Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn Việt Nam

Trước khi triết học Mác - Lênin du nhập vào Việt Nam, nếu theo tiêu chí của một nền triết học là phải có triết gia, triết thuyết và trường phái thì Việt Nam không có một nền triết học nào. Suốt mấy thập kỷ qua, quan niệm này chiếm ưu thế trong đánh giá hoạt động văn hóa tinh thần của đất nước. Tuy nhiên, một số học giả, một số nhà nghiên cứu vẫn nhìn nhận rằng dân tộc Việt Nam có một nền văn hiến riêng, trong nó chứa đựng một sắc thái tư tưởng không giống với các nền triết học và văn minh lớn lân cận. Sự nghiên cứu tư tưởng dân tộc làm cho việc khẳng định có một thứ tư tưởng triết học Việt Nam dần dần trở nên tự tin hơn. Đến nay, có xu hướng còn cho rằng, nước ta không chỉ có những tư tưởng triết học mà còn có cả những học thuyết triết học theo đúng nghĩa của nó . Giới nghiên cứu đều thấy rằng, triết học phương Tây thường gắn với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Còn triết học phương Đông thường gắn liền với tôn giáo (Ấn Độ), với chính trị - xã hội, đạo đức (Trung Quốc), những tư tưởng triết học Việt Nam thì gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Dân tộc Việt Nam không có một nền triết học đồ sộ, phát triển rực rỡ như triết học Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ. song những triết lý về thiên nhiên, về con người, về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam thì lại rất đa dạng, phong phú. Người Việt Nam có tư duy khái quát phát triển rất sớm. Biết rút ra những cái chung từ quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Biết lấy quá khứ để soi vào hiện tại, căn cứ vào hiện tại để định hướng cho tương lai, xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động phát triển. Việt Nam có nhiều chiến công oanh liệt trong dựng nước và giữ nước, sau mỗi chiến công ấy đều có sự tổng kết để nâng lên thành lý luận. Chẳng hạn, tổng kết từ thời đại nọ sang thời đại kia, từ thời loạn lạc, chiến tranh sang hòa bình, đúc kết kinh nghiệm sau khi khắc phục thiên tai. Đó là những khái quát ít nhiều có tính triết học. Tìm hiểu, khai thác các tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoá truyền thống của dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với các nhà triết học, các nhà nghiên cứu mà còn có ý nghĩa rất thiết thực đối với mỗi người Việt Nam đang cùng nhau chung sức xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, chúng tôi thấy rằng, nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên tìm hiểu các tư tưởng triết học của dân tộc ẩn sâu trong văn hóa dân gian, trong đó có truyện ngụ ngôn trong quá trình dạy và học môn triết học trong Đại học Quốc gia Hà Nội(ĐHQGHN) nói chung và Trường Đại học Ngoại Ngữ(ĐHNN) nói riêng là rất cần thiết. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng triết học truyền thống là một công việc hấp dẫn nhưng đòi hỏi ở cả người hướng dẫn và người thực hiện một thái độ làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ và có nhiều trở ngại, khó khăn. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá truyền thống Việt Nam, về lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam thì chưa có nhiều. Ngay cả các giáo trình triết học hiện nay ở nước ta cũng chỉ giành một phần nhỏ nói về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, nhưng chỉ giành cho sinh viên chuyên ngành triết học. Chúng tôi thiết nghĩ, lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng rất hào hùng, muốn lưu giữ nó hiệu quả thì không gì thiết thực hơn là bồi dưỡng, giáo dục và vun đắp cho thế hệ trẻ - giúp cho họ thấm nhuần triết lý của chính dân tộc mình và cảm thấy tự hào về những gì dân tộc mình có. Trong những năm qua, tổ chuyên môn Triết học của Trường ĐHNN – ĐHQGHN đã đầu tư và chọn hướng nghiên cứu khoa học là tìm hiểu những tư tưởng triết học của người Việt Nam qua kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam. Những đề tài của tổ chuyên môn cũng được đánh giá khá tốt như: đề tài “Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát của người Việt cổ qua kho tàng thần thoại Việt Nam”, đề tài: “Tìm hiểu một số tư tưởng duy vật và biện chứng trong truyện ngụ ngôn Việt Nam”, đề tài: “Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam”. đã góp phần tích cực cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn triết học trong đó có phần lịch sử tư tưởng Việt Nam đối với sinh viên ĐHQGHN nói chung và sinh viên Trường ĐHNN nói riêng được thiết thực hơn.

doc100 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4203 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trước khi triết học Mác - Lênin du nhập vào Việt Nam, nếu theo tiêu chí của một nền triết học là phải có triết gia, triết thuyết và trường phái thì Việt Nam không có một nền triết học nào. Suốt mấy thập kỷ qua, quan niệm này chiếm ưu thế trong đánh giá hoạt động văn hóa tinh thần của đất nước. Tuy nhiên, một số học giả, một số nhà nghiên cứu vẫn nhìn nhận rằng dân tộc Việt Nam có một nền văn hiến riêng, trong nó chứa đựng một sắc thái tư tưởng không giống với các nền triết học và văn minh lớn lân cận. Sự nghiên cứu tư tưởng dân tộc làm cho việc khẳng định có một thứ tư tưởng triết học Việt Nam dần dần trở nên tự tin hơn. Đến nay, có xu hướng còn cho rằng, nước ta không chỉ có những tư tưởng triết học mà còn có cả những học thuyết triết học theo đúng nghĩa của nó . Giới nghiên cứu đều thấy rằng, triết học phương Tây thường gắn với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Còn triết học phương Đông thường gắn liền với tôn giáo (Ấn Độ), với chính trị - xã hội, đạo đức (Trung Quốc), những tư tưởng triết học Việt Nam thì gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Dân tộc Việt Nam không có một nền triết học đồ sộ, phát triển rực rỡ như triết học Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ... song những triết lý về thiên nhiên, về con người, về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.... trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam thì lại rất đa dạng, phong phú. Người Việt Nam có tư duy khái quát phát triển rất sớm. Biết rút ra những cái chung từ quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Biết lấy quá khứ để soi vào hiện tại, căn cứ vào hiện tại để định hướng cho tương lai, xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động phát triển... Việt Nam có nhiều chiến công oanh liệt trong dựng nước và giữ nước, sau mỗi chiến công ấy đều có sự tổng kết để nâng lên thành lý luận. Chẳng hạn, tổng kết từ thời đại nọ sang thời đại kia, từ thời loạn lạc, chiến tranh sang hòa bình, đúc kết kinh nghiệm sau khi khắc phục thiên tai... Đó là những khái quát ít nhiều có tính triết học. Tìm hiểu, khai thác các tư tưởng triết học Việt Nam trong nền văn hoá truyền thống của dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với các nhà triết học, các nhà nghiên cứu mà còn có ý nghĩa rất thiết thực đối với mỗi người Việt Nam đang cùng nhau chung sức xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, chúng tôi thấy rằng, nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên tìm hiểu các tư tưởng triết học của dân tộc ẩn sâu trong văn hóa dân gian, trong đó có truyện ngụ ngôn trong quá trình dạy và học môn triết học trong Đại học Quốc gia Hà Nội(ĐHQGHN) nói chung và Trường Đại học Ngoại Ngữ(ĐHNN) nói riêng là rất cần thiết. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng triết học truyền thống là một công việc hấp dẫn nhưng đòi hỏi ở cả người hướng dẫn và người thực hiện một thái độ làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ và có nhiều trở ngại, khó khăn. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá truyền thống Việt Nam, về lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam thì chưa có nhiều. Ngay cả các giáo trình triết học hiện nay ở nước ta cũng chỉ giành một phần nhỏ nói về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, nhưng chỉ giành cho sinh viên chuyên ngành triết học. Chúng tôi thiết nghĩ, lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng rất hào hùng, muốn lưu giữ nó hiệu quả thì không gì thiết thực hơn là bồi dưỡng, giáo dục và vun đắp cho thế hệ trẻ - giúp cho họ thấm nhuần triết lý của chính dân tộc mình và cảm thấy tự hào về những gì dân tộc mình có. Trong những năm qua, tổ chuyên môn Triết học của Trường ĐHNN – ĐHQGHN đã đầu tư và chọn hướng nghiên cứu khoa học là tìm hiểu những tư tưởng triết học của người Việt Nam qua kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam. Những đề tài của tổ chuyên môn cũng được đánh giá khá tốt như: đề tài “Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát của người Việt cổ qua kho tàng thần thoại Việt Nam”, đề tài: “Tìm hiểu một số tư tưởng duy vật và biện chứng trong truyện ngụ ngôn Việt Nam”, đề tài: “Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam”... đã góp phần tích cực cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn triết học trong đó có phần lịch sử tư tưởng Việt Nam đối với sinh viên ĐHQGHN nói chung và sinh viên Trường ĐHNN nói riêng được thiết thực hơn. Vì vậy, để tiếp tục hướng nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu những giá trị tư tưởng, tinh thần trong văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã và đang được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ: Nghiên cứu dưới góc độ lịch sử tư tưởng Việt Nam có một số tài liệu và tác giả điển hình: Lịch sử tư tưởng Việt Nam do GS. Nguyễn Tài Thư chủ biên. Lịch sử tư tưởng Việt Nam của GS. Lê Sỹ Thắng. Tìm về bản sắc văn hoá của Trần Ngọc Thêm Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc Phát triển văn hoá – phát triển con người của GS – TS Huỳnh Khái Vinh Nghiên cứu dưới góc độ văn học dân gian có một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Tác giả Phúc Khánh “Thử tìm hiểu các yếu tố tư tưởng triết học trong truyện thần thoại Việt Nam ”. Tác giả Đỗ Bình Trị “Phân tích tác phẩm văn học dân gian ”. Hoàng Tiến Tựu: “Bình giảng truyện dân gian”, “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – nghiên cứu Văn học dân gian Việt Nam”. Lịch sử Văn học dân gian Việt Nam của các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên chủ biên. Truyện ngụ ngôn các dân tộc thiểu số Việt Nam của Phạm Minh Hạnh, Phan Hồng Sơn. Tác giả Triều Nguyên với: Góc nhìn cấu trúc về truyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam; Ca dao ngụ ngôn người Việt – tuyển chọn và bình giải. Bình giải ngụ ngôn Viêt Nam của tác giả Chương Chính. Mặc dù cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các phương diện khác nhau, các tác giả cũng đã nêu lên một số nội dung và ý nghĩa của truyện dân gian Việt Nam, cũng đã đề cập ít nhiều đến nội dung phản ánh của truyện ngụ ngôn Việt Nam. Song, cho đến nay những công trình nghiên cứu có tính định hướng và hệ thống về tư tưởng triết học Việt Nam, những tư tưởng triết học tự phát trong kho tàng văn hoá dân gian, đặc biệt trong truyện ngụ ngôn vẫn còn một khoảng trống, chưa có một tác phẩm, một công trình nghiên cứu nào đề cập sâu đến vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu, tổ chuyên môn của chúng tôi cũng đã có đề tài nghiên cứu về truyện ngụ ngôn, nhưng lại đi vào nghiên cứu những tư tưởng duy vật và biện chứng. Nếu nói về tư tưởng triết học trong truyện ngụ ngôn không chỉ có duy vật mà còn có cả những yếu tố duy tâm và siêu hình… Trong khả năng nhất định, đề tài nghiên cứu của chúng tôi mong được lấp dần khoảng trống đó để có thể hiểu sâu hơn, thấy được những giá trị triết học trong kho tàng văn hoá dân tộc Việt Nam. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Mục đích: - Tập trung làm rõ những đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn Việt Nam, đi sâu vào tìm hiểu những quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người, từ đó đưa ra những nhận xét khái quát về tư duy triết học tự phát của người lao động Việt Nam ẩn chứa trong những truyện ngụ ngôn. - Đề tài cũng mạnh dạn đưa ra một số hướng nghiên cứu gắn với việc giảng dạy triết học trong các trường Đại học nói chung và trong Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. Nhiệm vụ: Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn Việt Nam. Khai thác một số tư tưởng triết học tự phát trong một số truyện ngụ ngôn điển hình của các dân tộc Việt Nam. Khẳng định các giá trị trong đó có giá trị giáo dục của truyện ngụ ngôn trong lịch sử và giai đoạn hiện nay. Đề xuất một số hướng nghiên cứu và sử dụng truyện ngụ ngôn Việt Nam như các cứ liệu cho việc giảng dạy và nghiên cứu triết học cho sinh viên của các trường đại học thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn hiện nay. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Khách thể nghiên cúu: Truyện ngụ ngôn của các dân tộc Việt Nam đã được các nhà nghiên cúu văn học dân gian sưu tầm, tập hợp lại trong các tài liệu như: truyện ngụ ngôn Việt Nam của các tác giả Anh Tú, Phạm Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Kính, Trương Chính, Triều Nguyên... Đối tượng nghiên cứu: Những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn của các dân tộc Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện chứng(CNDVBC) và Chủ nghĩa duy vật lịch sử(CNDVLS). Kết hợp với phương pháp luận nghiên cứu lịch sử triết học như: quan điểm khách quan của sự xem xét, quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, các tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, thống kê, phân loại, so sánh, lôgíc - lịch sử, khái quát hoá, hệ thống hoá và một số phương pháp hỗ trợ khác. Phạm vi nghiên cứu: Khảo cứu những truyện ngụ ngôn của các dân tộc Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu văn học dân gian sưu tầm và biên soạn chúng tôi đã thống kê, phân tích tìm ra những tư tưởng triết học ẩn chứa trong đó. Những truyện ngụ ngôn được trích dẫn trong đề tài được lấy từ các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản trong truyện ngụ ngôn Việt Nam từ góc độ triết học, với tư cách là những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội Việt Nam trong những giai đoạn nhất định giúp chúng ta hiểu được những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc trong những giai đoạn lịch sử. Bước đầu đưa ra những nhận xét có tính chất khái quát về tư duy triết học tự phát của người Việt Nam trong lịch sử. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đưa ra một số phương hướng và giải pháp sử dụng truyện ngụ ngôn như những cứ liệu để học tập và nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung, lịch sử tư tưởng triết học tự phát của người Việt Nam trong quá trình giảng dạy và học tập môn triết học ở trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội nói riêng. Những luận điểm và kết luận trong đề tài sẽ góp phần khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa tích cực của việc dạy và học môn triết học đối với nhiệm vụ phát triển năng lực tư duy, năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên. Đặc biệt đề tài còn có ý nghĩa đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn triết học - một môn học được coi là khó và khô khan - ở các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn cung cấp tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên trong việc tìm hiểu và nghiên cứu kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung và truyện ngụ ngôn nói riêng từ góc độ của triết học. 7- KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và nguồn gốc truyện ngụ ngôn Việt Nam 1.1.1. Khái niệm truyện ngụ ngôn Việt Nam Nếu như truyện cổ tích là thể loại tự sự tiêu biểu trong văn học dân gian, thì truyện ngụ ngôn cũng có hình thức tự sự như truyện cổ tích, nhưng mục đích chủ yếu lại không phải tự sự. Ngụ ngôn có nghĩa là lời nói ở đó gửi gắm một ý tứ gì đó. Trang Chu ngày xưa trước tác hơn mười vạn lời, đại để đều là ngụ ngôn” (Theo sử ký của Tư Mã Thiên). Nói đến truyện ngụ ngôn, người ta thường hay nghĩ đến các tác giả như Êđốp, Pheđơrơ, La Phôngten ở phương Tây hoặc Trang Tử, Liệt Tử..vv... ở phương Đông. Điều đó có cơ sở thực tế, các nhà tư tưởng đã từ lâu hay dùng thể văn ngụ ngôn để diễn đạt các tư tưởng, các quan niệm của mình. Với thể văn ấy, các ý niệm trừu tượng có thể diễn đạt một cách cụ thể và do đó dễ phổ cập hơn. Cho nên Trang Tử đã nói: “Ngụ ngôn thập cửu” (nghĩa là: thể ngụ ngôn trong mười phần có chín phần dùng được). La Phông ten cũng đã nêu rõ lý do khiến cho thể ngụ ngôn có tác dụng đặc biệt trong việc diễn đạt tư tưởng như sau: “Một thứ luân lý trần trụi làm người ta chán nản, truyện kể làm cho điều luân lý lọt tai cùng với nó”. Vì vậy, truyện ngụ ngôn đã được các triết gia, văn gia, các nhà văn hoá sử dụng từ lâu. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt đã đưa ra quan niệm về truyện ngụ ngôn “Là bài thơ hoặc truyện ngắn mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm dẫn đến những kết luận về đạo lý, về kinh nghiệm sống” [32, 691]. Trong sách giáo khoa lớp 10 – Nhà xuất bản Hà Nội, nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên định nghĩa: “Truyện ngụ ngôn là những truyện kể có dụng ý chính nêu lên những bài học kinh nghiệm sống hoặc những bài học luân lý - triết lý thông qua những cốt truyện tương đương, trong đó nhân vật chủ yếu là các loài vật và các đồ vật”[ 20, 45] Tác giả Đỗ Bình Trị cho rằng, để xác định rõ hơn về hình thức, thể loại của truyện ngụ ngôn đã bổ sung thêm: những truyện kể này - tức truyện ngụ ngôn có khi là văn vần, có khi là văn xuôi mà ở đó người ta mượn một mẩu truyện nhỏ, thường là về loài vật để gửi thác một bài học về kinh nghiệm sống, về luân lý hoặc một điều răn dạy có tính chất triết lý về nhân sinh, thế sự. Theo nhà nghiên cứu Trần Vĩnh - Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nghệ thuật chủ yếu trong ngụ ngôn là dùng cách ẩn dụ - thể hiện bằng cách nói gián tiếp, ngụ ý. Định nghĩa của ông Hoàng Tiến Tựu có thêm một tính chất của ngụ ngôn đó là cách nói bóng, hay ám chỉ (phúng dụ) và hình thức biểu đạt ẩn dụ không chỉ là đồ vật, con vật mà còn là bộ phận cơ thể người. Còn theo Từ Nguyên, ngụ ngôn là lời nói ngụ ý, truyện ngụ ngôn là truyện ngắn hoặc dài, văn xuôi hoặc văn vần có ngụ ý, có hàm chứa một bài học đạo lý, một nhận xét về thực tế xã hội, một quan niệm triết lý hay nhân sinh mà vì nhiều lý do khác nhau người ta không nói thẳng, phải dùng các ám chỉ, nói bóng nói gió. Như vậy, khi quan niệm thế nào là truyện ngụ ngôn thì không thấy có ý kiến trái chiều nhau của các nhà nghiên cứu trên tất cả các bình diện. Ngụ là ngụ ý, ngôn là dùng lời nói. Đây là loại truyện không dùng cách nói trực tiếp thông thường mà là thông qua một câu chuyện nào đó có nhân vật chính là sự vật, đồ vật, kể cả con người... để ngụ ý về một vấn đề khác thuộc về đời sống phong phú và phức tạp của con người. Do mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu và khai thác tính triết lý thông qua nội dung của các truyện ngụ ngôn. 1.1.2. Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn Việt Nam Văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội. Cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, văn học dân gian phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất có ý thức của tập thể những con người sống thành xã hội. Điều kiện ra đời của văn học dân gian một mặt là lực lượng sản xuất đã đạt tới một trình độ nhất định, với những quan hệ sản xuất nhất định, mặt khác là sự nảy sinh và sự phát triển của những cảm xúc thẩm mỹ của con người. C.Mác đã vạch rõ nghệ thuật chỉ xuất hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người khi nào “sự tiêu dùng thoát ra khỏi tình trạng thô sơ buổi đầu, mất tính chất trực tiếp của nó đi”[11, 97], khi nào cảm xúc thẩm mỹ không bị “lệ thuộc vào những nhu cầu thẩm mỹ thô thiển[11, 97] nghĩa là khi nào cảm xúc thẩm mỹ có tính độc lập tương đối và được dùng để thoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người. Sự cảm thụ thẩm mỹ, mối quan hệ thẩm mỹ đối với thực tại chỉ có thể nảy sinh trong xã hội loài người, bởi vì chỉ do kết quả của lao động xã hội, do ảnh hưởng của những sản phẩm lao động được chính con người tạo ra “chỉ có thông qua sự phong phú, đã được phát triển về mặt vật chất của bản chất con người, thì sự phong phú của tính cảm giác chủ quan của con người mới phát triển và một phần, thậm chí lần đầu tiên mới được sản sinh ra: lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức – nói tóm lại là những cảm giác có khả năng đạt tới sự thưởng thức có tính chất người và tự khẳng định mình như những lực lượng bản chất của con người” [ 12, 137]. Hoạt động xã hội của con người càng mở rộng, mối quan hệ thực tiễn giữa con người đối với thế giới càng đa dạng, thì khả năng nhận thức bản chất của các hiện tượng xung quanh con người cũng như bản chất của chính con người càng phát triển. Như vậy, sự ra đời của văn học dân gian đánh dấu sự ra đời thực sự của nghệ thuật với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Đây cũng chính là lúc hình thành ra thứ văn học không thành văn của những thần thoại và truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn... mà C.Mác khẳng định là “đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nhân loại” [ 11, 33]. Ngay từ trước khi xuất hiện xã hội có giai cấp, văn học dân gian đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, hầu như tất cả các thể loại văn học dân gian cơ bản đã ra đời như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, câu đố, những hình thức thô sơ của anh hùng ca... Song lúc này hoạt động nghệ thuật không tách rời mà diễn ra cùng với hoạt động khác của con người, hoạt động nghệ thuật chưa được chuyên môn hoá, chưa phải là “sự sản xuất nghệ thuật đúng với nghĩa của nó”(Mác). Sự sản xuất nghệ thuật đúng với nghĩa của nó tức là hoạt động nghệ thuật đã được chuyên môn hoá, chỉ có thể là sản phẩm của phân công lao động, cụ thể là sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Nhưng quá trình này lại diễn ra cùng với sự hình thành xã hội có giai cấp. Trong xã hội có giai cấp “những tư tưởng của giai cấp thống trị cũng là những tư tưởng thống trị của mỗi thời đại, nói một cách khác, giai cấp nào đang là thế lực thống trị trong xã hội về mặt vật chất thì cũng là thế lực thống trị về mặt tinh thần. Giai cấp nào nắm những tư liệu sản xuất vật chất thì đồng thời cũng nắm cả những tư liệu sản xuất tinh thần” [ 11, 66]. Như vậy, nghiên cứu nguồn gốc hình thành truyện ngụ ngôn cũng không thể không nằm trong dòng chảy của sự ra đời văn học dân gian bởi vì truyện ngụ ngôn là một bộ phận của văn học dân gian. Truyện ngụ ngôn là một loại truyện chứa đựng trong một sự tích hoàn toàn tưởng tượng, một quan niệm triết lý hay đạo đức, một kinh nghiệm sống đã được tổng kết. Truyện ngụ ngôn có hai phần: phần cụ thể là truyện kể, phần trừu tượng là ý niệm rút ra từ truyện đó, có thể gọi là lời quy châm – có khi được nêu rõ trong phần kết luận cũng có khi độc giả tự rút ra kết luận. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là con người (thuộc các nghề nghiệp khác nhau như chú chăn trâu, anh thợ cày, ông sư, thầy đồ...) hoặc là thuộc thân thể con người (tay, chân, mắt, mũi, răng...). Nhân vật có thể là loài động vật, từ gia súc tới dã thú, từ chim chóc đến cá tôm, từ loài có vú đến loài côn trùng, to như con voi nhỏ như con kiến... Những nhân vật ấy có thể là cây cối, khoáng sản, núi sông, tinh tú... Tóm lại, truyện ngụ ngôn là vở kịch nhỏ trong đó nhân vật có thể là bất cứ vật gì trong vũ trụ, và sân khấu là bất kể ở đâu. Trong truyện ngụ ngôn thì cốt truyện hoàn toàn có tính chất tưởng tượng. Người ta có thể tự do – tất nhiên tự do trong điều kiện nhất định - đặt bày những sự việc, sắp xếp những tình tiết, miễn là phục vụ cho việc diễn đạt cái ý mà mình muốn ngụ mở trong sự tích. Nếu như truyện cổ tích là một loại truyện tưởng tượng thì truyện ngụ ngôn cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng không giống trong truyện cổ tích, sự tưởng tượng phải chịu sự hướng dẫn chặt chẽ của lí trí. Khi sáng tác truyện ngụ ngôn người ta phân biệt cốt truyện tức là những sự kiện cụ thể với lời quy châm - tức ý niệm trừu tượng. Yếu tố tưởng tượng trong truyện ngụ ngôn nhằm giúp cho con người ta có thể diễn đạt một cách linh hoạt, tươi mát những khái niệm khô khan, chi phối toàn bộ tác phẩm. Ở truyện ngụ ngôn, ta cảm thấy đằng sau mọi sự tô vẽ của óc tưởng tượng, đằng sau những tình tiết có vẻ ngây thơ là một lý trí sáng suốt, nghiêm khắc, già giặn. Và xét đến cùng thì truyện ngụ ngôn là sản phẩm của sự tưởng tượng nhưng sản phẩm đó được tạo ra theo yêu cầu của lý trí, dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của lý trí. Với tất cả những đặc điểm đó thì truyện ngụ ngôn chỉ có thể hình thành với một trình độ phát triển tương đối cao của tư duy loài người. Lúc đầu nhân loại chắc chắn không thể sáng tác được truyện ng
Luận văn liên quan