Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,.).
Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xây dựng chiến lược marketing tỉnh Kon Tum, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA TỈNH KONTUM.
Một góc TP Kon Tum
Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...).
Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.
Hiện nay, Kon Tum là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên thuộc khu vực Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, cách không xa các khu vực kinh tế phát triển năng động của Miền Trung. Với vị trí là ngã ba biên giới ba nước Đông Dương, Kon Tum được xem là điểm trung chuyển trên tuyến hành lang thương mại quốc tế nối từ Myanma - Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ của Việt Nam; đây là tuyến hành lang thương mại Đông - Tây ngắn nhất qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y và là điểm khởi đầu để Kon Tum hội nhập với các nước trong khu vực.
Kon Tum có diện tích tự nhiên 967.656 ha, trong đó 3/4 diện tích là rừng (85% rừng sản xuất, độ che phủ của rừng trên 67%). Có tiềm năng lớn về đất nông nghiệp, gần 200 nghìn ha đất trống, trên 13.419 ha diện tích mặt hồ thủy điện; có khoảng 31 mỏ và 49 điểm quặng với các khoáng sản Wonfram, vàng, sắt, than bùn, đá xây dựng, điatomit, đolomit…; nguồn thủy năng phong phú với 82 vị trí có thể xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ có quy mô công suất từ 01MW đến 70MW với tổng công suất gần 600 MW; du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử; phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh đang thu hút đầu tư.
Tỉnh có ba vùng kinh tế động lực với thế mạnh riêng của mỗi vùng (vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum gắn với KCN Hòa Bình, Sao Mai; vùng kinh tế động lực Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen; vùng kinh tế động lực Ngọc Hồi gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y) đang trở thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư.
PHẦN II. NỘI DUNG
Đánh giá hiện trạng của tỉnh Kon Tum.
1. Phân tích ma trận SWOT
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI
- Đầu tư phát triển các dự án du lịch, kinh doanh lớn vào địa phương .
- Cơ hội nâng cấp kết cấu hạ tầng cơ sở cho địa phương, khai thác tiềm năng kinh tế xã hội.
- Thu hút các dự án liên quan phát triển (phát triển các ngành nghề đồ thổ cẩm làm quà lưu niệm, dịch vụ giải trí,…).
THÁCH THỨC
- Đòi hỏi chi phí vốn lớn để xây dựng và quy hoạch địa phương.
- Đòi hỏi cơ sở hạ tầng cao và thể chế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân, tập thể đầu tư.
- Vấn đề khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường,…
ĐIỂM MẠNH
Người dân thân thiện, với nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tại địa phương,…
Diện tích đất đai, tài nguyên phong phú, nhiều rừng nguyên sinh bạt ngàn,….
Cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều điểm đến hấp dẫn, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng,…
Điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa, phù hợp với điều kiện nghỉ dưỡng, vui chơi,…
Thu hút lượng lớn khách du lịch, nhà đầu tư tới địa phương, kéo theo nhiều nguồn thu nhập cho người dân địa phương,…
Cơ sở hạ tầng, các khu du lịch, nghỉ mát,… Phát triển làm tăng nguồn thu cho ngân sách, thay đổi diện mạo cho địa phương.
Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển,…
Là nơi nghỉ mát lý tưởng cho mọi người, với những phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, nét văn hóa cổ cần gìn giữ,…
Tăng chi phí cải tạo, phục hồi, xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu du lịch,…vì thế cần thu hút đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt là các dự án nước ngoài.
Địa phương phải bỏ lượng vốn lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút các dự án tới đầu tư,...
Quản lý, kiểm soát, khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường.
ĐIỂM YẾU
Đội ngũ nhân viên tiếp đón chưa chuyên nghiệp, trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội cao,…
Cơ sở hạ tầng, các khu du lịch, giải trí kém phát triển, chưa tập trung
Thể chế với nhiều thủ tục rườm rà.
Chưa có tổ chức nào phục vụ công việc đón tiếp khách chuyên nghiệp,
Cần đạo tạo, thu hút nhân viên tiếp đón chuyên nghiệp, nhân viên quản lý giỏi để tiếp đón các dự án đưa vào địa phương
Cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
Chính phủ ưu tiên phát triển, giảm bớt thủ tục rườm rà.
Địa phương thiếu trầm trọng lao động có tay nghề, không đáp ứng kịp nhu cầu về cả chất lượng và số lượng. cần mở nhiều trường đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ cho người lao động.
Cơ sở hạ tầng không đáp ứng, bắt kịp với nhu cầu phát triển kinh tế gây bất lợi cho các nhà đầu tư đến địa phương. Cần nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng kinh tế trọng điểm.
Có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
Thủ tục rườm rà gây tạo rào cản cho các nhà đầu tư, dự án tới địa phương. Cần cải cách hành chính thủ tục, thể chế.
2. Kon Tum với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
Kon Tum có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngoài ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.
So với các tỉnh như Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum tuy phát triển chưa mạnh nhưng đây là nơi có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Kon Tum là nơi tụ họp tất cả các điều kiện tự nhiên khí hậu địa hình mang đặc thù bản sắc Tây Nguyên, thuận lợi phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có tình chất sứ lạnh, là cửa ngõ giao lưu thường mại với các nước trong khu vực.
Từ năm 2006, Khu du lịch sinh thái Măng Đen được bổ sung vào quy hoạch du lịch quốc gia. Điểm khác biệt lớn nhất nếu đem Măng Đen so sánh với Đà Lạt (Lâm Đồng) hay Sa Pa (Lào Cai) chính là rừng già nguyên sinh. Xây dựng Măng Đen thành khu sinh thái hài hoà, thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
Ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Kon Tum là Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện ngọc hồi, khu du lịch sinh thái Măng Đen thuộc huyện Konplông và TP. Kon Tum. Măng đen được quy hoạch với diện tích trên 115.000ha. Tiềm năng du lịch của Măng Đen đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư.
3. Nhận dạng khách hàng và điều kiện để cải thiện cho địa phương
Kontum hiện có rất nhiều dự án phát triển, đặc biệt về du lịch sinh thái măng đen - nàng tiên giữa đại ngàn, hiện tại có các dự án trồng rau sứ lạnh, dự án nuôi cá hồi, phát triển du lịch sinh thái,…. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả kinh tế của cửa khẩu bờ y, và tăng cường phát triển thương hiệu du lịch, các công trình kiến trúc cho địa phương này, đặc biệt là nhà thờ gỗ - được mệnh danh là “báu vật” về kiến trúc Kontum. Trong những năm gần đây về du lịch: lượng khách du lịch tăng lên đáng kể, khách nước ngoài cũng tăng lên,….
Về văn hóa giáo dục: Kontum mới mở thêm nhiều trung tâm giảng dạy thu hút đông đảo học viên từ các tỉnh khác, đặc biệt là có một trường địa học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh và cho khu vực tây nguyên,…. Về dịch vụ: thị trường kontum là thị trường nóng về thương mại và dịch vụ, các ngành nghề này phát triển khá mạnh do lượng nhập cư vào kontum ngày càng tăng, sức mua thị trường càng lớn, thị hiếu tiêu dùng của người dân khá phong phú,đẩy mạnh phát triển ngành và các ngành nghề liên quan,… trong thời gian tới, tỉnh có nhiều chính sách thu hút nhiều dự án nước ngoài, khách hàng tiểm năng mà địa phương đang hướng tới không chỉ là người dân địa phương, các tỉnh lân cận, kontum còn là điểm đến của nhiều người dân từ phía bắc, và các nước lân cận như lào, campuchia,…
Kontum có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt có lợi thế lớn về thủy năng, nó không chỉ cho lợi ích kinh tế về nguồn năng lượng điện mà còn là nơi du lịch lý tưởng. kontum lại có bề dày về lịch sử văn hóa dân tộc, đây cũng là nét đặc sắc mà địa phương nên khai thác, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng,… bên cạnh đó kontum còn có các rừng nguyên sinh cả trăm năm, với nhiều loại thực vật, động vật phong phú, đa dạng,…
II. Tầm nhìn và mục tiêu trong những năm tới cho tỉnh kontum
Kontum là một tỉnh nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia; có cửa khẩu quốc tế Bờ Y và là đầu mối và điểm giao nhau của QL 40, 14 và 24..., Kon Tum là cửa ngõ, điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang thương mại Quốc tế nối từ Myanmar - Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung và Đông Nam bộ. Kon Tum hiện có diện tích rừng khá lớn, với độ che phủ cao nhất trong cả nước, khoảng 67,8%. Nguồn thủy năng của Kon Tum cũng dồi dào vào loại bậc nhất cả nước, là lợi thế cho phát triển ngành công nghiệp thuỷ điện với trữ lượng được đánh giá khoảng 2.700MW.
Bên cạnh đó, Kon Tum được biết đến như một điểm đến mới mẻ hấp dẫn du khách; đặc biệt là Khu du lịch sinh thái Măng Đen được coi là “Đà Lạt của Kon Tum”, mới đây được Tổng cục Du lịch Việt Nam bổ sung vào điều chỉnh Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006- 2010. Trong tương lai không xa, Khu du lịch Măng Đen sẽ là điểm nhấn của Con đường xanh Tây Nguyên”.
Thiết kế chiến lược marketing cho tỉnh kontum.
Dựa vào bảng phân tích SWOT ta có thể xây dựng một số chiến lược marketing cho tỉnh kontum thông qua các mặt mạnh của địa phương tận dụng cơ hội phát triển kinh tế, khắc phục những mặt yếu kém, thách thức cho tỉnh nhằm phát triển đồng đều, bền vững.
1. Marketing hình tượng địa phương.
Trung tâm kinh tế thành phố Kontum.
Căn cứ vào lợi thế của vùng, các ngành nghề công nghiệp ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp- cụm công nghiệp(KCN- CCN) gồm có: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, điện tử, khai thác và chế biến khóang sản…
Ban quản lý các KCN tỉnh Kon Tum với nhiệm vụ quản lý và tiếp nhận các dự án đầu tư vào các KCN sẽ hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ thực hiện các thủ tục đầu tư theo cơ chế “ một cửa, tại chỗ” tại Ban quản lý các KCN. Qua đó sẽ rút ngắn được thời gian chờ cấp phép và giảm nhiều thủ tục hành chính phiền hà cho các nhà đầu tư. Khi đầu tư vào các KCN tỉnh Kon Tum, ngoài các chính sách ưu đãi chung của Chính Phủ áp dụng đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư riêng trên địa bàn nhằm khuyến khích thu hút nội lực và ngoại lực, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Với chính sách đầu tư thông thoáng, cởi mở “ minh bạch, công khai, hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư” của UBND tỉnh Kon Tum và và với vị trí địa lý thuận lợi của các KCN- CCN trong tỉnh, các KCN tỉnh Kon Tum đã và đang tạo nên được hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
Khu du lịch sinh thái măng đen-huyện Konplong.
Sau khi tạo điều kiện cho một doanh nghiệp nuôi cá hồi, cá tầm thành công tại xã Hiếu (huyện Kon Plong - tỉnh Kon Tum), UBND huyện Kon Plong giao cho Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện tiếp tục tạo điều kiện như khảo sát địa điểm, hỗ trợ kỹ thuật… cho một doanh nghiệp mới là Công ty Cổ phần Hoàng Ngư triển khai dự án nuôi cá hồi, cá tầm xứ lạnh tại xã Măng Cành - huyện Kon Plong. Theo đánh giá ban đầu, cá hồi, cá tầm nuôi ở huyện Kon Plong sinh trưởng tốt hơn nuôi ở Đà Lạt và Sa Pa. Lượng cá hồi, cá tầm nuôi trong nước hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Khu kinh tế cửa khẩu bở y.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) nằm trên ngã ba biên giới trong tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, nơi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đến đây thuận lợi bằng đường bộ, đường hàng không…
Thu hút vốn và giữ chân các nhà đầu tư là vấn đề lớn đặt ra cho Ban quản lý khu kinh tế này. Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể chậm chân hơn nữa khi thời cơ đang đến. Theo các chuyên gia, các tỉnh phía nam của Lào, hiện hàng loạt mỏ khoáng sản ở Lào, Campuchia và các tỉnh Tây Nguyên được đưa vào khai thác, chế biến…, nếu khai thác tốt tiềm năng, Bờ Y sẽ là nơi trung chuyển hàng hóa lớn, là nơi tập kết khoáng sản thô và chuyển giao công nghệ công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo thân ô tô…
Để đạt được mục tiêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, Ban quản lý khu kinh tế này cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như đa dạng hóa hoạt động xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong khu vực…
2. Marketing điểm thu hút
Ngục Kon Tum
Là nơi lưu lại dấu ấn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới thời Pháp, nơi đây đã từng giam giữ nhiều người yêu nước trước Cách mạng tháng tám năm 1945. Dù bị giam cầm trong ngục tù, nhưng các tù nhân vẫn kiên cường đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau và không ít người đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đặc biệt trong cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12/12 và ngày 16/12/1931. Đây cũng là nơi ngày 25/9/1930 đã ra đời Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Kon Tum ngay trong lao tù của thực dân Pháp và trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum
Ngày nay, di tích lịch sử ngục Kon Tum càng có ý nghĩa sâu sắc đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum, là nơi để thế hệ hôm nay và mai sau học tập và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc tộc.
Nhà trưng bày truyền thống tại di tích lịch sử ngục Kon Tum
Ngục Đăk Glei
Theo quốc lộ 14, chạy dọc tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, đến địa phận của huyện Đăk Glei du khách gặp khu di tích lịch sử ngục Đăk Glei. Đây là nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng ưu tú như Tố Hữu, Trần Văn Trà, Nguyễn Duy Trinh ... Được xây dựng vào năm 1932, nơi đây trở thành khu lưu đày do người Pháp dựng nên để giết dần giết mòn và cách ly những người yêu nước với phong trào cách mạng trong giai đoạn này. Ngục Đăk Glei nằm ngay dưới chân núi Ngọc Linh, bao quanh bởi rừng rậm và đèo dốc hiểm trở, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Trải qua bao năm tháng, ngục Đăk Glei không còn nguyên vẹn như ngày trước nhưng khi đến đây du khách như có cảm giác được sống lại trong không khí đau thương mà anh dũng của một thời.
Di tích chiến trường xưa Đăk Tô - Tân Cảnh
Tượng đài chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh
Cách thành phố Kon Tum khoảng 40 Km về phía Bắc, tượng đài chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh sừng sững uy nghiêm và hùng tráng, là biểu tượng cho niềm tự hào của người Kon Tum.
Với người dân Kon Tum, chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh ngày 24/04/1972 đã đi vào lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nơi đây là cứ điểm của nguỵ quân nguỵ quyền Sài Gòn khu vực Bắc Tây nguyên, là nơi địch tập trung mạnh mẽ sinh lực để chống lại các mũi tiến công của quân và dân ta. Bằng sức mạnh đấu tranh kiên cường như vũ bão của quân và dân Kon Tum, chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh là kết quả tất yếu minh chứng hùng hồn truyền thống đấu tranh của dân tộc.
Thắng lợi trên đã cổ vũ lòng dân và thúc đẩy công cuộc đấu tranh của cả nước thêm mạnh mẽ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng toàn bộ Tây nguyên sau này. Đăk Tô - Tân Cảnh không chỉ đơn thuần là một trận đánh mà còn là một sự đổi thay mang tầm vóc lịch sử. Với ý nghĩa to lớn đó, Đăk Tô - Tân Cảnh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, là niềm tự hào của người Kon Tum và cả Tây Nguyên.
Di chỉ khảo cổ học Lung Leng
Nằm ở thôn Lung Leng, xã Sa Bình huyện Sa Thầy, di chỉ khảo cổ học Lung Leng có một hệ thống di tích và hiện vật phong phú về xã hội Tây nguyên thời tiền sử.
Là khu di chỉ văn hóa lớn và quan trọng của cả nước, Lung Leng còn lưu giữ lại những di vật cổ, là dấu tích của tổ tiên qua những thời kỳ phát triển, từ thời đại đá cũ đến thời đá mới, qua thời kỳ kim khí. Một số di chỉ còn cho thấy đến thời kỳ trung đại. Đó có thể chỉ là một chiếc rìu bằng đá đơn sơ, một cái bàn mài đơn giản, hay chỉ là những món đồ gốm thủ công, lọ nung, mộ táng vv... nhưng đủ để khẳng định rằng nơi đây từng là nơi sinh sống của người tiền sử. Những dấu tích đó cho thấy Kon Tum xưa kia là một vùng đất sớm có sự khai phá của con người, là vùng đất đầy năng động, sáng tạo và có mối giao lưu rộng mở.
Qua khai quật, những phát hiện mới về di cốt và vỏ trấu nói lên tục táng người chết của cư dân cổ, cũng như nghề trồng lúa nước đã xuất hiện ở Tây nguyên từ rất sớm.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (Đăk Glei – Tu Mơ Rông)
Ngọc Linh là tên gọi ngọn núi cao nhất Tây Nguyên (2.596m) thuộc huyện Đăk Glei, giáp với tỉnh Quảng Nam. Ngọc Linh nổi tiếng cả nước bởi đây có loại sâm quý hiếm mang tên sâm Ngọc Linh (sâm khu V).
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có diện tích 28.868ha, nằm độ cao trên 1.000 m thuộc hai huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và một phần thuộc tỉnh Quảng Nam. Hiện nay rừng đang lưu giữ hệ động thực vật quý hiếm như: hổ, nai, bò tót và nhiều loại gỗ quý, đặc biệt là thảm thực vật sinh trưởng phù hợp với độ cao trên 1.000 m, trong đó có sâm Ngọc Linh là một loại dược liệu quý của Việt Nam và Thế giới.
Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi)
Khu bảo tồn thiên nhiên Chưmomray có diện tích 48.658 ha, thuộc hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi, nằm về phía Tây tỉnh Kon Tum. Nằm ở vị trí ngã ba Đông Dương, tiếp giáp với hai khu bảo tồn thiên nhiên Lào và Campuchia, khu bảo tồn thiên nhiên Chưmomray có triển vọng trở thành khu bảo tồn thiên nhiên liên quốc gia của Đông Nam Á để bảo vệ tính đa dạng sinh thái và khu hệ động thực vật giàu có ở vùng này, đặc biệt là bảo vệ các loài thú lớn đang có nguy cơ bị diệt vong như: Bò xám, hổ, voi,…
Khu bảo tồn thiên nhiên Chưmomray có tiềm năng du lịch sinh thái lớn. Khu bảo tồn thiên nhiên kết hợp với lòng hồ thuỷ điện YaLy, hồ thuỷ điện PleiKrông tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình. Ngoài ra, khu bảo tồn thiên nhiên còn là địa chỉ hấp dẫn cho những nhà dân tộc học và những ai yêu thích tìm hiểu về văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên.
Khu di tích lịch sử - danh thắng Măng Đen huyện Kon Plong
Từ Kon Tum theo quốc lộ 24 về hướng Đông khoảng 65 km, cách huyện lỵ Kon Rẫy khoảng 12km, du khách sẽ đến với khu danh lam thắng cảnh Măng Đen, nơi có hệ thực vật phong phú đa dạng, với rừng lá kim, rừng hỗn giao với nhiều loại gỗ quý. Theo tên gọi nguyên thủy của người Xơ Đăng (nhánh M’Nâm), Măng Đen là T’Măng Deeng nghĩa là “đất ở bằng phẳng”. Nằm trên bình nguyên có độ cao hơn 1.100 m so với mặt nước biển, khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình 200C, độ ẩm trung bình 85%. Bởi vậy, Măng Đen được mệnh danh là “Đà Lạt của Kon Tum”.
Trong tương lai, khu di tích lịch sử - danh thắng Măng Đen (Kon Plong) sẽ trở thành điểm du