Tiểu luận Ý thức xã hội có thể lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

Ở mọi thời đại thì triết học luôn có một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nó làm cho con người hiểu về thế giới; về vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy. Ngày nay có nhiều vấn đề mà con người đề cập đến trong triết học. Một trong số đó là mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, đặc biệt ý thức xã hội có thể lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì bản sắc dân tộc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta chỉ có thể lấy bản sắc dân tộc để hoà nhập vào tổ chức lớn nhất toàn cầu này mà thôi. Tuy nhiên chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn giữa một bên là bản sắc dân tộc với một bên là phong tục, tập quán lạc hậu kìm hãm sự phát triển một đất nước Với đề tài “Ý thức xã hội có thể lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội” nhằm nghiên cứu, tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn về nó từ đó đưa ra một số giải phải nhằm xoá bỏ những tàn dư cũ, đồng thời ra sức phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp

docx17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11405 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ý thức xã hội có thể lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Lời mở đầu Phần I: Ý thức xã hội lạc hậu hơn với tồn tại xã hội I.1. Khái niệm ý thức xã hội và tồn tại xã hội I.2. Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội I.3. Tại sao ý thức xã hội lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội I.4. Ảnh hưởng của ý thức xã hội lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội đối với xã hội Phần II: Thực trạng và giải pháp của tình trạng ý thức xã hội lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội ở Việt Nam II.1. Thực trạng II.2. Giải pháp Kết luận Danh sách tài liệu tham khảo Lời mở đầu Ở mọi thời đại thì triết học luôn có một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nó làm cho con người hiểu về thế giới; về vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy. Ngày nay có nhiều vấn đề mà con người đề cập đến trong triết học. Một trong số đó là mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, đặc biệt ý thức xã hội có thể lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì bản sắc dân tộc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta chỉ có thể lấy bản sắc dân tộc để hoà nhập vào tổ chức lớn nhất toàn cầu này mà thôi. Tuy nhiên chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn giữa một bên là bản sắc dân tộc với một bên là phong tục, tập quán lạc hậu kìm hãm sự phát triển một đất nước Với đề tài “Ý thức xã hội có thể lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội” nhằm nghiên cứu, tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn về nó từ đó đưa ra một số giải phải nhằm xoá bỏ những tàn dư cũ, đồng thời ra sức phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp Do kiến thức còn thiếu, trình độ còn hạn chế nên trong bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em mong được sự góp ý kiến của cô Nguyễn Thị Ngọc Anh để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn Nội dung Phần I: Ý thức xã hội có thể lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội I.1. Khái niệm ý thức xã hội và tồn tại xã hội: I.1.1. Khái niệm tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội V.I.Lênin khi nghiên cứu tồn tại xã hội với tính cách vừa là đời sống vật chất vừa là những quan hệ vật chất giữa người với người đã cho rằng: việc anh sống, anh hoạt động kinh tế, anh sinh con đẻ cái và anh chế tạo ra các sản phẩm, anh trao tặng sản phẩm, làm nảy sinh ra một chuỗi tất yếu khách quan gồm những biến cố, những sự phát triển, không phụ thuộc vào ý thức xã hội của anh và ý thức này không bao giờ bao quát được toàn vẹn cái chuỗi đó Các yếu tố chính tạo thành tồn tại xã hội là phương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên- hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số… trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất. I.1.2. Khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội: Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng… của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp. Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau. Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, triết học… Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm… của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá thành lý luận. Trong ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội là bộ phận rất quan trọng Ý thức xã hội thông thường, thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Ý thức xã hội thông thường tuy là trình độ thấp so với ý thức lý luận, nhưng những tri thức kinh nghiệm phong phú đó có thể trở thành tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết xã hội Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng là trình độ nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng( chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo), kết quả của sự khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội. Hệ tư tưởng được tạo thành một cách tự giác nghĩa là tạo ra bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội. Hệ tư tưởng gồm hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học. Hệ tư tưởng không khoa học tuy cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội, nhưng dưới một hình thức sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc. I.2. Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội tuy là hai trình độ,hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội, nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, chúng có cùng một nguồn gốc là tồn tại xã hội, đều phản ánh tồn tại xã hội. Tâm lý xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên giai cấp tiếp thu hệ tư tưởng của giai cấp. Mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ tư tưởng(đặc biệt là tư tưởng khoa học tiến bộ) với tâm lý xã hội, với thực tiễn cuộc sống sinh động và phong phú sẽ giúp cho hệ tư tưởng xã hội, cho lý luận bớt xơ cứng, bớt sai lầm. Bất kỳ tư tưởng nào khi phản ánh các mối quan hệ đương thời thì đồng thời cũng kế thừa những học thuyết xã hội, những tư tưởng và quan điểm đã tồn tại trước đó. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, rằng không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Những quan điểm trên đã bác bỏ quan niệm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm muốn đi tìm nguồn gốc của ý thức tư tưởng trong bản thân ý thức tư tưởng, xem tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định sự phát triển xã hôi và trình bày lịch sử các hình thái ý thức xã hội tách rời cơ sở kinh tế- xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hoá, nghệ thuật… sớm muộn sẽ biến đổi theo. Quan điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không phải dừng lại ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội, mà còn chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách đơn giản trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, và ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ động, trái lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống kinh tế- xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường, hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Ph.Ăngghen viết:” Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật… đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế” Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. I.3. Tại sao ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội: Lịch sử cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội( trong truyền thống, tập quán, thói quen… ) V.I.Lênin cho rằng, sức mạnh của tập quán được tạo ra qua nhiều thế kỷ là sức mạnh ghê gớm nhất Khuynh hướng lạc hậu của ý thức xã hội cũng biểu hiện rõ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội. Nhiều hiện tượng ý thức có nguồn gốc sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại trong xã hội mới như lối sống ăn bám, lười lao động, tệ tham nhũng… Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là do những nguyên nhân sau đây: Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội Do sức mạnh của thói quen, truyền thống tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ. Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước. I.4. Ảnh hưởng của ý thức xã hội lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội đến xã hội: Nhận thức về tính giới hạn của sự lạc hậu tương đối của văn hóa thể hiện sự khôn ngoan của con người trong việc phân loại những công cụ hỗ trợ sự phát triển. Có thể nói, sự lạc hậu về mặt văn hoá, nếu nhìn từ góc độ này, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình phát triển của mỗi cá thể, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, thậm chí, tạo ra những trở ngại rất lớn trên phạm vi toàn cầu. Nếu có bề dày kinh nghiệm văn hoá, chúng ta sẽ có khả năng đồng cảm với những cộng đồng khác trong quá trình tương tác. Sự hiểu biết lẫn nhau sẽ khiến mỗi cộng đồng trở nên tinh tế hơn trong các hành vi tìm kiếm lợi ích của mình. Ngược lại, sự phát triển quá nhanh sẽ không tạo điều kiện cho sự ngưng tụ của các kinh nghiệm văn hóa và tạo ra trạng thái hời hợt về mặt văn hoá. Điều này sẽ khiến cho các hành vi tìm kiếm lợi ích của mỗi cộng đồng trở nên khó chấp nhận trong mắt những cộng đồng khác. Thực tế cho thấy, ở những cộng đồng có nền văn hóa lạc hậu, thái độ cứng nhắc, không cởi mở và không khách quan đối với văn hóa tạo ra sự đối kháng không phải chỉ giữa tầng lớp này với tầng lớp kia, giữa thế hệ này với thế hệ kia trong cộng đồng mà hơn thế giữa chính cộng đồng đó với thế giới bên ngoài. Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, mỗi một nền văn hoá, mỗi một quốc gia không thể tồn tại độc lập với thế giới bên ngoài. Nền văn hóa lạc hậu, không cởi mở chắc chắn không đủ khả năng giúp con người vượt qua ngưỡng của sự chậm phát triển do nó cản trở sự đồng thuận trong nhận thức của cộng đồng. Văn hóa tạo ra môi trường sống và không gian tinh thần để nâng đỡ các không gian chính trị và không gian kinh tế. Chính bởi vậy, sự phát triển về kinh tế và chính trị phụ thuộc đáng kể vào không gian tinh thần đó. Nếu không gian tinh thần lạc hậu, con người sẽ nảy sinh tâm lý tự mãn về những giá trị của mình, rất khó khăn trong việc nhận ra cái mới và tiếp cận cái mới, và do đó, sẽ bỏ lỡ các cơ hội phát triển. Các quốc gia đang và kém phát triển thường có khuynh hướng duy trì bản sắc văn hóa như một bằng chứng về sự khác biệt, thậm chí lo ngại rằng, toàn cầu hóa sẽ xói mòn bản sắc văn hóa và bản lĩnh văn hoá, quên mất rằng bản sắc văn hóa hay bản lĩnh văn hóa đều được hình thành sau những quá trình lâu dài, tự nhiên và không thể biến mất trước những tương tác về văn hoá. Chính những lo ngại không có cơ sở và phản ứng tự vệ phi lý này đã gây ra những xung đột về văn hoá, thể hiện qua những xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình phát triển và tạo nên những phản ứng cực đoan đối với vấn đề toàn cầu hoá. Mặt khác, các quốc gia đang phát triển luôn cảm thấy mình bị thua thiệt khi tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, cho đến khi nhận ra rằng các cơ hội bị bỏ lỡ do sự dị biệt về văn hóa chính là thông điệp về ảnh hưởng của văn hóa lạc hậu đối với sự phát triển. Phần II: Thực trạng và giải pháp của tình trạng ý thức xã hội lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội ở Việt Nam: II.1. Thực trạng: Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội. Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Một cuộc cách mạng có thể thay đổi chính thể nhanh chóng, tiếp theo sau hàng loạt hệ thống pháp luật được thay đổi. Phong tục cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp tuân theo. Bản thân các phong tục cũng nằm trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang và sẽ tiếp diễn mãi giữa cái cũ và cái mới. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số tập tục lạc hậu trong tang lễ, cưới xin…tồn tại hết sức dai dẳng. Về việc tang, quan niệm của không ít đồng bào dân tộc thiểu số là mời thầy Tào, thầy Mo, thầy cúng yểm bùa, trừ ma và con cháu lăn đường, đội mũ rơm; một số gia đình dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn có tục viếng thông gia và tế lễ riêng, khi cha mẹ mất thì các con (đã trưởng thành) phải mỗi người một lễ, Tế rườm rà, tốn kém; rồi tục đưa đám trước 12 giờ đêm ảnh hưởng cộng đồng dân cư; một số bản, làng dân tộc Mông tỉnh Sơn La để người chết trong nhà nhiều ngày; có nơi ngoài việc làm ma tươi cho người chết, còn phải làm ma khô cúng bằng trâu, bò. Về việc cưới, một bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số tin vào lá số, số mệnh và việc "nhập ma" cô dâu về nhà chồng; các dân tộc Dao và Sán Chỉ ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Quảng Ninh còn tục tảo hôn, ép gả, mua bán, thách cưới cao, tổ chức cưới dài ngày; dân tộc Sán Dìu có tục một nhà trong một năm không được đẻ hai người, nếu có người cưới dâu thì người đến kỳ sinh đẻ phải ra ngoài rừng đẻ con; ở tỉnh Ðiện Biên, tại một số thôn, bản của dân tộc Hà Nhì và Si La việc cưới, việc tang có quá nhiều thủ tục phức tạp. Nhiều bản, làng, thôn, ấp còn tình trạng trọng nam, khinh nữ; em dâu, con dâu không được ngồi ăn cơm chung mâm với anh chồng, bố chồng; con gái không được học lên lớp trên; một số gia đình có người đau ốm đã làm Then, cúng ma để giải hạn mà không đưa tới trạm y tế xã; tập quán dùng thuốc phiện lưu cữu ở vùng cao. Ðồng bào ở nhiều bản, làng, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn giữ cách nghĩ, nếp sống tuy không phải là hủ tục, nhưng không phù hợp cuộc sống thời nay, đó là thói quen sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm ngoài trời; ít trồng rau xanh trong khi đất rừng rộng; thói quen uống nhiều rượu làm bê trễ sản xuất; tục tôn thờ đạo giáo ngoại nhập tăng lên ở một số vùng cao, v.v. Riêng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa thực chất còn rất nhiều hạn chế, càng ở xa càng thiếu thông tin, càng khao khát các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Các hủ tục mê tín dị đoan như thầy cúng, thầy bói vẫn còn lén lút hoạt động. Trong khi đó sinh hoạt văn hóa mang đậm các sắc tộc bản địa đang bị lấn át và mai một. Hiện nay, việc thách cưới đã trở nên nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là ở những gia đình tri thức, thị dân thì tục thách cưới chỉ như một hình thức ước lệ. Tuy nhiên, ở những vùng nông thôn thì tục thách cưới vẫn còn tồn tại với nhiều thủ tục nặng nề. Nhà trai và nhà gái vẫn chưa hoàn toàn bỏ được tính hư danh hoa hoè để khổ cho con cái. Việc trai gái lấy nhau, trước hết phải chờ cho đến tuổi khôn lớn, biết cách lập thân, rồi hãy cho lấy nhau, mà hãy để cho con cái tuỳ ý kén chọn, cha mẹ không nên nài ép lòng con, trừ khi con không biết đường kén, chọn phải kẻ chẳng ra gì thì cũng nên ngăn cấm lại mà thôi. Qua bức phác thảo trên, có thể rút ra mấy nhận xét sau: Một là, tình trạng tập tục lạc hậu tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn cảnh đời sống văn hóa, xã hội khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhưng tiềm ẩn nguy cơ lan rộng, kể cả nguy cơ do kẻ xấu lợi dụng kích động, tạo thành "rào chắn" cản trở sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hai là, tình trạng tập tục lạc hậu tồn tại không tập trung, không có tính hệ thống mà rải rác ở những bản, làng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao, nơi điều kiện vật chất và tinh thần khó khăn, nhiều hơn là ở những trị trấn, thị tứ, thị xã, thành phố miền núi. Ba là, căn cứ vào tính chất và nguồn gốc hình thành các tập tục, có thể phân chia thành loại tập tục liên quan mê tín dị đoan và loại tập tục hình thành từ thói quen và nếp sống hằng ngày. II.2. Giải pháp: Một mặt, phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, mở rộng và nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số, và công tác này phải đi trước một bước tại những địa bàn khó khăn, chứ không phải như quan niệm của một vài người cho là "chờ" khi trên địa bàn có đầy đủ cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội thì mới phát triển được đời sống văn hóa. Tất nhiên, công tác thông tin, tuyên truyền ở những nơi này cần được đổi mới cả về hình thức và nội dung. Nếu như trước đây, nội dung tuyên truyền một cách chung chung, chỗ nào cũng có thể áp dụng được mà hiệu quả lại thấp, thì nay phải lưu ý đến tính đặc thù của từng vùng, miền, từng dân tộc, kể cả tín ngưỡng và đời sống tâm linh của dân tộc ấy. Phải cải tạo triệt để những phong tục, tập quán, những ứng xử của cá nhân và cộng đồng với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đã trở thành tập tục, thói quen làm kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống tinh thần, nhận thức của đồng bào các dân tộc vùng cao lâu nay. Đặc biệt là các nội dung phi khoa học trong việc tang, việc cưới, trong tín ngưỡng thờ tự, chữa bệnh, ứng xử với môi trường và thậm chí cả trong lối sống, sinh hoạt chi tiêu... của đồng bào vùng cao. Công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao nhận thức, động viên khích lệ người dân cùng tham gia. Chính vì vậy, huyện phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của huyện; Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, mở hội nghị tuyên truyền, tập huấn cho các tuyên truyền viên, tập trung vào các già làng, trưởng bản, thầy cúng, thầy mo. Đây là lực lượng nòng cốt tại cơ sở, đóng vai trò quan trọng tác động để thay đổi nếp sống, phong tục tập quán lâu đời của người dân Mặt khác, cần phát triển rộng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có phong trào gia đình văn hóa và làng, bản văn hóa ở những địa bàn này. Bên cạnh điểm mạnh là cơ bản của các phong trào, thì điểm yếu chính là ở chỗ chúng ta chưa cụ thể hóa các tiêu chí chung thành những tiêu chí riêng, phù hợp từng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, cũng cần xác định các căn nguyên của hủ tục có nguồn gốc từ điều kiện lao động, sản xuất hoặc từ đời
Luận văn liên quan