Bảo vệ môi trường đang là một trong những thách thức hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển hiện nay, việc xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về chi phí đầu tư trang thiết bị, hóa chất,. Hiện nay các khu công nghiệp vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh và đúng quy định, nên lượng nước sau xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu theo QCVN, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Với việc ban hành luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy định khác, nhà nước đã yêu cầu các nghành công nghiệp phải có biện pháp xử lý chất thải thích hợp. Tuy nhiên nước ta là một nước đang phát triển nên điều kiện kinh tế còn khó khăn, hơn nữa việc đầu tư trang thiết bị cho một hệ thống xử lý nước thải là rất tốn kém và không mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Vì vậy mà phần lớn các khu công nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định. Do đó việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho các khu công nghiệp nói chung và khu công nghiệp Mỹ Tho là hết sức cấn thiết.
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp Mỹ Tho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường đại học Công nghiệp thực phẩm, đặc biệt Thầy, Cô Khoa Công nghệ sinh học - Kỹ thuật môi trường, đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cho chúng em trong suốt ba năm học qua. Đó là những nền tảng vững chắc, hành trang cho chúng em bước vào đời. Đặc biệt, là Cô Trần Thị Ngọc Mai, người đã tận tình hướng dẫn cho chúng em trong suốt thời gian thực tập.
Bên cạnh đó, chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến các phòng ban của Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp Tiền Giang đã tạo điều kiện cho chúng em tìm hiểu về môi trường làm việc và được áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Qua đó, chúng em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu của các cô chú, anh chị trong Công ty.
Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ Thầy, Cô và các Cô chú, anh chị trong công ty, để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn, rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích từ đó sẽ thành công hơn trong tương lai.
Kính chúc mọi người dồi dào sức khỏe, luôn vui vẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Nhóm sinh viên thực tập
Lê Hoàng Thoan
Lê Thị Sakưra
Nguyễn Văn Hướng
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nhà máy XLNT tập trung KCN MỹTho.............................................................8
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự ............................................................................9
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải...........................................................................15
Hình 2.2: Song chắn rác thô...............................................................................................18
Hình 2.3: Bể thu gom.........................................................................................................19
Hình 2.4: Song chắn rác tinh..............................................................................................19
Hình 2.5: Bể tuyển nổi........................................................................................................20
Hình 2.6: Bể điều hòa.........................................................................................................22
Hình 2.7: Bể hiếu khí kết hợp lắng.....................................................................................24
Hình 2.8: Cụm bể phản ứng................................................................................................29
Hình 2.9: Bể lắng................................................................................................................32
Hình 2.10: Bể khử trùng.....................................................................................................34
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KCN: Khu Công Nghiệp
STT: Số thứ tự
UBND: Ủy Ban Nhân Dân.
SS: Chất rắn hòa tan
DO: Nồng độ oxy hòa tan.
BOD: Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hoá.
COD: Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hoá hoá học
pH: Chỉ tiêu dùng đánh giá tính axít hay bazơ
HH: Hóa học
SH: Sinh học
SS: Suspended Solid – Hàm lượng chất rắn lơ lửng
TSS: Total Suspended Solid (tổng chất rắn lơ lửng)
VSS: Volatile Suspended Solid (chất rắn lơ lửng bay hơi)
MLSS: Mixed Liquor Suspended Solid - Chất rắn lửng trong bùn lỏng
MLVSS: Mixed Liquor Volatile Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng bay hơi trong bùn lỏng
VS: Chất rắn bay hơi
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
XLNT: Xý nước thải
BTCT: Bê tông cốt thép
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
NV: Nhân viên.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
DANH MỤC HÌNH 3
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
MỤC LỤC 6
LỜI MỞ ĐẦU 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 10
1.1. Giới thiệu đơn vị thực tập 10
1.1.1. Thông tin đơn vị: 10
1.1.2. Sơ đồ tổ chức: 11
1.1.3. Phạm vi hoạt động 11
1.2. Giới thiệu đặc tính nguồn thải 12
1.2.1. Lưu lượng xả thải 12
1.2.2. Thành phần nước thải 12
1.2.3. Các ảnh hưởng đến môi trường 14
1.3. Tiêu chuẩn xả thải hiện hành đối với nguồn thải này 15
Chương 2: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 16
2.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 16
2.1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý 16
2.3. Các công trình đơn vị: 19
2.3.1 Song chắn rác thô: 19
2.3.2 Bể thu gom: 20
2.3.3 Thiết bị lược rác tinh: 21
2.3.4 Bể tuyển nổi: 22
2.3.5 Bể điều hòa: 24
2.3.6 Bể hiếu khí kết hợp bể lắng: 26
2.3.7 Cụm bể phản ứng: 31
2.3.9 Bể khử trùng: 36
2.3.10 Bể chứa bùn: 37
2.4 Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của công trình xử lý 40
2.4.1 Chất lượng nước đầu vào 40
2.4.2. Chất lượng nước đầu ra 41
2.4.3 Nguồn tiếp nhận nước thải và các yêu cầu 41
CHƯƠNG 3. VẬN HÀNH, BẢO TRÌ, KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG 43
3.1. Quá trình vận hành thực tế tại công trình xử lý 43
3.1.1. Bàn giao ca trực 43
3.1.2. Vận hành thiết bị 43
3.2. Quá trình bảo trì 45
3.2.1. Bảo trì các máy móc thiết bị 45
3.2.2. Bảo trì các công trình đơn vị 48
3.3. Kiểm soát chất lượng 48
3.4 Sự cố và biện pháp khắc phục: 49
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
4.1 Kết luận: 53
4.1.1 Ưu, nhược điểm: 53
4.1.2 Kiến nghị: 54
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường đang là một trong những thách thức hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển hiện nay, việc xử lý nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về chi phí đầu tư trang thiết bị, hóa chất,.... Hiện nay các khu công nghiệp vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh và đúng quy định, nên lượng nước sau xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu theo QCVN, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Với việc ban hành luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy định khác, nhà nước đã yêu cầu các nghành công nghiệp phải có biện pháp xử lý chất thải thích hợp. Tuy nhiên nước ta là một nước đang phát triển nên điều kiện kinh tế còn khó khăn, hơn nữa việc đầu tư trang thiết bị cho một hệ thống xử lý nước thải là rất tốn kém và không mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Vì vậy mà phần lớn các khu công nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định. Do đó việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho các khu công nghiệp nói chung và khu công nghiệp Mỹ Tho là hết sức cấn thiết.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Giới thiệu đơn vị thực tập
- Hình 1.1 ( phụ lục 1 )
1.1.1. Thông tin đơn vị:
Tên công ty: CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TIỀN GIANG
Địa chỉ Công ty PTHT: Số 45- Tỉnh lộ 864, xã Trung An- TP Mỹ Tho- Tiền Giang.
Điện thoại: 073.3953008 - Fax: 073.3953009
Khu công nghiệp Mỹ Tho được thành lập tại Quyết định số 782/TTg ngày 20 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng diện tích: 79,14 ha, trong đó đất xây dựng các nhà máy 58,6407 ha, đất xây dịch vụ 0,7091 ha, đất kho hàng và đất cảng 2,2336 ha, đất xây dựng khu xử lý nước thải 0,6257 ha, đất trồng cây xanh, bến bãi, đất bảo vệ bờ sông và đất lộ giới 12,6924 ha, đất giao thông 4,2416 ha. Hiện KCN đã cho thuê lắp kín diện tích đất xây dựng nhà máy.
Loại hình sản xuất được thu hút đầu tư vào KCN: Sản xuất thủy hải sản xuất khẩu, may mặc xuất khẩu, chế biến thức ăn gia súc gia cầm, cá hộp, rượu bia, nước giải khát. Số lượng dự án đã được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động: 25 dự án.
Công ty Phát triển hạ tầng các KCN được UBND tỉnh Tiền Giang giao nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Mỹ Tho và chủ đầu tư xây dựng. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải KCN Mỹ Tho nhằm mục đích xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt của các cơ sở chế biến thủy hải sản và thức ăn gia súc trong KCN.
1.1.2. Sơ đồ tổ chức:
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng phòng kế toán
Trưởng phòng kỹ thuật
Trưởng phòng tổ chức hành chánh
Tổ trưởng Nhà Máy Xử Lý Nước Thải
NV Phòng thí nghiệm
4 NV vận hành
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
1.1.3. Phạm vi hoạt động
- Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung KCN Mỹ Tho được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu theo hình thức chìa khóa trao tay tại quyết định số 1051/QĐ-UBND ngày 14/4/2008.
- Dự án hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung KCN Mỹ Tho được xây dựng bao gồm hệ thống các đường ống thu gom và một nhà máy xử lý nước thải có vị trí sau:
+ Phía Đông giáp Công ty TNHH Royal Foods.
+ Phía Tây giáp Công ty TNHH Thuận Phong.
+ Phía Bắc giáp Công ty TNHH An Phát.
+ Phía Nam giáp Sông Tiền.
- Công suất hoạt động
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Mỹ Tho đi vào hoạt động chính thức từ tháng 11/2009, tiếp nhận nước thải đầu vào đã qua xử lý cục bộ từ doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn cột C TCVN 5945-2005 ( COD ≤ 400 mg/l ), sau đó nhà máy XLNT tập trung xử lý nước thải đạt Cột A QCVN 40 : 2011/BTNMT trước khi thải ra sông tiền. Công suất xử lý của nhà máy từ 3.500 - 4.550 m3/ngày đêm.
1.2. Giới thiệu đặc tính nguồn thải
1.2.1. Lưu lượng xả thải
Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 4.550 m3/ngày đêm.
- Lưu lượng xả nước thải nhỏ nhất: 200 m3/ngày đêm. Vào những ngày lễ, tết các công ty trong KCN không hoạt động, lượng nước trên là do chứa lại ở bể điều hòa để bơm lên hằng ngày nhằm cung cấp thức ăn cho vi sinh, vì vậy lượng nước ra rất ít.
1.2.2. Thành phần nước thải
- Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp tâp trung Mỹ Tho có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp Tiền Giang, đã xử lý cục bộ. Nước thải sau khi xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Tho, nước đầu ra phải đạt QCVN 40 : 2011/BTNMT cột A, rồi được xả vào sông Tiền.
- Khu công nghiệp Tiền Giang là khu công nghiệp tập trung, chủ yếu tiếp nhận các loại hình công nghiệp ô nhiễm nhẹ và vừa như :
+ Chế biến các sản phẩm từ lương thực, trái cây, rau quả, gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản, từ nguồn nguyên liệu địa phương và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
+ Sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi.
+ Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì các loại.
+ Một số ngành công nghiệp sản xuất. chế biến khác.
Với các ngành sản xuất như trên, tính chất nước thải đầu vào sẽ được thể hiện bởi các thông số ô nhiễm điển hình theo bảng dưới đây :
Bảng 1.1 : Thành phần nước thải đầu vào
Stt
Chỉ tiêu ô nhiễm
Đơn vị
Nước thải đầu vào
1
Nhiệt độ
oC
40
2
pH
-
5-9
3
Mùi
-
4
Màu, CO – Pt ở pH = 7
CO – Pt ở pH = 7
200
5
BOD (20oC)
mg/l
600
6
COD
mg/l
800
7
SS
mg/l
250
8
Phenol
mg/l
1
9
Dầu mỡ khoáng
mg/l
5
10
Dầu mỡ động thực vật
mg/l
30
11
Clo dư
mg/l
1
12
Sunfua
mg/l
1
13
Florua
mg/l
30
14
Amoni
mg/l
30
15
Clorua
mg/l
1200
16
Tổng Nitơ
mg/l
70
17
Phốt pho tổng
mg/l
30
18
Coliform
mg/l
2,3*106
19
Xét nghiệm sinh học.
mg/l
-
(Nguồn : Báo cáo xả thải vào nguồn nước nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Tho ( 5-2011 ))
- Ghi chú :
+ Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Tho phải tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung nhằm làm ổn định hệ thống xử lý nước thải tập trung.
+ Vì có nhiều ngành công nghiệp khác nhau nên chất lượng dòng vào sẽ dao động và thông số nước thải đưa ra được giả định là trong trường hợp xấu nhất.
+ Nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng được giả định là không có các độc chất hoặc các ức chế sự tăng trưởng sinh học. Bắt buộc nước thải đã được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Tho.
1.2.3. Các ảnh hưởng đến môi trường
Cũng như các tác động đến mục tiêu chất lượng nước, các tác nhân ô nhiễm trong nước thải có ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái và chất lượng nước sông Tiền ( nguồn tiếp nhân nước thải ), bao gồm:
+ Các chất hữu cơ: Ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hòa tan giảm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh.
+ Chất rắn lơ lửng: Là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) gây bồi lắng cho nguồn nước.
+ Chất dinh dưỡng ( P,N ): Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
+ Các vi khuẩn gây bệnh: Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả. Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột. E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.
+ Các khí gây mùi hôi ( NH3, H2S ): Gây nhiễm độc nhạy cảm: Suy nhược, hoa mắt, chống mặt, nhức đầu, nôn mửa,…, có khi gây tử vong.
+ Các chất chứa nitơ:
NH3: Với nồng độ 0,01 mg/l NH3 gây độc cho cá qua đường máu, nồng độ 0,2mg/l NH3 gây độc cấp tính.
NO3- : Với nồng độ > 10mg/l rong tảo dễ phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
1.3. Tiêu chuẩn xả thải hiện hành đối với nguồn thải này
- Sau khi được xử lý bởi nhà máy XLNT tập trung, nước thải đầu ra phải đạt tiêu chuẩn cột A QCVN 24:2009/BTNMT, sau đó thoát ra Sông Tiền.
Chương 2: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
2.1.1 Sơ đồ công nghệ xử lý
Khu công nghiệp có nhiều ngành sản xuất khác nhau, vì vậy nước thải cũng đa dạng và phức tạp cả về nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng giờ. Do đó phải có kinh nghiệm để lựa chọn công nghệ xử lý hiệu quả nhất cho những biến đổi phức tạp đó và mức đầu tư thấp nhất. Lựa chọn phương án xử lý nước thải luôn luôn phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
Loại nước thải
Lưu lượng vào hàng ngày
Nồng độ chất ô nhiễm đầu vào
Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý
Tính thích hợp về kinh tế kỹ thuật của phương pháp xử lý
Ưu và nhược điểm của từng công trình đơn vị xử lý
Đặc điểm khí hậu và địa hình tại địa điểm xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Từ các đặc trưng của nước thải khu công nghiệp Tiền Giang và yêu cầu cần đạt được sau khi xử lý đã đưa ra, công nghệ xử lý chính cho nước thải khu công nghiệp Tiền Giang được mô tả trong sơ đồ sau :
Thuyết minh công nghệ:
- Nước thải từ các phân xưởng sản xuất của các công ty theo hệ thống mương dẫn nước thải vào trạm xử lý nước thải tập trung trước tiên được dẫn qua song chắn rác thô có kích thước 10 mm. Tại đây, song chắn rác được sử dụng với mục đích tách rác có kích thước lớn, ngăn không cho chúng vào hệ thống xử lý.
- Ngay sau đó nước thải được dẫn về công trình xử lý đầu tiên của hệ thống là bể tiếp nhận. Tại đây nước thải được bơm đến công trình xử lý tiếp theo là song chắn rác tinh có kích thước 2 mm, rác thải tại đây được thải bỏ và thu gom định kỳ.
- Sau đó nước thải đến bể tách dầu để loại bỏ dầu, mỡ ra khỏi nước thải bởi vì những thành phần này rất khó phân hủy sinh học, chúng sẽ phá vở hệ thống sinh học phía sau. Tại vị trí bể tách dầu, các cặn lắng cũng được tách ra ở đáy bể.
- Tiếp theo nước thải sẽ chảy qua bể điều hòa vì đặc tính tối ưu của hệ thống xử lý, bể sẽ điều hòa lưu lượng xuyên suốt dòng xử lý, giảm đáng kể dao động thành phần nước thải đi vào các công đoạn phía sau. Trong suốt giờ cao điểm, lưu lượng dư sẽ được giữ lại trong bể điều hòa, đảm bảo tính liên tục cho hệ thống và các công trình đơn vị phía sau hoạt động hiệu quả.
- Máy thổi khí được sử dụng để điều hòa nồng độ của nước thải và ngăn ngừa sự sinh mùi hôi trong bể. Bể điều hòa còn có vai trò như bể chứa khi hệ thống dừng lại để sửa chửa hoặc bảo trì.
- Nước thải rời khỏi bể điều hòa được bơm vào bể sinh học hiếu khí kết hợp bể lắng để tiến hành quá trình xử lý sinh học.
- Bể hiếu khí kết hợp lắng này là một dạng cải tiến của bể bùn hoạt tính truyền thống. Quy trình này được biết như hệ phản ứng hiếu khí liên tục gián đoạn theo chu kỳ. Quy trình này giống như hệ thống bùn hoạt tính dạng mẻ (SBR) ở chổ là điều có
quá trình sục khí, lắng và thu nước trong một ngăn phản ứng. Nó không giống như bể SBR ở việc cấp nước và thu nước liên tục. Thời gian hoạt động có thể thay đổi theo thời gian xử lý và kích thước bể.
- Ngăn phân phối sẽ điều khiển và phân phối lưu lượng vào mỗi ngăn phản ứng nhờ hệ thống van điện. Một phần bùn từ bể phản ứng được tuần hoàn về đầu ngăn phân phối và một phần bùn dư được đưa về bể chứa bùn. Mỗi bể phản ứng hoạt động theo các bước sau:
+ Bơm nước và sục khí
+ Sục khí
+ Lắng
+ Thu nước
+Tuần hoàn và thải bùn
- Hệ thống bể xử lý hiếu khí gồm hai bể hoạt động luân phiên, mỗi bể chia làm hai vùng. Vùng A1 và vùng A2. Vùng A1 là vùng luôn ở giai đoạn làm đầy và sục khí trong khi vùng A2 sẽ vừa thực hiện chức năng sục khí, lắng, thu nước. Bơm bùn tuần hoàn và bơm bùn dư cũng sẽ được đặt trong ngăn A2 này.
Quy định này chấp nhận tải trọng bùn và oxy hòa tan khác nhau để làm tăng khả năng lắng của bông bùn bao gồm sự tăng trưởng đầy đủ của vi sinh trong bể phản ứng. DO và MLSS là những thông số kiểm sót để xác định quá trình vận hành của bể hiếu khí.
Nước thải sau xử lý sinh học đã tương đối sạch các chất ô nhiễm, nhưng để đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt quy chuẩn là nguồn loại A QCVN 40 – 2011, hệ thống xử lý hóa lý được thiết kế sao đó như một cấp xử lý an toàn và cần thiết.
Từ cụm bể hiếu khí kết hợp lắng, nước thải sẽ tự chảy qua cụm bể phản ứng, tại đây pH sẽ điều chỉnh về giá trị nhất định để phản ứng với hóa chất keo tụ, tạo thành những bông cặn có thể lắng. Motor khấy tạo điều kiện cho nước thải và hóa chất tiếp xúc tốt với nhau. Quá trình này làm dính kết những cặn nhỏ li ti và tạo thành những bông cặn lớn hơn để dễ dàng lắng về đáy bể lắng hóa học, vì vậy sẽ loại bỏ các chất rắn lơ lửng ra khỏi nước thải.
2.3. Các công trình đơn vị:
2.3.1 Song chắn rác thô:
- Hình 2.2 ( phụ lục 1 )
a. Cấu tạo:
Bảng 2.1 : Cấu tạo thiết bị lọc rác thô
Stt
Loại thiết bị
Thông số thiết kế
Đặc tính kỹ thuật
Xuất xứ
Số lượng
( cái)
1
Song chắn rác thô
- Dài: 4 m
- Rộng: 1.5 m
- Số khe: 60 khe
- Đường kính ống dẫn nước: 114 mm
- Loại: Xích kéo, tách rác tự động
- Công suất: 380 m3/h
- Kích thước khe: 10 mm
- Điện năng: 0,75 kw
- Điện năng cung cấp: 380V/3ph/50Hz
Việt Nam
1
Nguồn : Báo cáo xả thải vào nguồn nước nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Tho(5/2011)
b. Nguyên lý hoạt động:
Nước thải từ các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp Mỹ Tho sau khi qua hệ thống xử lý nước thải cục bộ tại nhà máy sẽ theo hệ thống cống dẫn đến bể gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải trước khi vào bể gom được dẫn qua song chắn rác thô có kích thước 10mm. Tại đây, song chắn rác được sử dụng với mục đích tách rác có kích thước lớn, ngăn không cho chúng đi vào hệ thống.
2.3.2 Bể thu gom:
a. Cấu tạo:
- Hình 2.3 ( phụ lục 1 )
Bảng 2.2 : Cấu tạo bể thu gom
Stt
Loại thiết bị
Thông số thiết kế
Đặc tính kỹ thuật
Xuất xứ
Số lượng (cái)
1
Bể thu gom
- Dài: 4 m
- Rộng: 6 m
- Chiều cao: 5.2 m
- Bơm chìm: 3 cái
2
Bơm vận chuyển nước
- Loại: Bơm chìm
- Công suất: 190m3/h
- Điện năng: 11kw
- Điện năng cung cấp: 380V/3ph/50Hz
Bao gồm hệ thống ray
Nhật
3
Nguồn : Báo cáo xả thải vào nguồn nước nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Tho(5/2011)
b. Nguyên lý hoạt động:
Sau khi nước thải qua song chắn rác, sẽ đi vào bể gom. Tại đây được bố trí 3 bơm chìm, hai bơm hoạt động luân phiên và một bơm dự phòng.
Hai bơm ứng với 2 phao, một cái ở mức cao và một cái ở mức thấp, khi nước về nhiều thì hai bơm sẽ chạy theo mức cao, khi nước về ít nước thấp xuống thì bơm sẽ hoạt động ở mức phao thấp.
2.3.3 Thiết bị lược rác tinh:
a. Cấu tạo:
- Hình 2.4 ( phụ lục 1 )
Bảng 2.3 : Cấu tạo thiết bị lọc rác tinh
Stt
Loại thiết bị
Thông số thiết kế
Đặc tính kỹ thuật
Xuất xứ
Số lượng (cái)
1
Lượt rác tinh
- Loại: Trống quay
- Vật liệu: Inox
- Kích thước khe: 2 mm
- Công suất: 380m3/h
- Điện năng: 0,75 kw
- Điện năng cung cấp: 380V/3ph/50Hz
Nhật
3
( Nguồn : Báo cáo xả thải vào nguồn nước nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Tho ( 5/2011 ))
b. Nguyên lý hoạt động
Nước thải từ các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp Mỹ Tho sau khi qua hệ thống xử lý nước thải cục bộ tại nhà máy sẽ theo hệ thống cống dẫn đến bể tiếp nhận của hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại bể tiếp nhận có đặt có đặt một song chắn rác thô 10 m