Tiểu luận Xuất khẩu mặt hàng trà sang thị trường Nga

Trong truyền thống người Việt nói riêng cũng như của người Châu Á nói chung, trà không chỉ là một thức uống đơn thuần mà bao hàm trong nó là cả một bề dày văn hóa gắn liền với đời sống và sinh hoạt ngày thường của người dân. Do vậy khi nhắc đến đất nước, văn hóa và con người Việt không thể không nhắc đến tách trà Việt đầy dân dã nhưng lại đậm đà và đầy nồng ấm như chính con người Việt Nam. Nét đặc sắc đó không chỉ được thể hiện qua nghệ thuật Trà đạo của riêng người Việt mà còn được thể hiện thông qua những hương vị truyền thống và đặc trưng của tách trà: Trà ướp hương Sen nhẹ nhàng thanh tao, Trà hương lài đậm và hương nồng hơn, còn Trà không ướp hương thì lại dân dã và thông dụng Tuy nhiên, ngày nay khi hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thì những hương vị và nét đặc sắc của trà Việt không còn có cơ hội phát triển và quảng bá rộng rãi ra thị trường mà chỉ tập trung một thị phần nhỏ trong thị trường trà nội địa. Trong khi đó lượng trà xuất khẩu của nước ta phần lớn chỉ là trà nguyên liệu chưa qua chế biến, chủ yếu là xuất qua các nước trung gian như: Anh, Đức, Đài Loan sau đó được chế biến và đóng nhãn mác của các nước trung gian đó để đi tiêu thụ. Sự mâu thuẫn ở đây không chỉ là việc người dân trồng chè chỉ thu được mức lợi nhuận rất ít (do giá trà nguyên liệu rất rẻ, thường là bằng 1/5 hay 1/10 giá trà đã được chế biến), ngoài ra mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước xuất khẩu trà lớn nhưng cả nước vẫn chưa có thương hiệu trà thật sự của riêng mình trên thị trường thế giới. Chính những lí do đó đã đưa nhóm chúng tôi quyết định phân tích và thảo luận về chè, con đường thâm nhập vào thị trường chè đã chế biến trên thế giới một cách hiệu quả và thành công nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, việc thiếu thông tin cũng như nhận thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp trà Việt Nam hiện nay hầu như vẫn chưa chuẩn bị tâm lý cũng như các điều kiện chuẩn bị chuyên nghiệp do tâm lý lãnh đạo theo tư duy cũ là nguyên nhân chính cho việc phân tích các doanh nghiệp thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi xin đưa ra một mô hình doanh nghiệp tương đồng với các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời doanh nghiệp này cũng có những tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về xuất nhập khẩu và mang tính tổ chức chuyên nghiệp hơn, những điều kiện này nếu các doanh nghiệp Việt Nam nghiêm túc muốn tham gia thị trường trà thề giới đều có thể thực hiện được. C húng tôi xin được tạm gọi mô hình doanh nghiệp đó là : DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TRÀ – VIETTRA.

doc26 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu mặt hàng trà sang thị trường Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG TRÀ SANG THỊ TRƯỜNG NGA Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lời mở đầu: Trong truyền thống người Việt nói riêng cũng như của người Châu Á nói chung, trà không chỉ là một thức uống đơn thuần mà bao hàm trong nó là cả một bề dày văn hóa gắn liền với đời sống và sinh hoạt ngày thường của người dân. Do vậy khi nhắc đến đất nước, văn hóa và con người Việt không thể không nhắc đến tách trà Việt đầy dân dã nhưng lại đậm đà và đầy nồng ấm như chính con người Việt Nam. Nét đặc sắc đó không chỉ được thể hiện qua nghệ thuật Trà đạo của riêng người Việt mà còn được thể hiện thông qua những hương vị truyền thống và đặc trưng của tách trà: Trà ướp hương Sen nhẹ nhàng thanh tao, Trà hương lài đậm và hương nồng hơn, còn Trà không ướp hương thì lại dân dã và thông dụng… Tuy nhiên, ngày nay khi hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thì những hương vị và nét đặc sắc của trà Việt không còn có cơ hội phát triển và quảng bá rộng rãi ra thị trường mà chỉ tập trung một thị phần nhỏ trong thị trường trà nội địa. Trong khi đó lượng trà xuất khẩu của nước ta phần lớn chỉ là trà nguyên liệu chưa qua chế biến, chủ yếu là xuất qua các nước trung gian như: Anh, Đức, Đài Loan…sau đó được chế biến và đóng nhãn mác của các nước trung gian đó để đi tiêu thụ. Sự mâu thuẫn ở đây không chỉ là việc người dân trồng chè chỉ thu được mức lợi nhuận rất ít (do giá trà nguyên liệu rất rẻ, thường là bằng 1/5 hay 1/10 giá trà đã được chế biến), ngoài ra mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước xuất khẩu trà lớn nhưng cả nước vẫn chưa có thương hiệu trà thật sự của riêng mình trên thị trường thế giới. Chính những lí do đó đã đưa nhóm chúng tôi quyết định phân tích và thảo luận về chè, con đường thâm nhập vào thị trường chè đã chế biến trên thế giới một cách hiệu quả và thành công nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, việc thiếu thông tin cũng như nhận thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp trà Việt Nam hiện nay hầu như vẫn chưa chuẩn bị tâm lý cũng như các điều kiện chuẩn bị chuyên nghiệp do tâm lý lãnh đạo theo tư duy cũ là nguyên nhân chính cho việc phân tích các doanh nghiệp thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi xin đưa ra một mô hình doanh nghiệp tương đồng với các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời doanh nghiệp này cũng có những tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về xuất nhập khẩu và mang tính tổ chức chuyên nghiệp hơn, những điều kiện này nếu các doanh nghiệp Việt Nam nghiêm túc muốn tham gia thị trường trà thề giới đều có thể thực hiện được. C húng tôi xin được tạm gọi mô hình doanh nghiệp đó là : DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TRÀ – VIETTRA. I. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm: Địa chỉ: 294 A Trần Phú, Bảo Lộc, Lâm Đồng Thị trường chính: phân bố sản phẩm trên cả nước, với hệ thống phân phối chính ở 5 thành phố chính: Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Pleiku. Thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm/ dịch vụ: sản xuất kinh doanh trà các loại. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. Giới thiệu tổng quan: Tên công ty : CÔNG TY TNHH TRÀ VIỆT Trụ sở chính: 294A Trần Phú - TX.Bảo Lộc - Tỉnh Lâm Đồng Ngày thành lập : 3/11/1990 Thương hiệu (brand name) : TRÀ VIỆT. Vốn điều lệ: 80.000.000.000 ( tám mươi tỷ đồng) Triết lý kinh doanh : từ truyền thống đến tương lai.( xuất phát của tên VIETTRA: Viettradition). Ngành kinh doanh chính : Sản xuất, chế biến và kinh doanh trà . Thị trường: thị trường nội địa với mặt hàng phong phú: trà xanh, trà đen, trà ướp hương, trà nguyên chất không ướp hương. Định hướng phát triển: Sản phẩm mũi nhọn và chiến lược là trà ướp hương với 3 loại chính: hương Nhài, hương Sen và hương hoa hồng. tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu trà Trà Việt- Viettra. mở rộng thị trường cho trà đen ở thị trường Nga. Định hướng phát triển thêm về trà xanh các loại.   Các bộ phận của Công ty: Sau 20 năm thành lập cùng với khoảng 28% thị phần trà tiêu thụ trong nước, ngoài đội ngũ cán bộ công nhân viên có bề dày kinh nghiệm cũng như những hiểu biết về trà và văn hóa trà sâu sắc thì việc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam như ISO 9001-2000, tiêu chuẩn HACCP(2001)… Nhà máy: Ngày thành lập : 30/04/1990 Chức năng : Nghiên cứu và sản xuất trà. Diện tích : 50.000 m2 Số công nhân : 200 người (biên chế) Các dây chuyền công nghệ: Dây chuyền sản xuất trà đen: bao gồm các công đoạn sơ chế, tinh chế, đóng gói. Công nghệ : công nghệ ướp hương truyền thống Việt Nam, Nhật. Hàn Quốc. Công suất : 1.200 tấn/năm Sản phẩm chính: trà đen ướp hương ( chủ yếu cho xuất khẩu), trà xanh, trà xanh ướp hương. . Nguồn nguyên liệu: Trà tươi để sản xuất trà đen tại nông trường trà của doanh nghiệp. Các loại trà xanh khác:Trà tươi tuyển chọn trên các vườn trà của nông dân, do nhà máy Việt Trà đầu tư kỹ thuật, chăm sóc, thu hái theo tiêu chuẩn đã được kiểm nhận.  Nông trường: Ngày thành lập 10/10/1997. Chức năng : Chuyên trồng trọt các giống trà dùng chế biến Trà Đen xuất khẩu. Diện tích : tổng 130h, diện tích trồng khoảng 120ha. Sản lượng : 300 tấn (khô)/năm. 1.2 SẢN PHẨM XUẤT KHẨU Trà đen ướp hương với 3 loại chính là trà lài, trà sen và tra ướp hương hoa hồng là sản phẩm xuất khẩu chính và chủ lực của doanh nghiệp trong thời gian đầu thâm nhập thị trường Nga. Ngoài hai sản phẩm ướp theo hương truyền thống là Trà Sen và Trà Lài thì còn có them một sản phẩm thăm dò thị trường của doanh nghiệp là Trà Đen ướp hương hoa hồng, một xu hướng đang được ưa chuộng tại Nga. Trong thời gian gần đây, mối quan hệ Việt – Nga ngày càng diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp với những chính sách cải thiện và ưu đãi được khuyến khích phát triển hơn. Mặt khác, theo số liệu được cập nhật, Nga là một trong những thị trường lớn và tiêu thụ trà nhiều nhất thế giới với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1kg chè/người/năm nên có thể coi Nga như một thị trường đầy tiềm năng trong việc xuất khẩu mặt hàng Trà, đặc biệt là Trà Đen do xu hướng tiêu thụ mặt hàng này cao nhất trong tỷ trọng xuất khẩu. Mặt khác, Trà Đen cũng dễ bảo quản và tốt cho sức khỏe hơn nên được chấp nhận ở một mức độ nào đó cũng dễ dàng hơn so với các loại Trà khác. II. Thông tin thị trường Nga: Môi trường tự nhiên: Cộng hoà Liên bang Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới (trên 17 triệu km2) với dân số khoảng 142,8 triệu người(7/2008) đứng thứ 9 trên thế giới. Lãnh thổ trải dài trên cả hai châu lục châu Á và châu Âu, nhưng phần lớn dân số cũng như mọi hoạt động kinh tế, chính trị đều tập trung ở phần lãnh thổ phía châu Âu. Dọc theo các thảo nguyên ở phía Nam qua vùng lục địa ẩm ướt thuộc Nga nằm ở Châu Âu, từ cận Bắc cực đến khí hậu Tundra ở cực Bắc, khí hậu mùa Đông đa dạng từ mát dọc theo bờ biển đen đến lạnh giá ở Siberia, khí hậu mùa hè đa dạng từ ấm ở thảo nguyên đến mát dọc theo bờ biển Bắc cực. Đồng bằng rộng lớn với những đồi thấp ở phía Tây của Urals; rừng thực vật lớn và lãnh nguyên ở Seberia; núi cao dọc vùng biên giới phía Bắc. Tài nguyên thiên nhiên phong phú bao gồm các mỏ lớn nhỏ như dầu mỏ, khí ga thiên nhiên, than đá và nhiều khoáng chất khác, gỗ mộc… Môi trường chính trị: Sau nhiều cải cách quan trọng được thực hiện ở các luật thuế, ngân hàng, lao động và luật đất đai. Các thành quả này làm tăng thêm niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp vào nước Nga. Biến nước Nga trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn cho những nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp tăng từ 14.6 tỷ USD năm 2005 lên gần 45 tỷ USD năm 2007. Môi trường luật pháp, chính sách của Nga đang thay đổi điều chỉnh tích cực theo hướng tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, kèm theo việc giảm thuế quan và hài hoà các thủ tục hành chính do vậy môi trường kinh doanh ở Nga chắc chắn ngày càng minh bạch, thông thoáng và công bằng hơn sẽ tạo nhiều cơ hội cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trà sang Nga. Môi trường kinh tế: Kể từ sau khủng hoảng kinh tế năm 1998 tới năm 2007, Nga duy trì sự tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình là 7%. Mặc dù giá dầu cao và giá trị tương đối rẻ của đồng rup ban đầu cũng có tác động tới mức tăng trưởng này nhưng từ năm 2003 nhu cầu của người tiêu dùng và tình hình đầu tư đã đóng một vai trò quan trọng. Kể từ sau khủng hoảng 1998, Nga cũng đã cải thiện được vị trí trong lĩnh vực tài chính quốc tế. Ngân sách Liên Bang luôn thặng dư từ 2001và năm 2008 mức thặng dư khoảng 3% GDP. Mấy năm qua Nga đã sử dụng ngân sách ổn định của mình để chi trả khoản nợ của nhà nước Xô Viết. Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu dầu mỏ cho phép Nga tăng dự trữ ngoại tệ từ 12 tỉ USD năm 1999 lên 470 tỉ USD cuối năm 2007, trở thành nước có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn thứ 3 thế giới. Hiện tại nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 được đánh giá là năm nặng nề nhất cho nền kinh tế LB Nga, song Chính phủ Nga vẫn đưa ra những dự báo lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của nước này trong năm 2009 và 2010. Chính phủ Nga dự tính giá dầu mỏ năm 2009 là 54 USD/thùng và năm 2010 là 55 USD/thùng. Theo dự báo lạc quan, giá dầu mỏ có thể lên tới 60-70 USD/thùng trong vòng 3 năm tới. Vào năm 2010, GDP Nga có thể tăng gần 1% và đạt mức tăng 2,5%-3,5% trong vòng 3 năm tới. Môi trường pháp lý: Các cơ quan hành chính điều hành và quản lý nhập khẩu chè gồm : Bộ phát triển Kinh tế và Thương mại Nga , Bộ Nông nghiệp , Tổng cục Hải quan Nga, Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia Nga. Liên Bang Nga áp dụng hệ thống “Giấy bảo đảm” và “ Giấy chứng nhận tiêu chuẩn” do Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia Nga và Bộ Nông nghiệp Nga cấp để làm thủ tục thông qua nhằm kiểm soát nhập khẩu chè vào thị trường Nga. Liên Bang Nga cũng chấp thuận nhập khẩu chè theo khu vực gửi hàng, nhập khẩu chè qua nước thứ ba và chấp thuận thanh toán liên quan đến các phương thức thanh toán đặc biệt như : hàng đổi hàng, thanh toán ứng trước, thuê mua (Leasing), ký phiếu. * Các quy định của LB Nga về thủ tục nhập khẩu chè: Quy định về nhãn mác, bao bì : Các lô hàng chè vận chuyển tới Nga phải được ghi nhãn mác bằng tiếng Nga, được đóng gói theo khối lượng thể tích hoặc trọng lượng bằng bìa các tông và hộp gỗ thưa, hoặc hàng rời chở container tuỳ theo hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu (chè đóng bao trọng lượng 60kg , chè đóng gói dưới 3 kg, chè phải đóng bằng màng mỏng trong chân không hoặc bằng túi giấy nếu với trọng lượng từ 50-250g) Bao bì bên ngoài phải có mác của người gửi hàng, mác của cảng và cần được đánh số theo đúng phiếu đóng gói, tên hợp đồng ngoại thương cũng như phải được ghi trên bao bì bên ngoài lô hàng. Bao bì sản phẩm chè (bao bì bên trong) phải có nhãn sinh thái, xuất xứ chè, chủng loại chè, dạng sản phẩm chè theo hệ thống tiêu chuẩn qui định của Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia Nga. Giấy chứng nhận tiêu chuẩn: bắt buộc các nhà xuất khẩu chè khi đưa hàng vào thị trường Nga phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ tiêu chuẩn do Uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia qui định.Trong đó, giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm của chè do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp, giấy chứng nhận chè an toàn công nhận lô hàng chè đã tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn của Nga có thể được cấp trước khi xuất khẩu tại công ty giám định SGS hoặc khi hàng tới Nga qua uỷ ban tiêu chuẩn quốc gia Nga cấp. Các giấy chứng nhận này bắt buộc phải có khi làm thủ tục thông quan chè xuất khẩu vào Nga. Môi trường văn hóa: Chè là một loại đồ uống thông dụng nhất của người Nga với khoảng 98 % dân số Nga uống chè, chè đang ngày càng khẳng định vị trí là loại đồ uống được ưa chuộng nhất ở Nga với những tác dụng ưu việt như chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ…..Chè là loại đồ uống duy nhất được chính phủ Nga đưa vào danh mục các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng chiến lược ngang với muối, dầu ăn và được đưa vào dự trữ quốc gia đề phòng chiến tranh, thiên tai. Một xứ lạnh nên người Nga không uống trà kiểu nhâm nhi như người châu Á. Tại Nga, truyền thống uống trà gắn liền với ấm Samovar. Đây là loại bình lớn được thiết kế rất đẹp đẽ, chứa hơn một lít nước sôi ở độ cao. Thời tiết lạnh lẽo gần như quanh năm, nên uống nóng với viên đường hoặc kẹo. Người Nga thường uống trà đen (hương vị gần giống như trà Lípton), trong những cái ly thật to (khoảng 100 – 200 ml) Trà đen thường uống với chanh( loại chanh màu vàng, to bằng nắm tay, không chua lắm và rất thơm). Mùa đông Nga buốt giá, uống trà nóng gần như là một nhu cầu cấn thiết, vì với người Nga thì trà có tác dụng giữ ấm cơ thể nhất là tim. Bởi vậy trong mọi nhà tại Nga, hầu như trong chiếc bình đặc biệt Samovar luôn đầy nước trà. Nga là một trong 10 nước tiêu dùng chè nhiều nhất thế giới và xếp vị trí thứ 3 về tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Tiêu dùng chè bình quân đầu người ở Nga đã tăng từ 0,56 kg/người –1994 lên 1,01 kg/ người –1997 và 1,1 kg/người từ sau năm 2000 tới nay. Thị trường Nga ưa chuộng và nhập khẩu chè chủ yếu từ Ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc,Việt Nam, Indonesia. Thị hiếu tiêu dùng chè của người Nga rất đa dạng. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3000 loại nhãn hiệu chè khác nhau (chè xanh và chè chế biến).Trong đó người Nga tiêu dùng trên 1000 loại chè cá nhãn hiệu khác nhau. Chè đen là loại chè tiêu dùng phổ biến nhất và truyền thống ở Nga chiếm tới 90 % tổng lượng chè tiêu dùng. Biểu đồ: Tiêu thụ chè, cà phê và tăng trưởng thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khoẻ 2003 - 2008 Nguồn:  Euromonitor International/số liệu thống kê của Nga III. Phân tích SWOT: Strengths: Việt Trà có gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chè trong nước, đã tạo dựng được thị trường chè lớn mạnh trong nước với thị phần 28% chè cả nước. Doanh nghiệp đã có một vùng nguyên liệu ở Bảo Lộc – Lâm Đồng cộng với các loại giống đặc sản được nhập từ Ấn Độ tạo ra một nguồn nguyên liệu ổn định với chất lượng tốt nhất. Do xác định ngay từ ban đầu chất lượng chè chính là khâu then chốt để khẳng định thương hiệu chè trên thị trường trong nước và quốc tế, doanh nghiệp tổ chức triển khai đồng loạt các giải pháp như: phát triển cây chè, tận dụng vùng nguyên liệu của dân, đồng thời cử cán bộ kỹ thuật phụ trách từng vùng nguyên liệu, hướng dẫn bà con cách trồng chăm sóc và thu hoạch chè đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng đổi mới công nghệ chế biến, phát triển dịch vụ phục vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý...tất cả chỉ nhằm một mục đích duy nhất là nâng cao chất lượng và uy tín thương hiệu chè. Sản phẩm với chất lượng cao sản xuất trên dây chuyền hiện đại cùng với phương pháp ướp hương truyền thống bởi bàn tay của những người nghệ sĩ ướp trà với hàng chục năm gắn bó với nghề tạo nên nét đặc biệt nhất cho sản phẩm viettra. Việt Trà đã tham gia đăng kí nhãn hiệu CheViet vào năm 2005. Đây là lợi thế cho Việt Trà khi nhãn hiệu CheViet (được đăng ký và bảo hộ trên 73 quốc gia và vùng lãnh thổ) ngày càng được nhà nước quan tâm xây dựng và đang trên đà phát triển. Weaknesses: Nga là thị trường đầu tiên mà công ty hướng đến xuất khẩu nên thực chất công ty chưa có kinh nghiệm trong việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn mà ta không lường trước được: luật pháp Nga bởi nó luôn thay đổi cả về cách giải thích lẫn áp dụng, hay như một khi hợp đồng đã được ký, cũng không nên ngạc nhiên nếu các điều khoản trong hợp đồng không được đáp ứng. Việc người Nga sửa đổi hợp đồng xảy ra khá phổ biến. Do đó, doanh nghiệp cần thuê các chuyên gia thật sự am hiểu về thị trường Nga để tránh được những rủi ro về pháp lý cũng như có được những bước tiến đúng đắn vào thị trường. Thứ hai, chưa tạo dựng được các mối liên hệ giữa công ty với thị trường xuất khẩu gây trở ngại cho việc tạo dựng hệ thống phân phối. Về khả năng tài chính thì doanh nghiệp chỉ có thể đưa đi xuất khẩu và đầu tư ở Nga với quy mô vừa và thời gian thâm nhập cho phép doanh nghiệp đầu tư vào Nga là dưới 2 năm. Nhân lực cũng là một vấn đề gây khó khăn. Phần lớn đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên về kỹ thuật hơn là lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, marketing. Opportunities: Thị trường Nga không chỉ là một thị trường cung cấp hàng nhập khẩu lớn mà còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá khổng lồ trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, khi sản xuất hàng tiêu dùng và lương thực, thực phẩm của Nga không đáp ứng nhu cầu trong nước về số lượng cũng như về chất lượng, thì đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Là thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời không quá khắc khe về tiêu chuẩn kĩ thuật. Thị trường Nga là một thị trường khá dễ tính, không đòi hỏi hàng hoá phải đảm bảo chất lượng cao như các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…Vì vậy, thuận lợi cho doanh nghiệp bởi nó phù hợp với chủng loại, năng lực chế biến, bảo quản chè của doanh nghiệp hiện tại. Trong những năm gần đây quan hệ thương mại song phương Việt Nam và Nga ngày càng được đẩy mạnh. Nếu như năm 2005, Việt Nam xuất khẩu vào Nga 250 triệu USD và nhập khẩu 820 triệu USD thì năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu sang Nga 672 triệu USD hàng hóa và nhập khẩu từ thị trường này 969,57 triệu USD. Đây cũng chính là cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm thông qua các hội thảo hợp tác xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm... Khủng hoảng kinh tế trên thực tế không hẳn là nguy cơ mà là cơ hội cho doanh nghiệp khi mà tiêu dùng các mặt hàng chè của người Nga có xu hướng chuyển dần sang các sản phẩm với giá trung bình. Tình trạng nền kinh tế giảm sút, mức thu nhập của người dân phần nào đó giảm xuống, buộc họ phải giảm mức chi tiêu, cụ thể là chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm với giá thấp hơn nhưng chất lượng tốt. Do có được những thuận lợi từ nguồn nguyên liệu đạt chất lượng lại rẻ, chi phí sản xuất thấp hơn so với doanh nghiệp tại Nga, dẫn tới giá thành sản phẩm thấp hơn, phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nga hiện nay. Threats: Nga là thị trường đang mở cửa, điều kiện thông thoáng, nhưng cũng không ít rủi ro và tính cạnh tranh cao. Do đó, khi vào thị trường này buộc mọi đối tác phải chấp nhận cuộc cạnh tranh khá gay gắt cả về hàng hóa cũng như đầu tư. Hơn 75% thị trường chè Nga do 5 công ty kiểm soát: Orimi Trade, Company May, Unilever, Ahmad và Sapsan. Trong đó công ty Orimi Trade (có thương hiệu chè Greenfield, Tess, Prinsessa Candi, Prinsessa Nury, Prinsessa Gita, Prinsessa Yava) chiếm 28,9% thị trường. Một trong những thương hiệu chè người tiêu dùng Nga ưa chuộng như Lipton, Ahmad và Greenfield. Đồng thời khi xuất khẩu sang thị trường này doanh nghiệp còn phải đối diện với các ông lớn xuất khẩu từ các nước như Ấn Độ, Scrilanca, Trung Quốc và cả những doanh nghiệp Việt Nam đã đi trước vào thị trường Nga. Thứ hai là ở khâu thanh toán. Hiện khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp Nga còn hạn chế, chưa đủ khả năng thanh toán theo thông lệ quốc tế, do đó thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam thanh toán theo hình thức trả chậm 6 tháng đến 1 năm. Ngược lại, khi xuất khẩu hàng sang Việt Nam, doanh nghiệp Nga yêu cầu đặt tiền trước. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng trong tình trạng thiếu vốn nên yêu cầu thanh toán sau khi nhận hàng. Do đó, đây là một cản trở khá lớn trong buôn bán giữa hai nước trong thời gian qua. Phí mở tín dụng thư (L/C) tại các ngân hàng phía Nga cao hơn nhiều so với các nước khác nên hầu hết các doanh nghiệp Nga không muốn mở L/C để bảo lãnh thanh toán mà chọn những phương thức thanh toán khác để giảm chi phí, cách này tiềm ẩn rủi ro cho phía bán hàng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cặn kẽ về đối tác, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau để bắt tay làm ăn là hết sức cần thiết. Vận tải cũng là một cản trở trong quan hệ thương mại hai nước. Đội tàu từ thời Liên Xô cũ đã hoàn toàn tan rã, hiện nay phương tiện vận chuyển chủ yếu là container, tuy nhiên chi phí khá cao. Hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga, do phải vận chuyển qua các cảng Châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo tuyến đường xuyên Nga từ Đông sang Tây nên chi phí vận chuyển lớn hơn so
Luận văn liên quan