Tiểu luận Vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): là m ột liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội c ủa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại: Việc Việt Nam – một quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác h ẳn các nước còn lại trong ASEAN -trở thành thành viên chính thức khiến cho hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN có những biến chuy ển mới. Những thành tựu đạt được có thể kể đến trong vấn đề tranh ch ấp Biển Đông, các hội nghị, diễn đàn đối tho ại, những nhiệm vụ mà Việt Nam được tin tưởng giao cho đảm nhận. Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội Hợp tác và liên kết kinh tế: Việt Nam đang tiến gần tới các tiêu chí phát triển kinh tế thị trư ờng khu vực và toàn cầu. uá trình thực hiện dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan theo CEPT/ AFTA cũng là một trong những nỗ lực của Việt Nam đóng góp vào công cuộc hội nh ập ASEAN. Cùng với việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, Việt Nam cũng thể hiện là một thành viên tích cực trong việc tham gia các chương trình h ợp tác về hải qu an. Việt Nam đã trở thành m ột bộ phận không thể tách rời trong gia đình. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Th ế giới (WTO) là mốc đánh dấu sự phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam.

pdf18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN LÝ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Tiểu luận Vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đào Xuân Trung _ A33 Ths. Nguyễn Vũ Tùng Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 1 MỤC LỤC Tóm tắt ................................................................................................................2 Mở đầu ................................................................................................................3 A. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á............................................................4 B. Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại ..........................................5 I. Hợp tác chính trị - an ninh ASEAN ...........................................................5 II. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN .........6 C. Hợp tác và liên kết kinh tế ...........................................................................9 I. Tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á hiện nay.....................................9 II. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác và liên kết kinh tế của ASEAN .........9 D. Hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa – xã hội ............................... 12 I. Những tác động tới đời sống văn hóa của Việt Nam ................................ 12 II. Hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam – ASEAN .................................. 13 III. Giáo dục................................................................................................ 14 Kết luận ............................................................................................................. 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 17 Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 2 Tóm tắt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại: Việc Việt Nam – một quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác hẳn các nước còn lại trong ASEAN - trở thành thành viên chính thức khiến cho hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN có những biến chuyển mới. Những thành tựu đạt được có thể kể đến trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, các hội nghị, diễn đàn đối thoại, những nhiệm vụ mà Việt Nam được tin tưởng giao cho đảm nhận. Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội Hợp tác và liên kết kinh tế: Việt Nam đang tiến gần tới các tiêu chí phát triển kinh tế thị trường khu vực và toàn cầu. uá trình thực hiện dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan theo CEPT/ AFTA cũng là một trong những nỗ lực của Việt Nam đóng góp vào công cuộc hội nhập ASEAN. Cùng với việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, Việt Nam cũng thể hiện là một thành viên tích cực trong việc tham gia các chương trình hợp tác về hải quan. Việt Nam đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong gia đình. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là mốc đánh dấu sự phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa – xã hội: Ngày nay, việc trao đổi văn hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã không ngừng được mở rộng, nhờ đó, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng khăng khít hơn, các quốc gia trong khối ngày càng hiểu nhau nhiều hơn. Việc hợp tác khoa học công nghệ của khu vực là một trong những lĩnh vực Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu. Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam luôn coi việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á là một ưu tiên. Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 3 Mở đầu Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện chính trị quan trọng này đã thể hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế và chuyên ngành. Nhìn lại cho đến ngày hôm nay, đã có nhiều cố gắng, nỗ lực của từng quốc gia trong khối nhằm tiến tới một ASEAN hòa bình, hội nhạp và phát triển. Với tư cách là một thành viên tích cực trong khu vực, Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có nhiều đóng góp xây dựng một ASEAN vững mạnh và ổn định. Vậy cho đến nay, vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN thế nào? Để trả lời câu hỏi này, trước hết, tôi xin được đưa ra những hiểu biết chung nhất về ASEAN – mái nhà chung của các quốc gia Đông Nam Á. Sau đó, tôi xin được xem xét những nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với ASEAN ở ba lĩnh vực: Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại; Hợp tác và liên kết kinh tế; Hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa – xã hội. Trong phạm vi một bài tiểu luận, tôi chỉ mong đưa ra những nhìn nhận và đánh giá khách quan nhất có thể về những gì Việt Nam đã và đang cố gắng, nỗ lực, đạt được trên chặng đường tiến tới một ASEAN bền vững, tốt đẹp hơn. Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 4 A. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên (Đông Timo chưa kết nạp)1. Mục đích hoạt động của ASEAN là: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội. Để có được một ASEAN hợp tác cùng phát triển, bất cứ một quốc gia nào cũng cần phải chú trọng đến việc xây dựng ba trụ cột vững chắc: Chính trị - an ninh và ngoại giao; Kinh tế; văn hóa – xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ giữa các nước trong khối ASEAN, Việt Nam đã chủ động hội nhập, tìm kiếm cơ hội và nắm bắt đúng thời cơ, góp phần xây dựng một khối ASEAN vững mạnh về nhiều mặt, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. 1 ệp_hội_các_quốc_gia_Đông_Nam_Á Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 5 B. Hợp tác chính trị - an ninh và quan hệ đối ngoại I. Hợp tác chính trị - an ninh ASEAN Mặc dù chỉ được đề cập đến trong Tuyên bố thành lập ASEAN năm 1967 về vấn đề hợp tác chính trị - an ninh bằng cụm từ: “góp phần thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp”2, nhưng trong suốt quá trình hoạt động, “Chính mối quan tâm về an ninh và lo lắng về chính trị mới là động lực chủ yếu để 5 nước Đông Nam Á hội nhập vào ASEAN”3. Không thể không xét đến những đóng góp mà hợp tác chính trị - an ninh ASEAN mang lại, đó được coi là nền tảng vững chắc, bước đệm cho những thành công trong nhiều lĩnh vực khác. Có thể kể đến những thành tựu đã đạt được trong hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN kể từ khi thành lập:  Mở rộng ASEAN: Việc kết nạp Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999) đã chấm dứt tình trạng phân chia Đông Nam Á thành hai khối đối lập, tạo tiền đề xây dựng một cộng đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng.  Hiệp ước TAC (hay còn gọi là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác hoặc Hiệp ước Ba-li): ra đời ngày 24/02/1976 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất, được coi là bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực gia nhập Hiệp ước này. Đây là một trong những nỗ lực nhằm góp phần giữ vững hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực.  Vấn đề Campuchia: có thể coi là trở ngại cơ bản cho quan hệ giữa ASEAN với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Việc giải quyết ổn thỏa vấn đề Campuchia làm cho ASEAN có hình ảnh nổi bật trên thế giới, được coi là một cộng đồng chính trị - ngoại giao đáng kể.  Tranh chấp Biển Đông: Tuyên bố về tình hình Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 25 tại Manila tháng 7/1992, Diễn 2 Tuyên bố Băng Cốc. 3 “ASEAN: Khái niệm và Phát triển” trong Tuyển tập ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Xingapo, 1992. Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 6 đàn khu vực ASEAN (ARF), đối thoại ASEAN – Trung Quốc... tất cả đều là những nỗ lực chung của ASEAN nhằm giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông.  Khu vực phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ): Hiệp ước SEANWFZ là một đóng góp rất có ý nghĩa của ASEAN cho hòa bình, an ninh khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương, góp phần vào xu thế phi hạt nhân trên toàn thế giới.  Diễn đàn ASEAN (ARF): được thành lập tháng 7/1994, đến nay ARF bao gồm 25 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hoạt động của ARF ngày càng gia tăng về cường độ và mở rộng về phạm vi.  Hợp tác chống khủng bố: sau sự kiện 11/9, chống khủng bố đã trở thành một mối quan tâm chung về an ninh của các nước ASEAN. Ngay lập tức, ASEAN đã triển khai nhiều biện pháp đối phó với nguy cơ này. Trong tương lai, ASEAN sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới về an ninh – chính trị. Để có thể từng bước giải quyết những khó khăn đó, điều cần thiết nhất là phải có sự hợp tác và nhất trí của từng thành viên trong khối. II. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN Ngày 28/07/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Kể từ đó, ASEAN đã có những chuyển biến vô cùng quan trọng trên phương diện hợp tác chính trị - an ninh. Xét riêng về những biến đổi mà Việt Nam góp phần đem lại cho ASEAN trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay: 1. Việc Việt Nam – một quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác hẳn các nước còn lại trong ASEAN - trở thành thành viên chính thức khiến cho hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN có những biến chuyển mới. Sau khi kết nạp Campuchia tháng 4/1999 làm thành viên chính thức của ASEAN tại Hà Nội, ý tưởng thành lập một ASEAN gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á được Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 7 thực hiện. Từ đó tới nay, Việt Nam đã từng bước nâng cao vai trò của mình trong ASEAN. Hiện Việt Nam đang tích cực cùng các nước ASEAN thành lập Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN với việc đăng cai Hội nghị SOM bàn về hai vấn đề này vào tháng 1/2005. 2. Một trong những vấn đề nổi cộm trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI chính là vấn đề Biển Đông. Nỗ lực đầu tiên của Việt Nam và ASEAN là nhất trí thông qua thương lượng để giải quyết hòa bình các tranh chấp. Việt Nam cũng đã đưa ra sáng kiến xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông” giữa ASEAN và Trung Quốc, đã cùng đấu tranh, thương lượng với Trung Quốc và đạt được “Tuyên bố về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (2002) 3. Các quan hệ đối thoại của ASEAN luôn được Việt Nam quan tâm, chú trọng. Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam liên tục được tín nhiệm giao làm nước điều phối cho quan hệ của ASEAN và nhiều quốc gia khác như: Niu Dilân, Nga, Nhật Bản; trong giai đoạn từ 2000 đến 2003 là Mỹ. Nhờ đó, uy tín của Việt Nam trong ASEAN cũng được nâng lên rõ rệt. 4. Một thành công lớn không thể không nhắc đến trong giai đoạn qua đó chính là hội nghị Á – Âu (ASEM 5) 2004, trong đó Việt Nam – với tư cách là chủ nhà – đã tích cực xây dựng một ASEAN vững mạnh, liên kết chặt chẽ, đồng thời tăng cường hợp tác của ASEAN với các khu vực khác. 5. Tầm nhìn ASEAN 2020 được Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức họp tại Kuala Lumpur tháng 12-1997 thông qua, theo đó tới năm 2020 ASEAN sẽ là "một nhóm hài hòa các dân tộc Ðông - Nam Á hướng ra bên ngoài, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau"; chủ đề hợp tác kinh tế của ASEAN tiến tới năm 2020 là "Quan hệ đối tác trong phát triển năng động". Kế hoạch Hành động Hà Nội là văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội, tháng 12-1998, Hội nghị cấp cao chính thức cuối cùng của ASEAN trước thềm thế kỷ 21. Kế hoạch Hành động Hà Nội là nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020. Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 8 Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ngay trong năm 2009, trong quá trình chuẩn bị cho các hoạt động của Việt Nam sau khi Hiến chương có hiệu lực, Việt Nam đã tiến hành các công tác chuẩn bị cả về tư tưởng, xây dựng đội ngũ và cơ chế hoạt động để bảo đảm thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ/ngành và cơ quan tham gia hợp tác ASEAN đồng thời yêu cầu từng bộ/ngành và cơ quan phải xây dựng chương trình hành động cụ thể và bố trí lực lượng theo dõi và tham gia mảng hoạt động này. Để chuẩn bị đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Bộ Ngoại giao đã xây dựng các kế hoạch và lộ trình cụ thể, có sự phối hợp và tham khảo ý kiến với các Bộ, ngành trong nước đồng thời cũng tranh thủ kinh nghiệm của các nước ASEAN và các nước đối tác có liên quan. Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 9 C. Hợp tác và liên kết kinh tế I. Tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á hiện nay Trong giai đoạn 2000 đến 2009, nền kinh tế của ASEAN luôn ở trong tình trạng bất ổn. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, tình hình kinh tế của khối ASEAN dần đi vào ổn định. Năm 2000 đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất của nền kinh tế ASEAN, theo sau đó là sự giảm sút trong tốc độ tăng trưởng vào năm 2001 do sự suy giảm kinh tế của Mỹ và Nhật Bản. Từ năm 2003, tình hình trong nước và thị trường quốc tế thuận lợi hơn, tạo đà cho năm 2004 trở đi, các nước ASEAN đạt mức tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây cho biết, tăng trưởng kinh tế bình quân của khối ASEAN sẽ từ 6,3% của năm 2008 giảm xuống còn 3,4% trong năm nay và đây là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á trong những năm 1997-1998 đến nay. Giai đoạn này cũng chứng kiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm mạnh so với những năm trước. Bên cạnh đó, sự bất ổn định của tình hình kinh tế và chính trị quốc tế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu. Tình hình kinh tế ASEAN sau năm 2003 có nhiều biến đổi đáng mừng, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 đã khiến cho nền kinh tế các nước Đông Nam Á có dấu hiệu bất ổn định. II. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác và liên kết kinh tế của ASEAN Việc hội nhập của ASEAN được xác định một cách rõ ràng kể từ ngày 01/01/1993, khi các nước thành viên thống nhất xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Việt Nam cũng tham gia ký kết Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) ngày 7/10/1998, với mục tiêu tạo ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước khác ngoài ASEAN và năm 2020. Từ đó cho tới nay, Việt Nam luôn luôn là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của Hiệp hội, đóng góp có hiệu quả vào tất cả các Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 10 hoạt động của ASEAN. Hợp tác ASEAN cũng đã đem lại cho Việt Nam những vận hội và thành công mới.4 Việt Nam trở thành thành viên của AFTA năm 1996, tính từ thời điểm đó, Việt Nam đã đệ trình danh mục giảm thuế 875 mặt hàng trong 15 nhóm sản phẩm và cho đến tháng 2/2000, Chính phủ đã thông qua lộ trình tổng thể sửa đổi để thực hiện CEPT của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006. Lộ trình giảm thuế hợp lý giúp bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến gần tới các tiêu chí phát triển kinh tế thị trường khu vực và toàn cầu. Quá trình thực hiện dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan theo CEPT/ AFTA cũng là một trong những nỗ lực của Việt Nam đóng góp vào công cuộc hội nhập ASEAN. Tháng 2/2001, Chính phủ Việt Nam đã công bố lịch trình tổng thể cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT cho đến 01/01/2006 là thời điểm hội nhập đầy đủ vào AFTA. Việt Nam đã và đang thực hiện Hiệp định trị giá tính thuế hải quan GATT vào năm 2002 với nội bộ khối và từ năm 2003 với các nước ngoài khối ASEAN. Cùng với việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, Việt Nam cũng thể hiện là một thành viên tích cực trong việc tham gia các chương trình hợp tác về hải quan như: thiết lập luồng xanh cho hàng hóa ASEAN; đơn giản hóa các thủ tục hải quan; áp dụng trị gái tính thuế hải quan của WTO (CVA) từ 07/2002 và từng bước điện tử hóa các thao tác hải quan; từ 01/07/2003 thực hiện biểu thuế hài hòa ASEAN và một loạt các thao tác khác như: kiểm tra thông quan tự động hóa hải quan, công tác giải phóng hàng... Cùng với những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong gia đình ASEAN. Năm 2008 thương mại Việt Nam với các nước ASEAN đạt gần 30 tỷ USD, tăng trên 25% so với năm 2007 và chiếm trên 20% kim ngạch thương mại. Các nước ASEAN hiện có gần 1300 dự án đầu tư trực tiếp đang hoạt động ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 4 Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 11 trên 44 tỷ USD, đồng thời Việt Nam cũng có trên 220 dự án đang hoạt động ở các nước ASEAN với tổng số vốn đầu tư trên 2,6 tỷ USD. Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc xác định hướng phát triển tương lai của ASEAN. Các văn kiện định hướng quan trọng cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN như Tuyên bố Bali II, Hiến chương ASEAN, các Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng… đều có dấu ấn của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang cùng với các thành viên khác của Hiệp hội ra sức đẩy mạnh hợp tác và hội nhập, hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là mốc đánh dấu sự phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Đào Xuân Trung – A33 Vị trí của Việt Nam trong khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 12 D. Hợp tác chuyên ngành và các vấn đề văn hóa – xã hội Trong suốt quá trình phát triển, cùng với những nỗ lực hội nhập với khu vực Đông Nam Á và thế giới, Việt Nam luôn gìn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, bên cạnh đó cũng không quên tiếp thu tinh hoa văn hóa của khu vực và thế giới, giao lưu học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước bạn bè trong ASEAN. I. Những tác động tới đời sống văn hóa của Việt Nam Ngày nay, việc trao đổi văn hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã không ngừng được mở rộng, nhờ đó, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng khăng khít hơn, các quốc gia trong khối ngày càng hiểu nhau nhiều hơn. Giai đoạn 2000 đến 2009 có rất nhiều hoạt động văn hóa diễn ra trong khối ASEAN. Với sự tham gia đóng góp nhiệt tình và tích cực, Việt Nam đã góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện và giữ vững quan hệ giữa các nước trong khối ASEAN. Một số hoạt động tiêu biểu như SEAGAMES XXII (2003), c
Luận văn liên quan