Tìm hiểu Thanh toán qua ngân hàng khi khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Gần đây có trảlời một câu hỏi vềthuếGTGT, đại khái: Luật thuếGTGT mới quy định đối với hàng hóa mua nào trên 20 triệu đồng muốn được khấu trừthuếGTGT đầu vào phải có "chứng từthanh toán qua ngân hàng". (1) Vậy chứng từthanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá dịch vụmua vào trên 20 triệu đồng là những chứng từnào? (2) Chúng tôi dùng phương thức chuyển tiền mặt vào tài khoản của bên bán có được xem là thanh toánqua ngân hàng?

pdf6 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3221 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu Thanh toán qua ngân hàng khi khấu trừ thuế giá trị gia tăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cùng tìm hiểu: Thanh toán qua ngân hàng khi khấu trừ thuế GTGT Gần đây có trả lời một câu hỏi về thuế GTGT, đại khái: Luật thuế GTGT mới quy định đối với hàng hóa mua nào trên 20 triệu đồng muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải có "chứng từ thanh toán qua ngân hàng". (1) Vậy chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá dịch vụ mua vào trên 20 triệu đồng là những chứng từ nào? (2) Chúng tôi dùng phương thức chuyển tiền mặt vào tài khoản của bên bán có được xem là thanh toán qua ngân hàng? Đọc lại mấy văn bản quy định về hoàn thuế GTGT mới thấy vấn đề hổng đơn giản chút nào. Hôm nay tranh thủ ghi lại mấy dòng để chia sẻ, hy vọng giúp các saganors rộng đường tham khảo. Theo quy định tại Phần III Mục 1.3 Điểm b Thông tư 129/2008 thì: Đối với hàng hóa mua nào trên 20 triệu đồng muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải có "chứng từ thanh toán qua ngân hàng". A. Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng thì có hướng dẫn cụ thể Theo quy định tại Phần B Mục III Điểm 1.3 Khoản c3 Thông tư 129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 thì: Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với nước ngoài qua ngân hàng. Các trường hợp thanh toán dưới đây cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng: + Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài; + Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng tiền thanh toán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu để góp vốn với cơ sở nhập khẩu ở nước ngoài; + Trường hợp cơ sở xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng nhưng phía nước ngoài uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán và việc thanh toán theo uỷ quyền phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu ; + Trường hợp phía nước ngoài uỷ quyền cho Văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện thanh toán vào tài khoản của bên xuất khẩu và việc uỷ quyền thanh toán nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu ; + Trường hợp phía nước ngoài yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toán bù trừ công nợ với phía nước ngoài bằng thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền phía nước ngoài phải thanh toán cho bên xuất khẩu và việc yêu cầu thanh toán bù trừ công nợ nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu ; + Trường hợp phía nước ngoài thanh toán từ tài khoản tiền gửi vãng lai của phía nước ngoài mở tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và việc thanh toán này phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu ; + Trường hợp xuất khẩu lao động mà cơ sở kinh doanh xuất khẩu lao động thu tiền trực tiếp của người lao động và có chứng từ thu tiền mặt của người lao động ; + Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, nếu thu và chuyển về nước bằng tiền mặt ngoại tệ tại nước tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cơ sở kinh doanh có chứng từ kê khai với cơ quan Hải quan về tiền ngoại tệ thu được do bán hàng hóa chuyển về nước và chứng từ nộp tiền vào ngân hàng tại Việt Nam ; + Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để trả nợ nước ngoài cho Chính phủ thì phải có xác nhận của ngân hàng ngoại thương về lô hàng xuất khẩu đã được phía nước ngoài chấp nhận trừ nợ hoặc xác nhận bộ chứng từ đã được gửi cho phía nước ngoài để trừ nợ; chứng từ thanh toán thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính ; + Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng là trường hợp xuất khẩu hàng hóa (kể cả gia công hàng hóa xuất khẩu), dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là phía nước ngoài) nhưng việc thanh toán giữa doanh nghiệp Việt Nam và phía nước ngoài bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tiền công gia công hàng hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua của phía nước ngoài ; B. Đối với hàng hoá mua bán nội địa: Hiện vẫn chưa có hướng dẫn, ngay cả Công văn. Có thể nói, khi thanh toán sử dụng nghiệp vụ ngân hàng chúng ta có 3 tình huống: 1. Dùng tiền mặt chuyển vào tài khoản bên bán (thực hiện tại Ngân hàng). 2. Dùng dịch vụ chuyển tiến của ngân hàng để chuyển tiền mặt cho đại diện hợp pháp (Giám – Tổng Giám đốc) bên bán (thực hiện tại Ngân hàng). 3. Chuyển tiền từ tài khoản bên mua sang tài khoản bên bán (thực hiện tại Ngân hàng). Ba trường hợp trên đều được ngân hàng ghi phiếu có nêu nội dung theo yêu cầu người chuyển (Doanh nghiệp A chuyển trả tiền mua hàng cho Doanh nghiệp B). Nhìn vào 3 trường hợp trên, Trường hợp thứ 3 là miễn bàn rồi phải không ACE? – Nó chắc chắn được xem là “thanh toán qua ngân hàng”. Vậy chỉ cần trả lời câu hỏi thứ hai là đủ rồi. Trước hết, theo ý kiến tôi thì việc quy định điều kiện để khấu trừ thuế GTGT (phải thanh toán qua ngân hàng) là nhằm hạn chế tình trạng mua bán hóa đơn, kiểm soát được giao dịch và chuẩn bị dần cho chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt (giống như thanh toán lương qua ATM vậy mà); Như vậy: B.1. Giả sử đối với trường hợp thứ nhất: Dùng tiền mặt chuyển vào tài khoản bên bán. Chuyện gì có thể xảy ra? Có 2 trường hợp: + Nếu việc mua bán này chỉ là mua bán hóa đơn; Tất nhiên bên mua sẽ không thanh toán đúng số tiền trên hóa đơn. Nên việc thanh toán số tiền trên hóa đơn chỉ là một thủ tục hợp thức hóa cho cái hóa đơn không đó thôi. Do đó, thông thường chỉ thanh tóan bằng tiền mặt. Nhưng bây giờ luật quy định phải thanh toán qua ngân hàng thì sao? Nếu việc nộp tiền vào tài khoản của bên bán đươc xem là thanh toán qua ngân hàng. Thì doanh nghiệp sẽ có thể hành xử “ma mãnh” theo kiểu, bên xuất hóa đơn tự nộp tiền vào tài khỏan của chính mình để cung cấp chừng từ thanh toán cho bên lấy hóa đơn (điều này “dễ ợt” mà). Vì chỉ có bên mua mới cần chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng. Để thực hiện giải pháp này, bên bán chỉ cần có lượng tiền luân chuyển và người nộp tiền vào cũng có thể chính là người rút tiền ra ngay sau đó. Hixhix lại là “ma” nữa rồi. + Nếu việc mua bán này chỉ là mua bán thực; Đối với doanh nghiệp “trung thực” thì việc thanh toán bằng cách nộp tiền vào tài khoản bên bán là OK, không có gì phải bàn. Tuy nhiên, ở đây lại có 1 rủi ro đó là chúng ta có thể bị đồng loã với những doanh nghiệp “ma mãnh” ở trên. Và do vậy, có nguy cơ sẽ không được khấu trừ thuế GTGT. Nói cách khác, trong lúc mấy pác Nhà nước chưa hướng dẫn, muốn an toàn thì ACE đừng sử dụng cách này. Nếu trong trường hợp bắt buộc sử dụng thì phải tìm cách nào để chứng minh thuyết phục rằng tiền của Công ty nộp vào tài khoản bên bán để thanh toán cho một đơn hàng cụ thể. Ví dụ: Sử dụng thêm Phiếu chi của Công ty ghi tên nhân viên đi nộp tiền, Phiếu chi Công ty ghi nội dung đi nộp tiền là: nộp tiền vài tài khoản của “Công ty bán” nhằm Thanh toán hoá đơn số mấy? ngày/tháng/năm. Đồng thời, Giấy nộp tiền tại ngân hàng ghi đúng nôi dung đã ghi trên Phiếu chi Công ty, có đóng dấu đã thu tiền của ngân hàng. Làm như thế mới hy vọng mấy anh Thuế “chấp nhận cho”. B.2. Còn đối với trường hợp thứ hai, Dùng dịch vụ chuyển tiến của ngân hàng để chuyển tiền mặt cho đại diện hợp pháp (Giám – Tổng Giám đốc) bên bán , nhìn chung cũng không có gì khác so với trường hợp thứ nhất. Nó vẫn là sự luân chuyển tiền mặt và do đó, chắc sẽ không được “Thuế” chấp nhận đâu. B.3. Tuy nhiên, phân tích xong mấy trường hợp trên, chúng ta lại thấy một kẽ hở nữa rồi. Việc quy định phải thanh toán qua ngân hàng sẽ không đảm bảo được mục đích đề ra là kiểm soát giao dịch và hạn chế lưu thông tiền mặt và các doanh nghiệp vẫn có thể lách luật. Tôi giả sử nhé, Công ty A và Công ty B (có tài khoản hẳn hoi), Công ty A lập hoá đơn bán cho Công ty B (đây là mua bán khống). Vậy họ sẽ làm như thế nào? Công ty A hoàn toàn có thể “giao tiền mặt” cho Công ty B nộp vào tài khoản của mình và chuyển khoản cho Công ty A. Tất nhiên, nếu thanh tra kỹ thì có thể phát hiện ra, nhưng khả năng bị thanh tra và có đủ thông tin, tài liệu để thanh tra là bao nhiêu? – chắc không nhiều phải không các bạn?
Luận văn liên quan