Giai đoạn 1986 – 1995 có thể nói là thời kỳ nhạy cảm nhất trong quan hệ giữa Việt Nam – Mỹ. Đây là thời kỳ đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng trong đường lối đối ngoại của chúng ta, cũng như những nỗ lực trong bình thường hóa quan hệ với cường quốc số một thế giới. Sau 30 năm chiến tranh, và hơn 20 năm đàm phán gian khổ và chông gai để đi tới quyết định bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/7/1995. Vấn đề Việt – Mỹ đang còn rất nhiều điểm phải nhắc tới. Quan hệ giữa hai nước đã phát triển như thế nào sau chiến tranh, cả hai phía Việt Nam và Mỹ đã có những động thái gì để đi tới bình thường hóa quan hệ, góp phần cho việc phát triển và đảm bảo lợi ích quốc gia tối cao của hai nước
Đây là thời kỳ vô cùng quan trọng trong việc chuyển đổi tư duy đối ngoại, cũng như hoạch định chính sách của Đảng và nhà nước ta. Việc phân tích giai đoạn 1986 – 1995 sẽ mang lại cho chúng ta những cái nhìn tổng quát và sâu sắc nhất về giai đoạn đổi mới toàn diện về cả chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao của đất nước. Nhận thấy rằng những thay đổi kịp thời trong thời kỳ thới giới có nhiều biến động lớn, cán cân quyền lực của hai cực đang có những thay đổi về cơ bản, cũng như tình hình trong khu vực đang chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại. Trong những năm 1986 – 1995 chúng ta đã nhìn nhận rất khác về quan hệ đồng minh, kẻ thù. Thay đổi về ý thức hệ trong việc cân bằng giữa nghĩa vụ quốc tế và lợi ích quốc gia. Nhất là sau đại hội đảng lần thư IV( 12/1986) và nghị quyết 13 của bộ chính trị được đưa ra. Việt Nam đã có cái nhìn chân thực hơn về quan hệ với Mỹ, cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã nhận ra rằng tình hình kinh tế khó khăn và kiệt quê của Việt Nam có nguyên nhân rất lớn từ sự bao vây cấm vận và cô lập của Mỹ. Chính vì thế mà việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ được đặt thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của chúng ta.
1986 – 1995 cũng là thời kỳ quan trọng để mỗi người nhìn lại những mặt chúng ta đã làm được, những điều còn phải nhìn nhận lại trong quan hệ đối ngoại, nhất là với những người làm trong lĩnh vực ngoại giao. Một thời kì mang lại rất nhiều thành công về mọi mặt, góp phần lớn đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và cũng là thời kỳ giúp chúng ta rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm xương máu trong quá trình đấu tranh ngoại giao để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước. Công tác hoạch định chính sách đối ngoại trong thời kỳ thế giới có những bước thay đổi nhanh chóng. Và nhất là làm thế nào để luôn đảm bảo đưa lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu.
19 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3193 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Việc đổi mới tư duy đối ngoại ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt – Mỹ giai đoạn 1986-1991, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆC ĐỔI MỚI TƯ DUY ĐỐI NGOẠI ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN QUAN HỆ VIỆT – MỸ GIAI ĐOẠN 1986-1991
LỜI MỞ ĐẦU
Giai đoạn 1986 – 1995 có thể nói là thời kỳ nhạy cảm nhất trong quan hệ giữa Việt Nam – Mỹ. Đây là thời kỳ đánh dấu những bước chuyển mình quan trọng trong đường lối đối ngoại của chúng ta, cũng như những nỗ lực trong bình thường hóa quan hệ với cường quốc số một thế giới. Sau 30 năm chiến tranh, và hơn 20 năm đàm phán gian khổ và chông gai để đi tới quyết định bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/7/1995. Vấn đề Việt – Mỹ đang còn rất nhiều điểm phải nhắc tới. Quan hệ giữa hai nước đã phát triển như thế nào sau chiến tranh, cả hai phía Việt Nam và Mỹ đã có những động thái gì để đi tới bình thường hóa quan hệ, góp phần cho việc phát triển và đảm bảo lợi ích quốc gia tối cao của hai nước…
Đây là thời kỳ vô cùng quan trọng trong việc chuyển đổi tư duy đối ngoại, cũng như hoạch định chính sách của Đảng và nhà nước ta. Việc phân tích giai đoạn 1986 – 1995 sẽ mang lại cho chúng ta những cái nhìn tổng quát và sâu sắc nhất về giai đoạn đổi mới toàn diện về cả chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao của đất nước. Nhận thấy rằng những thay đổi kịp thời trong thời kỳ thới giới có nhiều biến động lớn, cán cân quyền lực của hai cực đang có những thay đổi về cơ bản, cũng như tình hình trong khu vực đang chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại. Trong những năm 1986 – 1995 chúng ta đã nhìn nhận rất khác về quan hệ đồng minh, kẻ thù. Thay đổi về ý thức hệ trong việc cân bằng giữa nghĩa vụ quốc tế và lợi ích quốc gia. Nhất là sau đại hội đảng lần thư IV( 12/1986) và nghị quyết 13 của bộ chính trị được đưa ra. Việt Nam đã có cái nhìn chân thực hơn về quan hệ với Mỹ, cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã nhận ra rằng tình hình kinh tế khó khăn và kiệt quê của Việt Nam có nguyên nhân rất lớn từ sự bao vây cấm vận và cô lập của Mỹ. Chính vì thế mà việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ được đặt thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của chúng ta.
1986 – 1995 cũng là thời kỳ quan trọng để mỗi người nhìn lại những mặt chúng ta đã làm được, những điều còn phải nhìn nhận lại trong quan hệ đối ngoại, nhất là với những người làm trong lĩnh vực ngoại giao. Một thời kì mang lại rất nhiều thành công về mọi mặt, góp phần lớn đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và cũng là thời kỳ giúp chúng ta rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm xương máu trong quá trình đấu tranh ngoại giao để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước. Công tác hoạch định chính sách đối ngoại trong thời kỳ thế giới có những bước thay đổi nhanh chóng. Và nhất là làm thế nào để luôn đảm bảo đưa lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu.
I Lý luận chung về việc đổi mới tư duy đối ngoại:
1 Đổi mới tư duy đối ngoại là gì?
Tiến sĩ Vũ Dương Huân, trong bài viết “Về vấn đề đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam” đã đưa ra một định nghĩa như sau: “Đổi mới tư duy đối ngoại là đổi mới nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, cách đánh giá về tình hình thế giới và quan hệ Quốc tế, trước hết là các vấn đề thời đại như nội dung, tính chất, đặc điểm, vấn đề chiến tranh và hòa bình, các lực lượng Cách mạng, chủ nghĩa tư bản và hiện đại và các xu thế phát triển của thế giới hiện nay” Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 1(68), Tháng 3/2007, TR.9-19
.
Đổi mới về tư duy đối ngoại, mặt khác, cũng là thay đổi cách thức, cách tiếp cận trong việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại, xác định mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, phương châm hoạt động đối ngoại cũng như những hướng ưu tiên.
Trong đổi mới về đối ngoại, đổi mới về tư duy lý luận đóng vai trò nền tảng, làm cơ sở cho đổi mới đường lối chính sách, cũng như xác định tư tưởng chỉ đạo, phương châm triển khai đường lối, chính sách đối ngoại và ngoại giao.
2.Sơ lược về quá trình Đổi mới tư duy đối ngoại
Đổi mới tư duy đối ngoại là một quá trình liên tục.Quá trình này đã được manh nha từ trước Đại hội VI (12/1986) đến Đại hội VI, VII và kéo dài cho đến tận ngày nay - Đại hội XI.
Trước Đại hội VI, Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị với tiêu đề: “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” đã đặt bước đi đầu tiên của việc đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại.
Các Đại hội VI, VII và VIII là những bước tiến vĩ đại trong công cuộc đổi mới tư duy đối ngoại. Bằng việc đánh giá đúng đắn các đặc điểm, xu thế lớn của thế giới; nhìn nhận chuẩn xác tình hình, bối cảnh quốc tế (trật tự hai cực tan rã, phe XHCN lâm vào khủng hoảng, xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ...), các Đại hội Đảng đã từng bước đưa ra những quan điểm đối ngoại hợp lí, kịp thời. Từ “giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đại hội VI, (Hà Nội: NXB Sự thật 1987), TR.99
đển “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đại hội VIII, (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia 1996), TR.76
.
Chính nhờ sự sáng suốt trong chỉ đạo đường lối đối ngoại đúng đắn. Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thêm bạn bớt thù, kinh tế được cải thiện và trên đà đi lên. Trong khu vực Đông Dương, mối quan hệ anh em khăng khít Việt Nam - Lào - Campuchia đã càng thêm bền chặt, vấn đề Campuchia đã có được một giải pháp chính trị êm đẹp, quan hệ với Trung Quốc đã được bình thường hóa và nhất là quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ được nâng lên một tầng cao mới.
3 Nội dung đổi mới tư duy đối ngoại:
3.1 Đổi mới về nhận thức thế giới:
Muốn hoạch định đúng đường lối chính sách đối ngoại và ngoại giao, yếu tố hết sức quan trọng là phải nhìn nhận đánh giá một cách khoa học, khách quan tình hình thế giới và quan hệ quốc tế.
Đảng ta luôn tin tưởng rằng “ CNXH hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”.
Đảng khẳng định sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu, Mông Cổ không phải sự cáo chung của CNXH Khoa Học, mà do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Coi thường quy luật khách quan, duy trì quá lâu cơ chế quan liêu bao cấp, không coi trọng sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị, sai lầm về đường lối của Đảng cầm quyền, thiếu dân chủ, bệnh chủ quan duy ý chí và sự chống phá của kẻ thù của CNXH.
Về mâu thuẫn giữa XHCN và TBCN thì Đảng nhận định là “đang diễn ra gay gắt” , mâu thuẫn trong lòng các nước Tư Bản thì cương lĩnh 1991 viết “Mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN ngày càng sâu sắc”.
Chúng ta cần suy nghĩ xem mâu thuẫn giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc, mâu thuẫn giữa 2 nước này được các quốc gia tính đến khi hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại. Chúng ta không nói đến mâu thuẫn chủ yếu nữa mà các mâu thuẫn này đan xen và tùy từng lúc, từng nơi, một loại mâu thuẫn sẽ nổi lên mang tính chất chủ yếu.
Ngoài ra, Đảng ra còn có những nhận thức mới về các xu thế phát triển của thế giới. Qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng đều nêu rõ nguy cơ chiến tranh mới đó là chiến tranh hạt nhân nên vấn đề hòa bình hợp tác càng trở nên cấp thiết cho mỗi dân tộc và là xu thế lớn. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đưa đến bước phát triển mới của lực lượng sản xuất, xu thế toàn cầu hóa… tác động đến các mặt đời sống xã hội nước ta mang đến những thuận lợi nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức.
3.2 Đổi mới quan điểm về an ninh và phát triển, về lợi ích dân tộc – giai cấp, tập hợp lực lượng:
Nếu như trước đây khi nói đến an ninh – quốc phòng thường thì chúng ta hay nói đến sức mạnh quân sự, sức mạnh chuyên chính vô sản. Trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, các nước nhỏ tuy độc lập song lại tùy thuộc nhau vậy nên an ninh của mỗi quốc gia phải dựa vào sự phát triển kinh tế , khoa học công nghệ và an ninh của các quốc gia khác.
Nghị quyết 13 Bộ Chính Trị 5/1988 khẳng định: “ với một nền kinh tế manh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công CNXH hơn”.
Đảng ta cũng có nhận thức mới về mối quan hệ giai cấp và dân tộc. Dân tộc và giai cấp luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Lợi ích cao cả và thiêng liêng nhất của dân tộc ta và của giai cấp công nhân là xây dựng thành công CNXH, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ra sức phát triển nhanh về kinh tế - xã hội. Đồng thời, chúng ta luôn phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước theo khả năng thực tế của ta và phù hợp với sự chuyển biến của tình hình thế giới.
Về vấn đề đồng minh và tập hợp lực lượng, đối tượng, đối tác, đây là vấn đề lớn và quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia. Trong bối cảnh quốc tế cũng như khu vực có nhiều biến động chúng ta luôn phải tìm tòi, sáng tạo và đưa ra những nhận thức mới. Việt Nam tuyên bố muốn làm bạn, rồi sẵn sàng là bạn, tiếp đến là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Mặt khác, phát triển them một bước trong quan hệ mở rộng them bạn, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ. Nhận thức “ trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác vẫn có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta” nên quan hệ đối ngoại của chúng ta càng có điều kiện mở rộng hơn đương nhiên vẫn trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
3.3 Đổi mới nhận thức về bản thân đường lối, chính sách, tư tưởng chủ đạo, phương châm chính sách đối ngoại:
Trước hết, Đảng ta xác định đúng mục tiêu chiến lược, lợi ích cao nhất là “ củng cố giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế” nên nhiệm vụ bao trùm của ngoại giao là “tranh thủ điều kiện thuận lợi bên ngoài và tranh thủ thời gian tập trung những cố gắng đến mức cao nhất nhằm từng bước ổn định và tạo cơ sở phát triển kinh tế trong vòng 20 – 25 năm tới, xây dựng CNXH và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung cho hòa bình, độc lập dân tộc và CNXH”
Đồng thời, Đảng ta cũng xác định chuẩn xác tư tưởng chỉ đạo, cũng như phương châm hoạt động đối ngoại và ngoại giao. Hội nghị TW 3 khẳng định “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và CNXH; đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cùng diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có thể quan hệ”. Và 4 phương châm lớn là: Đảm bảo lợi ích dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế; Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường đẩy mạnh đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại; Trong quan hệ quốc tế nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh; Đẩy mạnh hợp tác khu vực, đồng thời tăng cường hợp tác với tất cả các nước khác.
Chúng ta cũng đổi mới nhận thức về hướng ưu tiên đối ngoại đó là các nước láng giềng, các nước lớn và các nước trong khu vực. Việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ đảm bảo độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia; ngoại giao kinh tế, văn hóa, ngoại giao đa phương là những trọng tâm hoạt động đối ngoại của chúng ta.
II Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Việt Nam với Mỹ (1986-1995):
1 Chính sách đối ngoại Việt Nam với Mỹ trước 1986:
1.1 Bối cảnh thế giới
Từ giữa những năm 1970, tình hình thế giới diễn ra những biến động lớn trên các mặt chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế, mở màn cho những phát triển và biến đổi có tính chất bước ngoặt trong mấy thập kỷ cuối XX.
Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á lục địa, nền chính trị quốc tế bước vào thời kỳ “Sau chiến tranh Việt Nam”. Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975-2006), HVQHQT, Hà Nội 2007
Các nước lớn có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại. Cục diện quan hệ giữa những nước lớn có diễn biến phức tạp. Cụ thể: nước Mỹ suy giảm thế và lực, khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành cáctrung tâm kinh tế thế giới cạnh tranh với Mỹ. Các khối quân sự trở nên lỏng lẻo hoặc tan rã. Xu hướng độc lập với Mỹ trong thế giới phương Tây tăng lên. Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến lược, giảm cam kết ở bên ngoài thúc đẩy hòa hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước củng cố địa vị trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa
Mẫu thuẫn Xô – Trung ngày càng trở nên gay gắt. Tình hình này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhất là bởi vị Xô và Trung đều là hai người anh cả của phe Xã hội chủ nghĩa.Trung Quốc triển khai chương trình cải cách, mở của kinh tế, thực hiện mục tiêu pahát triển kinh tế, đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, Nhật và các nước Tây Âu khác, đồng thời chú trọng cải thiện quan hệ với các nước ở Đông Nam Á Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr. 282
.
Từ sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và Campuchia, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới có đà phát triển mới sôi động và rộng khắp.
Tình hình kinh tế, xã hội và quan hệ giữa các nước trong hệ thống XHCN đã xuất hiện những dấu hiệu không thuận lợi.
2. Bối cảnh trong nước.
Sau khi giành thắng lợi thống nhất Tổ Quốc, Việt Nam bước vào thời kỳ mới, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng lại đất nước.
Thắng lợi mùa Xuân 1975 đánh dấu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam: hòa bình, độc lâp, thống nhất, cả nước đi vào xây dựng trong hòa bình, quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng đế quốc Mỹ đã nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, ngay sau thắng lợi lịch sử thì Việt Nam lại phải đối mặt với sự cấm vận về mọi mặt của chính quyền Mỹ. Vì vậy hoàn cảnh trong nước giai đoạn 1975- 1985 này có nhiều khó khăn về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội.
Kinh tế sa sút, lạm phát tăng nhanh, bội chi ngân sách Nhà nước ngày càng tăng; sản xuất trì trệ, năng suất hiệu quả kinh tế giảm sút. Ngoại thương đình trệ và nhà nước ta mới đặt quan hệ ngoại giao với chưa nhiều nước
. Thêm vào đó là quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung biên giới xuất hiện nhiều phức tạp, các thế lực thù địch trong và ngoài nước phố hợp chống đối Việt Nam.
Trong những điều kiện quốc tế và khu vực như vậy, Việt nam cùng một lúc thực hiện công cuộc cải tạo xây dựng lại đất nước, mở rộng quan hệ với các nước mà một nhiệm vụ hết sức quan trong trong giai đọan này chính là công cuộc đấu tranh chống bao vây cô lập của chính quyền Mỹ.
4. Chính sách của Việt Nam phục vụ cuộc đấu tranh chống bao vây cô lập những năm 1975-1985:
4.1 Triển khai chính sách:
4.1.1 Những nỗ lực đầu tiên 1975 -1978
Ngay sau đại thắng mùa xuân, vào tháng 6 năm 1975, thủ tướng nước ta lúc đó là Phạm Văn Đồng đã đề nghị Mỹ xúc tiến bình thường hóa với điều kiện Mỹ bồi thường chiến tranh Việt Nam và có trách nhiệm hàn gắn và xây dựng lại Việt Nam Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975-2006), HVQHQT, Hà Nội 2007, tr.357
.
Năm 1977 là năm mà nỗ lực bình thường hóa quan hệ hai nước đạt được những bước đi hết sức đáng ghi nhận đến từ cả hai phía.
Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 3 năm 1977 phái đoàn Mỹ do Leonard Woodcock – đặc phái viên của Tổng thống Carter dẫn đầu đã tới Việt Nam thương lượng vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước
. Còn Mỹ thì không còn phủ quyết việc Việt Nam đệ đơn gia nhập Liên Hiệp Quôc. Mỹ đề nghị nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau đó Mỹ sẽ dỡ bỏ kiểm soát xuất khẩu và tài sản đối với Việt Nam.
Nếu như quan điểm trước đây của Việt Nam có phần cứng nhắc, được thể hiện trong bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền ngày 26-3-1976: “Việc Hoa Kỳ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam là một nghĩa vụ không thể chối cãi, xét về mặt pháp lý của Hiệp định Paris về Việt Nam, về mặt pháp lý quốc tế cũng như đạo lý và lương tri của con người” Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975-2006), HVQHQT, Hà Nội 2007, tr.358
. Tuy nhiên Phía Việt Nam cũng đã điều chỉnh lập trường đàm phán theo hướng linh hoạt hơn nhằm thể hiện thiện chí bình thường hóa như việc đồng ý cung cấp thông tin và hợp tác với Mỹ về vấn đề MIA( tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam).
4.1.2 Giai đoạn chông gai 1978 -1985
Giai đoạn 1978 – 1985 lại là giai đoạn khó khăn vì những biến đổi của tình hình thế giới và khu vực làm trì hoãn quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước.
Việt Nam lúc này đã chủ động rút bỏ điều kiện đòi Mỹ bồi thường chiến tranh và đóng góp xây dựng nước Việt Nam hậu chiến nhưng Mỹ từ chối đàm phán do những tính toán chiến lược mới của Mỹ.
Quan hệ Xô – Trung căng thẳng, Liên Xô gia tăng ảnh hưởng ở thế giới thứ ba, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia, quan hệ Việt - Trung xấu đi tạo động lực khiến Mỹ xích lại gần Trung Quốc. Cuộc tranh cãi trong nội bộ chính quyền Mỹ về vấn đề binh thường hóa quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc đem chiến thắng cho phe thân Trung Quốc của Cố vấn anh ninh Brzezinski – người vốn chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Kết quả là việc bình thường hóa quan hệ Trung – Mỹ được ưu tiên tiến hành trước Việt Nam. Chính sách ngoại giao Việt Nam, tập II (1975-2006), HVQHQT, Hà Nội 2007
Còn vấn đề Campuchia lại bị biến thành một vấn đề quốc tế lớn và Mỹ coi việc yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia trở thành điều kiện tiên quyết cho việc nối lại đàm phán với Việt Nam9
. Cơ hội đàm phán bình thường hóa quan hệ hai nước trong giai đoạn này không còn nữa.
5. Đánh giá chính sách đối ngoại Việt Nam với Mỹ thời kỳ trước 1986
Do ta vẫn cho Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm đang lăm le thi hành “ kế hoạch hậu chiến” chống ta và không quan tâm lắm đến việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đòi bình thường hóa có điều kiện là Mỹ phải thi hành điều 21 của hiệp định Paris về Việt nam, thực chất là đòi Mỹ bồi thường chiến tranh, một điều mà một siêu cương không thể nào chấp nhận được. Vì vậy ta đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1977. Tháng 10/1978 khi ta rút bỏ điều kiện thi hành điều 21, hai nước thỏa thuận về nguyên tắc và chuẩn bị thiết lập quan hệ thì nhân tố Trung Quốc nhảy vào: Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và hoãn thiết lập quan hệ ngoại giao với ta. Quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước bị đẩy lùi gần 20 năm cho đến ngày nay.
6 Bài học kinh nghiệm:
Sự sơ cứng , thù hằn với Mỹ khi cơ hội nối lại quan hệ sau khi Carter lên cầm quyền đã chủ động đề nghị hai bên bình thường hóa quan hệ vô điều kiện không được tận dụng. Do thiếu thông tin và hiểu biết về tình hình chính trị nội bộ Mỹ, ta đã không đánh giá được hết ảnh hưởng của Quốc hội Mỹ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ vào một thời điểm nhạy cảm ở nước Mỹ nên không điều chỉnh kịp thời lập trường đàm phán để nắm bắt cơ hội ngắn ngủi và mong manh đó, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Trong một thời gian, ta đã tin rằng nước Mỹ sẽ thực hiện trách nhiệm đạo lý đối với nhân dân Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh có lời hứa của Nixon. Trên thực tế, một lời hứa bí mật bởi một vị tổng thống tai tiếng như Nixon không có giá trị gì.
Vấn đề Campuchia trở thành một con bài trong “trò chơi quyền lực” giữa các nước lớn. Thái độ duy ý chí, quá coi trọng ý thức hệ không coi trọng lợi ích cốt lõi của dân tộc của lãnh đạo Việt Nam.
III Chính sách đối ngoại Việt Nam với Mỹ (1986-1995):
1. Tình hình thế giới:
Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến đầu thập kỷ 90, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối độc lập do Liên Xô và Hoa kỳ đứng đầu (trật tự thế giới hai cực) tan rã, mở ra hình thành một trật tự thế giới mới. Trong thời kỳ này, những cuộc chiến tranh cục bộ xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế của thế giới là hòa bình hợp tác và phát triển.
Thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ