Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tác động của vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến các quốc gia đang phát triển cho các kết
quả trái ngược nhau.
Helleiner (1989) cho rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
không chỉ ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn đầu tư, mà còn ảnh
hưởng đến tốc độ thay đổi tính hiệu quả của đầu tư. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài không chỉ là sự dịch chuyển các qũy đầu tư,
mà còn là sự chuyển giao hàng loạt các nhân tố: công nghệ mới, kỹ
năng quản lý, kênh phân phối quốc tế, bí quyết sản xuất và kinh
doanh và các nhân tố khác. Tóm lại, FDI có thể đóng góp trong
việc chuyển giao công nghệ và tăng năng suất tổng hợp các nhân tố
mặc dù những tác động này đo lường rất khó khăn
9 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến các quốc gia đang phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005
1
Tiểu luận
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động
của nó đến các quốc gia đang phát triển
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005
2
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo
Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tác động của vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến các quốc gia đang phát triển cho các kết
quả trái ngược nhau.
Helleiner (1989) cho rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
không chỉ ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn đầu tư, mà còn ảnh
hưởng đến tốc độ thay đổi tính hiệu quả của đầu tư. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài không chỉ là sự dịch chuyển các qũy đầu tư,
mà còn là sự chuyển giao hàng loạt các nhân tố: công nghệ mới, kỹ
năng quản lý, kênh phân phối quốc tế, bí quyết sản xuất và kinh
doanh và các nhân tố khác. Tóm lại, FDI có thể đóng góp trong
việc chuyển giao công nghệ và tăng năng suất tổng hợp các nhân tố
mặc dù những tác động này đo lường rất khó khăn.
Có hai đặc điểm để phân biệt rõ giữa FDI và các dòng ngoại tệ khác ở các
quốc gia đang phát triển: (1) FDI có khuynh hướng bổ sung vào đầu tư tư
nhân và khu vực mậu dịch và làm gia tăng đầu tư trong khu vực tư nhân,
trong khi đó viện trợ hoặc các khoản vay từ ngân hàng nước ngoài có
khuynh hướng bổ sung vào khu vực công và sản xuất hàng hóa phi mậu dịch.
Khan và Reinhart (1990) cho rằng tác động của đầu tư tư nhân lên tăng
trưởng kinh tế mạnh hơn so với đầu tư chính phủ. Phụ lục 1 phân tích tác
động của đầu tư chính phủ đến đầu tư tư nhân trong ngắn hạn và trong dài
hạn: Mô hình Koyck (Bao, 2002); (2) Tiến bộ công nghệ trong khu vực mậu
dịch nhanh hơn so với khu vực phi mậu dịch (Van Wijnbergen, 1986). Với
hai đặc điểm này, FDI chứng tỏ tác động tích cực và mạnh mẽ đến tăng
trưởng kinh tế hơn bất cứ luồng vốn nước ngoài nào khác.
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005
3
Griffin (1991) cho rằng FDI có khuynh hướng làm phát sinh sự tăng trưởng
không bình thường trong một số ngành của nền kinh tế, đưa đến sự mất công
bằng trong phân phối thu nhập, độc quyền sản xuất, thất nghiệp và thiểu
dụng việc làm theo cấu trúc. Loại hình FDI thâm dụng vốn, chẳng những
không đóng góp gì trong việc tạo ra công ăn việc làm trong nền kinh tế, mà
còn làm thay đổi cấu trúc công nghiệp quốc gia theo chiều hướng xấu (thất
nghiệp, không tận dụng lợi thế so sánh và tạo thế kinh tế ốc đảo).
Van Wijnbergen (1986) cho rằng FDI sẽ làm tăng tổng cầu trong nước và sẽ
làm gia tăng mức giá của hàng hóa phi mậu dịch so với hàng hóa mậu dịch.
Điều này sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái thực1. Tình huống này sẽ có thể dẫn đến
mức gia tăng chi phí ở khu vực mậu dịch và hậu quả có thể đưa đến là quốc
gia này khó có thể cạnh tranh một cách hiệu quả trên thị trường khu vực và
thế giới. Mặt khác, FDI cũng có thể đưa đến một mức gia tăng nhập khẩu và
lệ thuộc vào hàng nhập khẩu2. Khu vực sản xuất hàng hóa để xuất khẩu có
khuynh hướng sử dụng lượng giá trị đầu vào nhập khẩu nhiều hơn so với
khu vực sản xuất hàng hóa để tiêu dùng trong nước, bởi vì khu vực này
muốn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về sản phẩm.
Một số tác động tiêu cực khác có thể có của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
(1) sử dụng công nghệ lạc hậu và lỗi thời, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
không phù hợp; (2) trong cùng một ngành, FDI thường có lợi thế cạnh tranh
cao hơn so với các nhà đầu tư trong nước (chi phí vốn rẻ hơn, kênh phân
phối tiêu thụ sản phẩm, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý cao) cho nên
các nhà đầu tư có thể khai thác tối đa thế lực độc quyền và tạo sự lệ thuộc
vào hàng hóa nhập khẩu; (3) FDI thường phân bố tập trung ở các đô thị lớn,
nơi tập trung những tiện ích cuộc sống, gần bến cảng, cơ sở hạ tầng tốt, gần
nguồn lao động, gần thị trường tiêu thụ (đo lường ở mức thu nhập bình quân
đầu người và mật độ dân cư), làm cách biệt rõ giữa nông thôn và thành thị,
phân hóa sâu sắc giàu nghèo và tạo sự di cư từ nông thôn đến thành thị; (4)
FDI có thể làm cho cán cân ngoại hối quốc gia thâm hụt: nhập hàng hóa
trung gian, chuyển lợi nhuận về nước, chi phí quản lý, trả tiền bản quyền tác
giả và trả lãi suất vay mượn từ bên ngoài; và (5) sử dụng tri thức, thông tin
1 Tình huống này gọi là tăng đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ (appreciation), đối lập với giảm giá đồng nội
tệ so với đồng ngoại tệ (depreciation).
2 Đầu tư của Nhật Bản có khuynh hướng xuất khẩu ra bên ngoài trong khi đó đầu tư của Hoa Kỳ có khuynh
hướng tiêu dùng trong nước.
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005
4
và mối quan hệ trên thế giới để tính một mức giá đầu vào cao hơn so với giá
quốc tế, làm cho các đối tác liên doanh trong nước thua lỗ.
Trong những thập niên gần đây, vai trò đặc biệt của nguồn vốn con người,
trong hoạt động sáng tạo và tiến bộ công nghệ, đã cho ra đời lý thuyết về
tăng trưởng nội sinh (endogenous growth). Sự khác biệt trong tăng trưởng
của các quốc gia không chỉ giải thích ở luận điểm ‘sự khác biệt về hiệu quả
đầu tư’, mà được giải thích nhiều ở luận điểm sự khác biệt về ‘tri thức’ và
‘vốn con người’ (Barro, 1991). FDI được hiểu là sự chuyển giao tri thức và
quá trình tích tụ nguồn vốn con người. Tác động FDI đến tăng trưởng kinh
tế tùy thuộc rất lớn vào vốn con người, nếu con người thấp, thì FDI sẽ có tác
động nghịch biến đến tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, nghiên cứu thực tiễn về tác động của FDI đến tăng trưởng tùy thuộc
rất lớn vào chất lượng của số liệu, phương pháp nghiên cứu, quốc gia nghiên
cứu và giai đoạn nghiên cứu.
Chính sách vĩ mô và vi mô cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam
FDI đóng góp không nhỏ vào kinh tế Việt Nam, chẳng hạn như mở rộng
quan hệ kinh tế quốc tế, đổi mới công nghệ, xuầt khẩu, nguồn thu chính phủ
và các tác động khác. Tuy nhiên, để cải thiện môi trường đầu tư, Việt nam
cần phải tập trung vào các chính sách vĩ mô và vi mô dưới đây:
Chính sách vĩ mô
(1) Chuyển từ xuất khẩu tài nguyên thiên, sang xuất khẩu nông sản và công
nghiệp chế biến và sang xuất khẩu hàng hóa thâm dụng lao động.
(2) Xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục.
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005
5
(3) Xây dựng các ngành hỗ trợ cho FDI.
(4) Xây dựng môi trường pháp lý và cơ hội kinh doanh như nhau cho các
hình thức sở hữu (nước ngoài, liên doanh, tư nhân và chính phủ).
(5) Tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
(6) Chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường và kết hợp với những
định hướng lớn của nhà nước.
Chính sách vi mô
(1) Thật sự chống tham nhũng và buôn lậu
(2) Công khai và công bằng trong hệ thống thuế
(3) Hạ thấp chi phí sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhập của người nước
ngoài.
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005
6
Phụ lục 1:
Tác động của đầu tư chính phủ đến đầu tư tư nhân trong ngắn hạn và trong
dài hạn: Mô hình Koyck
Các nhà làm chính sách quốc gia và các nhà đầu tư tư nhân rất quan tâm đến
tác động dài hạn của các quyết định đầu tư. Chúng ta có thể sử dụng mô hình
Koyck để khảo sát tác động ngắn hạn và dài hạn của đầu tư chính phủ lên
đầu tư tư nhân.
Hàm số hành vi tư nhân có thể xác định như sau:
Ipt = C0 + C1 Ip(t-1) + C2 Igt
Trong đó
Ipt : đầu tư tư nhân ở thời điểm hiện hành (thời gian t)
Ip(t-1) : đầu tư tư nhân ở thời điểm trước đó (thời gian t -1)
Igt : đầu tư chính phủ ở thời điểm hiện hành (thời gian t)
C2 : tác động ngắn hạn của đầu tư chính phủ lên đầu tư tư nhân
C2/(1-C1) : tác động dài hạn của đầu tư chính phủ lên đầu tư tư nhân
Mô hình này tính toán cho trường hợp của Thái Lan (giai đoạn 1970 – 2000)
như sau: tác động của đầu tư chính phủ lên đầu tư tư nhân trong ngắn hạn là
-0,4709 và trong dài hạn là 6,6495 (mức ý nghĩa thống kê là 0,05). Tiến trình
làm giảm (crowding out) đầu tư tư nhân trong ngắn hạn và làm tăng đầu tư
tư nhân trong dài có thể giải thích như sau: (1) một mức đầu tư công tăng lên
có thể dẫn đến sự khan hiếm nguồn tài chính trong nước, và điều này làm
giảm đầu tư tư nhân khi các khoản vay mượn của chính phủ gia tăng. Các
ngân hàng sẽ đẩy lãi suất lên cao và sẽ có sự chuyển dịch quyền sử dụng vốn
từ khu vực tư nhân sang khu vực chính phủ; (2) đầu tư của chính phủ trong
ngắn hạn, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng và giáo dục, có thể không tác động
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005
7
trực tiếp đến đầu tư tư nhân trong ngắn hạn nhưng có tác động thu hút
(crowding in) mạnh mẽ đến đầu tư tư nhân trong dài hạn.
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005
8
Danh mục tài liệu tham khảo
Bao, Nguyen Hoang (2002) “Foreign Capital and Economic Growth: A
Comparative Study of Malaysia, Thailand and Vietnam”,
Doctor’s Thesis in Economics, Osaka Sangyo University, Japan.
Barro, R.J. (1991) “Economic Growth in a Cross Section of Countries”,
Quarterly Journal of Economics, Vol. 106, pp 407-443.
Griffin, Keith (1991) “Foreign Aid after the Cold War”, Development and
Change, Vol. 22, No. 4, pp 645-685.
Helleiner, G. (1989) “Transnational Corporations and Direct Foreign
Investment” in H. Chenery and T. N. Srinivasan (Eds). Handbook
of Development Economics, Vol. 2 (Amsterdam, North Holland),
pp. 144-148.
Khan, M.S. and C.M. Reinhart (1990) “Private Investment and Economic
Growth”, World Development, Vol. 18, No. 1, pp. 19-27.
Van Wijnbergen, S. (1986) “Macroeconomic Aspects of the Effectiveness of
Foreign Aid: The Two-gap Model, Home Goods Disequilibrium
and Real Exchange Rate Misalignment”, Journal of International
Economics, Vol. 21, pp. 123-136.
Biên soạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngày 12 tháng 10 năm 2005
9