Tổn hao đường truyền mô tả sự suy giảm cường độ tín hiệu giữa ăng-ten thu và ăng-ten phát theo khoảng cách và các tham số khác có liên quan như tần số công tác, độ cao các ăng-ten, . Trong không gian tự do, cường độ tín hiệu trung bình thu được giảm dần theo bình phương khoảng cách từ máy phát tới máy thu do công suất tín hiệu trên một đơn vị diện tích của mặt cầu sóng giảm dần theo bình phương khoảng cách giữa các ăng-ten thu và phát. Trong thông tin di động mặt đất, do hấp thụ của môi trường truyền, do sự tồn tại của các chướng ngại vật dẫn đến các hiện tượng phản xạ, nhiễu xạ, làm cho tổn hao đường truyền có thể lớn hơn rất nhiều tổn hao trong điều kiện truyền sóng trong không gian tự do. Tổn hao đường truyền phụ thuộc tần số bức xạ, địa hình, tính chất môi trường, mức độ di động của các chướng ngại, độ cao ăng-ten, loại ăng-ten Trong thông tin di động vô tuyến tế bào, trong nhiều trường hợp tổn hao đường truyền tuân theo luật mũ 4 tức là tăng tỉ lệ với luỹ thừa 4 của khoảng cách (được xác định bằng thực nghiệm khi đó tín hiệu giảm 40 dB nếu khoảng cách tăng lên 10 lần). Về nguyên tắc, tổn hao đường truyền hạn chế kích thước của tế bào và cự li liên lạc, song trong nhiều trường hợp ta có thể lợi dụng tính chất của tổn hao đường truyền để phân chia hiệu quả các tế bào, cho phép tái sử dụng tần số một cách hữu hiệu làm tăng hiệu quả sử dụng tần số.
45 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8946 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu chung về nhà máy thủy điện Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập nhận thức là việc rất quan trọng đối với sinh viên. Cần phải cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về mạng và hệ thống điện Việt nam. Giúp sinh viên nhận thức được công việc, ngành nghề mà mình đã chọn theo học.
Được phân công về thực tập nhận thức tại công ty thủy điện HÒA BÌNH, trong thời gian thực tập, tham quan học hỏi em đã tìm hiểu và nắm được sâu sắc thực tế công việc của người kĩ sư. Qua đó em đã xác định được vai trò và trách nhiệm của người cán bộ khoa học kỹ thuật trong môi trường sản xuất và xây dựng, có ý thức trách nhiệm trong các lĩnh vực và trong mỗi công việc của mình.
Mục đích của việc tham quan nhà máy thuỷ điện Hoà Bình để giúp sinh viên hiểu rõ cấu tạo, chức năng hoạt động, tầm quan trọng của nhà máy đối với hệ thống điện Việt nam và đối với tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của quốc gia. Việc tham quan thực tế nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cũng giúp cho sinh viên nhận thấy cấu tạo phức tạp của nhà máy so với lý thuyết, hệ thống điều khiển tự động, các quy trình làm việc, các số liệu hoạt động hàng ngày của nhà máy cũng giúp ích cho sinh viên trong các môn học trên lớp. Việc tham quan các trạm điện giúp cho sinh viên hiểu biết rõ về các phần tử trong hệ thống điện, tác dụng và hoạt động của toàn bộ hệ thống điện.
Sau một tuần thực tập tại công ty thủy điện Hòa Bình, được sự quan tâm giúp đỡ của các bác lãnh đạo và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập nhận thức theo đúng yêu cầu của nhà trường đề ra.
Trong bản báo cáo này em chỉ trình bày tóm tắt, sơ lược những kiến thức hiểu biết trong thời gian thực tập tại công ty thủy điện Hòa Bình. Do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp chỉ bảo chân thành của các thầy cô giáo bộ môn để tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo thực tập nhận thức này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội 14/05/2012
Sinh viên
Phan Long Biên
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
LỊCH SỬ THÀNH LẬP.
Sau khi đất nước thống nhất (1975) Đảng và Nhà nước ta ra sức đẩy mạnh nền kinh tế xã hội phát triển đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do hậu quả của chiến tranh để lại. Muốn phát triển nền kinh tế xã hội thì vấn đề quan tâm hàng đầu là năng lượng điện. Vì vậy mà các mô hình nhà máy Thuỷ điện và Nhiệt điện dần dần được hình thành và góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội Việt Nam với các nhà máy Thuỷ điện như: Hoà Bình, Thác Bà, YALY... và các nhà máy Nhiệt điện như: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình... Nói đến nhà máy Thuỷ điện thì nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là nhà máy được kể đến hàng đầu. Đây là một trong những nhà máy lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được quyết định xây dựng vào năm 1979 dưới sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Liên Bang Xô Viết cũ. Thuỷ điện Hòa Bình nằm trên bậc thang Thuỷ điện Sông Đà bao gồm Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Do điều kiện kinh tế và kỹ thuật nên Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng trước và đến ngày 6/11/1979 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ra lệnh khởi công trình thế kỷ này.
Sau gần 10 năm xây dựng, 8 tổ máy lần lượt hoà lưới điện quốc gia:
v Máy 1: ngày 31-12- 1988 v Máy 5: ngày 15-01- 1993 .
v Máy 2: ngày 04-11- 1989. v Máy 6: ngày 29-06- 1993.
v Máy 3: ngày 27-03-1991 v Máy 7: ngày 07-12- 1993.
v Máy 4: ngày 19-12-1991. v Máy 8: ngày 04-04-1994.
Đến ngày 27/05/1994 trạm 500kV Bắc Nam được đưa vào vận hành.
Sau 18 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, những người xây dựng và vận hành Nhà máy đã trải qua bao năm tháng thăng trầm lịch sử của thời ký quá độ.
Ngày 20/12/1994. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã long trọng tổ chức lễ khánh thành.
Việc hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành công trình Thuỷ điện Hoà Bình đánh dấu một bước phát triển mới của ngành năng lượng và sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, đánh dấu những mức son để lại cho thế hệ con cháu mai sau, đồng thời là niềm tự hào vô hạn của đội ngũ cán bộ, công nhân các ngành xây dựng, thuỷ lợi, năng lượng, đánh dấu sự trưởng thành của cán bộ, công nhân Việt Nam.
CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC.
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tập đoàn điện lực Việt Nam là một trong 9 Tổng công ty thuộc nhà nước. Là lá cờ đầu chỉ huy sự phát triển của ngành điện Việt Nam cũng như các ngành kinh tế trọng điểm khác. Trong đó, công ty thủy điện Hòa Bình hoạt động theo kế hoạch mà tập đoàn đề ra.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do Tập đoàn bầu ra, là cơ quan đại diện thường trực của Tập đoàn, thay mặt cho Tập đoàn quản trị Công ty và có toàn quyền nhân danh Tập đoàn để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Tập đoàn.
Ban kiểm soát
Kiểm soát viên là những người thay mặt Tập đoàn để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh Công ty; trong ghi chép sổ sách kế toán tài chính của Công ty nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các cổ đông.
Ban Giám Đốc
Ban Giám đốc là cấp quản lý điều hành hoạt động của Công ty, đứng đầu là Giám đốc do Hội đồng Quản trị lựa chọn và bổ nhiệm.
Các phòng/ban nghiệp vụ:
Phòng tổng hợp
Có chức năng nhiệm vụ thực hiện lập kế hoạch tài chính cho công ty, thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của công ty, lập các báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý và theo chế độ quy định. Giám sát việc thực hiện lưu ký Chứng khoán.
Có chức năng nhiệm vụ thực hiện về nhân sự, đào tạo, hành chính, quản lý tài sản công ty.
Phòng kế hoạch – kỹ thuật
Có chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và tổng hợp kế hoạch triển khai các dự án đầu tư của Công ty.
Bộ phận sản xuất
Có chức năng tổ chức quản lý điều hành sản xuất các nhà máy thủy điện liên tục – an toàn – hiệu quả theo kế hoạch sản lượng hàng năm của Công ty.
CÁC THÀNH TỰU MÀ NHÀ MÁY ĐẠT ĐƯỢC.
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình bên cạnh nhiệm vụ phát điện lên hệ thống điện Quốc gia còn mang nhiều trọng trách: Chống lũ cho đồng bằng Bắc bộ và Thủ đô Hà Nội - Đảm bảo xả lưu lượng nước lớn phục vụ tưới tiêu trong mùa khô hạn - Đảm bảo giao thông đường thủy giữa hai vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Tây bắc của Tổ quốc.
Nhiệm vụ trị thuỷ sông Hồng, chống lũ giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu: Sông Đà là một nhánh lớn của sông Hồng, chiếm khoảng 55% lượng nước trên hệ thống sông Hồng. Theo thống kê 100 năm gần đây đã xảy ra những trận lũ lớn trên sông Đà như năm 1902 lưu lượng đỉnh lũ 17.700 m3/s, năm 1945 là 17.500m3/s, năm 1971 là 18.100m3/s đã làm nhiều tuyến đê suy yếu trên diện rộng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Sơn Tây, Hải Dương ... bị hư hỏng, gây tổn thất nặng nề về người và tải sản cho nhân dân mà nhiều năm mới xây dựng lại được.
Công trình thuỷ điện Hoà Bình năm 1991 chính thức đưa vào tham gia điều tiết lũ cho hạ lưu sông Đà, sông Hồng, thủ đô Hà Nội. Hàng năm đã cắt trung bình 4-6 trận lũ lớn, với lưu lượng cắt từ 1000-22.650m3/s. Đặc biệt nhà máy đã cắt trận lũ ngày 18-8-1996 với lưu lượng đỉnh lũ 22.650m3/s, với tần suất 0,5%. Đây là trận lũ lớn xuất hiện trong vòng 50 năm trở lại đây, công trình thuỷ điện Hoà Bình đã cắt lũ có hiệu quả mà giá trị kinh tế không thể tính bằng tiền của được. Không chỉ cắt lũ nhà máy còn cung cấp tưới tiêu cho nửa triệu ha đất canh tác nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ và các nhu cầu sử dụng nước công nghiệp, đời sống dân sinh vùng hạ lưu công trình: Từ khi nhà máy Thuỷ điện Hoà bình đi vào sản xuất, hàng năm khi bước vào mùa khô, nhà máy đã luôn duy trì xả xuống hạ lưu với lưu lượng không nhỏ hơn 680m3/s, vào thời kỳ đổ ải cho nông nghiệp lên tới gần 1003/s. Nhờ vậy mà các trạm bơm có đủ nước phục vụ cho nông nghiệp gieo cấy kịp thời vụ. Đặc biệt mùa khô 1993 -1994 do hạn kéo dài, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã phải xả hỗ trợ trên 128,5 triệu m3 nước xuống hạ lưu đảm bảo mực nước cho các trạm bơm hoạt động chống hạn đổ ải, gieo cấy cho 0,5 triệu ha đất canh tác nông nghiệp vùng hạ lưu còn góp phần đẩy mặn ra xa các cửa sông, nên đã tăng cường được diện tích trồng trọt ở các vùng này.
Ngoài ra hàng năm nhà máy đã đóng góp cho lưới điện quốc gia một lượng lớn điện phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời nhà máy còn làm nhiệm vụ điều chỉnh tần số góp phần ổn định lưới điện quốc gia .Nhiệm vụ đảm bảo tưới tiêu cũng là một nhiệm vụ quan trọng của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình: nhà máy đã đảm bảo lưu lượng nước xả xuống hạ lưu về mùa khô theo quy trình không nhỏ 680m3/s và đã làm giảm được lưu lượng dòng chảy trong mùa lũ là do thực hiện tốt việc điều tiết hồ chứa, đảm bảo giao thông thuỷ thuận lợi, chấm dứt được tình trạng tàu bè mắc cạn trong mùa kiệt và không an toàn trong mùa mưa lũ như khi chưa đưa công trình Thuỷ điện Hoà Bình đi vào hoạt động.
Ngoài nhiệm vụ trọng tâm trên nhà máy còn là điểm thăm quan du lịch, góp phần giao lưu văn hoá, giúp cho mọi người thấy được sự bố trí, xây dựng công trình thiết bị rất công phu và hợp lý với hệ thống điện tự dùng luôn đảm bảo cung cấp điện liên tục ổn định và tính linh hoạt trong vận hành rất cao.
Với những nhiệm vụ đó nhà máy đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trong nền kinh tế quốc dân: cụ thể là ngay từ khi đưa tổ máy số I vào vận hành tháng 12-1988 đã góp phần quan trọng cung cấp công suất 240MW cho hệ thống lưới điện miền Bắc, đã tháo gỡ kịp thời khó khăn về nguồn điện do không cân đối giữa cung cầu ngay tại thời điểm lúc bấy giờ. Sau đó tiếp tục đưa các tổ máy tiếp theo đi vào vận hành, đến năm 1994 điện năng sản xuất của Nhà máy chiếm trên 50% tổng công suất và trên 65% tổng sản lượng điện cả nước. Hiện nay nhà máy chiếm trên 30% tổng công suất và trên 35% sản lượng điện toàn quốc. Tháng 4-1994 tổ máy cuối cùng đi vào vận hành, Nhà máy hoàn thiện công suất lắp đặt 1920MW. Lúc này đường dây 500kV Bắc Nam đi vào hoạt động, hình thành hệ thống điện quốc gia thống nhất, chuyên tải nguồn điện chủ lực từ Thuỷ điện Hoà Bình vào cung cấp cho các tỉnh miền Trung, miền Nam hoặc ngược lại. Tính từ 31-12-1988, khi tổ máy I đi vào vận hành cho đến tháng 12-2000, tám tổ máy của nhà máyThuỷ điện Hoà Bình đã sản xuất đạt trên 65 tỷ kWh điện. Trong đó chuyên tải vào miền Trung, miền Nam qua hệ thống đường dây 500KV Bắc - Nam đạt gần 15 tỷ KWh điện.
Do những thành tích đã đạt được từ trước đến nay, Nhà máy được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba và những bằng khen thi đua khác của Bộ công nghiệp.
Tặng thưởng:
Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới (tháng 6 năm 1998)
Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.
24 huõn chương lao động hạng nhỡ, ba cho các đơn vị trực thuộc và cá nhân
05 cờ luân lưu của Chính phủ
02 cờ luân lưu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
02 cúp bạc chất lượng Việt Nam
Nhiều cờ, bằng khen của các Bộ, các cấp, các ngành và tỉnh Hoà Bình.
VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA NHÀ MÁY ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA.
PHÁT ĐIỆN
Sản lượng điện của Thủy điện Hòa Bình từ 1989-2002
Năm
Sản lượng hệ thống (MWh)
Sản lượng của nhà máy (MWh)
Tỷ trọng (%)
1989
77921000
13065192
16,8
1990
86782000
23818914
27,4
1991
91520000
33059880
36,1
1992
96520000
41875218
43,4
1993
106615000
47437110
44,5
1994
122842000
56622321
46,1
1995
146380000
68595093
46,9
1996
190940000
720257159
46,2
1997
215770000
70257159
36,8
1998
236387330
69128064
32
1999
267982300
79801061
33,7
2000
311700163
80827929
30,2
2001
357424953
84468268
27,1
2002
357424350
81698360
22,9
GIÚP ỔN ĐỊNH TẦN SỐ 50 Hz CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN
Do nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là nhà máy có tỷ trọng lớn trong hệ thống điện, khả năng thích ứng trong mọi sự thay đổi của phụ tải về công suất hữu công cũng như điện áp. hệ thống điều khiển nhóm tổ máy theo công suất hữu công và điện áp của nhà máy đảm bảo cho nhà máy làm việc tốt nhiệm vụ điều tần của hệ thống điện.,hay nói cách khác nhà máy thủy điện có thể thay đổi công suất rất nhanh(chỉ cần mở cánh hướng nước) nên thường được giao nhiệm vụ phủ đỉnh biểu đồ phụ tải.
ĐÓNG VAI TRÒ NHƯ MÁY BÙ ĐỒNG BỘ, ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP KHI CAO ĐIỂM VÀ THẤP ĐIỂM, TĂNG ĐIỆN ÁP ĐẦU CỰC MÁY PHÁT
Cùng với việc đưa vào đường dây siêu cao áp 500KV Bắc – Nam vào vận hành với khả năng truyền tải công suất lớn đã đặt ra vấn đề là khi đường dây 500KV đang mang tải lớn mà bị sự cố thì có thể đe doạ tới sự ổn định của hệ thống do tần số tăng cao. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cũng đã được trang bị các thiết bị tự động chống sự cố nhằm ngăn ngừa và khắc phục các sự cố có liên quan đến sự thay đổi về chế độ làm việc không cho phép của hệ thống điện.
Chính vì vậy mà khi đường dây 500KV bị cắt sự cố hoặc do 1 nguyên nhân nào khác, khi phục hồi lại phải quan tâm tới 1 điều rằng điện áp 500KV, 220KV không được tăng quá giới hạn cho phép của các thiết bị trong suốt quả trình. Điện áp đó là : 550KV cho toàn đường dây , 242KV tại Hoà Bình và Phú Lâm và các giới hạn khác trong hệ thống điện. Do đường dây 500KV có dung lượng nạp lớn, chỉ được bù một phần nhờ kháng bù, vì vậy, điện áp sẽ tăng một cách đáng kể khi đóng điện cho đường dây 500KV. Ngoài ra còn phải đảm bảo rằng công suất vô công do đường dây 500KV sinh ra có thể hấp thụ được bởi các máy phát đồng bộ thuỷ điện Hoà Bình trước khi đóng điện từ Hoà Bình và của các máy phát tại Trị An, Thủ Đức, Bà Rịa trước khi đóng điện từ Phú Lâm. Nếu dự trữ công suất vô công không đảm bảo sẽ dẫn tới hiện tượng quá điện áp khi đường dây dây được đóng điện .
TĂNG GIỚI HẠN SỤP ĐỔ ĐIỆN ÁP CỦA HỆ THỐNG KHI QUÁ TẢI.
VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NHÀ MÁY TRONG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI HỆ THỐNG.
Như đã nói ở trên, do có thể thay đổi công suất rất nhanh (chỉ cần mở cánh hướng nước) nên thường được giao nhiệm vụ phủ đỉnh biểu đồ phụ tải.
CHƯƠNG II. MỘT SỐ THỐNG SỐ KỸ THUẬT
CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ ĐẬP VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA ĐẬP CHỨA.
1. Các thông số về hồ chứa
Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc ở độ cao 1500m, có chiều dài 980km. Với diện tích lưu vực là 52600km2, bằng khoảng 31% diện tích lưu vực của sông Hồng, lưu lượng chiếm khoảng 50% của sông Hồng. Về khí hậu thì nhiệt độ tmax=42oC, tmin=19oC, ttb=23oC. Số ngày mưa trung bình trong năm là 154 ngày với lượng mưa trung bình năm là 1960mm, lượng mưa lớn nhất trong 1 ngày đêm là 224mm. Dòng chảy trung bình hàng năm là 57,4.109m
2. Các thông số chính của đập:
Đá to
Đá hỗn hợp to nhỏ
Đá dăm
Đất sét
mịn
chống
thấm
Cát
Cát
Đá hỗn hợp
Đá to
Cọc phun ximăng
Nền cát, sỏi, phù sa
Kết cấu đập
Cọc gia cố
Độ cao thi công của đập
128m
Độ cao mặt đập
123m
Rộng mặt đập
20m
Dài theo mặt đập
743m
Rộng theo chân đập
700m
Dài theo chân đập
640m
Ñ123m
Ñ102m
Ñ120m
Ñ92m
Các thông số về hồ chứa
* Dài 230km
* Rộng trung bình 0,8km
* Sâu trung bình 0,05km
* Tổng dung tích hồ 9,45.109m3
* Dung tích có ích 5,65.109m3
* Dung tích chống lũ 6. 109m.3
* Chiều cao lớn nhất Hmax = 117m (dung tích chứa > 1010 m3).
* Mực nước dâng bình thường 115m.
* Mực nước chết của hồ 80m
* Mực nước nhỏ nhất của hồ 75m.
* Mực nước gia cường 120m.
* Mực nước cho phép dâng lên 117m.
* Diện tích mặt thoáng ở mực nước bình thường 115m là 108km2
* Công suất của 8 tổ máy là 8x240 = 1920MW.
* Sản lượng điện trung bình là 8,4.109kwh/năm
Hạ lưu
Cửa nhận
Thoát nước
Gian máy
Trạm chuyển
220kV
500kV
Thượng lưu
Ổng dẫn
Hình 1.7: Mô hình nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Đập ngăn
Hình 1.8 Mặt cắt A_A của đập
Ñ123m
Lõi đ/s không thấm
Cát +sỏi (ổn định)
Vỏ chịu lực
Lõi đập là đất thịt dày 50m, tiếp đó về hai bên là lớp cuội cát, lớp núi hạt nhỏ, rồi đến các lớp đá lớn hơn, các lớp này tạo thành các tầng chống thẩm thấu qua công trình.Ngoài cùng của hai bên mái đập được lát bằng đá xếp để bảo vệ các phần bên trong của đập. Bề mặt đập và các đường dọc thân đập được đổ bê tông để làm đường giao thông.
* Độ cao thi công của đập Ñ128m
* Cao độ mặt đập Ñ123m
* Rộng mặt đập trung bình 20m
* Dài theo mặt đập 740m
* Dài chân đập 640m
* Khối lượng đất dá » 22.000.000 m3
3. Hệ thống ống tràn và xả lũ
Thuỷ điện Hoà Bình có 16 cửa dẫn nước vào 8 tổ máy, cứ 2 cửa » 1 tổ máy. Mỗi tổ máy có một đường ống áp lực dẫn nước vào với đường kính 8m, qua tour-bin rồi qua đường ống áp lực(đường kính 12m). Lưu lượng qua tour-bin là 300m3/sec.
Đập tràn dài 120m, cao 67m có 18 cửa xả lũ trong đó có 12 cửa xả đáy( kích thứơc 6,10m) và 6 cửa xả mặt( kích thước 15,5m).
+ Lưu lượng xả 1 cửa xả đáy Q = 1750m3
+ Lưu lượng xả 1 cửa xả mặt Q = 1425m3
+ Lưu lượng qua 1 tổ máy định mức Qđm = 301m3
Công trình thuỷ điện Hoà Bình được thiết kế để bảo đảm an toàn với lũ có tần suất P = 0,001% có lưu lượng xả lũ của các cửa là åQ = 378.000m3
Ngưỡng cửa xả đáy độ cao H = 56m, điều khiển các van cổng xả dáy bằng bộ truyền động thuỷ lực, bộ truyền động này có tác dụng nâng cách phai dưới áp lực, giữ cách phai ở vị trí trên cùng, hạ cách phai đến vị trí an toàn của cửa xả đáy, nâng tự động cách phai về vị trí trên cùng. Mỗi cách phai được truyền động bằng 1 xi lanh thuỷ lực
4. Các hệ thống chính
Cửa nhận nước là nơi bố trí các cửa lấy nước vào tuabin tổ máy, nó được bố trí kiểu tháp cao 17m, dài 190m, dọc theo chiều dài được bố trí 16 lưới chắn rác và 16 van sửa chữa sự cố tương ứng cho 8 tổ máy. Các van này được điều khiển bằng 4 bộ truyền động thuỷ lực đặt tại cao độ 119m, mỗi bộ cho 4 xi lanh của 4 cách phai sửa chữa sự cố tương ứng với 2 tổ máy.
Các thông số
Đường kính trong xi lanh 450mm
Đường kính cần xi lanh thuỷ lực 220mm
Lực nâng cách phai 300.103kg
Lực giữ cách phai 250.103kg
Áp lực làm việc của dầu trong xi lanh khi nâng 261kG/cm3
Hành trình đầy đủ của píttông 11,5m
Hành trình công tác của píttông 11,15m
Tốc độ chuyển động của xi lanh
+Khi nâng 0,37m/phút
+Khi hạ 2,23m/phút
Thời gian nâng một cách phai 30’
Thời gian hạ một cách phai 5’
Loại dầu sử dụng T22 hoặc TÕ30
Thể tích toàn bộ xi lanh 13m3
Cụm máy bơm tự diều khiển PHAIP-32/320-T3 có áp lực định mức là 320kG/cm3. Dùng động cơ điện điều khiển có công suất 22kW, với tốc độ quay 1470vòng/phút. Đặc tính kỹ thuật của các cửa van sửa chữa sự cố gồm chiều cao 10m, chiều ngang 4m, tải trọng chính lên cửa van là 2303.103kg, lực nâng tính toán 290.103kg, trọng lượng 1 cửa van là 92261kG. Nước được vào tua-bin bằng 8 ống dẫn áp lực tới các tổ máy, và thoát ra bằng các ống dẫn áp lực nước ra.
Gian máy là nơi đặt 8 tổ máy, nó được xây dựng ngầm trong lòng núi đá. Gian máy có chiều cao 50,5m; rộng 19,5m; dài 240m. Các buồng đặt các thiết bị điện và phòng điều khiển trung tâm được nối với gian máy, song song với gian máy là các gian máy biến thế(MBT) gồm 24 MBT 1 pha công suất 105MVA ghép lại thành 8 khối MBT 3 pha.
THÔNG SỐ LÀM VIỆC CỦA CÁC GIAN MÁY.
* Công trình gian máy:
- Số lượng tổ máy: 8
- Lưu lượng 1 tổ máy: 300 m3/s
- Chiều cao: 50.5 m
- Chiều rộng: 19,5 m
- Chiều dài: 24 m
- Số lượng MBA: 24 MBA 1 pha, mỗi máy có dung lượng: 105 MVA được đấu nối thành nhóm, dùng để tăng điện áp đầu cực MF từ 15,75 kv lên 220 kv đưa lên trạm chuyển tiếp
- Gian BA còn có 2 MBA tự dùng nhận điện từ điện áp MF số 1 và số 8.
2.1. Các thiết bị chính.
2.1.1.Tuabin
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có máy phát kiểu trục đứng. ở đây tua-bin trục đứng kiểu PO-115/810/B567,2.
Các thông số:
Đường kính bánh xe công tác 567,2cm
Cột nước tính toán 88m
Cột nước làm việc cao nhất là 109m
Cột nước làm việc thấp nhất là 65m
Lưu lượng nước qua tuabin ở công suất định mức và cột nước tính toán là:
Q = 301,5m3/sec
Tốc độ quay định mức là 125vòng/phút
Tốc độ quay lồng tốc 240vòng/phút
Hiệu suất tối đa ở cột áp định mức h = 95%
Trọng tải tính toán tối đa trên ổ đỡ 16,1 tấn
2.1.1.1 Cấu tạo các hoạt động của tuabin:
Sator tuabin
Có nhiệm vụ nhận và truyền tải trong nhà máy, của bê tông trên nó, lực cùa áp lực nước tác dụng của tuabin gồm có đai trên và đai dưới cấu tạo t