Tìm hiểu nguồn lực phát triển kt - Xã hội tại quận cầu giấy

Cầu Giấy là quận được thành lập theo Nghị Quyết 74 CP ngày 21/11/1996 của Chính Phủ. Quận nằm ở phía tây của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Từ Liêm. Quận có 7 phường, năm 2005, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở tách từ hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng. Từ đó đến nay quận có 8 phường. Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất có bề dày lịch sử, từ ngày thành lập quận đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn xây dựng quận không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Mười một năm - chặng đường thật ngắn ngủi so với chiều dài lịch sử của Thăng Long - Hà Nội nhưng quận đã có rất nhiều đổi thay. Từ một vùng đất ven nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại. Kinh tế phát triển mạnh theo cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường.

doc38 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3321 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu nguồn lực phát triển kt - Xã hội tại quận cầu giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ? & @ TÌM HIỂU NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT-XH TẠI QUẬN CẦU GIẤY Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Lan Hương Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Tuấn Lớp: ĐH2QĐ2 Mã sinh viên: DC00205108 -- Hà Nội, 8/2013 -- BẢN ĐỒ QUẬN CẦU GIẤY MỞ ĐẦU NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA QUẬN CẦU GIẤY Cầu Giấy là một quận của thủ đô Hà Nội, được lập theo nghị định của Chính phủ Việt Nam năm 1996 Đặc điểm chung - Diện tích: 12,01 km2 - Dân số: 238668 người (tính đến hết năm 2010) - Đơn vị hành chính (8 phường): Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa Cầu Giấy là quận được thành lập theo Nghị Quyết 74 CP ngày 21/11/1996 của Chính Phủ. Quận nằm ở phía tây của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Từ Liêm. Quận có 7 phường, năm 2005, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở tách từ hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng. Từ đó đến nay quận có 8 phường. Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất có bề dày lịch sử, từ ngày thành lập quận đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn xây dựng quận không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Mười một năm - chặng đường thật ngắn ngủi so với chiều dài lịch sử của Thăng Long - Hà Nội nhưng quận đã có rất nhiều đổi thay. Từ một vùng đất ven nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại. Kinh tế phát triển mạnh theo cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường. Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nơi đây đã tập trung nhiều làng nghề truyền thống: Làng nghề Nghĩa Đô làm giấy sắc, Làng Cót ở Yên Hòa làm giấy bản, giấy moi, quạt giấy. Làng Vòng ở Dịch Vọng chuyên làm cốm, sản xuất kẹo  mạch nha có Nghĩa Đô, làng Giàn có nghề làm hương. Lịch sử hình thành Cây cầu Giấy năm 1885, nơi Francis Garnier (21 tháng 12, 1873) và Henri Rivière (19 tháng 5, 1883) bị giết. Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đản Kính Chử ( Trung Hòa) Đơn vị hành chính Quận Cầu Giấy có 8 phường: Nghĩa Đô 5. Trung Hòa Quan Hoa 6. Nghĩa Tân Dịch Vọng 7. Mai Dịch Dịch Vọng Hậu 8. Yên Hòa Cơ sở giáo dục và Khoa học Trên địa bàn quận Cầu Giấy có đến hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Một số trường Đại học và Viện nghiên cứu lớn là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Thương mại, Đại học Công nghệ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga... Văn hóa Hội làng Cót Cốm làng Vòng Lễ hội truyền thống Nơi đây cũng là cái nôi văn hiến và nghề cổ truyền: làng Giấy (Thượng Yên Quyết) từng có 9 tiến sĩ, làng Cót (Hạ Yên Quyết) cũng có 9 tiến sĩ, làng Nghĩa Đô (làng Nghè) 3 tiến sĩ, cử nhân tú tài thì lên đến hàng trăm người. Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy. Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làm cốm; Cốm Vòng nổi tiếng tới bây giờ. Làng Giấy làm giấy phất quạt, gói hàng. Làng Giàn có nghề làm hương. Trên địa bàn quận ngay nay có nhiều đình đền khá tôn nghiêm như: đền Lê (thờ hai chị em họ Lê đã giúp Lê Đại Hành phá quân Tống); chùa Hoa Lăng (thờ mẹ của sư Từ Lộ); chùa Hà; chùa Thánh Chúa.Làng Nghĩa Đô cũng là quê ngoại của nhà văn Tô Hoài Đường phố Bưởi Hoàng Quốc Việt Phạm Hùng Trần Thái Tông Cầu Giấy Hoàng Sâm Phạm Thật Duật Trần Tử Bình Chùa Hà Khuất Duy Tiến Phạm Tuấn Tài Trung Hòa Đặng Thùy Trâm Lê Đức Thọ Phạm Văn Đồng Trung Kính Dịch Vọng Lê Văn Lương Phan Văn Trường Vũ Phạm Hàm Dịch Vọng Hởu Mai Dịch Phùng Chí Kiên Xuân Thủy Đỗ Quang Nghĩa Tân Quan Nhân Yên Hòa Doãn Kế Thiện Nguyễn Chánh Đại Lộ Thăng Long Dương Đình Nghệ Nguyễn Khả Trạc Tô Hiệu Dương Quảng Hàm Nguyễn Khang Tôn Thất Thuyết Duy Tân Nguyễn Khánh Toàn Trần Bình Hồ Tùng Mởu Nguyễn Ngọc Vũ Trần Cung Hoa Bằng Nguyễn Phong Sắc Trần Đăng Ninh Hoàng Đạo Thúy Nguyễn Thị Định Trần Duy Hưng Hoàng Minh Giám Nguyễn Thị Thập Trần Quốc Hoàn Hoàng Ngân Nguyễn Văn Huyên Trần Quý Kiên 1. NHỮNG NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN 1.1 Vị trí địa lý - Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây của thủ đô Hà nội, đây là một cửa ngõ quan trọng của Hà Nội, Quận nằm trên quốc lộ 32A nối Hà Nội - Sơn Tây, đường Vành đai 3 từ Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km, là một trong những khu phát triển đợt đầu của Thành phố. Trên địa bàn Quận có nhiều trường đại học và doanh trại quân đội. Về địa giới hành chính thì: Quận tiếp giáp các Quận, huyện như sau: + Phía Bắc giáp: Quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm. + Phía Đông giáp: Quận Đống Đa, Quận Ba Đình, Quận Tây Hồ. + Phía Tây giáp: Huyện Từ Liêm. + Phía Nam giáp: Quận Thanh Xuân. - Quận nằm ở cửa ngõ phía tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố chừng 6 km. Trong quận có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận, có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hòa Lạc - Sơn Tây - Xuân Mai (đường Trần Duy Hưng, đường Cầu Giấy - Xuân Thủy - 32). Có thể nói, Quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội - Địa hình và địa chất công trình + Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây + Phần đất phía Bắc quận và khu dân cư hữu ngạn sông Tô Lịch có cao độ từ 6,4 - 7,2m. Phía Tây và Nam quận phần lớn là đất canh tác cao độ từ 4,8 - 5.4m. Trong đó một số khu ao đầm trũng có cao độ 2 - 4,5m - Về địa chất công trình Nhìn chung địa chất công trình quận Cầu Giấy thuận lợi cho việc xây dựng nhà cao tầng Vị trí của Quận đã đem lại một lợi thế lớn cho Quận trong phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức trong việc trong việc sử dụng các lợi thế của mình. 1.2 Tài nguyên khí hậu - Nhìn chung thời tiết, khí hậu của Quận mang những đặc chưng của vùng đồng bằng châu thô sông Hồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Cụ thể các chỉ số về thời tiết và khí hậu của Quận như sau: + Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của Quận vào khoảng 23,9oC. Trong đó, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, trung bình là 29,4oC, và thấp nhất là vào tháng1, trung bình là 16,9oC. Độ ẩm trung bình hằng năm 84,5%, sô giờ nắng trung bình 1620 giờ, bức xạ mặt trời 102 kcal/cm2/năm + Về lượng mưa: lượng mưa trung bính hàng năm của Quận là 1577,3 mm. Lượng mưa này chỉ thuộc mức trung bình của vùng đồng bằng sông Bắc bộ, nhưng phân bố không đều trong năm. Lượng mưa thường cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8( tháng 8 có lượng mưa là 338,7 mm) tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12, khoảng 13.29 mm. Sự chênh lệch lớn này có tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp. 1.3 Tài nguyên đất Quận Cầu Giấy có diện tích đứng thứ 3 trong số 7 quận nội thành. Điểm nổi bật của quận Cầu Giấy là đất chưa xây dựng còn 407ha chiếm 33,8% diện tích của quận. Đây là một thuận lợi cho việc phát triển theo quy hoạch mà quận đề ra Một phần chất lượng đất đai của Quận Cầu Giấy tương đối tốt, sở dĩ như vậy là do nguồn gốc hình thành của đất đai. Đất ở Quận được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Tô lịch. Tuy vậy, do tốc độ phát triển nhanh nên gân đây chất lượng đất đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá tải và do rác thải trong sinh hoạt và sản xuất. Phần lớn chất lượng đất ở đây không thuận lợi đối với việc sản xuất nông nghiệp bởi vì đất có hàm lượng sét cao, dung trọng lớn, độ rỗng nhỏ làm cho nồng độ oxy trong đất ít, ảnh hưởng đến sự phân huỷ độc tố và cung cấp oxy làm cho cây trồng kém phát triển. Hàm lượng các chất dinh dưỡng (NTS, P2O5) thấp, hàm lượng chất hữu cơ (mùn) từ 3,08 đến 4,06% thể hiện đất ở đây thuộc dạng mùn trung bình. Ngoài các yếu tố trên ra, đất ở đây còn chứa một số kim loại nặng (Cr, Cu), vi khuẩn cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng đất và sức khoẻ con người. Với chất lượng đất thấp, thành phần dinh dưỡng nghèo như vậy, việc sản xuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là hoàn toàn hợp lý, khai thác được khả năng sử dụng đất một cách hiệu quả hơn, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng Về địa hình: do nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Quận có địa hình tương đối bằng phẳng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của Quận. 1.4. Tài nguyên khác: 1.4.1 Nước Đặc điểm sông ngòi: Rìa phía Đông khu vực là sông Tô Lịch chảy dài suốt chiều dài địa giới phía Đông quận, đóng vai trò địa giới hành chính với quận Tây Hồ, quận Ba Đình và quận Đống Đa, đóng vai trò quan trọng trong tiêu thoát nước của khu vực. Sông Tô Lịch chạy dọc phía Đông của quận là ranh giới tự nhiên giữa quận Cầu Giấy và quận Đống Đa. Hiện tại sông Tô Lịch là tuyến thoát nước mưa, thoát nước bẩn chính, đang được cải tạo, chỉnh trang làm sạch dòng chảy, xây kè, làm đường hai bên, trồng cây xanh tạo thành công viên. Trong tương lai hai bên bờ sông Tô Lich sẽ là một không gian, thoáng mát, môi trường trong sạch. Kết quả thăm dò thu vực Cầu Giấy - Từ Liêm có nguồn nước ngầm lớn, trữ lượng được phê chuẩn 106,663m3/ngày (cấp A) và 56,845m3/ngày (cấp B) Trong quận có hồ Nghĩa Đô hiện đang xây kè, chỉnh trang. Đây là điểm nghỉ ngơi vui chơi giải trí của quận Sông Tô Lịch - đoạn chảy qua quận Cầu Giấy 1.4.2 Khoáng sản Trong quận chỉ có tài nguyên khoáng sản nguyên liệu bao gồm gạch, gốm, sét .... 1.4.3 Tài nguyên du lịch Chỉ là tiềm năng, vì là quận mới, đang phát triển. Trong quận nhiều khu việc có cảnh quan đẹp như: Hồ nước Nghĩa Đô, sông Tô Lịch, một số khách sạn (Khách sạn Cầu Giấy, Pan Horizon…), bảo tàng dân tộc học, các viện nghiên cứu khoa học và 51 công trình di tích lịch sử văn hóa (đình, đền, chùa, nhà thờ) 2. NGUỒN LỰC KINH TẾ XÃ HỘI. 2.1 Điều kiện kinh tế Cơ cấu kinh tế của Quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp (62,24%) và thương mại dịch vụ (35,37%), ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ (2,39%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn Quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH-HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của một Quận nội đô như Cầu Giấy. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đạt khá cao, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1996-2000 đạt tốc độ tăng trưởng 28%/năm. Gia trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 29 tỉ đồng (năm 1997), 51 tỉ đồng (năm 2000) và 70,1 tỉ đồng (năm 2001). Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,2%/năm (thời kì 1996-2002). Năm 1996, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12,3 tỉ đồng và năm 2002 giảm xuống 10,8 tỉ đồng. Trong đó cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng từ trồng lúa sang trồng hoa, rau, chăn nuôi thuỷ sản, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Về thương mại, dịch vụ, Quận đã đầu tư 1,3 tỉ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong Quận. Tổng giá trị hàng hoá luân chuyển do Quận quản lý đạt 310,2 tỷ đồng năm 1997, năm 2001 đạt 807 tỷ đồng. Giá trị ngành vận tải năm 1997 đạt 28 tỷ đồng và 40,qtỉ đồng năm 2001. Tốc độ tăng bình quân 5 năm (1996-2001) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm. Giá trị sản xuất trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2011 đạt 12716227 triệu đồng tăng 2.4 lần so với năm 2005 (5086491 triệu đồng).Về giá trị gia tăng (GDP) đạt 457920 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2011 đạt 13.2%. Hiện nay, ngành thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất 70,01%, sau đó là tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 29,99%; đặc biệt tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị. Kết quả giá trị sản xuất của các ngành kinh tế quận Cầu Giấy Biểu đồ 01 : Cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2012 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1 Về dân cư và nguồn lao động a) Dân số Dân số quận Cầu Giấy toàn bộ là dân số đô thị. Từ năm 2000 đến nay có sự biến đổi như bảng 01: Bảng 01: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2000 – 2011 Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2006 2009 2010 2011 Quan Hoa Người 21.136 29.573 31.303 32.919 34.628 36.051 Nghĩa Tân Người 19972 27.945 29.579 31.106 32.721 34.066 Nghĩa Đô Người 18.394 25.737 27.242 28.649 30.135 31.374 Yên Hòa Người 14.600 20428 21.623 22.739 23.920 24.903 Trung Hòa Người 13.521 18.918 20.025 21.059 22152 23.063 Mai Dịch Người 17.979 25.156 26.627 28.002 29456 30.667 Dịch Vọng Người 16.390 12.198 12.912 13.578 14.283 14.870 Dịch Vọng Hởu Người 10.734 11.362 11.949 12.569 13.086 Tổng Người 121.992 170.690 180.672 190.002 199.863 208.080 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,20 0,90 0,89 0,87 0,88 0,86 Tỷ lệ tăng cơ học % 2,60 2,70 3,61 4,03 3,92 3,04 Tỷ lệ tăng dân số % 3,80 3,60 4,50 4,90 4,80 3,90 Mật độ dân số Người/km2 10.132 14.177 15.006 15.781 16.600 17.282 Số người trong độ tuổi lao động Người 100.263 124.176 139.698 155.220 170.742 186.264 Lao động NN Người 5013 0 0 0 0 0 Lao động CN – XD Người 47.124 26.077 29.337 32.596 35.856 39.115 Lao động dịch vụ Người 48.126 98.099 110.361 122.624 134.886 147.149 Năm 2011 dân số của toàn Quận là 208080 người so với năm 2005 thì tăng 37390 người, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 5341 người. Qua bảng chúng ta thấy được dân số của Cầu Giấy quá lớn. Mật độ dân số năm 2005 ở mức 14177 người/km2 nhưng con số này đã tăng lên đến 15006 người/km2, 15781 người/km2, 16600 người/km2, 17282 người/km2 vào các năm tương ứng 2008, 2009, 2010, 2011. Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục thống kê mật độ dân số của Thành phố Hà Nội chỉ là 1962 người/km2 (theo biểu dân số và mật độ dân số 2011 - Tổng cục thống kê), tức là mật độ dân số của Quận đã cao hơn 9,46 lần so với bình quân chung. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “đất chật người đông” này là do quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các Viện nghiên cứu khoa học nên số lượng sinh viên học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh. Trong quá trình đô thị hoá, sự biến động về dân số qua các năm đã có dấu hiệu tích cực nhằm làm giảm bớt áp lực về mọi mặt cho quận Cầu Giấy. Đặc biệt trong năm 2011 tỷ lệ gia tăng dân số đã xuống đáng kể so với năm 2009 và 2010. Tuy vậy, mức gia tăng dân số cơ học rất cao từ năm 2000 2,6% nhưng đến năm 2011 là 3,04% cao điểm nhất là vào năm 2010 lượng gia tăng dân số cơ học là 4,9% cao hơn rất nhiều với gia tăng dân số tự nhiên. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. b. Số lượng và chất lượng lao động Bảng 02: Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 2011 1. Số người trong độ tuổi lao động 1000 Người 100,263 124,176 155,220 186,264 2. Số người đang làm việc trong nền kinh tế 1000 Người 89,030 108,306 155,160 162,459 Tỷ lệ lao động: -Nông nghiệp % 5 0 0 0 - Công nghiệp xây dựng % 47 21 20 21 - Dịch vụ % 48 79 80 79 Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, thương mại tăng lên nhanh chóng, từ 48% năm 2000 lên 79% năm 2005; trong khi đó, cùng với việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thì lao động ngành nông nghiệp cũng giảm đáng kể, đến năm 2005 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp là 0%. Số người trong độ tuổi lao động của Quận đều tăng lên qua các năm.Số người trong độ tuổi lao động năm 2000 là 100263 người, đến năm 2005 tăng lên là 124176 người, và năm 2011 Số người trong độ tuổi lao động là 186264 người, trong đó số người chưa có việc làm còn khá lớn. Đặc biệt đáng lưu ý, số lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy trong 5 năm gần đây đã không còn, ngược lại số lượng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên rất nhanh. Lực lượng lao động trên địa bàn Quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp kỹ thuật như vậylực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số lượng nhưng về chất lượng còn hạn chế: Có 59,43% số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp cấp II chưa tốt nghiệp cấp III là quá nhiều đối với một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh như Cầu Giấy hiện nay, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực của quận và những người này khó có thể tìm được một công việc phù hợp với trình độ của họ . Hơn thế nữa, số lao động không bằng cấp chiếm tương đối lớn 35,81%, nguồn lao động công nhân kỹ thuật của Cầu Giấy phần lớn lạc hậu, không được đào tạo trình độ chuyên môn, tay nghề thấp, khả năng thích ứng trình độ khoa học kỹ thuật, thích ứng với nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường kém, vì vậy lao động của Cầu Giấy gặp khó khăn trong việc tiếp cận với những công việc có thu nhập cao. Trong thời gian tới cần có phương hướng đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và giải quyết việc làm cho lao động. 2.2.2 Về văn hoá, giáo dục, y tế Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học của quận Cầu Giấy ở mức độ thấp so với yêu cầu. Có nơi trường tiểu học, trung học cơ sở còn ở chung một địa điểm. Sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện, hoặc không có, hoặc có nhưng không đủ tiêu chuẩn. Một đặc điểm về giáo dục - đào tạo ở quận Cầu Giấy là trên địa bản của quận có trường đại học, học viện, trường cao đẳng, và trường trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Đây là những trường có khả năng hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy. Về mặt y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và kế hoạch hóa gia đình, Cầu Giấy là một địa bàn khá phức tạp. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô với mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn, số nhân khẩu không có hộ khẩu KT3, KT4 nhiều; lưu lượng người qua lại, kể cả người nước ngoài trên địa bàn đông nên ngoài các dịch bệnh thông thường, các bệnh xã hội nguy hiểm như giang mai, lậu, nghiện hút ma túy, HIV-AIDS rất dễ lây lan và phát triển. Vì vậy, chính quyền cùng các ban ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu bệnh dịch, từng bước khống chế, đẩy lùi các bệnh phát sinh từ các tệ nạn xã hội để bảo vệ người dân. 2.2.2 Về cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông trong Quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường phố của Quận Cầu Giấy là 38,8 km, với tổng diện tích mặt bằng là 197.440 m2. Các trục đường phố chính trong Quận gồm đường Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai 3, đường Cầu Giấy - Xuân Thuỷ, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc. Ngoài ra, trên địa bàn Quận còn có hệ thống đường liên xã (phường), liên Quận, liên thôn (21.920 km với 197.440 m2) cùng 7 cây cầu với tổng chiề