Tìm hiểu một số chỉ tiêu huyết học ở cá tra (pangasianodonhypophthalmus) và cá rô phi (oreochromis niloticus)

Đề tài được thực hiện nhằm để đánh giá các chỉ tiêu huy ết học trên cá tra và cá rô phi ở các giai đoạn khác nhau. Cá tra nhỏ (Pangasianodonhypophthalmus) (trọng lượng trung bình 38.24g), cá tra lớn (trọng lượng trung bình 1060g), cá rô phi nhỏ (Oreochromis niloticus) (trọng lượng trung bình 43.07g) và cá rô phi lớn (trọng lượng trung bình 530g) được so sánh với nhau qua các chỉ tiêu huyết học như mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu và từng loại bạch cầu. Kết quả phân tích trên cá tra nhỏ có mật độ hồng cầu: 1.86x106 (tb/mm3), tổng bạch cầu: 7.39x104(tb/mm3); cá tra lớn có mật độ hồng cầu: 1.32x106 (tb/mm3), tổng bạch cầu: 8.07x104(tb/mm3); cá rô phi nhỏ có mật độ hồng cầu: 1.30x106(tb/mm3), tổng bạch cầu: 5.48x104(tb/mm3) và cá rô phi lớn có mật độ hồng cầu: 2.08x106(tb/mm3), tổng bạch cầu : 7.99x104(tb/mm3). Các ch ỉ tiêu huy ết học được so sánh với nhau và kiểm tra thống kê bằng t-Test. Mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lymphovà tế bào monocủa cá rô phi nhỏ thấp hơn cá lớn (p<0.05) còn bạch cầu trung tính và tiểu cầukhác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Trên cá tra thì mật độ hồng cầu, tế bào lympho và bạch cầu trung tínhcủa cá nhỏ cao hơn cá tralớn còn tổng bạch cầu, tế bào mono và tiểu cầuthì ngược lại. Các chỉ tiêu huy ết học phân tích trên cá tra nhỏ đều cao hơn cá rô phi nhỏ trừ tiểu cầucủa cá rô phi nhỏ thì cao h ơn cá tra nhỏ. Đối với cá lớn thì m ật độ hồng cầu, tế bào lympho, bạch cầu trung tínhcủa cá tra cao hơn cá rô phi; còn tổng bạch cầu, tế bào mono và tiểu cầuthì ngược lại. Về trọng lượng, trong cùng một loài thì cá có trọng lượng lớn thì có lượng tế bào máu cao hơn nhưng các chỉ tiêu huy ết học dễ biến động theo loài và các tác nhân bên ngoài nên kết quả không tuân theo quy luật đó.

pdf57 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu một số chỉ tiêu huyết học ở cá tra (pangasianodonhypophthalmus) và cá rô phi (oreochromis niloticus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH THỦY SẢN DƯƠNG THÀNH LONG TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC Ở CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2008 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN BỘ MÔN SINH HỌC & BỆNH HỌC THỦY SẢN DƯƠNG THÀNH LONG TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC Ở CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH 2008 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu i LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Hoàng Oanh, cô Bùi Thị Bích Hằng cùng các thầy, cô trong bộ môn Sinh Học và Bệnh Học Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Em xin cảm ơn gia đình em đã nuôi dạy em khôn lớn và là nguồn động viên, chỗ dựa vững chắc để em hoàn thành tốt quá trình học tập của mình. Em xin cảm ơn các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản 30 đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ii TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm để đánh giá các chỉ tiêu huyết học trên cá tra và cá rô phi ở các giai đoạn khác nhau. Cá tra nhỏ (Pangasianodon hypophthalmus) (trọng lượng trung bình 38.24g), cá tra lớn (trọng lượng trung bình 1060g), cá rô phi nhỏ (Oreochromis niloticus) (trọng lượng trung bình 43.07g) và cá rô phi lớn (trọng lượng trung bình 530g) được so sánh với nhau qua các chỉ tiêu huyết học như mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu và từng loại bạch cầu. Kết quả phân tích trên cá tra nhỏ có mật độ hồng cầu: 1.86x106 (tb/mm3), tổng bạch cầu: 7.39x104 (tb/mm3); cá tra lớn có mật độ hồng cầu: 1.32x106(tb/mm3), tổng bạch cầu: 8.07x104(tb/mm3); cá rô phi nhỏ có mật độ hồng cầu: 1.30x106(tb/mm3), tổng bạch cầu: 5.48x104(tb/mm3) và cá rô phi lớn có mật độ hồng cầu: 2.08x106(tb/mm3), tổng bạch cầu : 7.99x104(tb/mm3). Các chỉ tiêu huyết học được so sánh với nhau và kiểm tra thống kê bằng t-Test. Mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho và tế bào mono của cá rô phi nhỏ thấp hơn cá lớn (p<0.05) còn bạch cầu trung tính và tiểu cầu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Trên cá tra thì mật độ hồng cầu, tế bào lympho và bạch cầu trung tính của cá nhỏ cao hơn cá tra lớn còn tổng bạch cầu, tế bào mono và tiểu cầu thì ngược lại. Các chỉ tiêu huyết học phân tích trên cá tra nhỏ đều cao hơn cá rô phi nhỏ trừ tiểu cầu của cá rô phi nhỏ thì cao hơn cá tra nhỏ. Đối với cá lớn thì mật độ hồng cầu, tế bào lympho, bạch cầu trung tính của cá tra cao hơn cá rô phi; còn tổng bạch cầu, tế bào mono và tiểu cầu thì ngược lại. Về trọng lượng, trong cùng một loài thì cá có trọng lượng lớn thì có lượng tế bào máu cao hơn nhưng các chỉ tiêu huyết học dễ biến động theo loài và các tác nhân bên ngoài nên kết quả không tuân theo quy luật đó. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iii MỤC LỤC Lời cảm tạ .................................................................................................. i Tóm tắt...................................................................................................... ii Mục lục .................................................................................................... iii Danh sách bảng ......................................................................................... v Danh sách hình......................................................................................... vi Chương I. GIỚI THIỆU ............................................................................ 1 Chương II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................ 3 2.1 Đặc điểm sinh học cá tra..................................................................... 3 2.2 Đặc điểm sinh học cá rô phi................................................................ 4 2.3 Miễn dịch học..................................................................................... 5 2.3.1 Miễn dịch đặc hiệu ........................................................................ 5 2.3.2 Miễn dịch không đặc hiệu.............................................................. 6 2.3.3 Các nghiên cứu về miễn dịch ....................................................... 10 Chương III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 12 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện........................................................ 12 3.2 Vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 12 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 12 3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm ..................................................................... 12 3.2.3 Hoá chất ..................................................................................... 12 3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 13 3.3.1 Lấy mẫu máu ............................................................................... 13 3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu máu ................................................. 13 3.4 Xử lý số liệu ..................................................................................... 16 Chương IV. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN.................................................. 17 4.1 Kết quả phân tích huyết học trên cá rô phi ........................................ 17 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iv 4.2 Kết quả phân tích huyết học trên cá tra ............................................. 19 4.3 So sánh một số chỉ tiêu huyết học giữa cá rô phi và cá tra................. 21 4.3.1 Giữa cá rô phi nhỏ và cá tra nhỏ .................................................. 21 4.3.2 Giữa cá rô phi lớn và cá tra lớn .................................................... 24 4.3.3 Giữa cá tra lớn và cá rô phi nhỏ .................................................. 26 4.3.4 Giữa cá rô phi lớn và cá tra nhỏ ................................................... 28 4.4 Sự tương quan giữa trọng lượng và số lượng các loại tế bào máu ..... 30 Chương V. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT...................................................... 32 5.1 Kết luận............................................................................................ 32 5.2 Đề xuất ............................................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 33 PHỤ LỤC ............................................................................................... 36 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu v DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1. So sánh một số chỉ tiêu huyết học giữa cá rô phi nhỏ và cá rô phi lớn ................................................................................................................. 17 Bảng 4.2. So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá tra nhỏ và cá tra lớn 20 Bảng 4.3. So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá rô phi nhỏ và cá tra nhỏ ................................................................................................................. 22 Bảng 4.4 So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá rô phi lớn và cá tra lớn .. ................................................................................................................. 24 Bảng 4.5 So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá tra lớn và cá rô phi nhỏ . ................................................................................................................. 26 Bảng 4.6 So sánh một số chỉ tiêu huyết học trên cá rô phi lớn và cá tra nhỏ ................................................................................................................. 28 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu vi DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình dáng bên ngoài cá tra.............................................................3 Hình 2.2 Cá rô phi (Oreochoromis niloticus)................................................5 Hình 2.3 Bạch cầu trung tính ........................................................................6 Hình 2.4 Bạch cầu toan tính .........................................................................7 Hình 2.5 Bạch cầu kiềm tính và tế bào mast .................................................8 Hình 2.6 Tiểu cầu .........................................................................................8 Hình 2.7 Hồng cầu .......................................................................................9 Hình 2.8 Cấu trúc lysozym .........................................................................10 Hình 3.1 Buồng đếm hồng cầu ...................................................................14 Hình 3.2 Hồng cầu (RBC) và bạch cầu (WBC)...........................................14 Hình 3.3 Các loại tế bào bạch cầu............................................................... 15 Hình 4.1 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá rô phi nhỏ và cá rô phi lớn........................................................................................... 18 Hình 4.2 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu giữa cá rô phi nhỏ và cá rô phi lớn........................................................................................................18 Hình 4.3 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá tra nhỏ và cá tra lớn ....................................................................................................21 Hình 4.4 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu giữa cá tra nhỏ và cá tra lớn ................................................................................................................... 21 Hình 4.5 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá tra nhỏ và cá rô phi nhỏ............................................................................................. 23 Hình 4.6 Biểu đồ so sánh từng loại tế bào bạch cầu giữa cá tra nhỏ và cá rô phi nhỏ ........................................................................................................... 23 Hình 4.7 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá tra lớn và cá rô phi lớn ............................................................................................. 25 Hình 4.8 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạc cầu giữa cá tra lớn và cá rô phi lớn ........................................................................................................... 25 Hình 4.9 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá tra lớn và cá rô phi nhỏ............................................................................................. 27 Hình 4.10 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu giữa cá tra lớn và cá rô phi nhỏ ........................................................................................................... 27 Hình 4.11 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu giữa cá rô phi lớn và cá tra nhỏ ....................................................................................... 29 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu vii Hình 4.12 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu giữa cá rô phi lớn và cá tra nhỏ ........................................................................................................... 29 Hình 4.13 Biểu đồ so sánh mật độ hồng cầu và tổng bạch cầu của cá tra và cá rô phi ở các trọng lượng khác nhau........................................................... 30 Hình 4.14 Biểu đồ so sánh các loại tế bào bạch cầu của cá tra và cá rô phi ở các trọng lượng khác nhau........................................................................ 31 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1 CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU Cá tra ( Pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (Oreochromis niloticus) là hai trong số những đối tượng nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là hai đối tượng dễ nuôi, trong đó cá tra phục vụ cho xuất khẩu còn cá rô phi chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa là chính. Lợi nhuận cao từ nghề nuôi cá tra đã làm cho diện tích nuôi không ngừng mở rộng; chỉ riêng ở An Giang trong 9 tháng đầu năm 2007 diện tích nuôi cá tra là 1.286 ha, tăng 479 ha so với cùng kỳ năm 2006 (Báo cáo Tình hình hoạt động của Sở Thuỷ Sản An Giang 9 tháng đầu năm 2007). Diện tích nuôi cá rô phi của cá nước năm 2006 là 29.717 ha, chủ yếu là nuôi quảng canh, bán thâm canh hay nuôi ghép với các đối tượng khác (Phạm Anh Tuấn, 2006). Hiện nay do diện tích nuôi tăng lên làm cho môi trường ô nhiễm, xuất hiện nhiều mầm bệnh trong môi trường nuôi. Vì thế hệ miễn dịch của cá biến đổi để chống lại sự biến động của môi trường và sự tấn công của các mầm bệnh. Cá ở giai đoạn nhỏ thì hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện so với cá lớn nên dễ bị mắc bệnh hơn. Do đó việc xác định những biến đổi của các chỉ tiêu huyết học như lượng hồng cầu, lượng bạch cầu và từng loại bạch cầu của cá ở các giai đoạn khác nhau là nhu cầu quan trọng. Từ đó có biện pháp nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá và góp phần giảm thiệt hại do bệnh gây ra. Xuất phát từ thực trạng đó đề tài “Tìm hiểu một số chỉ tiêu huyết học ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (Oreochromis niloticus)” được thực hiện. Mục tiêu đề tài So sánh một số chỉ tiêu huyết học như số lượng tế bào hồng cầu, số lượng và các loại tế bào bạch cầu của cá tra và cá rô phi ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 Nội dung đề tài 1. So sánh sự thay đổi số lượng hồng cầu, số lượng và các loại tế bào bạch cầu của cá tra ở các giai đoạn khác nhau. 2. So sánh sự thay đổi số lượng hồng cầu, số lượng và các loại tế bào bạch cầu của cá rô phi ở các giai đoạn khác nhau. 3. So sánh sự thay đổi số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và từng loại bạch cầu giữa cá tra và cá rô phi ở các giai đoan khác nhau. 4. Đánh giá sự tương quan giữa trọng lượng và số lượng các loại tế bào máu. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3 CHƯƠNG II - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra Hệ thống phân loại (Trích bởi Nguyễn Văn Thường, 2005) Giới: Animalia Ngành: Chordata Ngành phụ: Vertebrata Tổng lớp: Osteichthyes Lớp: Actinopterygii Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasius Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Bleeker) Hình 2.1: Hình dáng bên ngoài của cá Tra Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4 Đặc điểm sinh học Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá nuôi truyền thống trong ao, bè ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá có khả năng sống trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể thả nuôi với mật độ rất cao. Cá tra là loài ăn tạp, cá có thể ăn mùn bã hữu cơ, rễ cây cỏ thủy sinh, tôm cá tạp… Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám tấm… Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh (Dương Nhựt Long, 2003). 2.2 Đặc điểm sinh học cá rô phi Hệ thống phân loại (Trích bởi Nguyễn Văn Thường, 2005) Giới: Animalia Ngành: Chordata Ngành phụ: Vertebrata Tổng lớp: Osteichthyes Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Họ: Ciclidae Giống: Oreochromis Loài: Oreochromis niloticus Đặc điểm sinh học Những loài cá rô phi nuôi ở nước ta là Oreochromis mossambicus (rô phi đen), Oreochromis niloticus và một vài dạng đột biến của Oreochromis niloticus (rô phi đỏ). Cá rô phi có tính ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ưa thích của cá rô phi là những sinh vật thủy sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra, cá rô phi còn có khả năng sử dụng trực tiếp những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm các loại rong bèo,… Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 5 Hình 2.2: Cá Rô phi (Oreochromis niloticus L.) 2.3 Miễn dịch học Miễn dịch là khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Tất cả mọi sinh vật đều có ít nhiều khả năng tự bảo vệ chống lại sự xâm nhập của bất kỳ vật lạ nào cho dù có hại hay không nhằm bảo vệ tính vẹn toàn cơ thể chúng. Khả năng tự bảo vệ xuất hiện ngay ở những cơ thể sống thấp nhất và ngày càng trở nên phong phú và hoàn thiện. Miễn dịch học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu các quá trình nhận biết các chất lạ (gọi là kháng nguyên) và hậu quả của sự nhận biết đó (là sự đáp ứng miễn dịch). Có hai loại miễn dịch là miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006). 2.3.1 Miễn dịch đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu còn gọi là miễn dịch thu được là trạng thái miễn dịch xuất hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên và có phản ứng sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại chúng. Có hai loại miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. Các loại tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch đặc hiệu gồm tế bào trình diện kháng nguyên (APC, antigen presenting cells), phân tử MHC (major histocompability complex), tế bào mono và đại thực bào, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 tế bào tua và tế bào lympho (gồm tế bào lympho T và tế bào lympho B) (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006). 2.3.2 Miễn dịch không đặc hiệu Miễn dịch không đặc hiệu (hay miễn dịch tự nhiên) là khả năng tự bảo vệ có sẵn từ khi được sinh ra và mang tính di truyền trong các cơ thể cùng loài (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006). Các loại tế bào bạch cầu tham gia đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu gồm tế bào đơn nhân (monocytes), bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu toan tính (eosinophil), bạch cầu kiềm tính (basophil), tiểu cầu (thrombocytes) và tế bào diệt tự nhiên (natural kill cells). Ngoài ra còn có hồng cầu, lysozym và bổ thể cũng tham gia vào đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006). 2.3.2.1 Các tế bào máu Đại thực bào (macrophages) Đại thực bào là các tế bào có kích thước lớn có khả năng bắt giữ, nuốt và phá huỷ kháng nguyên. Đại thực bào có 2 nhóm là các tế bào đơn nhân và đa nhân có hạt. Tế bào này sẽ bắt giữ, nuốt các tế bào có kích thước lớn như vi khuẩn và tiết ra enzym thuỷ phân như proteinaza, nucleaza, lipaza và lysozym để tiêu hoá chúng (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006) Bạch cầu trung tính (neutrophil) Hình 2.3. Bạch cầu trung tính (N) (Đoàn Nhật Phương, 2007) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 7 Bạch cầu trung tính (hình 2.3) là loại bạch cầu có nhiều trong máu ngoại vi được sinh ra từ tế bào mẹ trong tuỷ xương. Chúng chỉ tồn tại trong máu khoảng 10 giờ rồi đi ra khỏi ống mạch tới mô. Số lượng tế bào này sẽ tăng gấp 10 lần khi có hiện tượng viêm cấp tính. Khi còn non chúng chứa men myeloperoxydase, hydrolase nhưng khi già chứa chủ yếu là lysozym và lactoferin. Ngoài ra do cũng có tính ăn nên còn được gọi là tiểu thực bào (Đặng Thị Hoàng Oanh và Đoàn Nhật Phương, 2006) Bạch cầu toan tính (eosinophil) Bạch cầu toan tính (hình 2.4) có nhiều trong mô hơn máu, chiếm 1 – 3% số bạch cầu trong hệ tuần hoàn. Chúng chứa protein chủ yếu có tính kiềm và protein tải điện âm. Các protein chủ yếu có tác dụng độc tế bào, nhất là đối với ký sinh trùng. Do ký sinh trùng có kích thước lớn nên các bạch cầu toan tính sẽ tiếp cận và tiết
Luận văn liên quan