Tiểu luận Xuất khẩu giầy dép Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Trong năm 1996, xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trương đã hình thành nhưng phải đến đại hội VI mới xuất hiện bước ngoặc trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói chung, cơ chế quản lý thương mại và dịch vụ kinh tế nói riêng. Bước ngoặt này đã đem lại hiệu quả kinh tế kỳ diệu cho nền kinh tế, biến nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá gắn xản xuất vời thị trường. Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh những mặt hàng mà nhà nước không cấm, nhà nước bảo hộ những hoạt động kinh doanh hợp và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế bình đẳng. Việc chuyển hướng nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Qua từng năm, kim ngạch xuất nhập khẳu đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh chóng và xuất khẩu trở thành mặt trận kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã được công nhận là một mô hình phát triển đưa các quốc gia thoát khỏi tình trạng lạc hậu và đói nghèo, đưa quốc gia tiến mức chung của thế giới.

pdf23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu giầy dép Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z TIỂU LUẬN: Xuất khẩu giầy dép Việt Nam – thực trạng và giải pháp LờI Mở ĐầU Trong năm 1996, xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trương đã hình thành nhưng phải đến đại hội VI mới xuất hiện bước ngoặc trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói chung, cơ chế quản lý thương mại và dịch vụ kinh tế nói riêng. Bước ngoặt này đã đem lại hiệu quả kinh tế kỳ diệu cho nền kinh tế, biến nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá gắn xản xuất vời thị trường. Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh những mặt hàng mà nhà nước không cấm, nhà nước bảo hộ những hoạt động kinh doanh hợp và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế bình đẳng. Việc chuyển hướng nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Qua từng năm, kim ngạch xuất nhập khẳu đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh chóng và xuất khẩu trở thành mặt trận kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã được công nhận là một mô hình phát triển đưa các quốc gia thoát khỏi tình trạng lạc hậu và đói nghèo, đưa quốc gia tiến mức chung của thế giới. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế thế giới nhu cầu trên thị trường xuất khẩu ngày càng cao, tất yếu kéo theo những đòi hỏi cần được đáp ứng. Nhu cầu về giầy dép là rất lớn. Việc nghiên cứu: ”Xuất khẩu giầy dép Việt Nam – thực trạng và giải pháp” là cần thiết để từ đó chúng ta xây dựng được định hướng phát triển và phương hướng khắc phục khó khăn trong hoạt động xuất khẩu giầy dép những năm tới. CHƯƠNG I : Lý LUậN CHUNG Về HOạT ĐộNG XUấT KHẩU I XUấT KHẩU HàNG HóA Và VAI TRò CủA XUấT KHẩU HàNG HóA 1.Khái niệm xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ thanh toán. Tiền tệ trong trường hợp này có thể là ngoại tệ đối với một hoặc hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên một phạm vi rộng rãi cả về điều kiện không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia. Các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển đều chỉ ra rằng, để tăng trưởng và phát triển kinh tế, mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện: nguồn nhân lực, tài nguyên, vồn và khoa học công nghệ. Song không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ những điều kiện đó. Hiện nay, các nước đang phát triển đang thiếu vốn và kỹ thuật công nghệ nhưng lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên lại rất dồi dào. Các nước phát triển lại dồi dào về vốn khoa học công nghệ nhưng lại thiếu lao động và tài nguyên thiên nhiên. Để giải quyết tình trạng này, họ buộc phải nhập từ bên ngoài những yếu tố sản xuất trong nước chưa hoặc gặp khó khăn trong sản xuất, có nghĩa là phải cần một nguồn ngoại tệ chính là khoản ngoại tệ thu về từ xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động chính tạo ra tiền đề cho nhập khẩu, tạo điều kiện cho qui mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Vai trò xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện qua một số khía cạnh sau : - Xuất khẩu đảm bảo cho khả năng phát triển kinh tế. ở những nước đang phát triển, một trong những vật cản chính của quá trình tăng trưởng kinh tế và sự thiếu thốn vốn. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài dược coi là chủ yếu nhưng mọi cơ hội tiếp nhận đầu tư hay vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi chủ đầu tư hay người cho vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi chủ đầu tư hay người cho vay nợ nhận thấy khả năng xuất khẩu của nước đó vì vậy đây là nguồn chính đảm bảo khả năng trả nợ. - Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực tế cho thấy rằng xuất khẩu góp phần làm dịch chuyển nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có điều kiện và cơ hội phát triển. Ví dụ: khi ngành dệt may xuất khảu phát triển, các ngành liên quan như bông, sợi, nhuộm, tẩy, hấp… sẽ có cơ hội phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, tạo lợi thế nhờ qui mô. - Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động và tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mồi quan hệ kinh tế đối ngoại khác có sự tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, thể hiện mối liên kết trên toàn thế giới, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế… phát triển theo. Ngược lại sự phát triển của các ngành này tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu càng phát triển hơn. 2.2 Đối với một doanh nghiệp - Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp phát triển tới một mức độ cao hơn. - Xuất khẩu tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng uy tín của doanh nghiệp. - Xuất khẩu khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động đầu tư, nghiên cứu phát triển,marketing… II. CáC HìNH THứC XUấT KHẩU CHủ YếU 1. Xuất khẩu trực tiếp Đây là hình thức xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. Với hình thức này doanh nhiệp đứng ở thế chủ động trong hoạt động kinh doanh, mọi lợi nhuận doanh nghiệp được hưởng hết. Nhưng doanh nghiệp lại cần có nghiệp vụ ngoại thương cao và linh nghiệm xuất khẩu. 2. Xuất khẩu ủy thác Dưới hình thức này, các đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa cho nhà sản xuất và qua đó thu được một số tiền nhất định. Hình thức xuất khẩu này giúp cho các doanh nghiệp có thể xuất khẩu những mặt hàng mà họ có khả năng sản xuất nhưng không có điều kiện xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu được lại bị phân chia. 3.Buôn bán đối lưu Đây là hình thức giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị trừơng. Mục đích của buôn bán đối lưu là tránh những rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. 4.Xuất khẩu theo nghị định thư Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá dược thực hiện theo nghị định thư được ký kết giữa hai chính phủ ( thường với mục đích trả nợ ). Mặc dù hình thức này có nhiều bảo đảm chắc chắn như khả năng thanh toán cao (do nhà nước chi trả ), giá cả tương đối cao. Hình thức này ngày nay ít được áp dụng. 5.Xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức đang phổ biến. Dưới hình thức này, hàng hóa không nhất thiết phải vượt qua biên giới quốc qia do vậy giảm được những rủi ro cũng như những chi phí trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Các thủ tục cũng đơn giản hơn rất nhiều do đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. 6.Gia công quốc tế Hình thức kinh doanh trong đó bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên để biến ra thành phẩm và giao lại cho bên đó, nhận phía gia công. Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến ở những nước đang phát triển có nguồn công nhân dồi dào để tạo thêm công ăn việc làm, tiếp nhận công nghệ mà không phải bỏ nhiều vốn và không phải lo thị trương tiêu thụ. 7.Tạm nhập, tái xuất Hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu nhưng chưa qua chế biến. Hàng hoá có thể đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất khẩu sau dó sang nước nhập khẩu hoặc có thể đi từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Tiền sẽ được tái xuất khẩu thu từ nước nhập khẩu và trả cho nước xuất khẩu. 8.Chuyển khẩu Là hình thức một nước bán hàng hóa cho một nước khác mà không cần làm thủ tục xuất nhập khẩu. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí xuất nhập khẩu. III. NộI DUNG CủA HOạT ĐộNG XUấT KHẩU 1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu Thị trường là yếu tố sống còn và là yếu tố vận động không ngừng, vì vậy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu để chỉ ra phương thức hoạt động của nó như thế nào cho phù hợp để từ đó doanh nghiệp có đối sách thích hợp trong qúa trình xuất khẩu sang từng loại thị trường. Hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm: - Nghiên cứu về môi trường - Nghiên cứu về giá cả hàng hoá - Nghiên cứu về cạnh tranh - Nghiên cứu về nhu cầu 2. Tạo nguồn hàng xuất khẩu Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá, dịch vụ của một công ty hoặc một địa phương hoặc một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng xuất khẩu được. Để tạo nguồn hàng xuất khẩu các doanh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp hay gián tiếp cho sản xuất, thu gom hoặc ký kết hợp đồng thu mua với những đơn vị sản xuất. CHƯƠNGII: THựC TRạNG XUấT KHẩU GIầY DéP CủA VIệT NAM TRONG THờI GIAN QUA I. KIM NGạCH XUấT KHẩU Giầy dép là mặt hàng có sự khác biệt so với những hàng hóa tiêu dùng khác ví dụ như thực phẩm. Mặt hàng này chỉ phát triển được khi đời sống của nhân dân đã đạt được một mức nhất định. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, những năm gần đây nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo kinh tế thị trường. Nhờ sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế này mà đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. Do đó, phát triển và mở rộng sản xuất hàng tiêu dùng có chất lượng cao là vấn đề được quan tâm hàng đầu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Sau khi nước ta tiến hànhchính sách mở cửa vào năm 1992, ngành da giầy nước ta đã có bước phát triển mạnh và trở thành một trong số những ngành có triển vọng xuất khẩu cao. Thời kỳ 1991-1993 xuất khẩu giầy dép đứng hàng thứ 10 trong số cá mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 1994 giầy dép đã vươn lên hàng thứ 6 và hiện nay giầy dép đứng hàng thứ 3 trong số những mặt hàng xuất khẩu chỉ sau dầu khí và dệt may. 1 Giá trị xuất khẩu giầy dép Việt Nam Theo số liệu của tổng công ty da giầy Việt Nam, năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1,4 USD, tăng 30% so với năm 1998. Góp phần vào sự tăng trưởng này là một hệ thống các doanh nghiệp, công ty hoạt động có hiệu qủa trong lĩnh vực sản xuất giầy dép nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng bao gồm: - Doanh nghịêp quốc doanh trung ương chiếm 25% số lượng sản phẩm và 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Doanh nghiệp quốc doanh địa phương chiếm 19,5% số luosjng sản phẩm và 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 37,5% số lượng sản phẩm và 52,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong hệ thống doanh nghiệp sản xuất giày dép thì tổng công ty giầy da Việt Nam là đơn vị dẫn đầu trong vấn đề hướng phát triển sản phẩm và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Trực thuộc tổng công ty hiện nay là một hệ thống các công ty con sản xuất giày và thuộc da khá qui mô. Thị trường xuất khẩu của ta là khá rộng lớn nhưng do nguồn đầu vào còn thiếu nên đầu năm 1999, tổng công ty đã triển khai thực hiện dự án sắp xếp lại những cơ sở sản xuất da. 2.Xuất khẩu giầy dép theo thành phần kinh tế Trong năm 1996 và 1997, các doanh nghiệp quốc doanh là những đơn vị kinh tế có giá trị xúat khẩu giầy dép lớn nhất trong các thành phần kinh tế. Năm 1996 doanh nghiệp quốc doanh chiếm 67,54% và năm 1997 chiếm 57,06% tỷ trọng xuất khẩu. Điều này chứng tỏ rằng thành phần kinh tế quốc doanh vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng. Đây có lẽ là một điều dễ hiểu vì ngành giầy dép có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta nên đuuộc đầu tư nhiều và được nhà nước coi trọng. II THị TRƯờNG XUấT KHẩU GIầY DéP CủA VIệT NAM Kể từ năm 1980, đồ da Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh do có sự hợp tác giữa Việt Nam với Liên Xô và một số nước Đông Âu cũ trong hội đồng tương trợ kinh tế. Các sản phẩm giầy dép theo sự hợp tác này không có sự đảm bảo về chất lượng cũng như tính cạnh tranh cao do thói quen làm ăn xã hội chủ nghĩa. Kể từ khi hiệp định này bị bác bỏ thì ngành giầy da nước ta mới có bước tiến bộ nhất từ sau khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường vào năm 1992. Hiện nay, các sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Việt Nam bao gồm giầy thể thao, giầy nữ, giầy da, dép đi trong nhà, sandal… chất lượng khá tốt. Sản phẩm của chúng ta thường được xuất khẩu sang thị trường những nước tư bản như Tây Âu và Bắc Mỹ. Thị trường chủ yếu của giầy dép xuất khẩu là các nước thuộc liên minh châu Âu do sản xuất giầy dép tại Châu Âu đang ngày càng giảm sút đồng thời hàng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi theo hệ thống ưu đãi phổ cập GSP . Tóm lại thi trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam la một thị trường rộng lớn với đủ các thị hiếu nhưng đều có chung một yêu cầu chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đa dạng. III. TìNH HìNH XUấT KHẩU GIầY DéP CủA TổNG CÔNG TY DA GIầY VIệT NAM 1 Cơ cấu thị trường của tổng công ty da giầy Việt Nam Thị trường châu Âu chiếm tỷ lệ lớn trong số các thị trường xuất khẩu của tổng công ty 75%. Bởi vì đây là thị trường mà tổng công ty có quan hệ từ lâu, các sản phẩm đã trở lên quen thuộc, người tiêu dùng đã hình thành thói quen trong tiêu dùng đối với sản phẩm. Mặt khác, sản phẩm của công ty xuất sang các nước châu Âu được hưởng chính sách ưu đãi phổ cập thuế quan GSP. Trong những năm gần đây tỷ trọng xuất khẩu của tổng công ty sang thị trường này có phần suy giảm do một vài lý do khách quan và chủ quan, ví dụ: như công ty đang tiến hành mở rộng một số thị trường mới nen không tập trung được hoàn toàn vào thị trường này và Trung Quốc, Inđônêsia đã xâm nhập vào thị trường này một cách mạnh mẽ. 2. Kim ngạch xuất khảu sang châu Âu của tổng công ty Giá trị xuất khẩu của tổng công ty tăng mạnh từ năm 1996 đến 1997 song vì những lý do kể trên đã giảm đáng kể vào hai năm tiếp theo1998 đến 1999. Năm 1998 giảm 3,6176 triệu sản phẩm tương tương 9,2277 triệu USD so với năm 1997. Năm 1999 số lượng sản phẩm co tăng lên chút itsong về giá trị lại giảm đi đáng kể. Đây là những khó khăn thách thức đặt ra cho tổng công ty trong thời gian tới. 3.Các hình thức xuất khẩu của công ty Hình thức gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu chính của tổng công ty da giầy Việt Nam. Hình thức này luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 45,43% năm 1997 đến 52,03% năm 1999 trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Với hình thức này tổng công ty có ưu thế là không phải quan tâm đến nguồn nguyên vật liệu, mẫu mã sản phẩm, thị trường tiêu thụ đồng thời tổng công ty khó có thể lắm bắt nhu cầu thị trường và thụ động trong việc cải tiến mẫu mã và đặc biệt là thu nhập thấp. Mặt hàng chính của tổng công ty là giầy nữ, giầy vải và giầy thể thao, thời gian gần đây tổng công ty có thêm sản phẩm dép các loại. 4.Các sản phẩm chủ yếu của công ty Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng chình của công ty tuy có giảm bớt song vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Mặt hàng giầy nữ giảm liên tục vào năm 1997 và 1998 (năm 1997 giảm 391.000 đôi so với năm 1996, năm 1998 giảm 1.726.000 đôi so với năm 1997) nhưng năm 1999 lại bắt đầu tăng 210.000 đôi so với năm 1998. Các mặt hàng khác cũng có những thay đổi nhất định vào các năm nhất là hai mặt hàng chủ lực là giầy vải và giầy thể thao. Điều này thể hiện cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của tổng công ty đang có sự thay đổi, mặc dù chưa rõ nét nhưng là một dấu hiệu báo trước để tổng công ty chuẩn bị cho việc chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của thị trường. 5.Kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty theo các đơn vị Tình hình xuất khẩu của các đơn vị thuộc tổng công ty từ năm 1996 đến năm 1999 có nhiều biến động lớn. Sau khi kim ngạch xuất khẩu tăng vào năm 1997 thì hầu hết các đôn vị đều có kim ngạch xuất khẩu giảm vào hai năm tiếp theo 1998 và 1999. Mức giảm cao nhất của năm 1998 so với năm 1997 là của công ty da Sài Gòn(giảm tới 25,82%). Bước sang năm 1999, mức giảm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thuộc về các đơn vị phụ thuộc (giảm đến 27,28%) so với năm 1998. IV. ĐáNH GIá KếT QủA CủA HOạT ĐộNG XUấT KHẩU GIầY DéP VIệT NAM TRONG THờI GIAN QUA 1. Những kết qủa đạt được Xuất khẩu giầy dép mở ra một thị trường quốc tế rộng lớn cho nước ta, kim ngạch xuất khẩu giầy dép ngày càng cao, năm 1993 mới chỉ là 118 triệu USD, năm 1994 là 244 triệu USD, năm 1995 là 388 triệu USD và đến năm 1400 triệu USD. Xuất khẩu giầy dép phát triển đã góp phần tăng tích lũy ngoại tệ cho đất nước, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Có dược thành qủa này là do chúng ta đã tận dụng những lợi thế của các nước đang phát triển, có tiềm năng về lực lượng lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên nên các đối tác nước ngoài rất ưu thích trong việc hợp tác với nước ta trong lĩnh vực này. Mặt khác nước ta đã có uy tín khá lớn trong lĩnh vực xuất khẩu giầy dép. 2. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam và nguyên nhân Trong hoạt động xuất khẩu giầy dép, bên cạnh những ưu điểm chúng ta cũng có những hạn chế. Về phía khách quan có thể nói rằng hoạt động xuất khẩu giầy dép nước ta đang gặp những khó khăn . Trong những năm trước đây, khi thị trường Liên Xô chưa tan vỡ và thị trường Đông Âu còn ổn định thì hình thức gia công để xuất khẩu phát triển cao , không chỉ riêng nước ta mà các nước khác trong khu vực có điều kiện tương tự như chúng ta cũng phát triển ngành giầy dép để tận dụng nhứng điều kiện thuận lợi của họ. Do đó chúng ta phải cạnh tranh gay gắt với những nước đó về mọi mặt: mẫu mã, giá cả, chất lượng. Khó khăn về nguồn nguyên liệu. Hiện nay là một khó khăn cho toàn bộ ngành xuất khẩu giầy dép của nước ta. Các đối tác nước ngoài dù liên doanh với chúng ta hay đặt hàng gia công xuất khẩu đều rất hiếm khi cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất. Hầu như phía Việt Nam đều phải tự lo về phần nguyên vật liệu. Khó khăn của chúng ta chính là khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu hoặc nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. Da trâu, da bò trong nước chỉ mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu của ngành da giầy, lượng còn lại phải nhập khẩu là chủ yếu. Về phía chủ quan mà nói thì có những hạn chế sau - Sự thiếu vốn và công nghệ: Theo tính toán của tổng công ty da giầy Việt Nam, từ năm 1991 đến nay, bình quân mỗi doanh nghiệp nhà nước chỉ mới đầu tư khoảng 8 triệu USD. Đây là số vốn đầu tư hết sức nhỏ nhoi so với công ty nước ngoài và để đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD vào năm 2000, ngành giầy da cần phải đầu tư 565 triệu USD thế nhưng hiện nay chưa thấy nguồn vốn nào khả quan.Tình trạng thiếu vồn ngặt nghèo khiến cho không ít doanh nghiệp buộc lòng phải bua thiết bị với công nghệ lỗi thời ngay cả khi khách hàng đặt hàng cao cấp có lợi nhuận cao,
Luận văn liên quan