Tiểu luận Xuất khẩu nước tương chinsu qua thị trường Mỹ

Nền kinh tế Việt Nam đang trong ti ến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm “ đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mối quan hệ kinh tế” thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh hiệu quả của sự phát triển. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh t ế khu vực nói riêng đó là Mỹ Masan group là một trong những tập đoàn lớn mạnh của Viêt Nam, sở hữu nhiều thương hiệu thực phẩm nối ti ếng ỏ Việt Nam và thế giới trong đó có “Chin-su”. Đặc biệt với sự thành công vang dội của Chin su ở thị trường Việt Nam , nước tương Chin su đã và đang chinh phục người Việt với hương vị thơm ngon, chất lượng hoàn hảo. Nhận thấy được ngành kinh doanh nước chấm rất hứa hẹn không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu rất cao trên thế giới chưa được đáp ứng và để nối ti ếp những thành công, Chin su muốn thực hiện tham vọng của mình trên thị trường quốc tế và đăc biệt là thị trường Mỹ Cộng đồng người Viêt rất đông đảo ở Mỹ l ại chưa được đáp ứng nhu cầu về sản phẩm nước tương chất lượng, hương vị Việt cho các bữa ăn hàng ngày. Do đó đây là thị trường hứa hẹn cho nước tương Chin-su. Đây chính là cơ hội để Chin-su đến với người với đông đảo người tiêu dùng “ đa văn hóa” ở Mỹ, bành số doanh số bán hàng trên thê giới, tăng giá trị thương hiệu Nhóm nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn đưa ra bài báo cáo sơ bộ về kế hoạch xuất khẩu nước tương Chin-su vào thị trường Mỹ để các nhà đầu tư xem xét, đưa ra nhận định về khả năng thực hiện dự án. Sau đó chúng tôi sẽ có thông tin chi tiết hơn về thị trường, mục tiêu về thị phần, doanh số, vốn và lợi nhuận ước tính

pdf22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5794 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu nước tương chinsu qua thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận XUẤT KHẨU NƯỚC TƯƠNG CHIN- SU QUA THỊ TRƯỜNG MỸ 2 Mục Lục: I. Lời mở đầu II. Miêu tả hoạt động kinh doanh II.1.Giới thiệu công ty …………………………………………………….5 II.2.Sản phẩm nước tương Chin-su…………………………………….. 6 III.Phân tích Thị trường.........................................................................................6 III.1 Phân tích môi trường kinh doanh .....................................................6 III.2 Phân tích thị trường nước tương tại Mỹ..........................................12 IV. Phân tích SWOT ..............................................................................................12 V.CHIẾN LƯỢC KINH DOANH: V.1.Chiến lược Maketing…………………………………………………16 V.1.1 Chiến lược sản phẩm……………………………………….16 V.1.2Chiến lược phân phối .............................................................17 V.1.3 Chiến lược giá ……………………………………………….19 V.1.4 Chiến lược xúc tiến………………………………………….20 V.1.4.1 Quảng cáo………………………………………….20 V.1.4.2 Khuyến mãi………………………………………..20 V.1.4.3 PR…………………………………………………..20 V.1.4.4 Đội ngũ nhân viên………………………………....20 V.2 Tổ chức thực hiện……………………………………………………..21 3 I. Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm “ đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mối quan hệ kinh tế” thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh hiệu quả của sự phát triển. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng đó là Mỹ Masan group là một trong những tập đoàn lớn mạnh của Viêt Nam, sở hữu nhiều thương hiệu thực phẩm nối tiếng ỏ Việt Nam và thế giới trong đó có “Chin-su”. Đặc biệt với sự thành công vang dội của Chin su ở thị trường Việt Nam, nước tương Chin su đã và đang chinh phục người Việt với hương vị thơm ngon, chất lượng hoàn hảo. Nhận thấy được ngành kinh doanh nước chấm rất hứa hẹn không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu rất cao trên thế giới chưa được đáp ứng và để nối tiếp những thành công, Chin su muốn thực hiện tham vọng của mình trên thị trường quốc tế và đăc biệt là thị trường Mỹ Cộng đồng người Viêt rất đông đảo ở Mỹ lại chưa được đáp ứng nhu cầu về sản phẩm nước tương chất lượng, hương vị Việt cho các bữa ăn hàng ngày. Do đó đây là thị trường hứa hẹn cho nước tương Chin-su. Đây chính là cơ hội để Chin-su đến với người với đông đảo người tiêu dùng “ đa văn hóa” ở Mỹ, bành số doanh số bán hàng trên thê giới, tăng giá trị thương hiệu Nhóm nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn đưa ra bài báo cáo sơ bộ về kế hoạch xuất khẩu nước tương Chin-su vào thị trường Mỹ để các nhà đầu tư xem xét, đưa ra nhận định về khả năng thực hiện dự án. Sau đó chúng tôi sẽ có thông tin chi tiết hơn về thị trường, mục tiêu về thị phần, doanh số, vốn và lợi nhuận ước tính… 4 II. Miêu tả hoạt động kinh doanh II.1. Giới thiệu công ty Cổ phần Thực phẩm Masan thuộc tập đoàn Ma San (Masan Group) II.1.1. Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan : Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan là công ty sản xuất nước sốt và gia vị hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm đóng gói tại Việt Nam. Với thương hiệu lâu năm, hệ thống phân phối rộng khắp 63 tỉnh, thành phố và sở hữu một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hàng đầu Việt Nam, có thể cho ra mắt 50-60 sản phẩm mới mỗi năm, Masan trong 4 năm liên tiếp đã được báo Sài Gòn tiếp thị bầu chọn là Thương hiệu được ưa thích nhất trong nhóm ngành hàng nước sốt và gia vị. Công ty có một đội ngũ điều hành nhiều kinh nghiệm, gồm các chuyên gia đến từ những tập đoàn kinh doanh đồ uống và thực phẩm hàng đầu thế giới. II.1.2 Lịch sử Công ty Công ty cổ phần Thương mại Masan thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ - Thương mại Việt Tiến và Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt Tiến năm 2003. Vào tháng 12 năm 2008, Công ty cổ phần thương mại Masan đổi tên thành Công ty cổ phần thực phẩm Masan. Cổ đông chiến lược: Công ty Cổ phần Đầu tư Masan : 44,38%; VOF Investment Limited : 4,54% ; Vietnam Investment Limited : 4,18% ; Asia Value Investment Limited : 4,18% Thực trạng: Được điều hành bởi một đội ngũ chuyên gia tài năng, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng lưu chuyển nhanh, Masan có thế mạnh về kinh doanh, tiếp thị và thương hiệu. Cùng với mạng lưới phân phối rộng khắp, đây chính là cơ sở vững chắc để Masan mở rộng thành công ở các lĩnh vực thực phẩm đóng gói khác nhau, và do đó, tăng cường giá trị cho cổ đông Hoạt động gần đây: Khởi nghiệp và thành công ở nước Nga xa xôi rồi mới quay lại tìm kiếm cơ hội ở thị trường Việt Nam, Masan - một tập đoàn kinh tế của một nhóm người Việt sinh sống ở Nga đã và đang làm một cuộc lội ngược dòng. Từ một vài thùng mì ăn liền chủ yếu để bán cho người Việt tại Nga, Masan đã xây cả một nhà máy có công suất 30 triệu gói/tháng. Từ xuất khẩu mì gói, Masan đã đưa sang Nga nào nước tương, nước mắm và tương ớt - điều mà trước đó nhiều người cho là điên rồ vì người Nga chưa quen ăn mì, tương ớt, gạo..., không thích ăn cay. Kết quả là Masan đã trở thành công ty VN thành công nhất về xuất khẩu sang thị trường Nga, với doanh số lúc cao điểm đạt trên 100 triệu USD/năm. Quay lại Việt Nam từ năm 2001, những chai nước tương, nước mắm, gói mì hay nước tương mang thương hiệu Chin-su của Masan đã không chỉ đứng vững trên thị trường mà còn là thách thức đối với những thương hiệu đa quốc gia.Trong năm 2008, doanh thu của Masan đạt 114 triệu đô-la Mỹ, tăng 194% so với năm 2007. Đồng thời, lợi nhuận ròng của công ty đạt 21 triệu đô-la Mỹ, tăng 342% so với năm trước. Với 3 thương hiệu Chin- Su, Nam Ngư và Tam Thái Tử, Masan đã chiếm lĩnh và duy trì vị trí chủ đạo tại cả thị trường nước xốt trung và cao cấp. II.1.3. Mục tiêu tương lai: Giữ vững vị trí số 1 trong ngành hàng nước chấm và gia vị Việt Nam ; Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm ; Kiện toàn cơ chế điều hành 5 các công ty trong hệ thống MASAN GROUP về các mặt nhân sự, Kế hoạch kinh doanh, chế độ báo cáo tài chính, kiểm soát thu chi theo định hướng thống nhất từ công ty mẹ ; Thâm nhập và tạo dựng vị thế dẫn đầu trong ngành hàng ăn liền cao cấp - phân khúc thị trường sẽ có tốc độ tăng trưởng bùng nổ trong tương lai, đáp ứng xu hướng tiêu dùng khi nếp sống công nghiệp và hiện đại ngày càng được khẳng định ; Đi đầu trong việc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chức năng. Các dự án đang triển khai: - Tăng công suất sản xuất của nhà máy lên gấp 5 lần vào năm 2010. - Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nhằm đáp ứng hơn nữa thị trường năm 2010.- Thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường trung cấp của các ngành hàng nước mắm, nước tương, tương ớt và gia vị khác. II.2. Sản phẩm nước tương Chin-su II.2.1 Nước tương Chin-su Xì dầu hay nước tương (phương ngữ miền Nam Việt Nam) là một loại nước chấm được sản xuất bằng cách lên men hạt đậu tương, ngũ cốc rang chín, nước và muối ăn. Nước chấm này, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng khá phổ biến trong ẩm thực châu Á tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, gần đây cũng xuất hiện trong một số món ăn của ẩm thực phương Tây Ở Việt Nam thị trường nước chấm cũng được đánh giá sôi động tương đương với hai thị trường khác là dầu gội và bột giặt. Masan là một doanh nghiệp tạo ra thương hiệu thực phẩm Chin-su nổi tiếng trong và ngoài nước. Sản phẩm nước tương Chin-su cũng là một thành công nữa của Masan Food trong lĩnh vực gia vị, nước chấm bởi lẽ mặc dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường trong một thời gian ngắn nhưng với nhãn hiệu nổi tiếng Chin-su, nước tương Chin-su đã có ảnh hưởng lớn trong tâm thức người tiêu dùng nội địa và chiếm được 70% thị phần nước tương cao cấp. Đây là điều mà có lẽ không phải bất kì sản phẩm nào cũng dễ dàng đạt được. Nước tương chin-su được phân làm 2 nhóm chính Nước tương trung cấp : Nước tương chin su, nước tương tam thái tử nhị ca, nước tương tam thái tử nhất ca, nước tương Chin-su tỏi ớt Nước tương cao cấp : Chin-su nếp cái hoa vàng, nước tương Siêu ca, nước tương Chin- su táo đỏ Với thành phần chính là đậu nành, đậu phộng, đường, hương chiết xuất tự nhiên... cùng với công thức pha chế đặc biệt được cải tiến nên nước tương cao cấp Chin-su mới có hương vị tuyệt ngon, màu sắc hấp dẫn và mùi thơm kích thích người sử dụng trong các bữa ăn. Nước tương cao cấp Chin-su mới rất ngon khi chấm trực tiếp với món ăn và thích hợp với việc tẩm ướp các món kho, chiên, nướng với nhiều trường phái ẩm thực. Chất lượng tuyệt ngon của sản phẩm này sẽ giúp cho bữa ăn gia đình Việt thêm đậm đà, hấp dẫn. II.2.2 Quy trình sản xuất và các chỉ tiêu chất lượng: Mới đây nhất, vào ngày 18/04/2009, nước tương Chin-su cao cấp vinh dự là một trong 8 sản phẩm của Masan Food được chứng nhận là sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, tức 6 là nước tương không có 3-MPCD, không bị đóng cặn ở đáy chai, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và không gây ô nhiễm môi trường. Có được điều này là nhờ Masan đã sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, dây chuyền thiết bị khép kín, tự động hóa cao của AVE - ITALIA., áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Hơn nữa, đa số các doanh nghiệp sản xuất nước tương trong nước sử dụng phương pháp hóa giải. Với phương pháp chế biến này, thời gian thủy phân nhanh, giá thành rẻ, ít choáng mặt bằng, mùi vị được người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng nhược điểm lớn khó khắc phục và cũng đang gây hoang mang đối với người tiêu dùng chính là việc sản phẩm tạo ra có chứa độc tố 3- MCPD vượt mức cho phép nhiều lần có nguy cơ gây bệnh ung thư cho người tiêu dùng. Khắc phục nhược điểm trên, Masan Food đã đầu tư mặt bằng, dây chuyền thiết bị mới để áp dụng quy trình sản xuất nước tương sạch theo một quy trình kết hợp giữa phương pháp dùng enzyme và phương pháp hóa giải. Phương pháp kết hợp này mang lại nhiều điểm ưu việt hơn phương pháp truyền thống đã đề cập ở trên, rút ngắn thời gian sản xuất còn 3 ngày, mùi vị nước tương được người tiêu dùng ưa chuộng, nồng độ 3-MCPD < 0.5 ppm. Ngoài ra, chin-su còn đạt được: Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP của Châu Âu ; Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 ; Hoạt động duy trì năng suất toàn diện TPM. II.3. Chọn thị trường xuất khẩu sang thị trường Mỹ: i) Các yếu tố nội tài của công ty: Công ty thực phẩm Masan đang thu được nhiều thành công của sản sản phẩm Chin-su, và đặc biệt là nước tương Chin-su ở thị trường Việt Nam và châu Âu. Công ty có năng lực sản xuất lớn, nguồn tài chính dồi dào để đáp ứng cho nhiều chi phí xuất khẩu, có kinh nghiệm trong quản lý, đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của thị trường nước ngoài ii) Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu: người Việt Nam ở nước ngoài, với các tập quán, ẩm thực gần như giống người Việt trong nước đang là lượng khách hàng tiềm năng để Chin-su đáp ứng tôt nhất nhu cầu của họ. Do đó, với lượng Việt kiều đông nhất thế giới, Mỹ là thị trường đầy tiềm năng của nước tương Chin-su. Mặt khác, từ sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, Mỹ là thị trường lớn của xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, rất nhiều thông tin vê thị trường, sự hỗ trợ từ các cơ quan, chính phủ hai nước, cơ chế thông thoáng tạo điều kiện để Chin-su dễ tiếp cận thị trường Mỹ III.Phân tích Thị trường 7 III.1 Phân tích môi trường kinh doanh III.1.1. Môi trường kinh tế: Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới. Hoa Kỳ bước vào thế kỷ XXI với một nền kinh tế lớn hơn bao giờ hết và cùng với nhiều số liệu đánh giá là thành công chưa từng có. Nó không những phải kinh qua hai cuộc chiến tranh thế giới và sự suy thoái toàn cầu trong nửa đầu thế kỷ XX, mà còn phải vượt qua những thách thức từ cuộc Chiến tranh Lạnh trong 40 năm với Liên Xô cho đến những đợt lạm phát sâu sắc, thất nghiệp cao, và thâm hụt ngân sách nặng nề của chính phủ trong nửa cuối thế kỷ XX. Nước Mỹ cuối cùng đã có được một giai đoạn ổn định kinh tế vào những năm 1990: giá cả ổn định, thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 30 năm qua, chính phủ công bố thặng dư ngân sách, và thị trường chứng khoán tăng vọt chưa từng thấy. Thị trường tiêu thụ rộng lớn cộng với chủ nghĩa thực dụng năng động của người Mỹ đã tạo ra nhiều cơ hội để các nhà nhập khẩu xâm nhập thị trường này. Mặc dù chiếm chưa đến 5% dân số thế giới, nhưng nước Mỹ lại chiếm tới hơn 25% sản lượng kinh tế toàn thế giới. Nước Mỹ đứng thứ 10 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người mỗi năm Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, do chịu tác động của khủng hoảng tài chính khiến sức mua giảm mạnh. Nhiều mặt hàng trước đây XK sang Mỹ với số lượng lớn, đơn đặt hàng dài hạn. Nhưng hiện nay những đơn hàng như vậy không còn nhiều, số lượng cũng giảm mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân Mỹ cắt giảm chi tiêu, các ngân hàng có điều kiện cấp tín dụng với nhà nhập khẩu đã siết chặt việc cho DN nhập khẩu vay vốn. Điều này dẫn đến các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ không thể nhập hàng với số lượng lớn, thời hạn dài để bán cho các siêu thị. Doanh nghiệp nhập khẩu chuyển sang mua số lượng ít, với những hợp đồng ngắn hạn. Kết quả là việc hàng hóa XK của Việt Nam vào thị trường này giảm sút. Nhưng điều này lại không ảnh hưởng lớn đến các mặt hàng thiết yếu III.1.2. Môi trường chính trị: Hợp chủng quốc Hoa Kì đuợc tổ chức theo hình thức Nhà nước Liên bang, gồm 50 tiểu bang và 2 bang tách rời là Alaska và Haoai. Mỹ là một nhà nước được tổ chức theo chế độ cộng hòa dân chủ tư sản tổng thống. Dựa theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập”, quyền lực chính trị được thực thi theo nguyên tắc phân quyền và đối trọng thông qua 3 cơ quan độc lập. Theo đó Quyền lâp pháp được trao cho Quốc hội, quyền hành pháp trao cho Tổng thống Mỹ, quyền tư pháp được giao cho Tối cao pháp viện. Mỗi cơ quan này thi hành quyền lực một cách đôc lập trong cơ chế kiểm soát và khống chế lẫn nhau. Quan hệ chính trị giữa hai nước, tuy đang được cải thiện, song vẫn còn nhiều nhạy cảm. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa thực sự quan tâm phát triển quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Do còn có sự chống đối quan hệ với Việt Nam của một bộ phận người Việt tại Hoa Kỳ, nên nhiều Việt kiều ở Hoa Kỳ muốn phát triển quan hệ buôn bán và đầu tư với Việt Nam còn e ngại và chưa mạnh dạn làm ăn với trong nước. III.1.3. Môi trường luật pháp: 8 Tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của các Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Hoa Kỳ (Federal Food, Drug, and Cosmetic Act -FDCA), Luật về Bao bì và Nhãn hàng (Fair Packaging and Labeling Act - FPLA), và một số phần của Luật về Dịch vụ Y tế (PHSA). Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ. Các quy định của FDA về nhập khẩu thực phẩm rất nhiều và chặt chẽ. Ngoài các qui định của FDA, có thể có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và/hoặc Cục Nghề cá Hoa Kỳ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông thủy sản cụ thể. Bên cạnh đó, FDA cũng thực thi rất nhiều quy định khác liên quan đến lưu thông hàng hóa giữa các bang, việc thử nghiệm hàng trước khi đưa vào lưu thông thương mại v.v. III.1.3.1. Luật thuế quan và hải quan: Hệ thống thuế quan: Hệ thống thuế quan của Mỹ là Biểu Thuế quan hài hoà của Hợp chúng quốc Hoa kỳ (Harmonized Tariff Schedule - HTS). Ðược chính thức thông qua ngày 1 tháng 1 năm 1989, hệ thống này được xây dựng dựa trên Hệ thống Mô tả hàng hoá và Mã số Hài hoà của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Brúc-xen. Ðược coi là hệ thống hài hoà, hệ thống thuế quan này được hầu hết các quốc gia thương mại lớn sử dụng. Hầu hết các loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị - tức là mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức thuế suất của Mỹ biến động từ dưới 1% đến gần 40%, đối với hàng dệt may nhập khẩu thường phải chịu thuế cao hơn. Hầu hết thuế tỷ lệ trên giá trị trong khoảng từ 2 đến 7%, với mức thuế trung bình là 4%. Một số hàng nhập khẩu, thường là nông sản và các loại hàng chế biến khác, là đối tượng chịu "thuế theo số lượng" - đó là một loại thuế ấn định đối với một số lượng nhất định. Một số sản phẩm phải chịu thuế gộp, loại kết hợp thuế theo tỷ lệ trên giá trị và thuế theo số lượng. Tuy nhiên đối với những sản phẩm khác, ví dụ như đường, phải chịu thuế định ngạch -- một mức thuế suất cao hơn được áp dụng đối với hàng nhập khẩu sau khi một lượng hàng cụ thể đã được nhập vào Mỹ trong năm, mức chênh lệch sẽ thấp hơn thuế suất phổ biến. Một số ít các trường hợp gần như đặc biệt phải chịu các mức thuế khác. Quy chế tối huệ quốc: Hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ có chế độ buôn bán "Tối Huệ Quốc" (MFN). Hàng hoá của các nước thuộc diện đối xử tối huệ quốc sẽ chịu các mức thuế như nhau khi vào Mỹ. Khi Mỹ giảm, loại bỏ, hoặc thay đổi một loại thuế quan, thì sự thay đổi đó được áp dụng bình đẳng với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Hàng nhập khẩu từ các nước không có MFN sẽ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều. Khi gia nhập Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) trong năm thành lập 1948, Mỹ đã đồng ý dành MFN cho tất cả các nước khác đã ký hiệp định. Chế độ này còn dành cho một số nước nhất định không tham gia vào GATT. Hiện nay, Mỹ dành chế độ MFN cho tất cả các thành viên của WTO và hầu hết các quốc gia khác. Ưu đãi thuế quan đặc biệt: Mỹ dành một ưu đãi thuế quan quan trọng đối với hàng hoá nhập khẩu đươc sản xuất từ những bộ phận chế tạo tại Mỹ. Ðiều khoản trong luật này là HTS số 9802 theo Hệ thống Hài hoà mới -- trước đây gọi là điều 807 theo Hệ thống Thuế quan cũ của Mỹ. Theo thoả thuận này, thuế chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng ở nước 9 ngoài của sản phẩm, không đánh thuế đối với những phần được sản xuất ở Mỹ. Thoả thuận này, được gọi là "hợp đồng phân chia sản phẩm", được sử dụng rộng rãi từ môtô đến sản phẩm bán dẫn, quần áo được may ở nước ngoài sử dụng vải được sản xuất ở Mỹ. Năm 1996, khoảng 8,5% tổng nhập khẩu của Mỹ đã áp dụng theo điều khoản HTS số 9802. Tính giá hải quan, các quy định khác: Mỹ chấp nhận dùng Hiệp định của WTO về tính giá hải quan làm cơ sở cho Luật tính giá hải quan của Mỹ, quy trình xác định giá trị của hàng nhập khẩu để áp dụng thuế tỷ lệ trên giá trị. Bằng việc tham gia vào hiệp định, Mỹ sử dụng các quy tắc trong Thoả thuận Giải quyết Tranh Chấp của WTO để giải quyết những tranh chấp. Luật hiện tại của Mỹ coi "giá trị giao dịch" là cơ sở để xác định giá trị của hàng nhập khẩu. Nhìn chung, giá trị giao dịch là mức giá thực tế đã trả hoặc phải trả cho hàng nhập khẩu đó, với một số chi phí bổ sung không bao gồm trong giá đó. Nếu phương pháp tính giá hải quan thứ nhất không được sử dụng, luật quy định phương pháp thứ hai sẽ được sử dụng. Theo thứ tự như sau: 1) giá trị giao dịch của hàng hoá giống hoặc tương tự, 2) giá trị suy diễn; 3) giá trị tính toán. Luật Hải quan của Mỹ cũng quy định rằng xuất xứ của của sản phẩm phải được giải trình rõ ràng và trung thực. Ðiều này vô cùng quan trọng đối với những sản phẩm muốn vào Mỹ thông qua các chương trình miễn thuế một chiều như GSP, CBI, và ATPA. Ðối với những sản phẩm đủ điều kiện được ưu đãi thuế trong ba chương trình này, ít nhất 35% chi phí sản xuất trực tiếp của hàng này phải nằm trong nước được hưởng lợi. III.1.3.2. Luật bồi thường thương mại: Hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành công nghiệp Mỹ chống lại hàng nhập khẩu không công bằng là Luật thuế bù giá (CVD) và Luật Chống phá giá. Cả hai luật này quy định rằng phần thuế bổ sung sẽ được ấn định đối với hàng nhập khẩu nếu chúng bị phát hiện là được trao đổi không công bằng. Cả hai luật bao gồm những thủ tục tương tự để tiến hành điều tra, ấn định thuế, và sau đó là kiểm tra và có khả năng loại bỏ thuế.