Vi phạm hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm nhưng do
nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề này, nên đã
có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: Pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính của Hoàng Xuân Hoan - Nguyễn Trí Hòa (1993), NXB
Thành phố Hồ Chí Minh; Hỏi đáp về Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính của
Đặng Thanh Sơn - Hà Thị Nga (1996), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tìm hiểu
về xử phạt vi phạm hành chính của Phạm Dũng - Hoàng Sao (1998), NXB Pháp lý;
Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn của tiến sĩ Vũ Thư (2000), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay (2003), Luận án tiến sĩ Luật học của Bùi Minh
Thanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Vi phạm pháp luật hành
chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê
Nguyễn Nam Ninh (2004), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội Hoặc một số
công trình có đề cập nội dung rất nhỏ liên quan đến vi phạm pháp luật nói chung
như: Chính sách đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
Tôn Gia Huyên (trong cuốn bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2002); Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam của
Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8/2002; Tạp chí Quản lý nhà
nước, 4/2001.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10631 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính trong pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 1
Tiểu luận
Vi Phạm Hành Chính và Trách Nhiệm Hành
Chính trong pháp luật Việt Nam hiện nay
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 2
MỤC LỤC
Lời mở đầu ................................................................................................... 2
PHẦN I: VI PHẠM HÀNH CHÍNH ........................................................ 3
1.1. Khái niệm .............................................................................................. 3
1.2. Đặc điểm ............................................................................................... 3
1.3. Các văn bản pháp luật quy định ............................................................. 3
1.4. Các yếu tố cấu thành Vi Phạm Hành Chính ........................................... 3
1.4.1. Mặt khách quan .................................................................................. 3
1.4.2. Mặt chủ quan ...................................................................................... 5
1.4.3. Chủ thể vi phạm hành chính ............................................................... 6
1.4.4. Khách thể của vi phạm hành chính ..................................................... 7
1.5. Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm ..................................... 7
1.5.1. Mức độ gây thiệt hại cho xã hội .......................................................... 7
1.5.2. Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần ........................................... 8
1.5.3. Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm ................ 8
1.6. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính ............................................. 9
PHẦN II – TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH ......................................... 11
2.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính ............................ 11
2.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 11
2.1.2. Đặc điểm .......................................................................................... 11
2.2. Xử phạt Vi Phạm Hành Chính ............................................................. 13
2.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 13
2.2.2. Đặc điểm .......................................................................................... 14
2.2.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế
hành chính khác ............................................................................... 14
2.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ......................................... 21
2.2.5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn, thời hạn, thời hiệu
trong xử phạt vi phạm hành chính .................................................... 22
2.2.6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử phạt vi phạm hành chính ............. 24
PHẦN III – THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH .......... 26
PHẦN IV – KIẾN NGHỊ ......................................................................... 29
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 3
LỜI MỞ ĐẦU
Vi phạm hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm nhưng do
nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề này, nên đã
có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: Pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính của Hoàng Xuân Hoan - Nguyễn Trí Hòa (1993), NXB
Thành phố Hồ Chí Minh; Hỏi đáp về Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính của
Đặng Thanh Sơn - Hà Thị Nga (1996), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tìm hiểu
về xử phạt vi phạm hành chính của Phạm Dũng - Hoàng Sao (1998), NXB Pháp lý;
Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn của tiến sĩ Vũ Thư (2000), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay (2003), Luận án tiến sĩ Luật học của Bùi Minh
Thanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Vi phạm pháp luật hành
chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê
Nguyễn Nam Ninh (2004), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội … Hoặc một số
công trình có đề cập nội dung rất nhỏ liên quan đến vi phạm pháp luật nói chung
như: Chính sách đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
Tôn Gia Huyên (trong cuốn bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2002); Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam của
Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8/2002; Tạp chí Quản lý nhà
nước, 4/2001.
Qua nghiên cứu các tài liệu trên và bài giảng của thầy Nhựt, nhóm sinh viên
xin được giới thiệu khái quát về Vi Phạm Hành Chính và Trách Nhiệm Hành Chính
trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 4
1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm :
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố
ýhoặc vô ý, vi phạm các quy đinh của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy đinh của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
1.2. Đặc điểm:
- Vi phạm hành chính là một trong bốn loại vi phạm pháp luật xảy ra phổ
biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm này
thấp hơn so với tội phạm nhưng vi phạm hành chính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích
chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp
thời.
- Vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quy tắc về an toàn
giao thông, quy tắc về an ninh trật tự an toàn xã hội ...
1.3. Các văn bản pháp luật quy định:
Chính phủ đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm
hành chính và các biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này như Nghị định số
143/CP ngày 27/5/1977 của Chính phủ ban hành Điều lệ xử phạt vi cảnh, Pháp lệnh
xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/01/1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
ngày 6/7/1995 và văn bản đang có hiệu lực pháp lý thi hành là Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính ngày 2/7/2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2008). Cùng với
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy
định cụ thể về việc xử lý các vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau ngoài
xã hội.Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 là một nghị định có hiệu lực
hướng dẫn cho các nghị định xử lý vi phạm hành chính khác.
1.4. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính:
Như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính được cấu thành
bởi bốn yếu tố bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
1.4.1. Mặt khách quan:
- Mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật là chỉ những gì thể hiện ra
bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật.
- Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 5
vi phạm hành chính tức là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện xâm phạm các
quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc bị ngăn
cấm được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành
chính, theo đó pháp luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các
hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. Như vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi
cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không, bao giờ cũng có
những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là
sẽ xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính.
- Không được áp dụng “nguyên tắc suy đoán vi phạm” hoặc “áp dụng pháp
luật tương tự” trong việc xác định vi phạm hành chính.
- Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách
quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp
luật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác. Thông
thường những yếu tố này có thể là:
a/ Thời gian thực hiện hành vi vi phạm:
Ví dụ: Căn cứ điểm l khoản 1 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày
02/4/2010 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Bấm còi hoặc
gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông
dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các
xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định”
b/ Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm:
Ví dụ:
- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005
của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Hút thuốc lá, thuốc lào ở
nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng họp, phòng làm việc,
bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các
phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quy định
cấm”.
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010
của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Kinh doanh trò chơi điện
tử ở địa điểm cách trường học dưới 200 m hoặc quá 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng”
c/ Công cụ phương tiện vi phạm:
Một hành vi vi phạm hành chính thường là do một chủ thể gây ra, nhưng bên
cạnh đó người vi phạm có phương tiện công cụ dùng để vi phạm.
Ví dụ: Hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong,
ngoài đô thị vi phạm điểm b khoản 7 điều 9 nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 6
02/04/2010 thì phương tiện vi phạm ở đây là xe máy được sử dụng cho hành vi vi
phạm là phương tiện vi phạm.
d/ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nói chung hậu quả của vi phạm hành
chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành
vi của tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những
thiệt hại cụ thể trên thực tế.
Ví dụ : Hành vi làm rơi gỗ, đá hoặc các vật phẩm khác được coi là hành vi
xâm phạm công trình giao thông đường sắt theo quy định của khoản 5 Điều 32
Nghị định số 44/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 khi "gây tai nạn cho đoàn tàu chạy
qua hoặc cho người đi trên tàu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự".
Trong các trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi
phạm hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc
cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của
mình gây ra.
1.4.2. Mặt chủ quan:
- Mặt chủ quan của cấu thành vi phạm pháp luật là những gì thể hiện bên
trong của chủ thể khi có hành vi vi phạm pháp luật.
- Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu
lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong
trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã
vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi
cố ý). Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng
không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết
luận rằng đã không có vi phạm hành chính xảy ra. Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc
trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính, ở một số trường hợp cụ thể, pháp
luật còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm
hành chính.
Ví dụ: Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung sẽ bị phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ nước
hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công
cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh
chung.theo điểm b khoản 01 điều 09 nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005.
Nhưng nếu nhà người ta bị bể ống nước thì không phạt được, hoặc khi phát hiện ra
hành vi vi phạm đến lúc lập được biên bản thì nước đã khô.
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 7
- Đối với tổ chức vi phạm hành chính, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái
tâm lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm nên không đặt ra vấn đề lỗi
đối với tổ chức vi phạm hành chính. Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ
chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi
đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính là đủ. Quan điểm khác lại cho rằng cần phải xác định lỗi của tổ chức khi vi
phạm hành chính thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ
chức vi phạm. Theo quan điểm này, lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi
của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Về
phương diện pháp luật, pháp lệnh xử ly vi phạm hành chính hiện hành quy định
chung rằng tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây
ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời,
còn phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp
gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy
cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu thi công công trình xây
dựng sai phép hoặc không phép.
1.4.3. Chủ thể vi phạm hành chính :
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có
năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính
phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả
năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, theo điều 6 của pháp
lệnh:
a/ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính
trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người Ở độ
tuổi này có vi phạm hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ
quan của họ. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành không định nghĩa thế
nào là có lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi phạm hành chính. Tuy nhiên, như đã phân tích
Ở trên, thông thường người thực hiện hành vi với lỗi cố ý là người nhận thức được
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm đoán nhưng vẫn cố
tình thực hiện.
b/ Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong
mọi trường hợp.
c/ Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 8
và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; Cá nhân, tổ
chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Việt Nam, trừ trường hợp diều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định khác.
1.4.4. Khách thể của vi phạm hành chính :
- Khách thể của vi phạm hành chính chỉ các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ nhưng đã bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại.
- Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm
này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính
quy định và bảo vệ.
1.5. Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm :
Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự là
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.
- Vi phạm hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm hình
sự.
Trong nhiều trường hợp trên thực tế, ranh giới giữa vi phạm hành chính và
tội phạm hình sự rất khó xác định. Vì vậy, nếu không giải quyết đúng đắn vấn đề
này rất dễ xảy ra tình trạng "để lọt tội phạm" hoặc " xử lý oan người vi phạm chưa
đến mức phạm tội". Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh
giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này thường được ghi nhận trong các
văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào các quy định
hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm và vi phạm hành chính
thường dựa vào những căn cứ dưới dây:
1.5.1. Mức độ gây thiệt hại cho xã hội :
Mức độ gây thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như
mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hóa phạm pháp ...
Dựa vào dấu hiệu này, ta có thể phân biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính
và tội phạm hình sự.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
quy định: " Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng ... thì bị ... ". Như vậy, nếu như giá trị tài sản bị trộm cắp dưới mức
quy định nêu trên thì người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi "trộm cắp
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 9
vặt" theo quy định của khoản 1 Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-
CP ngày 12/12/2005;
1.5.2. Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần :
Dấu hiệu này cũng có thể giúp chúng ta xác định được ranh giới giữa tội
phạm và vi phạm hành chính. Trong Bộ Luật hình sự, nhiều loại tội phạm được nhà
làm luật mô tả là “đã bị xử phạt hành chính”. Trong những trường hợp này, nếu
chỉ đánh giá về mặt hành vi thì khó xác định được đó là tội phạm hay vi phạm hành
chính mà phải căn cứ vào dấu hiệu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Ví dụ: Điều
161 Bộ Luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: " Người nào trốn
thuế với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng
nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế ... thì bị ... ". Như vậy, trường
hợp này nếu trốn thuế dưới 100 triệu đồng nhưng tái phạm thì mới bị coi là vi phạm
tội phạm
1.5.3. Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm :
Đây cũng là một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi vi phạm.
Ví dụ: Điều 104 Bộ Luật hình sự quy định: “Người nào cố ý gây thương tích
... mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây thì ...
a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người”.
Như vậy, nếu gây thương tật dưới 11 % nhưng dùng hung khí nguy hiểm
hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người thì cũng bị coi là hành vi phạm
tội thuộc khung hình phạt như từ 11% đến 30%).
Trong xử lý vi phạm hành chính, phải tuân thủ triệt để quy định có tính
nguyên tắc liên quan đến việc xác định ranh giới tội phạm và vi phạm hành chính,
đó là " Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm
có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính. Đối với các trường hợp đã ra quyết định
xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết đinh xử phạt phải
chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền".
1.5.4. Ngoài mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vi phạm hành chính và tội
phạm còn phân biệt với nhau ở một số dấu hiệu pháp lý khác:
- Tội phạm là loại vi phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự và chỉ có
Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt.
SVTH : NHOM 7
GVHD : Ths-Luật sư : Lê Minh Nhựt 10
- Vi phạm hành chính được quy định trong