Tiểu luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho mặt hàng gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) giai đoạn 2011–2015

Vào ngày 23 tháng 7 năm 1976, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ-76, do Chủ tịch tỉnh Trần Tấn Thời ký, thành lập Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX. Tháng 9/1976, ANGIMEX chính thức đi vào hoạt động. Năm 1979: Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang, trụ sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1982: Thành lập Trạm giao nhận TP. Hồ Chí Minh (nay là Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh). Năm 1988: Đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang. ANGIMEX được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp. Năm 1991: Thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU. Năm 1992: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang. Năm 1998: Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam. Năm 2000: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ hai của Honda Việt Nam. Năm 2004: Thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX. Năm 2005: Khai trương đại lý điện thoại S-Fone – ANGIMEX. Năm 2006: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ ba của Honda Việt Nam. Năm 2007: ANGIMEX góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua hệ thống siêu thị. Năm 2008: ANGIMEX chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thành lập Nhà máy Gạo an toàn. Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú ra thị trường với sự hợp tác giữa ANGIMEX và Saigon Co.op. Khai trương Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ sửa chữa do Honda ủy nhiệm. Tạm ngưng kinh doanh điện thoại. Năm 2009: Nhãn hàng gạo An Gia, Mục Đồng của ANGIMEX ra mắt thị trường nội địa. ANGIMEX giới thiệu hai công cụ hỗ trợ cho người nông dân: Phần mềm Tính hiệu quả sản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu. Chuyển giao Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT cho đối tác mới. Năm 2010: Khai trương dịch vụ của Trung tâm Honda ANGIMEX “Đổi xe cũ lấy xe mới”. ANGIMEX là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân vi sinh Dasvila tại thị trường An Giang.

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho mặt hàng gạo xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) giai đoạn 2011–2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ((( NHÓM 1_DH8QT1 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh TIỂU LUẬN NHÓM TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ((( NHÓM 1_DH8QT1 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX) GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh TIỂU LUẬN NHÓM Thành viên nhóm: Châu Kim Châu: DQT073422 Đoàn Minh Tuấn: DQT073478 Nguyễn Văn Thiệt: DQT073469 Lê Thị Ánh Tuyết: DQT073479 Nguyễn Thị Ngọc Mỹ: DQT073445 Nguyễn Thị Yến Nhi: DQT073450 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX 1 1.1. Tổng quan về công ty 1 1.2. Lĩnh vực hoạt động: 1 1.3. Năng lực sản xuất 1 1.4. Quá trình hình thành 1 1.5. Kết quả xuất khẩu gạo trong các năm gần đây 2 1.6. Tầm nhìn và sứ mệnh 2 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 3 2.1. Yếu tố kinh tế 3 2.2. Yếu tố nhân khẩu học 4 2.3. Yếu tố chính trị 4 2.4. Yếu tố tự nhiên 5 2.5. Yếu tố công nghệ 6 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP 8 3.1. Khách hàng 8 3.2. Đối thủ cạnh tranh 9 3.2.1. Tổng quan về cạnh tranh trong ngành 9 3.2.2. Xác định đối thủ cạnh tranh 9 3.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh 10 3.3. Đối thủ cạnh trạn tiềm ẩn 13 3.4. Nhà cung cấp 14 3.5. Sản phẩm thay thế 15 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 16 4.1. Chuỗi giá trị của công ty Angimex 16 4.2. Các hoạt động chủ yếu 17 4.2.1. Hậu cần đầu vào 17 4.2.2. Vận hành 17 4.2.3. Hậu cần đầu ra 18 4.2.4. Marketing và bán hàng 18 4.3. Các hoạt động hỗ trợ 19 4.3.1. Thu mua 19 4.3.2. Phát triển công nghệ 19 4.3.3. Quản trị nguồn nhân lực 19 4.3.4. Cơ sở hạ tầng 19 4.4. Ma trận đánh giá nội bộ: 23 CHƯƠNG V: CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY ANGIMEX 24 5.1. Mục tiêu của công ty đến năm 2015 24 5.2. Đề ra một số giải nhóm giải pháp chính để thực hiện chiến lược 25 5.2.1. Chiến lược tích hợp dọc về phí trước 25 5.2.2. Chiến lược tích hợp dọc về phía sau 26 5.2.3. Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo cao cấp 26 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ANGIMEX Tổng quan về công ty Ngày thành lập: 23 – 7 – 1976 Tên giao dịch trong nước: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG. Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY Tên viết tắt: ANGIMEX Tiền thân: CÔNG TY NGOẠI THƯƠNG AN GIANG. Địa chỉ công ty: 01 Ngô Gia Tự - TP.Long Xuyên – An Giang Điện thoại: 0763. 842 625, 0763. 841 548, Fax: 0763. 843 239, 0763. 842 625 Email: angimex-ag@hcm.vnn.vn Website: Mã số thuế: 1600230737 Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo tiêu thụ nội địa, cung ứng xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Kinh doanh xe mô tô và phụ tùng qua hệ thống cửa hàng do HONDA Việt Nam ủy nhiệm. Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…). Liên doanh với Công ty Kitoku Shinryo (Nhật Bản) thành lập Công ty TNHH ANGIMEX – KITOKU, chuyên trồng, sản xuất, chế biến các loại gạo, nếp: Jasmine, Japonica. Liên doanh với Sài Gòn CO.OP, Sài Gòn SATRA và AFIEX An Giang, thành lập Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn – An Giang hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, siêu thị. Năng lực sản xuất ANGIMEX có năng lực sản xuất 350.000 tấn gạo/năm với hệ thống các nhà máy chế biến lương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi, sức chứa kho trên 80.000 tấn và hệ thống máy xay xát, lau bóng gạo hiện đại, chất lượng sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Quá trình hình thành Vào ngày 23 tháng 7 năm 1976, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ-76, do Chủ tịch tỉnh Trần Tấn Thời ký, thành lập Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX. Tháng 9/1976, ANGIMEX chính thức đi vào hoạt động. Năm 1979: Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang, trụ sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1982: Thành lập Trạm giao nhận TP. Hồ Chí Minh (nay là Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh). Năm 1988: Đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang. ANGIMEX được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp. Năm 1991: Thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU. Năm 1992: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang. Năm 1998: Thành lập đại lý  ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam. Năm 2000: Thành lập đại lý  ủy nhiệm thứ  hai của Honda Việt Nam. Năm 2004: Thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT – ANGIMEX. Năm 2005: Khai trương đại lý điện thoại S-Fone – ANGIMEX. Năm 2006: Thành lập đại lý  ủy nhiệm thứ ba của Honda Việt Nam. Năm 2007: ANGIMEX góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua hệ thống siêu thị. Năm 2008: ANGIMEX chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thành lập Nhà máy Gạo an toàn. Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú ra thị trường với sự hợp tác giữa ANGIMEX và Saigon Co.op. Khai trương Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ sửa chữa do Honda ủy nhiệm. Tạm ngưng kinh doanh điện thoại. Năm 2009: Nhãn hàng gạo An Gia, Mục Đồng của ANGIMEX ra mắt thị trường nội địa. ANGIMEX giới thiệu hai công cụ hỗ trợ cho người nông dân: Phần mềm Tính hiệu quả sản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu. Chuyển giao Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin NIIT cho đối tác mới. Năm 2010: Khai trương dịch vụ của Trung tâm Honda ANGIMEX “Đổi xe cũ lấy xe mới”. ANGIMEX là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân vi sinh Dasvila tại thị trường An Giang. Kết quả xuất khẩu gạo trong các năm gần đây Trong giai đoạn từ 2003 – 2005, sản phẩm gạo xuất khẩu tại Angimex chủ yếu là những loại gạo cấp trung bình thấp 15% và 25% tấm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây công ty đang đẩy mạnh việc chế biến những sản phẩm gạo chất lượng cao 5% tấm, Jasmine và gạo nếp để mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu như: Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia…, thị trường Châu Phi, Châu Âu, Canada, Australia chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 2007 Angimex xuất khẩu chiếm 3,11% tổng sản lượng xuất khẩu cả nước, năm 2008 chiếm 2,88% và năm 2009 chiếm 2,16% tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước. Tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành một trong năm công ty xuất khẩu gạo hàng đầu cả nước vào năm 2015. Sứ mệnh: Angimex không ngừng đa dạng hóa các chủng loại gạo, mở rộng lãnh thổ phân phối nhằm phát triển hơn vị trí hiện tại trên thị trường. Bên cạnh đó Angimex luôn là nơi chia sẻ trách nhiệm ươm mầm và phát triển tài năng cùng xã hội. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Yếu tố kinh tế Đầu năm 2010, lãi suất cho vay là khoảng 18% - 20%. Vào tháng 4, với sự can thiệp của chính phủ và ngân hàng nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay xuống tối đa là 15%, đối với các trường hợp đặc biệt là 18%. Vào đầu tháng 7, các ngân hàng thương mại đồng thuận giảm lãi suất cho vay xuống còn 12%- 12,5% và hiệp hội phấn đấu vào tháng 9/2010 lãi suất xuống mức khoảng 10,2%-10,5%/năm và theo Standard Chartered, Lãi suất cơ bản sẽ ở mức khoảng 10% trong năm 2011. Lãi suất cho vay giảm dần dẫn đến chi phí trả lãi vay sẽ giảm và từ đây lợi nhuận của công ty sẽ tăng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay giảm là điều kiện để công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay với các đối tượng trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn các đối tượng khác, đây là cơ hội rất thuận lợi cho các công ty xuất khẩu trong đó có công ty xuất khẩu gạo Angimex và đồng thời cũng làm gia tăng lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới. Để cân bằng cán cân thương mại, nhà nước buộc phải điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng VND và đồng USD, tỷ giá đồng nội tệ giảm và tỷ giá đồng USD tăng, cụ thể vào ngày 17/8/2010 tỷ giác tăng từ 18.544 VND lên 18.932 VND (tăng gần 2,1%) và ngày 6/9 thì từ 18.932 VND lên 19.500 VND .Theo Standard Chartered cho rằng tỷ giá giữa USD-VND sẽ giữ mức 19.900 vào cuối năm nay (cao hơn mức 19.600 đồng trong báo cáo trước đó). Đến cuối quý một năm 2011, một USD có thể đổi được 20.000 đồng và con số này sẽ là 20.800 đồng vào cuối năm, đồng Việt Nam mất giá sẽ không có lợi cho tình hình nhập siêu của nước ta. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Jonathan Pincus, thuộc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định: “Tôi không cho là việc giảm giá đồng nội tệ 2% có thể có nhiều tác động đối với thâm hụt thương mại. Nhưng tôi cho rằng, tiền đồng vẫn đang được định giá cao hơn so với giá trị thực và đây là một bước đi đúng hướng”, nhận định cho thấy trong thời gian tới tỷ giá USD/VN còn tăng và sẽ thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng, điều này rất có lợi cho cộng ty xuất khẩu và làm gia tăng lợi nhuận của các công ty trong thời gian tới trong đó có công ty Angimex. Bên cạnh đó, Tăng trưởng GDP năm 2011 dự kiến tăng 7,2%, Việt Nam cùng với Indonesia và Ấn Độ là 3 nước Châu Á duy nhất có mức tăng trưởng năm 2011 cao hơn năm 2010. Tăng trưởng GDP tăng cho thấy thu nhập và mức sống của người dân tăng vì vậy nhu cầu của mỗi người dân cũng được nâng cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó các doanh nghiệp phải ra sức thay đổi và đáp ứng ngày càng cao cho khách hàng. Dự kiến lạm phát năm 2011 ở mức 10,5%, ở mức lạm phát này tương đối cao vì vậy giá nguyên liệu đầu vào công nghiệp tăng (xi măng, thép, ga, phân bón…) và giá các mặt hàn thiết yếu tăng (gạo, muối, sữa, đường…). Đây là cơ hội cũng như thách thức đối với các công ty, trong đó có công ty Angimex. Yếu tố nhân khẩu học Hiện nay, cơ cấu dân số Việt Nam được các nhà nhân khẩu học trong và ngoài nước phân tích và nhận định là “cơ cấu dân số vàng”. Dân số Việt Nam vừa bước vào giai đoạn có nhiều người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có tay nghề rất khan hiếm, cả nước chỉ có 13,3% nhân lực có tay nghề. Trong dó, 2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% trung cấp, 1,6% cao đẳng, 4,2% đại học và 0,2% trên đại học. Tín hiệu này cho thấy nguồn nhân lực có tay nghề đang bị cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường. Cuộc cạnh tranh này càng gay gắt hơn khi giai đoạn cơ cấu dân số vàng bắt đầu cũng là dấu hiệu báo tin dân số nước ta đang già hóa. Theo dự báo, nước ta sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2015. Từ đây có thể cho thấy rằng, vấn đề nguồn nhân lực là một thách thức cho Angimex và các công ty trong ngành trong vấn đề chiêu mộ và giữ chân nhân tài trong hiện tại và thời gian sắp tới. Yếu tố chính trị Chính phủ đã thành lập quỹ đầu tư, hỗ trợ nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo thu nhập cho nông dân. Quỹ này sẽ hoạt động ngay trong năm 2010, bảo đảm những hỗ trợ sẽ đến tận tay người dân. Ngoài ra, quỹ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân vay không lãi suất (hoặc hỗ trợ lãi suất) để đầu tư xây dựng hệ thống liên hoàn gồm: sấy lúa, xay xát, kho bảo quản... hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo. Bên cạnh đó, VFA sẽ hỗ trợ máy tính cho hơn 1.300 xã trồng lúa, mỗi xã 2-3 máy tính kết nối Internet để nông dân truy cập thông tin phục vụ sản xuất lúa. Bên cạnh những vấn đề trên thì Bộ Công Thương đã đưa ra quyết định là thương nhân tham gia xuất khẩu gạo cần đáp ứng một số điều kiện nhất định như phải có cơ sở xây xát, chế biến với công suất tương ứng để đảm bảo được khả năng tham gia thị trường một cách có hiệu quả. Nhưng để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp thu trong thay đổi mới bộ cố gắn hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực từ việc chuyển đổi cơ chế điều hành kinh doanh gạo. Bên cạnh những cơ hội cho các doanh nghiệp nêu trên thì cũng có một số thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải là do năm 2011 các doanh nghiệp nước ngoài cũng được tham gia hoạt động kinh doanh, xuất khẩu gạo của Việt Nam. Điều kiện tham gia đang được xây dựng trong Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo, trong đó Bộ sẽ điều tiết tất cả các hoạt động liên quan đến các vấn đề đăng ký hợp đồng thương mại, quy định giá sàn, các vấn đề hiện nay là đang thực hiện theo NĐ 12 với dạng 1,2 điều trong vòng 1,2 trang chúng ta sẽ được thể chế hoá dưới dạng là NĐ của Chính phủ về việc kinh doanh xuất khẩu lúa gạo. Yếu tố tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước. Đây là vùng nguyên liệu dồi dào cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng lúa gạo. Tuy nhiên, ngày nay do biến đổi khí hậu đã làm cho trái đất ngày càng nóng lên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành về sản lượng cũng như chất lượng của nguồn nguyên liệu. Đánh giá của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP): Việt Nam, nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Khi mực nước biển tăng 1 mét, ở Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn thóc). Nhiệt độ gia tăng 10C đủ làm rút ngắn chu kỳ sinh trưởng nhất là thời gian từ trổ đến chín ngắn hơn, lá cờ chết sớm hơn, hậu quả là chất bột sản xuất ít hơn và chuyển đến hạt ít hơn, vì vậy hạt lép nhiều và trọng lượng hạt nhỏ hơn. Bênh cạnh đó, cỏ dại cũng sẽ phát triển nhiều hơn Và tấn công vào các đồng lúa làm giảm năng suất lúa và tăng chi phí sản xuất lúa của nông dân. Theo các nhà khoa học thì cỏ dại sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khi nhiệt độ tăng thêm 10C và CO2 tăng gấp đôi. Song song với cỏ dại thì sâu bệnh cũng sẽ diễn biến rất phức tạp. Tại An Giang trong vụ hè thu năm 2010, bệnh lem lép hạt phát triển trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài và đan xen có mưa rào, trên diện tích nhiễm hơn 6.293 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng có 10 ha, xu hướng lây lan nhanh. Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang cũng đã đưa ra dự báo tính hình, khả năng xuất hiện của các loại sâu bệnh; khuyến cáo nông dân cần lưu ý đối với các đối tượng gây hại; nhất là các vùng đất sản xuất hè thu muộn và chuyển tiếp sản xuất vụ thu đông. Tình hình nguồn nguyên liệu đang giảm sút dần cả về sản lượng và chất lượng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành. Tình hình này làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt hơn. Do đó, dòi hỏi Angimex cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành phải chủ động trong khâu thu mua nguyên liệu để đảm bảo đủ nguyên liệu cung cấp. Yếu tố công nghệ Có thể nói, cây lúa không chỉ là cây trồng chủ lực của ĐBSCL mà còn là cây đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp lúa gạo cho thị trường thế giới. Thành tựu cơ bản trong sản xuất lúa gạo Việt Nam trong các năm qua nhờ vào các yếu tố như: nghiên cứu cải tiến giống lúa, thay đổi từ giống lúa mùa một vụ năng suất thấp (1,5-2 tấn/ha) sang các giống lúa cao sản chất lượng cao (6-8 tấn/ha), ngắn ngày (85-100 ngày) nên dễ dàng tăng vụ (2-3 vụ/năm), từ đó làm gia tăng sản lượng. Công tác đầu tư thủy lợi, xả phèn, rửa mặn, cải tạo đất hoang hóa, chủ động tưới tiêu, tạo tiền đề cho các giống lúa thích nghi phát triển, nhờ đó diện tích gieo trồng được mở rộng. Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác khai hoang, thủy lợi đã mở rộng diện tích trồng lúa, công tác nghiên cứu giống, công tác khuyến nông… đã giúp ĐBSCL nâng sản lượng lúa từ 4,2 triệu tấn năm 1976 lên trên 21 triệu tấn vào năm 2009. Thành quả đó đã góp phần quan trọng vào ANLT quốc gia và chiếm tỷ trọng trên 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nhu cầu về lúa gạo nhiều hơn, đa dạng hơn, tạo thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn. Với việc đẩy mạnh chuyển giao các giải phát kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cao trong sản xuất lúa để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân. Đặc biệt, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo vùng ĐBSCL từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản, tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo. “Nhằm góp phần vì một nền an ninh lương thực bền vững, đồng thời giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập ngay trên đất của mình, trong dịp này chúng tôi chuyển giao kỹ thuật tiên tiến để thích ứng” - bà Jenny Wang nhấn mạnh: “Một trong những giải pháp đó là cùng nông dân trồng lúa khoẻ”. Vì vậy, bên cạnh tổ chức tham quan thực tế đồng ruộng, những phương tiện đơn giản hỗ trợ cho nền sản xuất tiên tiến, như: Giàn phun cánh trượt, máy đánh rãnh đường nước..., trong suốt 4 ngày hoạt động, Expo Syngenta còn mời chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực cây lúa chuyển giao công nghệ trồng lúa hiện đại cho nông dân. Ngoài ra, với sự ra đồi của Mô hình công nghệ sinh thái là mô hình ứng dụng trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch đến, diệt trừ các loại sâu rầy hại lúa, giúp nông dân ít hoặc không sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường. Áp dụng quan điểm này, các nhà côn trùng học ở Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế ( IRRI ) đã thực hiện đề tài này tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Thí nghiệm đã bắt đầu từ tháng 11 năm 2009. Từ việc trồng hoa trên bờ ruộng đã mang lại nhiều lợi ích như:  thu hút thiên địch ký sinh và ăn mồi đến cư ngụ trong đó có nhện, kiến ba khoang phát triển mạnh và chúng được sử dụng như một đội quân bảo vệ lúa, trực tiếp tấn công các loài sâu rầy mà không cần phun thuốc hóa học. Thực tế cho thấy những ruộng lúa có trồng hoa dọc theo bờ thì số lần phun thuốc trừ sâu giảm hẵn so với ruộng đối chứng. Hơn nữa, với lực lượng thiên địch đến ruộng đông đúc để lấy mật hoa đã tạo sự đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái. Đặc biệt, mô hình này rất thích hợp đối với những vùng lúa gần khu vực nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, chung quanh bờ ruộng có nhiều hoa với màu sắc sặc sỡ, tạo mỹ quan cho cánh đồng , điều đó cũng làm cho người nông dân phấn khởi, thoải mái khi đi thăm ruộng. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP Khách hàng Khách hàng của ngành gạo xuất khẩu được phân thành hai nhóm chính: Nhóm khách hàng gián tiếp: Nhóm khách hàng này là những người tiêu dùng gạo cuối cùng ngoài nước. Theo ông Trương Thanh Phong chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, “trong chín tháng đầu năm nay, chỉ có Việt Nam xuất khẩu gạo tăng cả lượng và giá trị, còn lại những nước có lượng xuất khẩu gạo lớn trước đây như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đều giảm. Trong khi đó, nhu cầu gạo thế giới lại tăng khá mạnh do thời tiết bất thường dẫn đến mất mùa tại nhiều nơi. Indonesia sau khi thông báo xuất khẩu gạo hồi đầu năm hiện phải quay sang nhập khẩu do mất mùa”. Như vậy nhu cầu của nhóm khách hàng này là rất lớn, hứa hẹn đây là tiềm năng rất khả quan cho các công ty trong ngành. Tuy đây là nhóm khách hàng có nhiều tiềm năng nhưng họ không có khả năng gây sức ép cho các công ty trong ngành vì họ mua gạo chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số của các công ty trong ngành Nhóm khách hàng trực tiếp: đây là nhóm khách hàng mục tiêu của các công ty trong ngành bao gồm các công ty nhập khẩu gạo nước ngoài, nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số của các công ty trong ngành, chiếm 86% tổng doanh thu của Angimex năm 2006. Tuy nhiên, lượng mua của các công ty này lại phụ thuộc vào nhu cầu của nhóm khách hàng gián tiếp. Do đó, khi nhu cầu của nhóm khách hàng gián tiếp thay đổi thì lượng gạo mà các nhóm trực tiếp cần nhập sẽ thay đổi theo. Đặc điểm của nhóm khách hàng trực tiếp là: Họ đòi hỏi các công ty trong ngành cung cấp gạo đúng với hợp đồng. Sản phẩm gạo không có sự khác biệt nhiều giữa các công ty trong ngành. Chính vì thế các công ty nhập khẩu sẽ đòi hỏi giá cạnh tranh từ các công ty trong ngành. Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép lớn cho các công ty trong ngành vì các lý do sau: Nhóm khách hàng này mua với số lượng lớn trong tổng doanh số của các công ty trong ngành. Họ là nhà phân phối gạo của các công ty trong ngành đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm khách hàng này có đầy đủ thông tin về nhóm khách hàng gián tiếp, giá cả gạo trên thị trường. Sản phẩm gạo không có sự khác biệt nhiều giữa các công ty t
Luận văn liên quan