Tiểu luận Vụ đông greenland

Greenland trở thành thuộc địa của Vương quốc Na Uy (Norgesveldet) từ năm 1261. Tuy nhiên, từ sau năm 1397, khi có Liên minh Kalmar, thì quyền kiểm soát Greenland trên thực tế dần dần rơi vào tay Vương quốc Đan Mạch và tới năm 1814 khi có Hòa ước Kiel thì Greenland hoàn toàn trở thành thuộc địa của Đan Mạch. Hiệp ước Kiel ký năm 1814 đã chỉ ra rằng Greenland ít nhất về mặt chính trị được coi như là Na Uy(at least politically regarded as having been Norwegian): “Vương quốc Na Uy cũng như quốc gia phụ thuộc (không bao gồm Greenland, the Farose và Iceland) trong tương lai thuộc về Hoàng đế Thuỵ Điển”. ("the Kingdom of Norway as well as the dependencies (Greenland, the Faroes and Iceland not included) shall for the future belong to His Majesty the King of Sweden .".) Na Uy không công nhận Hiệp ước này. Lịch sử Năm 1919, sau khi Đan Mạch đã thăm dò Nauy với câu hỏi rằng liệu họ có phản đối những lợi ích của Đan Mạch tại Greenland hay không, Bộ trưởng ngoại giao Nauy cơ bản trả lời rằng “ chính phủ Nauy sẽ không gây bất kỳ khó khăn nào để giải quyết câu hỏi này”. Ngày 14/7/1919, Đan Mạch tuyên bố rằng toàn bộ Greenland là lãnh thổ của Đan Mạch cùng với sự bằng lòng của Na Uy, Tuy nhiên, năm 1921, Đan Mạch đề nghị ngăn chặn tất cả những người nước ngoài đến từ Greenland, gây nên một sự xung đột ngoại giao cho đến tháng 7/1924 khi mà Đan Mạch đồng ý rằng Na Uy có thể xây dựng những điểm săn bắn và những điểm cư trú tại phía bắc của 60°27' N.

pdf6 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vụ đông greenland, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Vụ Đông Greenland 1. Tóm tắt về lịch sử và vụ kiện: Greenland trở thành thuộc địa của Vương quốc Na Uy (Norgesveldet) từ năm 1261. Tuy nhiên, từ sau năm 1397, khi có Liên minh Kalmar, thì quyền kiểm soát Greenland trên thực tế dần dần rơi vào tay Vương quốc Đan Mạch và tới năm 1814 khi có Hòa ước Kiel thì Greenland hoàn toàn trở thành thuộc địa của Đan Mạch. Hiệp ước Kiel ký năm 1814 đã chỉ ra rằng Greenland ít nhất về mặt chính trị được coi như là Na Uy(at least politically regarded as having been Norwegian): “Vương quốc Na Uy cũng như quốc gia phụ thuộc (không bao gồm Greenland, the Farose và Iceland) trong tương lai thuộc về Hoàng đế Thuỵ Điển”. ("the Kingdom of Norway as well as the dependencies (Greenland, the Faroes and Iceland not included) shall for the future belong to His Majesty the King of Sweden ...".) Na Uy không công nhận Hiệp ước này. Lịch sử Năm 1919, sau khi Đan Mạch đã thăm dò Nauy với câu hỏi rằng liệu họ có phản đối những lợi ích của Đan Mạch tại Greenland hay không, Bộ trưởng ngoại giao Nauy cơ bản trả lời rằng “ chính phủ Nauy sẽ không gây bất kỳ khó khăn nào để giải quyết câu hỏi này”. Ngày 14/7/1919, Đan Mạch tuyên bố rằng toàn bộ Greenland là lãnh thổ của Đan Mạch cùng với sự bằng lòng của Na Uy, Tuy nhiên, năm 1921, Đan Mạch đề nghị ngăn chặn tất cả những người nước ngoài đến từ Greenland, gây nên một sự xung đột ngoại giao cho đến tháng 7/1924 khi mà Đan Mạch đồng ý rằng Na Uy có thể xây dựng những điểm săn bắn và những điểm cư trú tại phía bắc của 60°27' N.. Tháng 6/1931, Hallvard Devold, Chủ tich của Norwegian Arctic Trading Company đã cắm cờ của Na Uy tại Myggbukta và ngày 10/7/1931, một tuyên bố của hoàng gia Na Uy đã được công bố, tuyên bố này có nội dung là Đông Greenland là lãnh thổ của Na Uy. Na Uy tuyên bố rằng khu vực này là “terra nullius”: nó không có cư dân thường trực và hầu như khu vực này chỉ có những người săn cá voi Na Uy sử dụng. Khu vực này được định nghĩa là một vùng nằm ở giữa Carlsberg Fjord ở phía Nam và Bessel Fjord ở phía Bắc", trải rộng từ vĩ độ 71°30' đến vĩ độ 75°40' Bắc. Mặc dù không được nói một cách rõ rang trong tuyên bố nhưng vùng này được cho rằng giới hạn bởi vùng bờ biển phía Đông, do đó, Inland Ice lập nên giới hạn phía tây của khu vực này. (The Inland Ice chiếm 5/6 diện tích của Greenland, do đó một dải hẹp dọc bờ biển không có băng thường xuyên) Na Uy và Đan Mạch đồng ý đưa tranh chấp về vùng Đông Greenland lên toà PCIJ vào năm 1933. 2. Lập luận của các bên: Lập luận của phía Đan Mạch - Năm 1919, sau khi Đan Mạch đã thăm dò Nauy với câu hỏi rằng liệu họ có phản đối những lợi ích của Đan Mạch tại Greenland hay không, Bộ trưởng ngoại giao Nauy cơ bản trả lời rằng “ chính phủ Nauy sẽ không gây bất kỳ khó khăn nào để giải quyết câu hỏi này”. Câu hỏi đặt ra là liệu lời phát biểu này – dù là không cấu thành một lời tuyên bố dứt khoát về chủ quyền của Đan Mạch – đã không tạo thành một lời cam kết với Nauy để nước này sẽ nín nhịn việc chiếm đóng bất cứ phần nào của Greenland Phát biểu của phía Na Uy được đưa ra dưới dạng thỏa thuận miệng – unwritten. Theo Công ước Viên, các Hiệp ước phải đưa ra dưới dạng viết, nhưng thỏa thuận này lại được đưa ra trước năm 1980. - Đan Mạch sẵn sàng từ bỏ Spitsbergen cho Nauy để Đan Mạch lấy được Greenland -> Đan Mạch có thiện ý trao đổi với Na Uy để đạt được lợi ích cho cả hai bên. - Trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ và Đan Mạch đã gia nhập một Hiệp ước nhờ đó Hoa Kỳ sẽ không phản đối Đan Mạch mở rộng lợi ích độc quyền của Đan Mạch tại Greenland (năm 1915). Na Uy không phản đối Hiệp ước này. Lập luận của Na Uy: - Tranh luận về vấn đề liệu rằng đó có phải là một hiệp ước hay không bởi nó không được viết bằng văn bản mà chỉ là lời tuyên bố miệng. - Lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy đơn thuần là trả lời yêu cầu của phía Đan Mạch về việc không gây khó dễ cho Đan Mạch trong việc cai trị Greenland. - Theo nguyên tắc chung: Không thể nói rằng chắc chắn những thỏa thuận miệng là không có hiệu lực. Nhưng tuyên bố này của Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy không thể dễ dàng cho là có hiệu lực. ( From general principles - Can't say necessarily that verbal agreements cant be enforced. But from an evidentiary perspective, this type of agreement can't be so easily enforced)  Na Uy có thể có một tuyên bố phủ quyết. Lập luận của Tòa a. Trong thời kì Liên minh Đan Mạch – Na Uy chấm dứt (1814 – 1819), Greenland thuộc quyền cai trị của Na Uy và điều này không phải bàn cãi. Trong quá trình đi đến Hiệp ước Kiel, Quốc vương của Thụy Điển và Na Uy đã gặp Quốc vương của Đan Mạch năm 1819, và đã tuyên bố một cách chính thức rằng quần đảo Faroes, Iceland và Greenland “thuộc về Vương quốc Na Uy một cách chính thức”. Sau đó, Na Uy đã dần dần từ bỏ quyền cai trị của mình với Greenland. Theo Tòa, chủ quyền của Na Uy với Greenland tại thời điểm năm 1819 đã được giải quyết. b. Một loạt các Hiệp ước sau đấy, như Hiệp ước giữa Vương quốc Thụy Điển-Na Uy và Đan Mạch ngày 2 tháng 11 năm 1826, hay các Công ước Universal Postal Convention 1920, 1924 và 1929 đều khẳng định: “quần đảo Faroe và Greenland đều thuộc về Đan Mạch”. Theo hiệp ước năm 1926 và Hiệp ước Kiel, “Greenland” ở đây có nghĩa là tẩt cả vùng Greendland. Na Uy cũng đã công nhận điều này. c. Xét câu trả lời của Ngài M.Ihlen, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy tới Bộ trưởng Đan Mạch ngày 22 tháng 7 năm 1919. Tuyên bố này của ngài M.Ihlen được đưa ra để xác nhận về quyền cai trị của Đan Mạch đối với Greenland. Tòa không thể chấp nhận quan điểm này. Một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng về từ ngữ được dùng và bối cảnh lúc đó, cũng như những hậu quả phát sinh, đã chỉ ra rằng, M. Ihlen không có ý định đưa ra bất kỳ một sự ghi nhận nào về quyền cai trị của Đan Mạch với Greenland, và cũng chỉ ra rằng những lời của ông ta không thể được hiểu theo nghĩa đó. Trong văn bả ghi lại lời của M. Ihlen, đưa ra bởi phía Na Uy và được Đan Mạch chấp thuận, cụm từ mà M.Ihlen dùng được diễn đạt ở thì tương lai. Dịch ra tiếng Anh như sau To-day I informed the Danish Minister that the Norwegian Government would not make any difficulties in the settlement of this question. Đây là câu trả lời cho câu hỏi / yêu cầu của phía Đan Mạch vào ngày 14 tháng 7 năm 1919, rằng Na Uy, trong tương lai, không nên làm gì cản trở Đan Mạch trong việc cai trị Greenland. Câu trả lời của Bộ trưởng Na uy rõ ràng là khẳng định rằng Na Uy đồng ý với yêu cầu trên. Na Uy đã phản đối rằng, việc Đan Mạch muốn mở rộng quyền cai trị lên toàn Greenland đã không được nhắc đến trong yêu cầu của phía Đan Mạch ngày 14 tháng 7 năm 1919. Do đó việc chiếm đóng Greenland của Đan Mạch vào các năm 1920 và 1921 là bất hợp pháp, và nếu phía Na Uy biết được ý định của Đan Mạch, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy đã trả lời khác, và , do đó, tuyên bố này không có hiệu lực. Tòa không thể chấp nhận lời phản đối này. Khó có thể cho là Na Uy không lường trước được hậu quả của việc chấp nhận đề nghị của Đan Mạch. Kết luận này dựa trên bằng chứng rằng, Hoa Kỳ, vào năm 1915, đã nhận được một yêu cầu tương tự như yêu cầu của Đan Mạch với Na Uy năm 1919, và đã hiểu một cách hòan hảo rằng Đan Mạch có kế hoạch muốn độc chiếm Greenland (Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ và Đan Mạch đã gia nhập một Hiệp ước nhờ đó Hoa Kỳ sẽ không phản đối Đan Mạch mở rộng lợi ích của Đan Mạch tại Greenland.) Và Tòa càng khó khăn hơn trong việc chấp nhận lời phản bác của Đan Mạnh, vì sự độc chiếm Greenland, là quyền của Đan Mạch trong thời kỳ liên minh Đan Mạch – Na Uy vào thế kỷ 18. Một điểm đáng chú ý nữa rằng, trong một văn bản do phía Na Uy có viện dẫn, lập ngày 3/11/1916, có một phần xác nhận rằng quyền cai trị của Đan Mạch tại thời điểm đó bao trùm lên toàn vùng Greenland. Do đó, Tòa không thể chấp nhận phản bác của phía Na Uy. Tòa cho rằng lời tuyên bố đang ràng buộc đối với quốc gia mà Bộ trưởng thuộc về. Nauy buộc phải từ bỏ mọi hành động thách thức quyền cai trị của phía Đan Mạch đối với toàn bộ Greenland. 3. Phán quyết cuối cùng: Vì những lý do này Tòa với 12 phiếu 1) quyết định rằng lời công bố ban hành sự chiếm đóng của chính phủ Nauy vào ngày 10/7/1931 và những bước tiến hành của Chính phủ Nauy về vấn đề này cấu thành một sự vi phạm tình trạng pháp luật hiện hành; là bất hợp pháp và vô hiệu lực 2) Bác bỏ những ý kiến phản đối của chính phủ Nauy 3) Tuyên bố rằng không cần thiết phải làm sai lệch quy định chung được quy định tại điều 64 của Quy chế trong đó mỗi Thành viên sẽ phải tự chịu án phí Được viết bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, bản tiếng Anh là bản chính thức, tại Peace Palace, the Hague, ngày thứ năm của tháng 4, một nghìn chin trăm và ba mươi ba, trong 3 bản copi, một trong số chúng sẽ được đưa vào hồ sơ lưu trữ của Tòa và những bản khác sẽ được chuyển tới những Cơ quan thuộc chính phủ của vương quốc Đan Mạch và chính phủ của vương quốc Nauy lần lượt theo thứ tự. 4. Những tranh cãi sau đó Thẩm phán.Anzilotti, thẩm phán ad hoc Vogt tuyên bố rằng họ không thể đồng tình với phán quyết của Tòa và đang sử dụng quyền của mình theo điều 57 của Quy chế, để gắn kèm vào phán quyết của tòa những ý kiến bất đồng tiếp theo. Trong khi đó, Thẩm phán Mm Shucking và thẩm phán Wang thì đồng tình với phán quyết của Tòa, thêm vào đó đã gắn kèm những quan sát tiếp theo. Tham khảo: Phản bác của thẩm phán Anzilotti Chính phủ Đan mạch yêu cầu Toà đưa ra một phán quyết rằng “sự ban hành chính thức của chính phủ Na Uy bản tuyên bố về sự chiếm giữ ngày 10/7/1931 và bất cứ bước nào Na Uy thực hiện liên quan đến vấn đề này đều thiết lập nên một sự vi phạm đối với hoàn cảnh pháp luật đang tồn tại và đó là những hành vi trái luật và không có hiệu lực” Do sự chiếm đóng của Na Uy bị ảnh hưởng bởi sự vi phạm một sự cam đoan đã có hiệu lực, sự chiếm đóng này thiết lập một sự vi phạm đối với với hoàn cảnh pháp lý hiện hành và do đó nó trái luật: trong phạm vi của Toà, theo đó, Toà thừa nhận lập luận của chính phủ Đan Mạch. Mặt khác, với vấn đề trên quan điểm tôi đã trình bày và ngoài ra còn có những câu hỏi khác [95] mà tôi không đưa ra để xem xét tại đây, Toà không thể tuyên bố việc chiếm đóng đó là không có cơ sở, nếu khía niệm “không có cơ sở/hiệu lực – invalid” có nghĩa là “ không có giá trị/ khôn có hiệu lực nữa”. Một hành động theo luật không tồn tại nếu nó thiếu những nhân tố chắc chắn cần thiết cốt yếu cho sự tồn tại của nó. Đó có thể là sự chiếm đóng lãnh thổ thuộc về một quốc gia khác, bởi tình trạng của “vùng đất không thuộc về bên nào – terra nullis” là nhân tố cốt yếu để cho quyền sự chiếm đóng để phù hợp như là một phương tiện chiếm giữ chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, điều đó không có giá trị trong trường hợp sự chiếm giữ một phần lãnh thổ không thuộc về bên nào bởi một quốc gia có toàn quyền theo đúng luật quốc tế, merely because the occupying State had undertaken not to occupy it. Do đó, nó tán thành cho CP Na Uy được huỷ bỏ sự chiếm giữ được tiến hành bất hợp pháp mà không có gì thiệt hại cho quyền lợi của chính phủ Đan Mạch đệ đơn lên toà như là sự bồi thường cho những thiệt hại do những hành động trái luật để chính thức công nhận nghĩa vụ đó. (Judgment .13, p. 47). Chính phủ Na Uy, tới lượt mình đã đệ lên toà lập luận của mình phản hồi cho những vấn đề phía ĐM đưa ra: "Đan Mạch không sở hữu chủ quyền với vùng Eirik Raudes Land ;Na Uy đã chiếm giữ chủ quyền với vùng đất này ". Theo quan điểm của tôi, lập luận này đi theo những tranh tụng viết và tranh tụng miệng mà đoạn đầu tiên được thiết kế để cung cấp cơ sở cho đoạn thứ hai và do đó chỉ có duy nhất một lập luận mà mục tiêu của nó là để giành được tuyên bố của Toà rằng sự chiếm giữ được thực hiện bởi chính phủ Na Uy là đúng luật và có hiệu lực. Lập luận đó, theo tôi cần phải bị bác bỏ bởi hành động trái luật không thoả mãn được những cơ sở của một hành động đúng luật. (Ký tên) D. Anzilotti
Luận văn liên quan