Tìm hiểu nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa

Nghệ thuật Chèo đã hiện hữu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp thế hệ; không phải một hai thế kỷ mà nhiều thế kỷ; không phải một hai nơi mà khắp cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nó là kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là công trình sáng tạo nghệ thuật thẩm mỹ, là khát vọng về tự do, công bằng và lý tưởng nhân văn hướng tới chân - thiện - mỹ. Từ thập kỷ văn hóa những năm 80 của thế kỷ XX, người ta thường nhắc đến văn hóa như là một động lực để phát triển xã hội và đòi hỏi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống của hoạt động con người một chất lượng, một trình độ văn hóa hay nói đúng hơn là trên mọi lĩnh vực đều cần có một sự đòi hỏi được văn hóa hóa. Vấn đề bản lĩnh, bản sắc của mỗi dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập của mỗi quốc gia vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI này, không phải là vấn đề gì khác, xa lạ với việc nhận thức được đầy đủ các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo của mỗi nước. Nghệ thuật Chèo - một thực thể văn hóa dân tộc không chỉ là đối tượng nghiên cứu của văn học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn: âm nhạc học, vũ đạo học, dân tộc học, đạo đức học, nghệ thuật học Vẻ đẹp của hình tượng, hình ảnh của tư duy sáng tạo đậm chất dân gian, những vấn đề xã hội - đạo đức tình cảm thường được gửi gắm trong mỗi vở Chèo. Tìm hiểu nhân vật Chèo, ta có thể khám phá cả lời ăn tiếng nói của nhân dân, những tri thức về phong tục tập quán, về những ứng xử đạo đức tinh thần đến cả những dấu ấn của tính thời đại, cấu trúc thôn xã, những quan hệ chính trị - kinh tế - văn hóa. Có thể nói, sân khấu dân tộc nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng đều được sáng tạo theo quy trình sáng tạo văn hóa, và đến lượt nó, nó lại là cơ sở để chuyển tải các giá trị văn hóa, là phương tiện lưu giữ văn hóa truyền từ đời này sang đời khác. Tìm về đặc sắc của văn hóa dân tộc không phải chỉ để bồi dưỡng lòng tự hào, không phải chỉ là để kế thừa theo lối lấy, bỏ, thêm, bớt, mà còn để phát huy tiềm năng sáng tạo, giải phóng sức sáng tạo. Về mặt này, thì khi đi tìm hiểu nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa, ta sẽ thấy rõ thiên hướng, mục tiêu, cung cách sáng tạo đã bộc lộ trong quá khứ - có phần là mặt mạnh, có phần là điểm yếu - từ đó giúp chúng ta những kinh nghiệm trên bước đường bảo tồn và phát huy Chèo hiện đại trong tương lai.

doc122 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu nhân vật Chèo truyền thống dưới góc nhìn văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - Chinh thuc.doc
  • docMuc luc.doc
Luận văn liên quan