Tiểu luậnTình huống, kết thúc khóa học Quản lý Giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đã từng dạy “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Từ khi nước nhà độc lập, mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn luôn dành nhiều thời gian cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thấm nhuần lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước luôn coi “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức, nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực có đủ đức, đủ tài, có đủ kiến thức khoa học kỹ thuật, có khả năng lao động sáng tạo. Trong đó, xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất chính trị và đạo đức, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nhiệm vụ then chốt. Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang còn nhiều vấn đề bất cập, điều này thể hiện rõ ở chất lượng giáo dục còn thấp. Một nguyên nhân sâu xa đó là đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên trung học phổ thông nói riêng còn nhiều hạn chế. Phân bổ số lượng đội ngũ chưa đều, địa bàn vùng sâu vùng xa còn thiếu giáo viên. Chất lượng đội ngũ chưa bảo đảm đạt chuẩn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, kinh nghiệm còn hạn chế, số lượng giáo viên dạy giỏi còn ít, vẫn còn có giáo viên chưa đủ năng lực, chưa tâm huyết với nghề. Cơ cấu còn chưa hợp lý, thiếu tính đồng bộ, mất cân đối giữa các môn học. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001 - 2010 đã chỉ ra 7 nhóm giải pháp trong đó giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định. Giải pháp này đặt ra cho cán bộ quản lý nói chung, người hiệu trưởng nhà trường nói riêng một trọng trách rất lớn: Làm thế nào để tuyển chọn và xây dựng được một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng và trình độ đào tạo, hợp lý về cơ cấu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một học viên lớp Quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên, tôi chọn đề tài “Giải quyết tình huống từ việc tuyển chọn và thuyên chuyển giáo viên ở trường trung học phổ thông X tỉnh K” làm tiểu luận cuối khóa đồng thời cũng là tổng kết những kiến thức mà mình thu được trong thời gian học tập tại trường. Hy vọng đề tài là một hướng giải quyết hiệu quả việc tuyển chọn và thuyên chuyển giáo viên, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường vững mạnh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do bước đầu đi vào nghiên cứu đề tài này với thời gian có hạn, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn ít nên tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, khuyếm khuyết nhất định. Kính mong các Thầy, Cô giáo góp ý, giúp đỡ để bản thân tôi có được nhận thức đúng đắn về vẫn đề đang nghiên cứu và đề tài được hoàn thiện hơn.

doc22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luậnTình huống, kết thúc khóa học Quản lý Giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đã từng dạy “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Từ khi nước nhà độc lập, mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn luôn dành nhiều thời gian cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thấm nhuần lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước luôn coi “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức, nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực có đủ đức, đủ tài, có đủ kiến thức khoa học kỹ thuật, có khả năng lao động sáng tạo. Trong đó, xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất chính trị và đạo đức, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nhiệm vụ then chốt. Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang còn nhiều vấn đề bất cập, điều này thể hiện rõ ở chất lượng giáo dục còn thấp. Một nguyên nhân sâu xa đó là đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên trung học phổ thông nói riêng còn nhiều hạn chế. Phân bổ số lượng đội ngũ chưa đều, địa bàn vùng sâu vùng xa còn thiếu giáo viên. Chất lượng đội ngũ chưa bảo đảm đạt chuẩn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, kinh nghiệm còn hạn chế, số lượng giáo viên dạy giỏi còn ít, vẫn còn có giáo viên chưa đủ năng lực, chưa tâm huyết với nghề. Cơ cấu còn chưa hợp lý, thiếu tính đồng bộ, mất cân đối giữa các môn học. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh... Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001 - 2010 đã chỉ ra 7 nhóm giải pháp trong đó giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định. Giải pháp này đặt ra cho cán bộ quản lý nói chung, người hiệu trưởng nhà trường nói riêng một trọng trách rất lớn: Làm thế nào để tuyển chọn và xây dựng được một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng và trình độ đào tạo, hợp lý về cơ cấu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một học viên lớp Quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên, tôi chọn đề tài “Giải quyết tình huống từ việc tuyển chọn và thuyên chuyển giáo viên ở trường trung học phổ thông X tỉnh K” làm tiểu luận cuối khóa đồng thời cũng là tổng kết những kiến thức mà mình thu được trong thời gian học tập tại trường. Hy vọng đề tài là một hướng giải quyết hiệu quả việc tuyển chọn và thuyên chuyển giáo viên, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường vững mạnh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do bước đầu đi vào nghiên cứu đề tài này với thời gian có hạn, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn ít nên tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, khuyếm khuyết nhất định. Kính mong các Thầy, Cô giáo góp ý, giúp đỡ để bản thân tôi có được nhận thức đúng đắn về vẫn đề đang nghiên cứu và đề tài được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Trường trung học phổ thông X là một trường chuyên của tỉnh K được thành lập cách đây 10 năm, đây là một ngôi trường có chất lượng giáo dục cao nhất của tỉnh. Đây cũng chính là vườn ươm những tài năng cho đất nước nói chung và của tỉnh K nói riêng. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp từ 95% đến 100%; có nhiều học sinh từng đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia và được chọn vào đội dự tuyển Olimpic quốc tế... Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường được Sở Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đầu tư và tuyển chọn. Yêu cầu đội ngũ phải đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, hợp lý về cơ cấu; Giáo viên của trường phải thực sự là những cán bộ giỏi, những giáo viên có tài năng và nghệ thuật sư phạm để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục ở tỉnh nhà. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tuyển chọn bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao đã trở thành một trong những vấn đề cấp thiết và nóng bỏng của các cấp quản lý nói chung và của Hiệu trưởng nhà trường nói riêng. Năm học 2010-2011, cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của nhà trường có một số thay đổi. Thầy hiệu trưởng cũ đã đến tuổi được nghỉ hưu. Thầy Lê Thành Công được cử về làm hiệu trưởng nhà trường. Thầy Công đã từng là một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thầy đã được đào tạo sau đại học, thầy cũng là một cán bộ đã từng làm công tác quản lý nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Mặc dù vậy, khi về nhận công tác tại đơn vị mới, thầy hiệu trưởng đã gặp không ít khó khăn, trong đó khó khăn nhất là vấn đề biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Hiện tại đội ngũ giáo viên trường trung X vẫn còn một số bất cập: số lượng giáo viên chưa đảm bảo, chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng đủ yêu cầu, cơ cấu còn thiếu hợp lý. Trong đó, tổ sinh học có một giáo viên không đủ năng lực và sức khỏe để giảng dạy (cô Nguyễn Y Vân). Theo thông tin mà thầy Công biết, cô Vân chuyển về trường từ khi trường mới thành lập. Ngày đó, giáo viên Sinh học thiếu trầm trọng, năng lực của cô Vân có phần hạn chế nhưng vẫn được đứng vào hàng ngũ giáo viên trường chuyên vì không có giáo viên khá hơn để lựa chọn. Trong thời gian qua, nhà trường đã động viên cán bộ giáo viên tiếp tục học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều giáo viên cùng thời kỳ với cô Vân nay đã hoàn thành đào tạo sau đại học. Riêng cô Vân không đi vì lý do gia đình, sức khỏe yếu, năng lực có hạn. Vì vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác của cô ngày càng giảm. Nhà trường cũng đã linh hoạt bố trí cô Vân vào dạy ở các lớp không chuyên nhưng hình như cô cũng không hoàn thành trọn vẹn. Một số phụ huynh và học sinh có ý kiến. Về phẩm chất lối sống, cô Vân là một người hiền lành, sống hòa nhã với mọi người trong trường, được mọi người yêu mến. Đặc biệt, cô Vân là bạn thân từ nhỏ với cô Nguyễn Ân Vi, phó hiệu trưởng nhà trường. Cô Vi cũng nhận xét năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cô Vân cũng còn nhiều hạn chế nhưng vì nể tình bạn bè thân thiết nên chưa có ý kiến gì. Cô Vi cũng giải thích việc cô Vân chuyển về trường là do nguyên nhân khách quan, lúc đó toàn tỉnh thiếu giáo viên sinh học trầm trọng, không có giáo viên để chọn. Vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để cô Vân thấy được rằng bản thân mình không đủ năng lực để giảng dạy ở trường X; làm thế nào để cô Vân biết rằng trường X đang cần có một giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng hơn; làm thế nào để thuyên chuyển cô Vân mà không ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ giáo viên trong cơ quan. Một vấn đề khó khăn nữa khi nhà trường nhận được 2 bộ hồ sơ xin việc của cô Lê Thị Hoa và thầy Nguyễn Hoài Nam. Cô Hoa có bằng tốt nghiệp loại giỏi, có 5 năm kinh nghiệm công tác, cô nhiều lần tham gia dạy đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học cấp quốc gia. Thầy Nam cũng đã có bằng tốt nghiệp loại giỏi nhưng mới ra trường 1 năm. Tuy kinh nghiệm dạy học sinh giỏi chưa có nhưng thầy Nam lại là em rễ của bà Nga, Giám đốc sở Tài chính của tỉnh. Bà Nga có quan hệ công tác rất tốt đối với Sở Giáo dục và Đào tạo. Trước đây, bà Nga cũng đã hỗ trợ nhà trường rất nhiều trong việc xây dựng cơ sở vật chất. Vần đề là ở chỗ làm thế nào để tuyển chọn được giáo viên có đủ năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp mà Ban Lãnh đạo nhà trường đã từng xây dựng. Là hiệu trưởng trường chuyên của tỉnh, thầy Công có quyền tổ chức tuyển chọn giáo viên. Trước khi về nhận công tác ở trường chuyên, thầy đã xác định cho mình trách nhiệm lớn là phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mà bắt đầu từ việc xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng chuẩn về chất lượng và hợp lý về cơ cấu. II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG 1. Nguyên nhân Đội ngũ giáo viên trường chuyên là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả trong công tác dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên, hiện tại đội ngũ giáo viên của nhà trường còn một số vấn đề bất cập: chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu vẫn còn thiếu hợp lý, một số giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm còn ít, phương pháp dạy học còn hạn chế. Trường THPT X cũng là một ngôi trường mới thành lập. Khi đó, đội ngũ giáo viên thiếu nghiêm trọng. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo phải điều chuyển những giáo viên từ các đơn vị khác về trường. Trong quá trình điều chuyển một số giáo viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhưng do thiếu giáo viên nên không có cách nào tốt hơn. Trong các năm học, Sở đều tổ chức các đợt tập huấn để bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên. Trường chuyên cũng đã có chính sách để động viên, khuyến khích giáo viên tiếp tục đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, một số giáo viên không thực sự cố gắng trong công tác chuyên môn cũng như công tác tự học, tự rèn luyện. Trong đó có cô Nguyễn Y Vân, vì lý do gia đình, sức khỏe và năng lực hạn chế nên đã không quan tâm đến công tác chuyên môn. Học sinh luôn có mong muốn được học tập với những thầy cô giáo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm và phương pháp dạy học, có tình yêu thương đối với học sinh. Xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh đều đặt niềm tin và hy vọng vào đội ngũ thầy cô giáo trường trung học phổ thông chuyên trong việc giáo dục con em mình để hoàn thành học vấn phổ thông, hoàn thiện nhân cách để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Hàng năm, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đặt chỉ tiêu phấn đấu cho trường X: có từ 30 đến 35 học sinh đạt giải học sinh giỏi Quốc gia; có ít nhất 1 học sinh được chọn vào đội dự tuyển Olimpic quốc tế; có từ 95 đến 100% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông; có từ 60 đến 70% học sinh thi đỗ vào các trường đại học trong và ngoài nước. Tâm lý truyền thống của người Việt Nam thường nhẹ về lý, nặng về tình nên khi gặp tình huống xảy ra, rất dễ rơi vào tình trạng chần chừ do dự nếu thiếu bản lĩnh. Những thực trạng về đội ngũ giáo viên, những yêu cầu cao của Ban lãnh đạo các cấp và của xã hội đã dẫn đến tình huống thuyên chuyển và tuyển chọn giáo viên tại trường trung học phổ thông X. 2. Hậu quả của tình huống Việc tổ chức tuyển chọn để từng bước bổ sung đội ngũ giáo viên là một công việc hết sức cần thiết. Nó làm cho đội ngũ nhà trường ngày một vững mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Việc bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ nó đáp ứng nguyện vọng cơ bản của học sinh là mong muốn được học tập với những thầy cô giáo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm và phương pháp dạy học. Việc bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ nó đáp ứng được nguyện vọng của toàn xã hội, của ngành giáo dục và các bậc cha mẹ học sinh là tin tưởng vào đội ngũ thầy, cô giáo trường trung học phổ thông chuyên trong việc giáo dục con em mình để hoàn thành học vấn phổ thông, hoàn thiện nhân cách để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Việc bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cũng nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường mà ngành và Lãnh đạo các cấp giao phó. Tuyển chọn để bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ là cần thiết và rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu không khéo léo xử lý và thực hiện không đúng quy trình sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn: - Nếu thẳng thắn yêu cầu cô giáo Vân chuyển trường vì cho rằng cô Vân không đủ năng lực giảng dạy có thể sẽ làm cho cô Vân bức xúc. Cô Vân có thể làm đơn kiện cáo lên các cấp. Từ đó, làm mất ổn định tình hình trong nhà trường. Tập thể cán bộ giáo viên có thể trở nên bè phái, mất đoàn kết. Thậm chí mất đoàn kết ngay trong Ban lãnh đạo nhà trường vì cô Vân là bạn rất thân của cô Vi, Phó hiệu trưởng nhà trường. - Chấp nhận giữ lại trường chuyên những giáo viên có năng lực như cô Vân cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận đội ngũ không đảm bảo yêu cầu. Làm mất dần niềm tin của học sinh, phụ huynh đối với nhà trường. Đồng thời, nó không tạo ra được động lực để tất cả giáo viên trong trường cố gắng phấn đấu và rèn luyện, học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bẩn thân. Việc thuyên chuyển cô Vân nếu được thực hiện khéo léo thì trước hết làm cho đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, học sinh của trường trung được học với những thầy cô giáo có năng lực, phụ huynh học sinh ngày càng tin tưởng vào đội ngũ giáo viên và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Đồng thời, qua sự việc này, mỗi giáo viên trong hội đồng sư phạm luôn ý thức được việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ là sự sống còn của mỗi cá nhân; chất lượng của hoạt động dạy học trong nhà trường ngày một nâng cao. - Nếu từ chối tuyển chọn thầy Nam chỉ vì thầy Nam chưa có kinh nghiệm giảng dạy thì có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường với bà Nga. Vì trước đây bà Nga đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho trường rất nhiều trong việc xây dựng cơ sở vật chất (cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học). Quan hệ đối ngoại của thầy Hiệu trưởng có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường có thể không còn thuận lợi như trước. - Nếu dễ dàng chấp nhận tuyển thầy Nam thì có thể sẽ để lại tai tiếng trong đội ngũ giáo viên. Phải chăng vì mối quan hệ giữa bà Nga với thầy Nam và nhà trường nên thầy Nam được nhận về trường. Thông tin này có thể làm mất lòng tin của cán bộ giáo viên đối với Ban lãnh đạo nhà trường; có thể làm mất lòng tin của nhân dân đối với chất lượng đội ngũ của trường. Đồng thời, nó tạo ra một tiền lệ xấu khi tuyển chọn đội ngũ. Nếu việc thuyên chuyển và tuyển chọn bổ sung đội ngũ được thực hiện khéo léo, bài bản và đúng quy trình thì sẽ giúp nhà trường có cơ hội tuyển chọn những giáo viên khác có đẩy đủ phẩm chất và năng lực hơn, tránh được việc nhận một giáo viên không đủ năng lực; Niềm tin của nhân dân đối với trường ngày càng cao; Uy tín của Lãnh đạo trường ngày càng được xác lập. Mọi người sẽ luôn thấy được rằng việc tuyển chọn giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực là vì để thực hiện một nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh nhà. III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Để xây dựng được đội ngũ cán bộ giáo viên cho trường X xứng đáng với niềm tin của phụ huynh và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, qua đó góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, giải quyết tình huống trên hướng tới các mục tiêu sau đây: Thứ nhất: Nhà trường giúp cho cô Vân hiểu rằng trước đây Cô Vân đủ điều kiện đứng vào hàng ngũ giáo viên trường chuyên. Nhưng trong điều kiện hiện tại, do yêu cầu chất lượng giảng dạy ngày càng cao, cô Vân không còn đáp ứng được yêu cầu mới nữa. Hiện tại, trường đang rất cần những giáo viên có năng lực hơn mà cô Vân không thể đáp ứng được. Thứ hai: Nhà trường giải quyết sự việc một cách hợp lý việc tuyển chọn giáo viên giữa cô Hoa và thầy Nam để xây dựng được đội ngũ cán bộ giáo viên: đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng và trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng được nhiệm vụ mới, yêu cầu ngày càng cao của xã hội xứng đáng với niềm tin của Lãnh đạo tỉnh, của Ngành, của phụ huynh, học sinh và nhân dân trên địa bàn. Thứ 3: Giải quyết sự việc một cách vừa có tình, vừa có lý nhằm vừa đảm bảo mọi việc đều được thực hiện theo đúng pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các mối quan hệ tốt đẹp của nhà trường và các mối quan hệ khác trong công tác; không làm xáo trộn tâm lý của đội ngũ giáo viên; không làm mất đoàn kết tập thể; không để lại tai tiếng cho nhà trường nói chung và tập thể cán bộ quản lý nói riêng. Thứ 4: Tạo được tiền lệ tốt cho nhà trường cũng như các đơn vị khác trên địa bàn khi thực hiện tuyển chọn giáo viên đúng theo pháp luật và phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị. IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Cơ sở xây dựng phương án: a. Cơ sở lý luận - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường trung học phổ thông là một biện pháp của người quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng và trình độ đào tạo, hợp lý về cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển nhà trường trung học phổ thông chuyên nói riêng. Việc tổ chức tuyển chọn và thuyên chuyển giáo viên của Lãnh đạo nhà trường cũng không nằm ngoài mục đích đó. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên là đáp ứng yêu cầu của toàn ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển của giáo dục trung học phổ thông nói riêng. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả, giáo dục, đảm bảo sự thành công của chủ trương đổi mới quản lý giáo dục, đồng thời là người thực hiện mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông. - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển của trường trung học phổ thông chuyên. Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả trong công tác dạy và học của nhà trường. Trường trung học phổ thông chuyên muốn có chất lượng giáo dục cao phải có đội ngũ giáo viên giỏi. - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên. Đặc điểm của lao động sư phạm là đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Phấn đấu để đạt giáo viên giỏi các cấp là những nhu cầu chính đáng của mỗi giáo viên mà các nhà quản lý cần tạo động lực và tạo điều kiện hỗ trợ cho họ. Việc quyết định thuyên chuyển giáo viên góp phần tích cực vào việc xây dựng ý thức tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của học sinh. Tất cả những điều trên đã khẳng định tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường trung học phổ thông chuyên. Vì vậy, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường mà trực tiếp là hiệu trưởng, phải hết sức quan tâm, đặt nó vào vị trí trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. b. Cơ sở pháp lý - Luật cán bộ, công chức năm 2008. - Luật Giáo dục 2005. - Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Chỉ thị 3399/CT-BGD&ĐT, ngày 16/08/2010 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011. - Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. - Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. c. Cơ sở thực tiễn Đội ngũ giáo viên của trường THPT chuyên còn chưa đảm bảo yêu cầu. cô Vân có năng lực chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của hiện tại. Nhà trường đã linh động bố trí cô dạy ở các lớp không chuyên nhưng cô vẫn không hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhà trường cần có giáo viên có năng lực chuyên môn cao hơn mà cô Vân không đáp ứng được Hiện tại có 02 hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường trung học phổ thông Chuyên 2. Xây dựng phương án Phương án 1: Vẫn giữ Cô Vân lại trường và yêu cầu cô Vân tiếp tục đi học để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và không tiếp nhận thêm giáo viên. Cơ sở pháp lý của phương án: - Khoản 7, Điều 6, Chương II, Pháp lệnh cán bộ, công chức, quy định: Cán bộ công chức phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Khoản 4, Điều 17, Chương IV, Quy chế trường trung học phổ thông chuyên, quy định: Hằng năm, những giáo viên không đủ điều kiện đ
Luận văn liên quan