Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của Đảng và dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho cách mạng Việt Nam và văn hóa thế giới một di sản vô cùng to lớn về hệ thống tư tưởng thiên tài, về nhân cách và phong cách của một con người toàn vẹn.
Nghiên cứu về di sản Hồ Chí Minh, về con người Hồ Chí Minh không phải là đề tài xa lạ. Không chỉ các khoa học, các vị lãnh đạo Đảng và nhân dân trong nước mà các học giả nước ngoài cũng có nhiều công trình ngiên cứu về Hồ Chí Minh trên nhiều phương diện.
Hồ Chí Minh là chiến sỹ cách mạng vĩ đại, là nhà chính trị xuất sắc, là nhà văn – nhà thơ tài hoa Ai cũng biết điều đó nhưng ít ai để ý rằng, bên cạnh con người tài ba đó, Hồ Chí Minh cũng là con người bình thường như bao con người khác, cũng sinh hoạt, cũng có những cách ứng xử đối với công việc, với các mối quan hệ hàng ngày. C.Mác đã nói: “Con người ta trước hết phải ăn, mặc, ở rồi mới làm chính trị, nghệ thuật.”
Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là vấn đề quan trọng, tìm hiểu phong cách đó của Người qua cách nhìn của người nước ngoài càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nó cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu về thời gian Bác sống và hoạt động ở nước ngoài; cho ta có cách nhìn khách quan, cụ thể về phong cách sống, cách làm việc của Người; cho ta thấy được tình cảm mà nhân dân thế giới dành cho vị lãnh tụ kính yêu và thấy được giá trị cũng như sự cần thiết phải học tập Bác trong mọi lĩnh vực.
Thấy được sự cần thiết đó tôi chọn vấn đề: “Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh qua cách nhìn của Người nước ngoài” làm đề tài tiểu luận để nghiên cứu.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8501 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh qua cách nhìn của Người nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
-----------------------------
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của Đảng và dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho cách mạng Việt Nam và văn hóa thế giới một di sản vô cùng to lớn về hệ thống tư tưởng thiên tài, về nhân cách và phong cách của một con người toàn vẹn.
Nghiên cứu về di sản Hồ Chí Minh, về con người Hồ Chí Minh không phải là đề tài xa lạ. Không chỉ các khoa học, các vị lãnh đạo Đảng và nhân dân trong nước mà các học giả nước ngoài cũng có nhiều công trình ngiên cứu về Hồ Chí Minh trên nhiều phương diện.
Hồ Chí Minh là chiến sỹ cách mạng vĩ đại, là nhà chính trị xuất sắc, là nhà văn – nhà thơ tài hoa…Ai cũng biết điều đó nhưng ít ai để ý rằng, bên cạnh con người tài ba đó, Hồ Chí Minh cũng là con người bình thường như bao con người khác, cũng sinh hoạt, cũng có những cách ứng xử đối với công việc, với các mối quan hệ hàng ngày. C.Mác đã nói: “Con người ta trước hết phải ăn, mặc, ở rồi mới làm chính trị, nghệ thuật.”
Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là vấn đề quan trọng, tìm hiểu phong cách đó của Người qua cách nhìn của người nước ngoài càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nó cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu về thời gian Bác sống và hoạt động ở nước ngoài; cho ta có cách nhìn khách quan, cụ thể về phong cách sống, cách làm việc của Người; cho ta thấy được tình cảm mà nhân dân thế giới dành cho vị lãnh tụ kính yêu và thấy được giá trị cũng như sự cần thiết phải học tập Bác trong mọi lĩnh vực.
Thấy được sự cần thiết đó tôi chọn vấn đề: “Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh qua cách nhìn của Người nước ngoài” làm đề tài tiểu luận để nghiên cứu.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đánh giá tiêu biểu của người nước ngoài về phong cách sinh hoạt và phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không đi sâu nghiên cứu toàn bộ phong cách của Hồ Chí Minh, cũng không nghiên cứu đánh giá của các nhà khoa học, học giả trong nước về Hồ Chí Minh mà chỉ tập trung nghiên cứu những đánh giá tiêu biểu nhất của người nước ngoài về phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Làm rõ phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh qua cách nhìn của người nước ngoài từ đó thấy được thái độ của họ đối với Người.
- Làm nổi bật chân dung vĩ đại của Hồ Chí Minh qua phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt.
- Góp phần làm sáng tỏ những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng dạo đức Hồ Chí Minh nói riêng.
- Cho thấy sự cần thiết phải học tập cách sống, cách làm việc khoa học, giản dị của Hồ Chí Minh.
4. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và phương pháp lịch sử - logic để nghiên cứu, làm rõ mục tiêu của đề tài.
NỘI DUNG
-----------------------------
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH ỨNG XỬ, PHONG CÁCH SINH HOẠT CỦA HỒ CHÍ MINH
1. Nhận thức chung về phong cách
1.1.Khái niệm phong cách
Khái niệm phong cách được bàn đến từ lâu ở cả phương Đông và phương Tây. Phong cách được hiểu theo nhiều nghĩa:
Thứ nhất, phong cách là cách thức riêng thể hiện ở các tác phẩm (công trình) văn hóa, nghệ thuật của một tác giả, một nghệ sỹ, một thời đại, một xứ sở.
Thứ hai, phong cách bao gồm phong độ, phẩm cách của con người. Phong độ là dáng vẻ, sắc thái bề ngoài. Phẩm cách là cách ứng xử, giao tiếp, cung cách hoat động, thể hiện những phẩm chất về tư tưởng, tình cảm, nội tâm bên trong của con người.
Thứ ba, phong cách còn được hiểu là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm chất đã trở thành nền nếp ổn định của một người và một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt như: lao động, sinh hoạt, học tập, ứng xử, diễn đạt…tạo nên những giá trị riêng biệt của chủ thể đó.
Với cách hiểu thứ hai và thứ ba, chúng ta có thể nói đến phong cách của bất cứ một người nào, từ người bình thường đến một vị lãnh tụ, một vĩ nhân. Trong bài tiểu luận này, khi đề cập đến phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh, chúng ta hiểu theo hai cách này.
Phong cách chính là con người, con người ở đây hiểu theo cách nói của C. Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Nghĩa là khi xem xét phong cách của con người phải có cách nhìn toàn diện và biện chứng, phải xem xét trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đa dạng và phong phú mà người đó tham gia. Hồ Chí Minh cũng từng nói: Muốn đánh giá một con người không phải chỉ căn cứ vào người đó nói và viết như thế nào, mà quan trọng là phải xem người đó làm thế nào, không phải làm một việc, quan hệ với một người mà ngược lại với nhiều người và làm nhiều việc khác nhau trong hiện tại và cả trong quá khứ.
1.2. Đặc điểm phong cách
Phong cách hình thành và chịu tác động của các điều kiện tự nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội và kinh tế…qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, phong cách người Việt Nam không giống phong cách người Trung Hoa và khác với phong cách người Pháp, người Mỹ. Ngay trong một quốc gia cũng có thể có phong cách khác nhau.
Đối với một người thì phong cách có đặc điểm gắn với truyền thống, tập quán, thói quen do hoàn cảnh sống của người đó quy định, đồng thời nó mang dấu ấn cá nhân rất rõ. Con người có thể tiếp thu những tập quán tốt, thói quen đẹp và khắc phục những tật xấu như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và khí chất của người đó. Cùng một hoàn cảnh sống như nhau nhưng ở từng người phong cách không hoàn toàn giống nhau.
Ngoài ra, phong cách có liên quan chặt chẽ với đạo đức, vì vậy trước kia thường nhầm lẫn và đồng nhất phong cách, tác phong với đạo đức. Phong cách không phải là đạo đức mà là những phẩm chất đạo đức được nhận thức và được thể hiện ra trong hoạt động sống của con người. Nói phong cách khiêm tốn, giản dị chính là phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính được con người nhận thức và thể hiện trong cuộc sống đời thường. Song mức độ giản dị khiêm tốn cũng khác nhau ở những con người khác nhau.
2. Phong cách Hồ Chí Minh
2.1. Phong cách Hồ Chí Minh
Là một con người, trước hết, phong cách Hồ Chí Minh cũng có những đặc điểm chung của phong cách con người, phong cách của người Việt Nam. Mỗi con người là một cái riêng, cái đơn nhất trong mối quan hệ với cái chung của cả loài người. Phong cách Hồ Chí Minh, do đó cũng có những đặc điểm riêng biệt, độc đáo.
Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh là một người đã đi đến và sinh sống ở nhiều nơi, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, lại đảm nhiệm nhiều cương vị, chức vụ khác nhau nên đặc điểm nổi bật trong phong cách của Người là phong cách luôn đi cùng với những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú. Đó là phong cách của một người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta, một chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Phong cách của Người còn là phong cách của một nhà chính trị, một nhà ngoại giao, một trí thức uyên bác… Nhưng bên cạnh đó, chúng ta lại bắt gặp ở Người một phong cách hết sức bình dị, như một người nông dân trên đồng ruộng, một người công nhân trong nhà máy, như một chiến sỹ trên mặt trật, như một ông Ké ở Việt Bắc, như một người cha, người anh trong gia đình. Đây là nét đăc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh.
Phong cách của Người là sự kết hợp Đông – Tây, nó không chỉ bao hàm cả truyền thống mà cả hiện đại, không chỉ có quá khứ và hiện tại mà còn có cả tương lai. Vì vậy, khi tiếp xúc với Người, dù là người phương Đông hay người phương Tây đều cảm thấy gần gũi.
Phong cách Hồ Chí Minh, dù mang tính cách của người phương Đông, phương Tây, mang tính nhân loại nhưng lại rất Việt Nam – phong cách ấy cũng có những điểm giống với Lê-nin, Găng-đi, Oa-Sinh-Tơn; một Lê-nin phương Đông, một Găng-đi Mác-xít, một Oa-Sinh-Tơn Việt Nam nhưng lại rất Hồ Chí Minh.
Có thể nói rằng, phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một con người Việt Nam. Nhưng đây là phong cách của một con người có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí mẫn tuệ, cái hành mực thước, phong cách của một vị lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính, công dân số một của Việt Nam. Đó là phong cách của người anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Phong cách của Hồ Chí Minh không phải chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêm ngưỡng, sùng bái mà là tấm gương cho mọi người noi theo, học tập. Không phải chỉ người Việt Nam, từ lao động chân tay đến lao đông trí óc, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược, từ nhà tu hành, chính khách, thương gia đều tìm thấy phong cách của chính mình, mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tây đều cảm thấy không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh.
2.2. Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, phát triển theo lôgic đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt), và biểu hiện ra qua hoạt động của cuộc sống hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt).
Trong phạm vi của bài tiểu luận này, tôi chỉ đi sâu phân tích phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh.
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tính độc lập, tự chủ, sáng tạo.
Nguyên tắc trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là dựa trên những cứ liệu thực tế Việt Nam; rộng mở tư duy trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt những tư tưởng, học thuyết đã có; hướng tới cái mới, cái tiến bộ, rộng mở tầm nhìn ra thế giới để tư duy.
Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh:
Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe và người đọc, đó là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa cái dân gian với cái bác học, cái cổ điển, giữa cái truyền thống và cái hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây.
Nguyên tắc nhất quán trong phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là xác định rõ chủ thể, rõ đối tượng, rõ mục đích cần truyền đạt, từ đó tìm cách nói, cách viết cho đúng đối tượng, phù hợp với chủ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Đặc điểm trong phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là diễn đạt chân thực; diễn đạt ngắn gọn; diễn đạt giản dị, trong sáng, dễ hiểu.
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh mang tính quần chúng, tập thể và dân chủ; đó cũng là phong cách làm việc khoa học.
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
Phong cách ứng xử của mỗi người được biểu hiện qua ngôn từ, cử chỉ, phong thái và phong độ của con người. Nó bắt nguồn từ nhân cách, trình độ hiểu biết, khí chất, vốn sống và bản lĩnh chính trị của họ. Mỗi người có phong cách ứng xử riêng tùy thuộc môi trường, hòa cảnh sống và địa vị xã hội.
Hồ Chí Minh giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau. Tùy theo đối tượng và địa bàn mà Người có cách ứng xử phù hợp. Trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, nổi trội vẫn là phong cách ứng xử của một nhà chính trị chuyên nghiệp, một nhà văn hóa kiệt xuất. Ở Hồ Chí Minh, chính trị và văn hóa hòa quyện với nhau, văn hóa mang tính chính trị và chính trị có tính văn hóa.
Đặc trưng cơ bản của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử văn hóa. Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh, thể hiện trước hết ở ngôn từ, cử chỉ Người dùng thích hợp và đúng với đối tượng giao tiếp.
Qua phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh ta thấy đó là con người ân cần, niềm nở, tự nhiên, luôn có sự hòa đồng giữa lãnh tụ với thường dân, giữa chủ với khách. Với nhân dân anh em, bạn bè, đồng chí, đồng bào, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh bình dị, khiêm nhường không tự đặt mình cao hơn người khác, mặc dù người uyên bác về trình độ, vĩ đại trong sự nghiệp cứu nước, cứu dân, giải phóng con người, có quyền cao chức trọng trong xã hội. Người sẵn sàng xưng cháu với cụ Phụng Lục, giả làm ngựa cho trẻ em cưỡi chơi…Càng khiêm nhường, Hồ Chí Minh càng được nhân dân quý trọng và tin cậy.
Với kẻ thù của cách mạng hay những người ở bên kia, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh là tự chủ và lịch lãm, bình tĩnh và đĩnh đạc, chủ động và sáng tạo để vượt qua mọi cạm bẫy, đẩy lùi mọi đòn tiến công hiểm độc của kẻ thù và mọi hành động gian giảo của kẻ thù. Phong cách đó đòi hỏi sự tinh tế cao trong từng lời, từng chữ, từ cái nhìn, bước đi đến thế đứng, từ cái bắt tay đến cái bắt tay đúng kiểu, đúng lúc…
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh chứa đựng những giá trị nhân bản của con người. Yêu thương, quý mến, trân trọng con người, hướng tới chân, thiện, mỹ. Khi cần nhắc nhở, Người không quên chỉ vẽ tận tình, khi phê bình thì Người rất nghiêm khắc, nhưng rất độ lượng, bao dung mà không bao che, nhằm nâng con người lên không phải hạ thấp con người xuống.
Phong cách sinh hoạt
Đã có bao nhiêu lời ca ngợi phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh. Đó là sự giản dị, trong sạch, thanh cao, cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian. Đó còn là tình yêu thương con người hòa quyện với tình yêu thiên nhiên, tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sỹ, kết hợp với những rung động, say mê của tâm hồn nghệ sỹ.
Hồ Chí Minh có cuộc sống đời thường phong phú và đa dạng. Người đã sống cuộc sống của người thợ, của nhà văn, nhà báo, nhà giáo, người giáo viên, người chiến sỹ cách mạng hoạt động bí mật, người tù, nhà chính khách, nhà ngoại giao và nhiều năm là nguyên thủ quốc gia. Dù sống cuộc đời nào và giữ cương vị nào thì phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh cũng giữ nguyên tắc: lấy khiêm tốn giản dị làm nền, lấy chừng mực điều độ làm chuẩn, lấy trong sạch, thanh cao làm vui, lấy gắn bó giữa con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận.
Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành người toàn vẹn, với cuộc sống trọn vẹn từ lúc bước vào đời đến khi đi vào chốn vĩnh hằng. Để trở thành một người toàn vẹn đã khó (vĩ đại trong những việc lớn, cao thượng trong cuộc sống hàng ngày), thì việc trở thành người trọn vẹn lại càng khó hơn. Hồ Chí Minh đã có lời khuyến cáo: “Một dân tộc, một đảng và một con người ngày hôm qua là vĩ đại và có sức hấp dẫn lớn không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2000, t.12, tr.557-558.
Phong cách Hồ Chí Minh là mẫu mực về phong cách, về đạo đức cao đẹp của một con người. Phong cách đó rất đáng được tìm hiểu, trân trọng và học tập. Cũng chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã trở thành vị Thánh bất tử trong lòng dân tộc, mãi là tấm gương cho mọi người học tập, noi theo. Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những người có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong thế kỷ XX và mãi mãi về sau.
II. PHONG CÁCH ỨNG XỬ VÀ PHONG CÁCH SINH HOẠT CỦA HỒ CHÍ MINH QUA CÁCH NHÌN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1. Phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh qua cách nhìn của bạn bè quốc tế
Từ trước đến nay đã có nhiều người viết về Bác Hồ, cả người trong nước và nước ngoài. Hồ Chí Minh qua cách nhìn của bạn bè quốc tế đặc biệt hơn, vĩ đại hơn vì nó mang tính chân thực và khách quan hơn, nói như vậy không phải chúng ta phủ nhận tình cảm của nhân dân, của dân tộc Việt Nam đối với vĩ lãnh tụ muôn vàn kính yêu.
Tìm hiểu phong cách của Người qua đánh giá của bạn bè quốc tế giúp chúng ta có thêm nhiều thông tin về những năm tháng hoạt động của Bác, cho chúng ta thấy được tình cảm của bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, cho chúng ta thêm tin tưởng, sáng tỏ về phong cách, đạo đức của Người.
Cách mạng Việt Nam trước những năm 30 đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Lòng yêu nước của nhân dân có thừa, các phong trào đấu tranh không lúc nào là không có, nhưng tất cả đều thất bại, đều bị dìm trong biển máu. Trước tình cảnh Tổ quốc bị lâm nguy, nhân dân bị đọa đày; chứng kiến sự thất bại và bất lực của các bậc tiền bối trong việc tìm con đường giải phóng dân tộc, ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với tư tưởng dành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
Trong suốt 30 năm bôn ba hải ngoại với nhiều hoạt động hết sức phong phú và đa dạng, Người đã để lại những ấn tượng rất sâu sắc với tất cả mọi người dù chỉ là một lần gặp, nhất là những người bạn cùng chung chí hướng. Những lời nhận xét của bạn bè quốc tế về phong cách sinh hoạt và phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh rất phong phú, nhưng trong giới hạn của đề tài này chỉ đề cập đến những đánh giá tiêu biểu.
Trong thời gian Bác sống và hoạt động ở Pháp, Người đã quen thân với Pôn Vayăng Cutughie. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động nổi tiếng của Pháp, là một trong những nhà tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Tình bạn và tình đồng chí giữa ông và Bác Hồ yêu quý của chúng ta đã viết nên trang sử tuyệt đẹp trong lịch sử về tình bạn, tình đồng chí của những người cộng sản. Ban đầu khi mới gặp, Nguyễn Ái Quốc qua cách ứng xử đã để lại ấn tượng tốt đẹp với Pôn Vay-ăng. Vay-ăng nhận xét về Người: “Đó là một con người với đức tính khiêm tốn, đôn hậu, tấm lòng cởi mở, chân thành…”1 Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác Hồ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.20.
Trong thời gian này, Giắc Duyclo cũng là người bạn thân thiết của Bác, ông cũng là một trong những người hoạt động hăng hái và nổi tiếng của phong trào công nhân, phong trào cộng sản Pháp. Ông kể lại: “Tôi nhớ rất rõ hồi đó thân hình anh Nguyễn mảnh khảnh, tóc đen, dáng người trẻ hơn tuổi, anh hơn tôi 6 tuổi nhưng trông chỉ bằng tuổi tôi. Con người lịch sự, dễ mến ấy đã thu hút tôi ngay từ buổi đầu…”2 Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác Hồ, Sđd, tr.42.
.
Phrăng xoa bê-u cũng là người bạn thân thiết của Bác Hồ trong thời gian Bác sống và hoạt động ở Pháp. Ông sinh năm 1903 tại vùng Rô-an-nơ, bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình từ rất sớm, khi còn ở tuổi thiếu niên đã tham gia hoạt động trong phong trào công đoàn và thanh niên, 19 tuổi đã trở thành Bí thư Tỉnh đoàn thanh niên Cộng sản vùng Laloa. Chính trong những ngày hoạt động sôi nổi ấy anh đã gặp Nguyễn Ái Quốc. Lúc đó anh Nguyễn công tác trong ban Thuộc địa của Trung ương Đảng cộng sản Pháp. Sau này Phrăng xoa bê-u đã trở thành Ủy viên Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Pháp, Đại biểu Quốc hội. Tình bạn, tình đồng chí của hai người bền chặt gần nửa thế kỷ, từ buổi đầu gặp gỡ cho đến khi Bác mất. Có điều, so với những người bạn khác của Bác thì Phrăng xoa bê-u có nhiều lần gặp gỡ và tiếp xúc với Bác. Tháng 9/1969, để chia sẻ những mất mát vô hạn của nhân dân ta và của Đảng ta khi Hồ Chủ tịch qua đời, Đảng Cộng sản Pháp đã cử Phrăng xoa bê-u sang dự lễ tang Người. Trong giây phút thiêng liêng bên linh cữu Bác Hồ, Bê-u đã nói những lời vĩnh biệt đối với người bạn thân yêu của mình:
“Thưa Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến…Người mãi là người bạn thân yêu của chúng tôi, chúng tôi quen biết đồng chí từ khi đồng chí còn là anh thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc, chúng tôi luôn nghĩ đến đồng chí trong những năm gian khổ khó khăn, chúng tôi gặp đồng chí ở vị trí nguyên thủ một quốc gia do đồng chí cùng đảng và nhân đồng chí sáng lập ra. Chúng tôi có thể khẳng định rằng sự dũng cảm và ý chí chiến đấu gang thép của đồng chí bao giờ cũng gắn liền với đức tính giản dị và hết sức nhã nhặn của đồng chí”.1 Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác Hồ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.57.
Bạn của Bác không chỉ có những người đàn ông với nhau, Bác còn quen thân với giới phụ nữ và được họ đánh giá cao. Một trong những người bạn nữ của Bác là bà Gian-nét Véc-mét, nhà lãnh đạo xuất sắc của phong trào công nhân Pháp, của phong trào phụ nữ thế giới. Bác Hồ gặp bà lần đầu tiên vào tháng 11-1929 tại Mát-xcơva, lúc đó Bác là người cách mạng quốc tế nổi tiếng còn Gianet mới chỉ là chiến sỹ cộng sản 19 tuổi, chị sống mấy tháng ở Liên Xô để nghiên cứu phong trào cách mạng công đoàn thế giới theo lời mời của Công đoàn Đỏ Quốc tế. Trong lần đầu tiên gặp Bác, bà Vécmet đã có tình cảm tốt đẹp với Bác: “Tôi nhớ rất rõ hồi đó anh Nguyễn trông người mảnh khảnh nhưng rất tốt, dễ mến và lịch sự. Điều làm tôi chú ý nhất là sự khiêm tốn, giản dị và sự nhẹ nhàng của anh…”2 Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác