Trước đây việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra các loại văn bằng chứng chỉ trong các cơ quan nhà nước chưa thực sự được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Công tác quản lý thi cử, tuyển sinh cũng còn nhiều bất cập. Do vậy, một số cá nhân lợi dụng nhưng kẽ hở trong công tác quản lý để tham gia học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Nhưng do thiếu hiểu biết về quản lý nhà nước, do sự nhận thức chưa thực sự đúng đắn về các chế độ, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, nên đã có một số hành vi không đúng như: sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ không phải của mình để làm hồ sơ tham gia thi, xét tuyển vào các trường đào tạo, luồn lách vào trong các cơ quan nhà nước, nâng ngạch, nâng lương nhiều lần trong suốt cả quá trình công tác mà không bị cơ quan nào phát hiện. Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện K, tỉnh L cũng đã nhận đựơc một số thông tin trong ngành có giáo viên đang sử dụng văn bằng không hợp pháp.
Thực hiện văn bản số 21/KH-BCĐ, ngày 08/5/2006 của Ban chỉ đạo kiểm tra văn bằng, chứng chỉ tỉnh L về kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh L; Công văn số 1591/TTr, ngày 04/8/2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo L về việc kiểm tra văn bằng chứng chỉ; Kế hoạch số 657/KHKTVB-GD, ngày 10/10/2006 của phòng Giáo dục huyện K; Kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ngành Giáo dục K đợt II năm học 2006-2007.
Những năm gần đây việc kiểm tra sử dụng các loại văn bằng chứng chỉ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước đã bắt đầu được quan tâm. Lãnh đạo các cấp cho đó là việc làm thường xuyên và rất cần thiết để đánh giá cũng như sắp xếp, phân công công việc cho phù hợp và hợp lý hơn đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện K qua quá trình kiểm tra trường THCS Z, xã B, huyện K đã phát hiện ra có giáo viên trong suốt cả quá trình công tác cũng như quá trình đào tạo bồi dưỡng các loại văn bằng chứng chỉ không phải là của mình mà là của cá nhân người khác.
Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai rầm rộ và có hiệu quả cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục, nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp". Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trực tiếp trong hệ thống giáo dục của ngành Giáo dục và Đào tạo; Qua học lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khoá XVII tại trường chính trị L, được tiếp thu và trang bị những kiến thức về quản lý nhà nước, tôi chọn đề tài xử lý tình huống: “Cô giáo Nguyễn Thị M ở trường THCS Z, xã B, huyện K tỉnh L sử dụng văn bằng không hợp pháp” làm đề tài tiểu luận cuối khoá học. Đây là một cơ hội tốt để bản thân tôi vận dụng những kiến thức đã học, liên hệ với thực tế, trên cơ sở đó tìm tòi, suy nghĩ đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp giúp cho quá trình công tác của bản thân ngày càng tốt hơn.
18 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8431 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xử lý tình huống: cô giáo nguyễn thị m ở trườngTHCS z, xã B, huyện K, tỉnh I sử dụng văn bằng không hợp pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN
ĐỀ TÀI
Xö lý t×nh huèng: C« gi¸o NguyÔn ThÞ M ë trêng THCS Z, x· B, huyÖn K, tØnh L sö dông v¨n b»ng kh«ng hîp ph¸p
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang
I. Mô tả tình huống Trang
2. Xác định mục đích, mục tiêu xử lý tình huống Trang
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả Trang
a. Nguyên nhân chủ quan Trang
b. Nguyên nhân khách quan Trang
c. Hậu quả: Trang
4. Xây dựng phương án xử lý Trang
5. Tổ chức thực hiện Trang
6. Đánh giá kết quả thực hiện Trang
III. KẾT LUẬN Trang
a. Kết luận Trang
b. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra các loại văn bằng chứng chỉ trong các cơ quan nhà nước chưa thực sự được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Công tác quản lý thi cử, tuyển sinh cũng còn nhiều bất cập. Do vậy, một số cá nhân lợi dụng nhưng kẽ hở trong công tác quản lý để tham gia học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Nhưng do thiếu hiểu biết về quản lý nhà nước, do sự nhận thức chưa thực sự đúng đắn về các chế độ, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, nên đã có một số hành vi không đúng như: sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ không phải của mình để làm hồ sơ tham gia thi, xét tuyển vào các trường đào tạo, luồn lách vào trong các cơ quan nhà nước, nâng ngạch, nâng lương nhiều lần trong suốt cả quá trình công tác mà không bị cơ quan nào phát hiện. Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện K, tỉnh L cũng đã nhận đựơc một số thông tin trong ngành có giáo viên đang sử dụng văn bằng không hợp pháp.
Thực hiện văn bản số 21/KH-BCĐ, ngày 08/5/2006 của Ban chỉ đạo kiểm tra văn bằng, chứng chỉ tỉnh L về kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh L; Công văn số 1591/TTr, ngày 04/8/2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo L về việc kiểm tra văn bằng chứng chỉ; Kế hoạch số 657/KHKTVB-GD, ngày 10/10/2006 của phòng Giáo dục huyện K; Kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ngành Giáo dục K đợt II năm học 2006-2007.
Những năm gần đây việc kiểm tra sử dụng các loại văn bằng chứng chỉ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước đã bắt đầu được quan tâm. Lãnh đạo các cấp cho đó là việc làm thường xuyên và rất cần thiết để đánh giá cũng như sắp xếp, phân công công việc cho phù hợp và hợp lý hơn đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện K qua quá trình kiểm tra trường THCS Z, xã B, huyện K đã phát hiện ra có giáo viên trong suốt cả quá trình công tác cũng như quá trình đào tạo bồi dưỡng các loại văn bằng chứng chỉ không phải là của mình mà là của cá nhân người khác.
Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai rầm rộ và có hiệu quả cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục, nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp". Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trực tiếp trong hệ thống giáo dục của ngành Giáo dục và Đào tạo; Qua học lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên khoá XVII tại trường chính trị L, được tiếp thu và trang bị những kiến thức về quản lý nhà nước, tôi chọn đề tài xử lý tình huống: “Cô giáo Nguyễn Thị M ở trường THCS Z, xã B, huyện K tỉnh L sử dụng văn bằng không hợp pháp” làm đề tài tiểu luận cuối khoá học. Đây là một cơ hội tốt để bản thân tôi vận dụng những kiến thức đã học, liên hệ với thực tế, trên cơ sở đó tìm tòi, suy nghĩ đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp giúp cho quá trình công tác của bản thân ngày càng tốt hơn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Trường THCS Z, xã B thuộc xã vùng III của huyện K được thành lập theo Quyết định số 1988 của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo L tháng 10 năm 1999. Với tổng số GV, CBCNV ban đầu là 11 biên chế, trong đó:
Ban giám hiệu: 01;
Nhân viên: 01;
Giáo viên: 09;
Học sinh của trường phần lớn là con em của đồng bào các dân tộc ít người ở các thôn bản, em ở xa nhất là 16 km. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực còn rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn.
Về đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường chưa được ổn định cả về số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và công tác tổ chức quản lý cán bộ như: Thiếu giáo viên, nhân viên cũng như cán bộ quản lý. Do nhu cầu phát triển của nhà trường, giáo viên ở các đơn vị khác được điều động cũng bổ sung về trường trong 2 năm là 12 người; ngoài ra trong năm học do nhu cầu giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhà trường còn tiếp nhận thêm giáo viên hợp đồng ngắn hạn. Hiện nay nhà trường có 25 GV, CBCNV (Trong đó biên chế 21, 3 hợp động ngắn hạn, 01 giáo viên tăng cường). Vì vậy công tác quản lý hồ sơ còn buông lỏng, chưa được chặt chẽ, quản lý văn bằng chứng chỉ chưa đảm bảo theo đúng yêu cầu của cấp học, đã có giáo viên mượn văn bằng chứng chỉ của bạn để làm hồ sơ theo học các lớp chuẩn hoá nhằm nâng cao trình độ văn bằng cho cá nhân mà nhà trường không phát hiện kịp thời.
Thực hiện kế hoạch số 657/KHKTVB-GD, ngày 10/10/2006 của phòng Giáo dục huyện K; Kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc cấp phát quản lý, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ngành Giáo dục K đợt II năm học 2006-2007 và một số thông tin của quần chúng, trường THCS Z, xã B, huyện K tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị đã phát hiện có cô giáo Nguyễn Thị M, giáo viên chưa tốt nghiệp PTTH nhưng lại có bằng tốt nghiệp và các giấy tờ có liên quan: Họ tên, ngày tháng năm sinh không trùng khớp với hồ sơ lý lịch tại cơ quan đơn vị mình đang công tác.
Sau khi nắm được thông tin nhà trường cho kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ của cá nhân cô giáo Nguyễn Thị M thì phát hiện:
- Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở tên là Nguyễn Thị C, sinh ngày 25 tháng 11 năm 1968
- Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông tên là Nguyễn Thị Ch, sinh ngày 30 tháng 10 năm 1965
- Sổ bảo hiểm, Hồ sơ thanh tra, Hồ sơ công chức và các hồ sơ cá nhân có liên quan trong trường THCS Z, xã B lưu giữ tên là Nguyễn Thị M, sinh ngày 30 tháng 10 năm 1968.
Nhận được thông tin từ cơ sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K chỉ đạo nhà trường làm rõ vấn đề việc sử dụng các loại văn bằng chứng chỉ của cô giáo Nguyễn Thị M, nguyên nhân sai lệch từ đâu, để tìm ra được biên pháp tháo gỡ hoặc có hình thức xử lý kịp thời. Tránh việc nắm bắt thông tin một chiều, không chính xác, xử lý không đúng hoặc mắc bệnh thành tích trong việc xử lý sử dụng văn bằng chứng chỉ giả mạo.
Cô Nguyễn Thị M vào ngành từ ngày 15 tháng 10 năm 1998. Đến thời điểm kiểm tra văn bằng chứng chỉ, cô Nguyễn Thị M đã công tác được 19 năm nhưng không có cơ quan chức năng nào phát hiện việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp lý của cô. Sau khi có kết quả kiểm tra sơ bộ ban đầu, nhà trường yêu cầu cá nhân viết bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật (Căn cứ theo Mục 3 điều 15 Nghị định 35/2005/NĐ- CP)
Theo bản tự kiểm điểm của cô Nguyễn Thị M, năm 1997 cô Nguyễn Thị M có giấy gọi đi công nhân lâm nghiệp nhưng bản thân cô không thích.Cùng lúc đó bạn của cô M là cô Nguyễn Thị Ch có giấy gọi đi học Trung học sư phạm tại trường Cao đẳng Sư phạm L. Do điều kiện hoàn cảnh gia đình cô Ch khó khăn không đi học được, 2 người đã thoả thuận cô Nguyễn Thị Ch cho cô Nguyễn Thị M mượn Giấy gọi, bằng tốt nghiêp THPT để cho cô Nguyễn Thị M đi học trung học Sư phạm và cô Nguyễn Thị C tự đổi tên thành Nguyễn Thị M từ thời điểm đấy, cho nên không trùng với tên khai sinh, tên trong Bằng tốt nghiệp THCS. Tại UBND xã V, huyện K không có danh sách trích ngang và đơn xin đổi tên của cô Nguyễn Thị M.
Trong suốt quá trình công tác và mượn Bằng tốt nghiệp của bạn cô Nguyễn Thị M không theo lớp học văn hoá nào khác nữa.
Đến năm 2000 cô Nguyễn Thị M lại sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó để theo lớp học chuẩn hoá Cao đẳng sư phạm tại trường Cao đẳng Sư phạm L. Tại khoá học đó nếu chưa học hết chương trình THPT thì phải học 2 năm vì còn phải học thêm các môn văn hoá, nhưng cô M vẫn sử dụng Bằng tốt nghiệp THPT của cô Nguyễn Thị Ch cho nên chỉ phải học 1 năm mà không phải học thêm các môn văn hoá khác.
Đến tháng 10 năm 2006 cô Nguyễn Thị M lại tiếp tục làm hồ sơ theo học lớp Đại học tại chức tại trường Đại học L.
Qua quá trình học tập được gần 1 năm cô Ch mới phát hiện cô Nguyễn Thị M vẫn sử dụng bằng tốt nghiệp THPH của mình nên cô đã viết đơn trình báo với trường Đại học L về việc cô Nguyễn Thị M mượn Bằng THPT của mình và viết đơn gửi phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K trình bày lý do bị mất bằng tốt nghiệp THPT.
Cùng lúc trường Đại học L tổ chức kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ gốc để làm hồ sơ chuẩn bị cho học sinh thi tốt nghiệp, nên đã thông báo lại cho Đ/C trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K và trường THCS Z, xã B, huyện K kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ cá nhân và các loại văn bằng, chứng chỉ của cô Nguyễn Thị M thì mới phát hiện ra việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp lý của cô Nguyễn thị M.
Hậu quả là Cô Nguyễn Thị M không thể tiếp tục hoàn thành khoá học tại trường Đại học L được nữa vì theo yêu cầu của nhà trường phải nộp đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ gốc khớp với hồ sơ của cá nhân trong khi Cô Nguyễn Thị M không giải trình được.
Tình huống diễn đã ra gây khó khăn, lúng túng đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K. Vì vậy, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện K đã làm tờ trình báo cáo vụ việc với UBND Huyện K để UBND Huyện xử lý.
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG
1. Nguyên nhân chủ quan
Bản thân cô giáo Nguyễn Thị M không ý thức được hậu quả việc mình đang làm, nên để sự việc kéo dài suốt 19 năm mà không có hướng giải quyết.
Do cá nhân chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của quy chế tuyển sinh hàng năm, chưa nắm chắc về chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Cô Nguyễn Thị M chưa có ý thức học tập để nâng cao hơn nữa trình độ văn hoá, chưa trung thực trong việc thực hiện quy chế của ngành, của các cấp, và của Chính phủ đã quy định.
Mặc dù cô Nguyễn Thị M mượn văn bằng, chứng chỉ của bạn để tạo điều kiện cho mình tiến thân nhưng ý thức chủ quan là sẽ không ai phát hiện ra nên bản thân cá nhân cô không tự phấn đấu đi học thêm văn hoá mà chỉ phấn đấu các bằng cấp về chuyên môn nghiệp vụ.
2. Nguyên nhân khách quan
Công tác tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp trước đây chưa thực sự chặt chẽ, làm kẽ hở để cho một số số người lợi dụng vào được trong các trường học bằng mọi cách để được đứng vào trong hàng ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Việc kiểm tra, thanh tra của các ngành, các cấp chưa thường xuyên, liên tục, đôi khi còn mang nặng hình thức, qua loa, đại khái, nể nang.
Việc quản lý hồ sơ trong các cơ quan nhà nước chưa thực sự chặt chẽ, khoa học nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
3. Hậu quả
- Hậu quả về kinh tế:
Trong trường hợp bị xử lý buộc thôi việc thì gia đình cô giáo Nguyễn Thị M sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ nhất là hoàn cảnh gia đình cô giáo Nguyễn Thị M gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào tiền lương hàng tháng. Cô có chồng là nông dân và hai con nhỏ, cháu lớn đang học lớp 9 và cháu nhỏ học lớp 5. Vì ruộng đất ít lại không có công việc làm thêm để tăng thu nhập cho gia đình. Vì tự ái, anh chồng sa vào rượu chè, cờ bạc, bỏ bê vợ con. Những lúc uống say, chồng cô còn chưởi mắng, đánh đập, hành hạ vợ con.
Thứ hai, cô giáo Nguyễn Thị M đã đầu tư nhiều kinh phí và thời gian đi học các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như Trung học sư phạm, lớp học chuẩn hoá Cao đẳng sư phạm tại trường Cao đẳng Sư phạm L.
- Hậu quả về xã hội:
Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai rầm rộ và có hiệu quả cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục, nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp" và phong trào cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" thì việc sử dụng văn bằng không hợp pháp của cô Nguyễn Thị M làm mất uy tín của cô đối với đồng nghiệp cũng như trong phụ huynh và trong xã hội, đã vi phạm kỹ cương phép nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của nhà giáo và gây ra những khó khăn nhất định trong công tác phối hợp với phụ huynh, công tác tuyên truyền giáo dục.
III. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến tới xây dựng nền kinh tế tri thức và một xã hội hiện đại sẽ được hình thành trong tương lai. Vì vậy, việc đổi mới giáo dục hiện nay dù ở một lĩnh vực cụ thể nào cũng cần quán triệt để hướng tới mục tiêu cơ bản, lâu dài, đó là: xây dựng một nền giáo dục tiªn tiÕn; phục vụ nhu cầu học tập đa dạng của mọi người. Xây dựng nền giáo dục hiện đại là một quá trình phải đáp ứng nhiều tiêu chí vµ xây dựng một đội ngũ giáo viên vững mạnh là mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu.
Vì vậy, việc xử lý cô Nguyễn Thị M ở trường THCS Z sử dụng văn bằng không hợp pháp cần phải tiến hành một cách nghiêm túc, phải tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Và các phương án lựa chọn phải đạt đến các mục tiêu chính sau đây:
Thứ nhất: Cần làm rõ các sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị M để từ đó có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai: Xây dựng, cũng cố đội ngũ giáo viên ở trường THCS Z nói riêng cũng như trên toàn bộ địa bàn huyện K nói chung, đảm bảo về số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn để thực hiện mục đích giáo dục đạt hiệu quả.
Thứ ba: Ổn định, tăng cường công tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh nhằm đảm bảo công tác dạy học của nhà trường, không gây xáo trộn tư tưởng trong quần chúng nhân dân.
Thứ tư: Rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động quản lý về văn bằng chứng chỉ nói riêng cũng như các mặt hoạt động giáo dục khác của nhà trường, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở xây dựng, phân tích các phương án và lựa chọn phương án xử lý tình huống
Việc xây dựng và phân tích cũng như lựa chọn các phương án xử lý tình huống được dựa trên các căn cứ sau đây:
- Căn cứ Luật Giáo dục 2005
- Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998, sửa đổi bổ sung 2003;
- Căn cứ Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức;
- Căn cứ Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08 tháng 2 năm 2006 của Bộ nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
2. Xây dựng, phân tích các phương án xử lý tình huống
Phương án 1:
UBND Huyện K chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và trường THCS Z tiến hành xem xét xử lý theo hướng không bố trí đứng lớp mà chuyển sang làm nhiệm vụ khác đối với cô giáo Nguyễn Thị M.
- Ưu điểm:
+ UBND Huyện đã có biện pháp kịp thời chỉ đạo các phòng, cơ quan chức năng xem xét, xử lý vụ việc xảy ra.
+ Việc sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị M đã được xử lý, đảm bảo làm ổn định chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và quần chúng nhân dân.
+ Bảo đảm cho cô Nguyễn Thị M vẫn có công việc làm nuôi sống gia đình.
- Hạn chế:
+ Chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm của cô Nguyễn Thị M.
+ Việc sai phạm của cô giáo Nguyễn thị M cần được xem xét kỹ lưỡng, có kết luận và những quyết định hình thức kỷ luật thích đáng mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Phương án 2:
UBND huyện xử lý kỷ luật đối với cô giáo Nguyễn Thị M bằng hình thức buộc thôi việc.
- Ưu điểm:
+ Hành vi sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị M được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Điều 25, Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức (điều C, khoản 2) quy định áp dụng kỷ luật buộc thôi việc đối với: “Cán bộ, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước.”
+ Có thể giải quyết được ngay vấn đề giáo viên ngồi nhầm chỗ, đánh giá thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không 4 nội dung" trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
+ Nhà trường cũng thanh lọc được những giáo viên không có tính trung thực trong nghề nghiệp, giữ được uy tín cho ngành giáo dục.
Hạn chế:
+ Cô giáo Nguyễn Thị M rơi vào tình thế bất lợi về nhiều mặt; vừa mất công ăn việc làm vừa không có thu nhập trong khi hoàn cảnh gia đình lại rất khó khăn, các con của cô đang nhỏ.
+ Chưa phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp cơ sở.
Phương án 3:
Chủ tịch UBND Huyện K giao cho phòng Nội vụ Huyện phối hợp với phòng GD-ĐT Huyện xem xét về việc sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị M để đề xuất các biện pháp xử lý một cách đúng đắn, phù hợp.
- Ưu điểm:
+ Việc xử lý vụ việc bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ thục theo quy định của pháp luật.
+ Xem xét, giải quyết sai phạm một cách có căn cứ, bảo đảm tính khách quan, chính xác.
+ Hành vi vi phạm của cô giáo Nguyễn Thị M sẽ được xử lý hợp lý, hợp tình. Một mặt vừa xử lý nghiêm vi phạm, mặt khác tạo điều kiện cho cô có việc làm.
Hạn chế
+ UBND Huyện K và các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Huyện K, trường THCS Z phải mất nhiều thời gian cho việc xem xét, giải quyết vụ việc.
Rõ ràng trong ba phương án trên phương án nào cũng có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, phương án thứ ba theo tôi là tối ưu hơn cả. Đây là phương án vừa đảm bảo hợp lý và hợp tình, trong đó thể hiện sự nghiêm minh theo quy định của pháp luật đồng thời có tính đến điều kiện hoàn cảnh khó khăn của gia đình, sự cố gắng phấn đấu vươn lên của cô giáo Nguyễn Thị M và đặc biệt là xem xét đến sự cống hiến của cô cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của huyện K.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Bước 1:
Chủ tịch UBND Huyện K chủ trì tổ chức cuộc họp với lãnh đạo phòng nội vụ, phòng GD-ĐT Huyện và các tổ chức, đơn vị chức năng có thẩm quyền để giao nhiệm vụ xử lý tình huống.
Bước 2.
Chủ tịch UBND Huyện K thành lập Đoàn kiểm tra xem xét các sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị M.
Bước 3.
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra. Các công việc bao gồm:
- Yêu cầu cá nhân cô Nguyễn Thị M tường trình lại sự việc cụ thể về việc mình đang sử dụng các loại văn bằng chứng chỉ hiện đang có.
- Nộp toàn bộ các loại văn bằng chứng chỉ, giấy khai sinh, các loại hồ sơ cá nhân có liên quan.
- Yêu cầu Nhà trường triệu tập cuộc họp đầy đủ các thành phần: Ban lãnh đạo, dại diện công đoàn, chi đoàn, các tổ trưởng tổ khối, ban thanh tra nhân dân để cùng nhau xem xét hồ sơ và đóng góp ý kiến cho cá nhân cô Nguyễn Thị M.
Bước 4. Đoàn thanh tra báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất hình thức, biện pháp xử lý.
Bước 5.
Chủ tịch UBND Huyện K kết luận và quyết định xử lý vụ việc sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị M.
Bước 6.
Thông báo kết luận và quyết định về việc xử lý vụ việc sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị M.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC BƯỚC CỤ THỂ
TT
Nội dung
công việc
Cơ quan, tổ chức
có người chủ trì
Thời gian thực hiện
Bắt đầu
Kết thúc
1
Chủ tịch UBND Huyện tổ chức cuộc họp với lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng GD-ĐT và các tổ chức, đơn vị chức năng
Chủ tịch UBND Huyện
Lãnh đạo phòng Nội vụ
Lãnh đạo phòng GD-ĐT
24/11/2009
(Thứ 3)
16h
2
Chủ tịch UBND Huyện K thành lập Đoàn kiểm tra
Chủ tịch UBND Huyện
Lãnh đạo phòng Nội vụ
Lãnh đạo phòng GD-ĐT
26/11/2009
(Thứ 5)
3
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra (chủ trì)
Lãnh đạo nhà trường
Cô giáo Nguyễn Thị M
30/11/2009
(Thứ 2)
01/12/2009
4
Đoàn thanh tra báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất hình thức, biện pháp xử lý.
Chủ tịch UBND
Trưởng đoàn kiểm tra (chủ trì) và các thành viên
02/12/2009
(Thứ 2)
5
Chủ tịch UBND Huyện K kết luận và quyết định xử lý vụ việc.
Chủ tịch UBND Huyện
07/12/2009
(Thứ 2)
6
Thông báo kết luận và quyết định về việc xử lý vụ việc sai phạm của cô giáo Nguyễn Thị M.
Phòng Nội v