tắc đồng thuận của OECD như sau:  Thời gian vay từ 2-10 năm, tùy thuộc vào quy định của nước nhập khẩu. Giới hạn tối đa về việc trả nợ gốc là:  Các quốc gia nhóm 1 (các nước phát triển): Tối đa 5 năm.  Các quốc gia nhóm 2 (các nước còn lại): Tối đa 10 năm.  Cơ sở vay: tối đa 85% giá trị hợp đồng thương mại + chi phí địa phương (các quốc gia nhóm 2) và trong giới hạn trả chậm là 15%  Thời hạn trả nợ: Trả gốc tối thiểu 6 tháng/lần, lần đầu tiên là 6 tháng sau khi hợp đồng được thực hiện.  Lãi suất cố định dựa trên cơ sở CIRR – Lãi suất tham chiếu, lãi giảm dần hàng 6 tháng trên số tiền còn lại.  Phí bảo hiểm tối thỉểu (tiêu chuẩn): phải được tuân thủ theo các đại lý tín dụng xuất khẩu, đối với từng đối tượng
Luận văn liên quan