Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới, bằng việc
tham gia vào tổ chức WTO, ký Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, Nền kinh tế hội
nhập ngày càng phát triển đòi hỏi phải có đội ngũ lao động lành nghề, làm chủ
được công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, như vậy mới tạo ra được năng suất
lao động cao, tạo ra được sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng được nhu
cầu của thị trường, nâng cao tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác và ở
mức cao hơn có thể cạnh tranh trên đấu trường quốc tế, nâng tầm vóc của Việt
Nam cao hơn. Để thực hiện được điều này, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu
tư cho người lao động trong doanh nghiệp mình được học tập nâng cao tay nghề,
tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra
nhiều của cải vật chất cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế có một số doanh nghiệp đã và đang gặp phải vấn
đề nan giải đó là, sau khi được đào tạo, được tiếp thu kiến thức về kinh doanh, về
khoa học kỹ thuật thì người lao động lại bỏ doanh nghiệp đã tài trợ kinh phí cho
mình đi học để tìm đến những doanh nghiệp khác với nhiều lý do khác nhau. Điều
này làm cho doanh nghiệp “vừa mất người vừa mất của”.
Người đã muốn ra đi thì khó mà giữ lại được đã đành, vậy còn số tiền đã
bỏ ra để cho người lao động ăn học có lấy lại được không? người lao động có
buộc phải trả không? Có phải bồi thường không? Đó là những câu hỏi mà nhiều
doanh nghiệp đang đặt ra. Và khi phát sinh tranh chấp thì cơ chế luật pháp nào
sẽ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ?
Hoặc ngược lại, người lao động, thường chỉ là một cá nhân đơn lẽ, khi có
tranh chấp với người sử dụng lao động trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh
vực bồi thường chi phí đào tạo nói riêng, thì ai sẽ giúp họ nhận thức được vấn đề
pháp lý mà họ đang gặp phải và tạo một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ?
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới, bằng việc tham gia vào tổ chức WTO, ký Hiệp định thương mại Việt- Mỹ,…Nền kinh tế hội nhập ngày càng phát triển đòi hỏi phải có đội ngũ lao động lành nghề, làm chủ được công nghệ, kh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
BÀI TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH
Chuyên đề:
KỸ NĂNG SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO
ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Họ và tên: KIỀU ANH VŨ
Sinh ngày: 11 tháng 01 năm 1989
Lớp: A Khóa: XIII (TP. HCM)
SBD: LS13.1HCM – 755
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2012
MỞ ĐẦU
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý cần ban hành các
quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính tác động đến các đối tượng
quản lý khác nhau trong xã hội. Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính này
có thể được đối tượng quản lý đồng ý nhưng cũng có trường hợp đối tượng quản lý không
đồng ý vì cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, từ đó dẫn đến việc khiếu kiện hành chính và giải
quyết khiếu kiện hành chính.
Khiếu kiện hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính là một vấn đề tất yếu của
Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tham gia tố tụng trong vụ án hành chính là một trong những dịch vụ pháp lý đặc thù
của luật sư. Luật sư tham gia tố tụng hành chính nhằm tư vấn pháp lý cho đương sự, đại
diện cho đương sự tham gia tố tụng hoặc tham gia tố tụng với tư cách độc lập là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư không chỉ tận
tâm, am hiểu pháp luật mà còn phải có kỹ năng hành nghề tốt. Một trog những kỹ năng rất
quan trọng của luật sư trong việc tham gia tố tụng hành chính là kỹ năng soạn thảo Bản
luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính. Đây chính là đối tượng nghiên cứu
của tác giả trong chuyên đề này.
Thông qua chuyên đề này, tác giả mong muốn đúc kết, học tập được những kỹ năng
cơ bản, cần thiết trong việc soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành
chính; chuẩn bị những nền tảng kỹ năng cơ bản để giúp ích cho quá trình hành nghề của
tác giả sau này.
Để nghiên cứu chuyên đề này, tác giả đã nghiên cứu một cách nghiêm túc với sự vận
dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học. Về phương pháp luận, tác giả dựa
trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Về phương pháp nghiên cứu cụ
thể, tác giả sử dụng đa dạng các phương pháp bao gồm phân tích, tổng hợp, tổng – phân –
hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch,…
Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 1
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
VÀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1.1. Một số vấn đề lí luận chung về tố tụng hành chính
Trước khi nghiên cứu kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính nói chung và kỹ
năng của luật sư trong việc soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành
chính, chúng ta cần phải nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong vụ án hành chính, bao
gồm một số vấn đề được đề cập dưới đây.
1.1.1. Khái niệm tố tụng hành chính
Tố tụng hành chính là toàn bộ trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc
khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính và thi hành bản án, quyết định của Tòa án
về vụ án hành chính.
1.1.2. Khái niệm vụ án hành chính
Vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Tòa án có thẩm quyền do có khiếu kiện hành
chính.
Khiếu kiện hành chính là khiếu kiện về Quyết định hành chinh,hành vi hành chính;
khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân; khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ
từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống; khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
1.1.3. Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính
Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là Quyết định hành chính, hành vi hành
chính.
Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là văn bản
do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong
các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản
lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể1.
Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác là
người có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của pháp luật thì người có chức vụ,
chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính.
Trường hợp quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do một người cụ thể ký hoặc
thực hiện, nhưng người đó ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính
1 Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hnàh chính 2010.
Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 2
với danh nghĩa một chức vụ, chức danh có thẩm quyền thì quyết định hành chính, hành vi
hành chính đó là của người đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó2.
Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có thể là văn
bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết
luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có
thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết
định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một
vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, bao gồm:
- Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý
những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
- Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi,
bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính nêu trên.
Như vậy, Quyết định hành chính làđối tượng khởi kiện của vụ án hành chính không
chỉ là Quyết định hành chsinh lần đầu mà còn có thể là Quyết định giải quyết khiếu nại
Quyết định hành chính đó nếu Quyết định khiếu nại có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay
thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính lần đầu.
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ
vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ
đó và phân biệt như sau:
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể
là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do người trong cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ
quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành
vi hành chính đó;
2 Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố
tụng hành chính.
Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 3
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể
là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thì
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩm
quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ
nhiệm cho người khác thực hiện;
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể
là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy
định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành
chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, không phụ thuộc vào việc
nhiệm vụ, công vụ đó được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào trong cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện;
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể
là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác,
nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành
vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền,
không phụ thuộc vào việc họ đã phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực
hiện.
1.1.4. Đương sự trong vụ án hành chính
Đương sự trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan3.
Khác với vụ án dân sự, hai bên đối tụng trong vụ án hành chính không gọi là
“nguyên đơn” và “bị đơn” mà gọi là “người khởi kiện” và “người bị kiện”.
Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.
Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
Để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức thì
phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Trường hợp
có nhiều luật cùng quy định thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi
3 Khoản 5 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính.
Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 4
hành chính về một lĩnh vực quản lý thì việc xác định thẩm quyền của người bị kiện khi
nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi
kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận
hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.
1.1.5. Yêu cầu khởi kiện
Tùy theo đối tượng khởi kiện mà người khởi kiện có thể đưa ra các yêu cầu khác
nhau. Tuy nhiên, các yêu cầu của người khởi kiện cần phù hợp với thẩm quyền giải quyết
vụ án của Tòa án cũng như c ủa Hội đồng xét xử.
Theo khoản 1 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử xem xét tính hợp
pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị
khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính4, người khởi kiện có thể đưa ra
các yêu cầu sau đây:
- Đối với đối tượng khởi kiện là Quyết định hành chính: Người khởi kiện có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần Quyết định hành chính xâm hại đến
quyền lợi hợp pháp của mình.
4 Hội đồng xét xử có quyền quyết định:
a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái
pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ
theo quy định của pháp luật;
c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái
pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính
trái pháp luật;
d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ
quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh;
e) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách
cử tri theo quy định của pháp luật;
g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị
xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh trái pháp luật gây ra;
h) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét
trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 5
- Đối với hành vi hành chính: Người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án buộc người bị
kiện phải thực hiện hành vi nào đó theo quy định của pháp luật hoặc chấm dứt hành vi trái
pháp luật.
- Ngoài các yêu cầu trên, người khởi kiện còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây thiệt hại thực tế đối quyền lợi hợp pháp
của họ.
Tuy vậy, không chỉ có người khởi kiện mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính cũng có thể đồng thời
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải
quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều
kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau
bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật.
Những vấn đề lí luận nêu trên là một số vấn đề cơ bản, quan trọng luật sư cần nắm
vững để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Luật sư cần xác định
khách hàng của mình tham gia tố tụng với tư cách gì, đối tượng khởi kiện là gì, yêu cầu
của khách hàng ra sao mới có thể xác định phương hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của khách hàng nói chung và chuẩn bị bản luận cứ nói riêng cho phù hợp.
1.2. Một số vấn đề lí luận chung về kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế.
1.2.2. Khái niệm kỹ năng của luật sư
Kỹ năng của luật sư là khả năng của luật sư trong việc vận dụng kiến thức và kinh
nghiệm vào hoạt động nghề nghiệp của luật sư.
1.2.3. Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính
Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính là khả năng của luật sư trong việc vận
dụng kiến thức và kinh nghiệm tham gia vào vụ án hành chính nhằm bảo vệ tốt nhất
quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau:
- Kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng;
Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 6
- Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính;
- Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ;
- Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính;
- Kỹ năng chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cho đương sự;
- Kỹ năng tham gia phiên tòa sơ thẩm;
- Kỹ năng tham gia giai đoạn phúc thẩ, tái thẩm, giám đốc thẩm.
Trong chuyên đề này, tác giả nghiên cứu và trình bảy kỹ năng của luật sư trong việc
soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính.
Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 7
CHƯƠNG 2:
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ
CHO ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Bản luận cứ là văn bản thể hiện quan điểm của luật sư trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của thân chủ, bảo vệ công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bản luận cứ là văn bản quan trọng nhất của luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng,
nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu các văn bản pháp luật, thu thập, tìm kiếm chứng cứ để bảo
vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích của thân chủ. Bản luận cứ là tiếng nói chính thức của luật
sư tại phiên tòa , thể hiện kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, khả năng tranh luận và
văn hóa ứng xử của luật sư.
Bản luận cứ còn là chỗ dựa vững chắc về pháp lý và tâm lý cho thân chủ, giúp cho
thân chủ tin tưởng hơn về sự công bằng của pháp luật, từ đó có hương tự bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bản thân bên cạnh việc bảo vệ của luật sư, đồng thời là cơ sở giúp
thân chủ đánh giá đúng đắn các kết quả, kỹ năng mà luật sư đã thực hiện.
Với tầm quan trọng như vậy, bản luận cứ cần được chuẩn bị, soạn thảo chu đáo,
chuẩn mực. Muốn vậy, luật sư cần được trang bị và nắm vững nhưng kỹ năng cơ bản
trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho thân chủ là đương sự trong vụ án hành chính.
Kỹ năng của luật sư trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự là một
trong những kỹ năng quan trọng nhất của luật sư trong việc tham gia tố tụng hành chính,
tham gia giải quyết vụ án hành chính. Kỹ năng này gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
2.1. Chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự
Trước khi soạn thảo bản luận cứ, trước hết luật sư cần chuẩn bị phương án bảp vệ
cho đương sự là thân chủ của mình (sau đây gọi là “đương sự thân chủ”). Luật sư cần
xác định được tư cách tham gia tố tụng của đương sự thân chủ, đối tượng khởi kiện và
yêu cầu của họ.
Nếu đương sự thân chủ của luật sư là người khởi kiện thì luật sư cần bảo vệ theo
hướng yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần Quyết định hành chính xâm hại
đến quyền lợi hợp pháp của thân chủ hoặc yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện thực hiện
hoặc chấm dứt việc thực hiện hành vi trái pháp luật. Chẳng hạn đối với đối tượng khởi
kiện là Quyết định hành chính, luật sư cần chuẩn bị phương án bảo vệ theo hướng xác
định tính bất hợp pháp của Quyết định đó.
Nếu đương sự thân chủ của luật sư là người bị kiện thì hướng bảo vệ của luật sư có
gần như đối lập hoàn toàn với yêu cầu của người khởi kiện, quan điểm của luật sư bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện. Chẳng hạn, đối với đối tượng khởi kiện là
quyết định hành chính, luật sư sẽ bảo vệ theo hướng chứng minh tính đúng đắn, hợp pháp
của quyết định hành chính.
Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 8
Trường hợp đương sự của luật sư là người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì tùy
tính chất vụ việc, luật sư có thể bảo vệ theo hướng giống như bảo vệ cho người khởi kiện
hoặc người bị kiện.
Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự thân chủ, luật sư phải tổng
hợp tất cả các tài liệu đã thu thập được, bao gồm các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, các tài
liệu mới được bổ sung, kiểm tra tính phù hợp, mâu thuẫn giữa các chứng cứ có trong hồ
sơ, giữa các chứng cứ trong hồ sơ với tài liệu, đồ vật mà luật sư thu thập được. Từ đó, luật
sư sẽ có những đề xuất phù hợp hoặc sẽ xuất trình tại phiên tòa làm cơ sở bảo vệ cho thân
chủ.
Luật sư cần xác định các vấn đề mâu thuẫn, các điểm cần chứng minh trong vụ án
gắn liền với quyền lợi của khách hàng.
Một vụ án hành chính thường có rất nhiều tình tiết nhưu: thời gian, chủ thể,...
nhưung luật sư cần biết phát hiện những tình tiết mâu thuẫn, mo0ọt số điểm cần chứng