Tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học ở tôm sú (p.monodon) bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô

Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và NTTS (Nuôi Trồng T huỷ Sản). Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được xem là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi.Tháng 12/ 1999 Chính phủ đã thông qua chương trình phát triển NTTS Việt Nam giai đoạn 2000-2010, trong đó chỉ ra rằng đến n ăm 2010 tổng sản lượng NTTS phải đạt 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ đô la(Tạp chí TS, số 6, 2007). Riêng sản lượng tôm nuôi năm 2004 theo Bob Rosenberry, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới (350.000 tấn) vượt cả Thái Lan (300.000 tấn). Thu nhập ngoại tệ từ NTTS tăng lên hàng năm và chỉ riêng tôm đã mang lại ước tính gần một tỷ USD.Thậtvậy , hiện nay tôm sú(Penaues monodon) là đối tượngthu ỷsản cógiátrịthương phẩm cao vàcũng là đốitượngnuôi quan trọngcủamộtsốnước đang phát triển ở Châu Á. Tuy nhiên khi nuôi thuỷ sản phát triển theo hướng năng suất cao thì luôn đi kèm theo sự phát triển của dịch bệnh và đó luôn là một trong những khó khăn của NTTS. Ở Việt Nam, dịch bệnh trong NTTS trong vài năm qua đã cho thấy đây là một trong những yếu tố giới hạn rất quan trọng mà cần phải có các giải pháp khắc phục nhằm đưa nghề nuôi thuỷ sản phát triển theo hướng bền vững. Bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng trong nuôi tôm sú hay bệnh mủ gan và ký sinh trùng trên cá da trơn là những bệnh nguy hiểm và gây tác hại nghiêm trọng cho nghề nuôi. Trong đó, tôm sú nhiễm virusgây bệnh đốm trắng có tỷ lệ chết rất cao (> 80%) mà chưa có thuốc trị hiệu quả (Tạp chí TS, số 6, 2007). Trong khi đó thì IHHNV (Infectiuos Hypodermal and Haematopoietic necrosis) là tác nhân nguy hiểm nhất ở tôm P. stylirostrisvà P. vannamei (Kalagayan et al., 1991). IHHNV là virus gây b ệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cow quan lậpbiểu mô ở tôm Penaeid, lần đầu tiên phát hiện vào năm 1981 ở Hawai khi gây chết hàng loạt tôm P. stylirostris(Lightner et al., 1983). Theo Carpenter & Brock (1992) IHHNV gây thiệthạinặngnềvề mặtkinh tếvìgây chết 90% tôm P.stylirostris sau hai mươi ngày thảnuôi. Tuy virus này không gây chết cho tôm sú nhưng lại là một trong những tác nhân gây chậm lớn, dị hình (Flegel, 1997). Mặc khác các đợt dịch bệnh do IHHNV gây ra có thể xảy ra bất cứ mùa nào trong năm và tôm giống là rủi ro nhất.

pdf34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học ở tôm sú (p.monodon) bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THUỲ NGÂN TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC Ở TÔM SÚ (P.monodon) BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV – Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2008 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THUỲ NGÂN TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC Ở TÔM SÚ (P.monodon) BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ (IHHNV – Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. BÙI THỊ BÍCH HẰNG 2008 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu MỤC LỤC Lời cảm tạ .................................................................................................................... i Tóm tắt........................................................................................................................ ii Danh sách hình........................................................................................................... iii Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... iii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 3 2.1 Sơ lược nghề nuôi tôm trên thế giới, ở Việt Nam ............................................. 3 2.2 Tác nhân gây bệnh IHHNV .............................................................................. 4 2.2.1 Đặc điểm của tác nhân gây bệnh IHHNV................................................ 4 2.2.2 Dấu hiệu bệnh lý ..................................................................................... 5 2.2.3 Phân bố và lan truyền bệnh ..................................................................... 5 2.2.4 Chẩn đoán bệnh ...................................................................................... 6 2.2.5 Thiệt hại do IHHNV gây ra ..................................................................... 6 2.2.6 Những nghiên cứu về bệnh ..................................................................... 6 2.3 Các phương pháp chẩn đoán bệnh ................................................................... 7 2. 3. 1 Phương pháp PCR................................................................................. 7 2.3.2 Phương pháp mô học .............................................................................. 8 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 11 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 11 3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 11 3.2.1 Chẩn đoán bệnh IHHNV bằng kỹ thuật PCR theo bộ kit IQ 2000TM ...................................................................................................................... 11 3.2.2 Kỹ thuật mô học .................................................................................... 14 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 17 4.1 Kết quả xét nghiệm PCR ................................................................................ 17 4.2 Kết quả mô học .............................................................................................. 17 4.2.1 Những biến đổi mô học lớp biểu mô dưới vỏ tôm sú nhiễm IHHNV. .................................................................................................................... 17 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4.2.2 Những biến đổi mô học ở mang tôm sú nhiễm IHHNV......................... .17 4.2.3 Những biến đổi mô học ở mô liên kết gan tuỵ tôm sú nhiễm IHHNV ..................................................................................................................... 19 4.2.4 Những biến đổi mô học ở tuyến râu tôm sú nhiễm IHHNV.................... 20 4.2.5 Những biến đổi mô học ở cơ tôm sú nhiễm IHHNV............................... 21 4.2.6 Những biến đổi mô học ở cơ quan tạo máu tôm sú nhiễm IHHNV......... 21 Chương 5: KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT ....................................................................... 23 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 23 5.2 Đề xuất........................................................................................................... 23 Tài Liệu Tham Khảo. ................................................................................................ 24 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu i LỜI CẢM TẠ Xin trân trọng cảm tạ cô Bùi Thị Bích Hằng giáo viên hướng dẫn thực hiện đề tài đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm tạ quí thầy cô phụ trách phong thí nghiệm cùng cán bộ phụ trách thư viện khoa Thuỷ Sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Có được kết quả ngày hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quí thầy cô của trường, khoa thuỷ sản đã giáo dục, truyền đạt các kiến thức cần thiết ngay từ những ngày đầu bước chân đến giảng đường. Cảm ơn tập thể lớp Bệnh Học Thuỷ Sản- K30 đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báo trong suốt khoảng thời gian thực hiện đề tài. Và cuối cùng xin chân thành cảm tạ cha mẹ tôi, gia đình tôi đã hết lòng nuôi dưỡng, thương yêu, bảo bọc và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể lớn lên, được giáo dục và có được thành quả như ngày hôm nay. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ii TÓM TẮT Để tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV) trên tôm sú giống, trước tiên ứng dụng kỹ thuật PCR (dùng bộ kit IQ 2000TM) xét nghiệm 66 mẫu được15 mẫu dương tính. Sau đó, tiến hành làm tiêu bản mô học trên mẫu đã xét nghiệm bằng phương pháp truyền thống (Lightner, 1996). Quá trình thực hiện từ tháng 01/ 2008 đến tháng 05/ 2008 tại khoa thuỷ sản trường Đại Học Cần Thơ. Kết quả quan sát trên tiêu bản mô học cho thấy khi tôm bị bệnh IHHNV biểu hiện dưới mức độ vi thể là thể vùi IHHNV trong nhân phì đại của các tế bào biểu mô dưới vỏ, mang, cơ quan tạo máu, tuyến râu, cơ, mô liên kết gan tuỵ cũng như hiện tượng hoại tử làm mất cấu trúc bình thường trên các cơ quan này. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iii DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1: Kết quả điện di sản phẩm PCR........................................................... 13 Hình 4.1: Lớp biểu mô dưới vỏ tôm nhiễm IHHNV ..........................................17 Hình 4.2: Cấu tạo vi thể của mang bị nhiễm IHHNV. ........................................18 Hình 4.3: Thể vùi Cowdry loại A trên mô liên kết gan tuỵ và sự hoại tử với nhiều khoảng trống........................................................................................... .19 Hình 4.4: Tuyến râu tôm sú nhiễm IHHNV ....................................................... 20 Hình 4.5: (A) Cơ tôm sú bình thường; (B) Cơ tôm sú bị bệnh. .......................... 21 Hình 4.6: Mô tạo máu nhiễm IHHNV ............................................................... 22 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT bp = Base pair ĐBSCL = Đồng Bằng Sông Cửu Long IHHNV = Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus NTTS = Nuôi Trồng Thuỷ Sản TS = Thủy Sản ORF = Open Reading Frame PCR = Polymerase Chain Reaction µl = Micro lít nm = Nano mét ADN = Acid Deoxyribonucleotide % = Phần trăm WSSV = White spot syndrome virus YHV = Yellow head virus Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và NTTS (Nuôi Trồng Thuỷ Sản). Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được xem là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi. Tháng 12/ 1999 Chính phủ đã thông qua chương trình phát triển NTTS Việt Nam giai đoạn 2000- 2010, trong đó chỉ ra rằng đến năm 2010 tổng sản lượng NTTS phải đạt 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ đô la (Tạp chí TS, số 6, 2007). Riêng sản lượng tôm nuôi năm 2004 theo Bob Rosenberry, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới (350.000 tấn) vượt cả Thái Lan (300.000 tấn). Thu nhập ngoại tệ từ NTTS tăng lên hàng năm và chỉ riêng tôm đã mang lại ước tính gần một tỷ USD. Thật vậy, hiện nay tôm sú (Penaues monodon) là đối tượng thuỷ sản có giá trị thương phẩm cao và cũng là đối tượng nuôi quan trọng của một số nước đang phát triển ở Châu Á. Tuy nhiên khi nuôi thuỷ sản phát triển theo hướng năng suất cao thì luôn đi kèm theo sự phát triển của dịch bệnh và đó luôn là một trong những khó khăn của NTTS. Ở Việt Nam, dịch bệnh trong NTTS trong vài năm qua đã cho thấy đây là một trong những yếu tố giới hạn rất quan trọng mà cần phải có các giải pháp khắc phục nhằm đưa nghề nuôi thuỷ sản phát triển theo hướng bền vững. Bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng trong nuôi tôm sú hay bệnh mủ gan và ký sinh trùng trên cá da trơn là những bệnh nguy hiểm và gây tác hại nghiêm trọng cho nghề nuôi. Trong đó, tôm sú nhiễm virus gây bệnh đốm trắng có tỷ lệ chết rất cao (> 80%) mà chưa có thuốc trị hiệu quả (Tạp chí TS, số 6, 2007). Trong khi đó thì IHHNV (Infectiuos Hypodermal and Haematopoietic necrosis) là tác nhân nguy hiểm nhất ở tôm P. stylirostris và P. vannamei (Kalagayan et al., 1991). IHHNV là virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cow quan lập biểu mô ở tôm Penaeid, lần đầu tiên phát hiện vào năm 1981 ở Hawai khi gây chết hàng loạt tôm P. stylirostris (Lightner et al., 1983). Theo Carpenter & Brock (1992) IHHNV gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế vì gây chết 90% tôm P. stylirostris sau hai mươi ngày thả nuôi. Tuy virus này không gây chết cho tôm sú nhưng lại là một trong những tác nhân gây chậm lớn, dị hình (Flegel, 1997). Mặc khác các đợt dịch bệnh do IHHNV gây ra có thể xảy ra bất cứ mùa nào trong năm và tôm giống là rủi ro nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các phương pháp chẩn đoán bệnh trong thuỷ sản cũng ngày càng tiến bộ. Trước tiên phải kể đến PCR (Polymerase Chain Reaction), đây là kỹ thuật khuếch đại trình tự ADN Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 một cách nhanh nhất, được phát minh và đặt tên bởi Mullis & ctv vào năm 1985. Bên cạnh đó phương pháp mô bệnh học là một phương pháp góp phần quan trọng vào việc chẩn đoán bệnh thuỷ sản, đặc biệt là bệnh tôm. Mô bệnh học không chỉ mô tả các tổn thương ở các mô và tế bào ở mức độ vi thể mà còn so sánh đối chiếu các tổn thương đó với những biểu hiện lâm sàng của cá, tôm, nhuyễn thể (Lightner and Bell, 1988). Để ứng dụng mô bệnh học vào việc chẩn đoán tác nhân gây bệnh IHHNV trên tôm sú cũng như tìm hiểu về đặc điểm mô học của virus này đề tài ”Tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học ở tôm sú bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)” được thực hiện. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm mô bệnh học ở tôm sú nhiễm IHHNV ở Việt Nam. Nội dung: Xét nghiệm IHHNV trên tôm sú giống bằng PCR nhằm tìm ra mẫu bị bệnh. Tiến hành làm tiêu bản mô học trên mẫu dương tính với IHHNV. Quan sát đặc điểm mô bệnh học ở tôm nhiễm IHHNV. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược nghề nuôi tôm trên thế giới, ở Việt Nam Trên thế giới: Các quốc gia tham gia sản xuất tôm khu vực Châu Á hiện nay như Thái Lan đã cơ bản giải quyết được các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ nuôi tôm. Ấn Độ cũng đang có nhiều cố gắng để cải tiến các biện pháp khoa học công nghệ. Ở các quốc gia này nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng vào sản xuất tôm giống có chất lượng cao như: sàng lọc tôm bố mẹ sạch bệnh bằng phương pháp kiểm tra PCR, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, áp dụng các phương pháp kiểm dịch vệ sinh nghiêm ngặt, … Ấn Độ và Thái Lan đã thành lập các ngân hàng tôm bố mẹ có khả năng kháng bệnh và đang nghiên cứu phát triển đàn tôm bố mẹ thông qua phương pháp thuần hoá, … Tóm lại đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao tính bền vững của nuôi tôm là ưu tiên hàng đầu của người sản xuất và các quốc gia xuất khẩu tôm (Nguyễn Thị Ngọc, 2007). Song song với việc tăng số lượng tôm thì bệnh tôm cũng ngày càng phát triển nhiều và xuất hiện nhiều bệnh lạ chưa có giải pháp điều trị. Theo Bùi Quang Tề (2006) thì có gần 30 bệnh và hội chứng của tôm nuôi với một số tác nhân gây bệnh quan trọng như virus, vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật. Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị bệnh virus thành công ở tôm. Ở Việt Nam Nghề nuôi tôm ở Việt Nam thực sự phát triển vào năm 1987 và nuôi tôm thương phẩm phát triển vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Đến giữa thập kỷ 90 (1994 – 1995) phát triển nuôi tôm ở Việt Nam có phần chững lại do gặp phải nạn dịch bệnh tôm. Trong các năm 1996 – 1999 dịch bệnh có giảm nhưng vẫn tiếp tục gây thiệt hại cho người nuôi (Phạm Văn Công, 2007). Năm 2000 được xem là năm đánh dấu sự bùng nổ của nghề nuôi tôm thương phẩm khi chính phủ ban hành nghị quyết 09 cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp, đất hoang hoá sang NTTS (Tạp Chí Thuỷ Sản, số 6, 2007) Theo Hanafi & T. Ahmad (1999) (trích dẫn từ Lê Khanh (2006)) thì diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tăng từ 250.000 ha năm 2.000 sang 478.000 ha năm 2001 và 540.000 ha năm 2003, cho đến nay diện tích nuôi tôm vẫn tiếp tục Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4 tăng tuy nhiên tốc độ đã có phần chững lại. Theo số liệu hiện có Việt Nam là nước có diện tích nuôi tôm vào loại lớn trên thế giới, vượt xa Indonesia, nước có diện tích nuôi tôm lớn nhất vào năm 1996 (khoảng 360.000 ha). Phần lớn diện tích nuôi tôm tập trung ở ĐBSCL, rãi rác dọc các cửa sông, kênh, gạch, ven biển miền Trung và ở đông bằng sông Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc. ĐBSCL được đánh giá là vùng trọng điểm về NTTS của Việt Nam với hơn 1 triệu ha diện tích mặt nước ngọt và lợ. Năm 2003, ĐBSCL sản xuất khoảng 0,67 triệu tấn thuỷ sản chiếm 64,6% sản lượng thuỷ sản nuôi cả nước và hơn 55% tổng giá trị xuất khẩu (Bộ Thuỷ Sản, 2004). Song song với việc mở rộng diện tích, sản lượng nuôi tôm cũng tăng mạnh từ những năm 90 và đặc biệt là từ sau năm 2000. Các loài tôm nuôi chính ở Việt Nam bao gồm: tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm đất (Metapenaeus ensis), … trong đó tôm sú là tôm nuôi chủ đạo đóng góp sản lượng cao nhất. Các thị trường xuất khẩu tôm quan trọng của Việt Nam là: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên Minh Châu Âu (Hanafi & T. Ahmad, 1999 trích dẫn từ Lê Khanh, 2006). 2.2 Tác nhân gây bệnh IHHNV 2.2.1 Đặc điểm của tác nhân gây bệnh IHHNV IHHNV là virus nhỏ nhất thuộc họ Parvoviridae, họ phụ Densovirinae, giống Brevidensovirus hoặc Contravirus (Shike et al., 2000). Virus có cấu trúc khối 20 mặt, không có màng bao, đường kính từ 19 – 22 nm, ADN sợi đơn (Lightner et al., 1983). Hệ gen của IHHNV gồm 3 đoạn ORF (Open Reading Frame): ORF1, ORF2, ORF3 (Nunan et al., 2000). Trong đó đoạn ORF1 chiếm khoảng 50% hệ gen và không chứa protein cấu trúc, có khả năng mã hoá một chuỗi polypeptit dài 666 amino acid (Tratschin et al., 1984; Hermonat et al., 1984). Đoạn ORF2 cũng không chứa protein cấu trúc, có khả năng mã hoá chuỗi polypeptit gồm 434 amino acid (Shike, 2000). Cuối cùng là đoạn ORF3, đoạn này có khả năng mã hoá chuỗi polypeptit dài 329 amino acid. Thành phần cấu tạo gen của IHHNV là: 20,68% A, 19% C, 24,04% G, 36,28% T và A + T= 56,96%; G + C= 43,04%. Đoạn ORF3 có 4 chuỗi polypeptit với trọng lượng phân tử lần lượt là 74, 47, 39, 37,5 kda. ADN có tính phân cực (85% âm cực, 15% dương cực) (Regenmortel et al., 2000 được trích dẫn bởi Bùi Thị Bích Hằng, 2007). Về đặc điểm mô học, sau khi IHHNV tấn công vào tế bào vật chủ tạo thể vùi Cowdry loại A trong nhân tế bào làm nhân phì đại. Thể vùi ưa eosin nằm ở trung tâm nhân, tách rời mép rìa nhiễm sắc thể bởi một vòng sáng không nhuộm màu. Thể vùi xuất hiện trong nhân tế bào ở một số cơ quan: mang, biểu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 5 mô dưới vỏ, tế bào hệ thần kinh, tuyến râu, mô tạo máu, tế bào tuyến sinh dục tổ chức limpho, mô liên kết, cơ, tim, hồng cầu. (Bell & Lightner, 1984, Lightner, 1996). 2.2.2 Dấu hiệu bệnh lý Theo Bell & Lightner (1984) thì biểu hiện chung khi 3 loài tôm P. stylirostris, P. vannamei, P. monodon nhiễm IHHNV là hội chứng dị hình, còi cọc (RDS: runt deformity syndrome). Biểu hiện riêng của từng loài như sau: Khi tôm P. stylirostris nhiễm IHHNV dạng cấp tính, tôm nổi lên mặt nước, xoay tròn rồi chìm xuống đáy, bỏ ăn, hôn mê, xuất hiện chấm lốm đốm ở lớp vỏ ngoài, cơ đục, tỷ lệ chết cao. Biểu hiện về mặt mô học là sự hoại tử, viêm sưng lớp biểu mô dạ dày, ruột, mang, cơ, hệ thần kinh, mô liên kết và mô tạo máu, đồng thời xuất hiện thể vùi Cowdry loại A trong nhân của những tế bào trên (Lightner et al., 1983). Đối với tôm P. vannamei thì IHHNV không gây tỷ lệ chết cao như P. stylirostris nhưng cũng không kém phần nguy hiểm. IHHNV làm tôm chậm lớn, dị hình, còi cọc (Kalagayan et al., 1991). Tôm giống chậm phát triển, dị hình, râu quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Tuy vậy, khi tôm mới nhiễm bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng (Bell & Lightner,1984; Lightner et al., 1983). Phân tích mô bệnh học cho t ấy có sự xuất hiện thể vùi Cowdry loại A ở tế bào thần kinh, tuyến râu, lớp biểu bì dưới vỏ, mô tạo máu nhưng không tìm thấy ở tổ chức limpho cũng như cơ tim (Kalagayna et al., 1991). Tôm sú P. monodon khi nhiễm IHHNV lúc sắp chết thường chuyển sang màu xanh, cơ phần bụng mờ đục (Lightner et al., 1983). P. monodon ở Philippin khi nhiễm bệnh chậm phát triển, còi cọc, riêng tôm đực thì chất lượng tinh dịch không tốt (Primavera & Quinitio, 2000). Tuy nhiên, ở Thái người ta chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của IHHNV trên tôm sú (Chayaburakul et al., 2005). 2.2.3 Phân bố và lan truyền bệnh IHHNV được phát hiện đầu tiên vào năm 1981ở Hawai khi gây chết hàng loạt tôm P. stylirostris (Lightner et al., 1983). Sau đó virus lan rộng đi khắp nơi như Tahiti, Florida, Texas, Islands, Israel, Panama, Costa Rica, Belize, Ecuador, Brazil, Honduras, France và Jamaica (Vega- Villasante & Puente, 1995). Ấu trùng tôm P. stylirostris thường lây nhiễm IHHNV từ nguồn tôm bố mẹ, tuy nhiên virus không gây ảnh hưởng ngay trong vài tuần đầu, nó chỉ gây chết khi ấu trùng tôm đạt trọng lượng 0,05 – 0,1g (Lightner et al., 1983). Bệnh Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 xuất hiện từ giai đoạn ấu trùng đến tôm trưởng thành. Tuỳ vào mức độ nhiễm mà có biểu hiện bệnh khác nhau. Bệnh xuất hiện cả ở Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia. Virus có thể lây lan theo chiều dọc và chiều ngang (Bell & Lightner, 1984). Lightner (1996) cho biết khi nuôi ấu trùng và tôm giống với mật độ cao rất dễ mắc bệnh. IHHNV có thể lây nhiễm ở nhiều loài tôm Penaeid: P. stlirostris, P. vannamei, P. monodon, P. japonicus, P. aztecus và P. duoraum nhưng chỉ gây thiệt hại nặng nề cho P. stylirostris, P. vannamei (Lightner, 1996). Ngoài những loài tôm kể trên còn có P. occidentalis, P. californiensis, P. semisalcatus, P. setiferus, P. indicus, P. merguien
Luận văn liên quan