Bước vào thế kỷ 21, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, ngành ngân
hàng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn, đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thế giới đang từng bước vượt qua khủng hoảng.
Mặc dù kinh tế trong nước đã lạc quan hơn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn
không cảm thấy “dễ thở” trước sức ép để tồn tại và phát triển. Tìm kiếm một chiến
lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng tính cạnh
tranh, nâng cao vị thế quy mô của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay trở thành
nhu cầu cấp thiết của mỗi ngân hàng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược
kinh doanh cho ngành ngân hàng thương mại đến 2015”.
37 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngành ngân hàng thương mại đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Xây dựng chiến lược kinh doanh
cho ngành ngân hàng thương mại
đến 2015
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Bước vào thế kỷ 21, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, ngành ngân
hàng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn, đặc biệt là trong
giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thế giới đang từng bước vượt qua khủng hoảng.
Mặc dù kinh tế trong nước đã lạc quan hơn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn
không cảm thấy “dễ thở” trước sức ép để tồn tại và phát triển. Tìm kiếm một chiến
lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng tính cạnh
tranh, nâng cao vị thế quy mô của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay trở thành
nhu cầu cấp thiết của mỗi ngân hàng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược
kinh doanh cho ngành ngân hàng thương mại đến 2015”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm rõ lỹ luận tổng quan về chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến
lược kinh doanh
- Đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng thông qua
việc phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng
- Đề xuất hệ thống giải pháp chiến lược kinh doanh cho ngành ngân hàng
thương mại đến 2015.
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh:
Thuật ngữ “chiến lược” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dùng trong
quân sự và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau do sự tiếp cận trong nghiên
cứu. Theo từ điển Larous: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để
dành chiến thắng”. Học giả Đào Duy Anh, trong từ điển tiếng Việt đã viết: “Chiến
lược là các kế hoạch đặt ra để dành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận”.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh
doanh và thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh” ra đời. Quan niệm chiến lược kinh
doanh phát triển dần theo thời gian và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác
nhau.
Năm 1962, Chandler định nghĩa chiến lược kinh doanh là “việc xác định
các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một
chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện
mục tiêu này”.
Đến những năm 1980, Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn
“Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính
sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”
Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi
trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “chiến lược là định hướng và
phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức
thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp
ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan”.
Xuất phát từ cách tiếp cận cạnh tranh, giáo sư nổi tiếng về chiến lược kinh
doanh của trường Đại học Harvard Michael L. Porter cho rằng: “Chiến lược kinh
doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc và phòng thủ”.
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là
phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả
năng khai thác. Theo cách phát biểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được
dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực
hiện mục tiêu đó.
Ngày nay, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực ở cả phạm vi vĩ mô cũng như vi mô. Ở phạm vi doanh nghiệp
ta thường gặp thuật ngữ chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược công ty, quản trị
chiến lược… Sự xuất hiện các thuật ngữ này không đơn thuần là sự vay mượn.
Các khái niệm chiến lược đều bắt nguồn từ sự cần thiết khách quan trong thực tiễn
quản trị của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay.
Có thể nói việc xây dựng và thực hiện chiến lược thực sự đã trở thành một
nhiệm vụ hàng đầu và là một nội dung, chức năng quan trọng của quản trị doanh
nghiệp, nó đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.
Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ
thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài
hạn của doanh nghiệp”.
Một chiến lược kinh doanh tốt là chiến lược trong đó công ty có thể chiếm
được lợi thế chắc chắn so với đối thủ với chi phí có thể chấp nhận được.
1.2. Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh:
1.2.1. Xác định mục tiêu
Mục tiêu chiến lược là những đích mong muốn đạt tới của doanh nghiệp.
Nó là sự cụ thể hóa mục đích của doanh nghiệp về hướng, quy mô, cơ cấu và tiến
trình triển khai theo thời gian. Trong cơ chế thị trường nhìn chung các doanh
nghiệp theo đuổi ba mục đích chủ yếu là sự tồn tại, phát triển và đa dạng hóa. Hệ
thống mục tiêu chiến lược còn thể hiện các mong muốn phải đạt tới các kết quả cụ
thể nhất định trong thời kỳ chiến lược. Thường có hai loại mục tiêu: ngắn hạn và
dài hạn.
+ Mục tiêu dài hạn: là toàn bộ kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh
nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian dài hơn một năm, với các nội dung
cụ thể: mức lợi nhận, năng suất, vị thế cạnh tranh, phát triển việc làm, quan hệ
cộng đồng, vị trí công nghệ, trách nhiệm xã hội.
+ Mục tiêu ngắn hạn: là các kết quả cụ thể doanh nghiệp kỳ vọng đạt được
trong một chu kỳ, được lượng hóa thành con số.
Nguyên tắc khi xác định mục tiêu
+ Phải rõ ràng trong từng thời gian tương ứng và phải có mục tiêu chung
cũng như mục tiêu riêng cho từng lĩnh vực hoạt động
+ Các mục tiêu phải đảm bảo tính liên kết, tương hỗ lẫn nhau, mục tiêu này
không cản trở mục tiêu khác
+ Phải xác định được mục tiêu ưu tiên. Điều đó thể hiện tính thứ bậc của
mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đối với doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
1.2.2. Đánh giá các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh:
Hình 1.1: Những cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh
Môi trường vĩ mô
1. Các yếu tố kinh tế
2.
Các
yếu
tố tự
nhiên
, xã
hội
3. Các
yếu tố
chính
trị
pháp
lý
Môi trường vi mô
1. Các đối thủ cạnh tranh
2. Khách
hàng
3. Nhà
cung
cấp
4. Các
đối thủ
tiềm ẩn
5.
Hàng
hoá
thay
thế
1. Nhân sự
2. Tài chính
3. Vận hành sản xuất
4. Marketing
5. Hệ thống thông tin
6. R&D
Môi trường nội bộ
● Yếu tố kinh tế:
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành
công hay thất bại của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh
nghiệp thường phân tích là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối
đoái và tỷ lệ lạm phát. Mỗi yếu tố trên đều có thể là cơ hội kinh doanh cho doanh
nghiệp, cũng có thể là mối đe doạ đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc
phân tích yếu tố môi trường kinh tế giúp cho các nhà quản lý tiến hành các dự báo
và đưa ra kết luận về những xu thế chính của sự biến đổi môi trường tương lai, là
cơ sở cho dự báo ngành và dự báo thương mại.
● Yếu tố tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, nguồn năng lượng,
môi trường tự nhiên được coi là những yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của nhiều ngành công nghiệp, nhiều doanh nghiệp. Đe dọa của những thay
đổi không dự báo được về khí hậu, sự khai thác tài nguyên bừa bãi, ô nhiễm môi
trường đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết ở cấp quốc gia và quốc tế, nên
không thể coi là ngoài cuộc đối với doanh nghiệp.
● Yếu tố xã hội:
Các yếu tố như dân số, cơ cấu dân cư, tỷ lệ tăng dân số, tôn giáo, chuẩn
mực đạo đức, phong tục tập quán, trình độ dân trí, thị hiếu… là những nhân tố
chính trong việc hình thành thị trường sản phẩm và thị trường các yếu tố sản xuất.
Các yếu tố này thường biến đổi chậm nên các doanh nghiệp thường dễ lãng quên
khi xem xét những vấn đề chiến lược.
● Yếu tố chính trị và pháp lý:
Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp
theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro
thật sự cho doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm: các chính sách nhà nước về
phát triển kinh tế, quy chế, luật lệ, chế độ tiền lương, thủ tục hành chính… do
chính phủ đề ra cũng như sự ổn định về chính trị, chi tiêu của chính phủ.
● Yếu tố công nghệ:
Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh
của các lĩnh vực, ngành cũng như nhiều doanh nghiệp. Thực tế trên thế giới đã
chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực,
nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoặc hoàn
thiện hơn. Do đó, việc phân tích và phán đoán biến đổi công nghệ là rất quan trọng
và cấp bách hơn lúc nào hết. Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng đến chu kỳ sống
của một sản phẩm hay một dịch vụ, đến các phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu
cũng như thái độ ứng xử của người lao động.
Chương 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ CHIẾN
LƯỢC CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Tổng quan về ngành tài chính ngân hàng hiện nay:
Lịch sử ngành ngân hàng thế giới đã hình thành và phát triển từ rất sớm.
Vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, hình thức ngân hàng sơ khai được
nhiều nhà sử học cho rằng đã hình thành trước khi phát minh ra tiền. Hoạt động
của ngân hàng phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên ở vùng
Địa Trung Hải. Theo thời gian, hệ thống Ngân hàng vẫn tiếp tục phát triển cùng
với sự tiến bộ của xã hội loài người với vai trò và ảnh hưởng ngày một quan trọng
và sâu sắc hơn.
Sau chiến tranh thế giới, do nhu cầu tái thiết Châu Âu và xây dựng kinh tế
tại các nước tư bản, hàng loạt những Ngân hàng lớn ra đời. Tại Việt Nam, lịch sử
hình thành các Ngân hàng đã gắn liền với lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược
và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp và
chống Mỹ.
Lịch sử thế giới đương đại đang chứng kiến những biến cố lớn về kinh tế,
chính trị và xã hội với căn nguyên sâu xa bắt đầu từ những trục trặc của hệ thống
Ngân hàng quốc tế.
Vậy Ngân hàng là gì? Trước tiên Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài
chính - tức là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người đi vay và
người cho vay theo phương thức gián tiếp. Xem xét trên phương diện những loại
hình dịch vụ mà chúng cung cấp thì: Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục và dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng,
tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so
với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Các dịch vụ chính của Ngân hàng là: huy động tiền gửi và cho vay, thanh
toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh tài trợ thương mại, dịch vụ thanh
toán thẻ, chuyển tiền… cho các cá nhân và tổ chức kinh tế.
Hình 2-1: Những chức năng cơ bản của Ngân hàng đa năng ngày nay
Trong 10 năm qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn
mạnh về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của ngành Ngân hàng nằm trong
bối cảnh chung của nền kinh tế trong và ngoài nước và sự chuyển biến phức tạp
của kinh tế thế giới. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng ngành Ngân hàng đã
tận dụng tốt những thời cơ, vượt qua không ít cam go trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế để gặt hái được những thành công to lớn, đóng góp phần không
nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm qua.
Tính đến thời điểm hiện nay, trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam
có 5 Ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có Ngân hàng ngoại thương và
Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển sang mô hình cổ phần), 39 Ngân hàng
thương mại cổ phần, 40 Ngân hàng chi nhánh nước ngoài, 5 Ngân hàng liên
doanh, 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 17 Công ty tài chính, 13 Công ty cho
thuê tài chính, 53 Văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 965
quỹ tín dụng nhân dân.
Lợi nhuận của các ngân hàng năm 2010 duy trì ở mức tốt bởi tăng trưởng
tín dụng cao và dự phòng thua lỗ các khoản vay thấp. Tỉ suất thu hồi trên bình
quân tài sản (ROA) của 6 ngân hàng lớn nhất theo tính toán của Fitch trong 3
tháng đầu năm lên mức 1,9% (tính theo trung bình năm). Tỉ suất này năm 2010 là
1,5%.
Tuy nhiên, trong năm 2010, tăng trưởng tài sản các ngân hàng tụt lại so với
tăng trưởng các khoản vay bởi các ngân hàng Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến
tăng trưởng tín dụng. Thay đổi này mang yếu tố hỗ trợ đối với một số tỷ suất quan
trọng như ROA và tỷ lệ vốn hữu hình/tổng tài sản, thế nhưng cũng khiến rủi ro tín
dụng tăng cao.
Chênh lệch giữa cho vay/vốn huy động trung bình đối với đồng nội tệ dành
cho doanh nghiệp giảm 220 điểm cơ bản trong năm 2010 bởi lãi suất cơ bản thay
đổi liên tục được giảm xuống, Chính phủ áp dụng lãi suất trần đối với các khoản
vay và cạnh tranh cấp vốn.
Năm 2010, tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nóng, mức
tăng trưởng tín dụng lên tới 37,73% trong khi đó con số này năm 2009 chỉ là 25%,
dù vậy tăng trưởng tín dụng năm 2010 vẫn trong xu thế đi lên so với tăng trưởng
tín dụng các năm 2002 – 2004. Tăng trưởng tín dụng chững lại trong tháng 1/2011,
mức tăng trưởng chỉ đạt 1% trong khi đó tăng trưởng huy động tiền gửi là 0,3%.
Tín dụng tại các ngân hàng tư nhân tăng trưởng mạnh trong chương trình kích cầu
kinh tế của Chính phủ. Khả năng huy động vốn của các ngân hàng vẫn vững
nhưng tăng trưởng tiền gửi 28,7% của năm 2010 không theo kịp tăng trưởng tín
dụng. Tổng phương tiện thanh toán tăng 28,67%, vốn chủ sở hữu của toàn hệ
thống các tổ chức tín dụng tăng 31,9%, tổng tài sản tăng 26,49%, chênh lệch thu
chi tăng 53,09%, nợ xấu chiếm 2,2% tổng dư nợ.
Hình 2-2: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng và tài sản của 6 ngân hàng lớn
Nguồn: Theo Báo cáo “Outlook on Vietnamese Banks - Another year of high
growth adds to concern.” của Fitch
Dẫu năm 2010 đầy khó khăn đối với ngành tài chính ngân hàng, các tổ chức
tín dụng nước ngoài tại Việt Nam vẫn hoạt động an toàn, hiệu quả và làm tốt vai
trò cầu nối cho các nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường và doanh nghiệp Việt
Nam. Đến cuối tháng 10/2010, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng nước
ngoài tại Việt Nam tăng 17,8%, tổng dư nợ tín dụng tăng 14%, tổng tài sản có tăng
14,9% so với năm 2009, tỷ lệ nợ xấu chiếm dưới 0,6% trong tổng dư nợ (năm
2009 là 0,47%) mặc dù tăng so với năm 2009 nhưng vẫn ở mức thấp so với các
nhóm ngân hàng khác. Hầu hết các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động đều có
lãi (chênh lệch thu chi luỹ kế của các ngân hàng nước ngoài đến cuối tháng
10/2010 đạt 2.947,5 tỷ đồng).
Đối với các ngân hàng liên doanh, hoạt động của nhóm ngân hàng này tăng
trưởng khá ổn định, trong đó nguồn vốn huy động tăng 18,2%, dư nợ tín dụng tăng
34,3% so với cuối năm 2009, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,8% tổng dư nợ, tổng tài sản có
tăng 18,3% thu nhập, thu nhập trước thuế đạt 477 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhìn chung ngành tài chính nước ta còn non yếu, năng lực tài
chính thấp thể hiện ở quy mô nguồn vốn của các ngân hàng thương mại (ngân
hàng thương mại nhà nước cao nhất là Agribank trên 21 ngàn tỷ đồng, ngân hàng
nước ngoài là 45 triệu USD, ngân hàng liên doanh là 100 triệu USD), trong đó vốn
của các ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank,
Vietinbank) đã chiếm 60% tổng vốn của toàn hệ thống. Và nhóm ngân hàng này
tiếp tục thống trị hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp tới 51% tổng số các
khoản vay trong toàn hệ thống tính đến hết tháng 9/2010 (con số này năm 2009 là
52% và năm 2008 là 54%). Nhóm ngân hàng này cung cấp tới 2/3 trong số các
khoản vay hỗ trợ lãi suất và vì thế bảo vệ được thị phần.
Trong thời kỳ hậu WTO, lĩnh vực ngân hàng được xem là điểm nóng cả về
phát triển lẫn cạnh tranh, chưa bao giờ hoạt động và sự chuyển biến của các ngân
hàng lại diễn ra sôi động đến thế. Trong khi Ngân hàng nhà nước đang sửa đổi luật
lệ cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại nhà nước và
cổ phần đang tranh thủ thời gian để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, xử lý dứt điểm
nợ xấu, nợ tồn đọng, cổ phần hoá, tăng vốn điều lệ, tìm kiếm và hợp tác với các
nhà đầu tư chiến lược, hiện đại hoá hệ thống…
Bên cạnh đó, viễn cảnh kinh tế thế giới cũng khá bi quan. Quỹ tiền tệ quốc
tế đã đưa ra dự báo ban đầu về mức tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2011 sẽ
là 3,9% và 4,3% trong năm kế tiếp cao hơn mức giảm 1,1% của năm 2010. Tuy
nhiên theo cơ quan này, Mỹ và các nước phát triển khó đạt mức tăng trưởng GDP
đủ mạnh để giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Mặc dù dự báo này vẫn kém xa so với
mức tăng trưởng gần 5% của kinh tế thế giới trong thời kỳ 2004 - 2008, nhưng đây
đã là một sự cải thiện đáng kể so với mức suy giảm 0,8% năm 2009, năm mà sản
lượng kinh tế toàn cầu lần đầu tiên suy giảm kể từ chiến tranh thế giới thứ 2.
Đứng trong nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng và chúng
ta lại đang trong lộ trình từng bước hội nhập quốc tế, ngành ngân hàng có nhiều cơ
hội hơn nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn. Chính vì
vậy, nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong giai đoạn này hết sức nặng nề, bởi lẽ để
có thể tồn tại và phát triển thì ngành ngân hàng phải xây dựng để mình trở thành
một hệ thống ngân hàng có uy tín, có khả năng cạnh tranh, hoạt động hiệu quả và
an toàn.
2.2. Phân tích các nhân tố chiến lược tác động đến hoạt động kinh doanh của
ngành ngân hàng
2.2.1. Môi trường kinh tế:
Năm 2010 kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn hơn
các năm trước. Ở trong nước, thiên tai xảy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng
nề. Cả năm có 11 cơn bão tràn qua lãnh thổ, trong đó có những cơn gây lũ lụt,
ngập úng sâu và dài ngày tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, gây thiệt hại hết
sức nghiêm trọng. Dịch bệnh, nhất là cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, sâu bệnh bùng
phát ở nhiều vùng và địa phương. Ở ngoài nước, thị trường giá cả thế giới biến
động phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác
động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu
hút vốn đầu tư, du lịch. Thuân lợi tuy có nhưng không nhiều.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời đề ra các
quyết sách thích hợp và cụ thể bằng các chủ trương, chính sách kinh tế, tài chính
nhằm vượt qua khó khăn, phát huy thuận lợi, tập trung mọi nguồn lực cho phát
triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tháng 12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 30 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì
tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội. Gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ
gia đình được thực hiện với nhiều giải pháp thích ứng như giảm lãi suất cơ bản, hỗ
trợ lãi suất vay vốn lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, giãn thời gian nộp thuế…. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính
phủ, sự nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất và doanh
nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý. Năm 2010 được nhìn nhận là
năm tăng trưởng khá và nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, là năm vượt kỷ lục
về vốn ODA (hơn 8 tỷ USD) cũng như xuất khẩu gạo (xuất khẩu được hơn 6 triệu
tấn), là năm thị trường chứng khoán phục hồi mạnh và thị trường bất động sản sôi
động nhưng đây lại là năm có tỷ giá và giá vàng tăng chóng mặt.
Bước sang năm 2011, Việt Nam đã tròn 4 năm gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO). Sau năm 2007 gia nhập WTO đến năm 2008 xuất khẩu đã tăng
đáng kể, tuy nhiên đến năm 2009 lại bị âm 9% do tác động của khủng hoảng kinh
tế thế giới. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, năm 2007 có số vốn cam kết là 81 tỷ
USD, năm 2008 vảo khoảng 60-71 tỷ USD, năm 2009 giảm xuống còn 20 tỷ USD
do khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã tạo ra
sức ép buộc các cơ quan Trung ương và địa phương phải