Trong cuộc sống con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào các hoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát triển. Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, vị trí và hoàn cảnh khác nhau mà mỗi cá nhân trong hoạt động của mình phải gặp những khó khăn nhất định đòi hỏi cá nhân phải nỗ vượt qua để hoạt động được diễn ra thuận lợi và đạt được mục đích đã xác định.
Cũng như trong cuộc sống khi con người thường gặp những khó khăn trở ngại trong quá trình sống và hoạt động của mình, nếu con người có thể giải quyết được khó khăn mà mình đang gặp phải thì con người có thể vượt qua nó một cách dễ dàng, còn nếu con người không thể giải quyết được thì nó sẽ trở thành một khó khăn tâm lý của bản thân con người.
Đối với sinh viên hoạt động học tập là một hoạt động chủ đạo chiếm nhiều nhất thời gian của sinh viên, hàng ngày sinh viên phải đối mặt với rất nhiều hoạt động như chuẩn bị bài trước khi lên lớp, hoạt động tự học và thảo luận. nếu sinh viên có thể sắp xếp thời gian và có cách học khoa học thì dễ dàng đạt kết quả học tập tốt, ngược lại nếu không biết cách bố trí hợp lý thì học tập sẽ gây nhiều khó khăn cho sinh viên dẫn đến việc gây ra những khó khăn tâm lý cho sinh viên.
Đối với sinh viên ở trường đại học, học tập là một hoạt động cơ bản mà thông qua nó người sinh viên “Nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề, có khả năng phát hiện và giả quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên nghành đào tạo”, để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, có khả năng lao động nghề, nuôi sống bản thân, phục vụ xã hội trong tương lai. Do đó hoạt động học tập cần sự tham gia nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cũng như giảm bớt những khó khăn nảy sinh trong quá trình học tập của sinh viên.
53 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11993 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học định hướng quản trị nhân sự Trường Đại Học Hồng Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Trong cuộc sống con người muốn tồn tại và phát triển phải tham gia vào các hoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát triển. Tùy vào mục đích, nhiệm vụ, vị trí và hoàn cảnh khác nhau mà mỗi cá nhân trong hoạt động của mình phải gặp những khó khăn nhất định đòi hỏi cá nhân phải nỗ vượt qua để hoạt động được diễn ra thuận lợi và đạt được mục đích đã xác định.
Cũng như trong cuộc sống khi con người thường gặp những khó khăn trở ngại trong quá trình sống và hoạt động của mình, nếu con người có thể giải quyết được khó khăn mà mình đang gặp phải thì con người có thể vượt qua nó một cách dễ dàng, còn nếu con người không thể giải quyết được thì nó sẽ trở thành một khó khăn tâm lý của bản thân con người.
Đối với sinh viên hoạt động học tập là một hoạt động chủ đạo chiếm nhiều nhất thời gian của sinh viên, hàng ngày sinh viên phải đối mặt với rất nhiều hoạt động như chuẩn bị bài trước khi lên lớp, hoạt động tự học và thảo luận... nếu sinh viên có thể sắp xếp thời gian và có cách học khoa học thì dễ dàng đạt kết quả học tập tốt, ngược lại nếu không biết cách bố trí hợp lý thì học tập sẽ gây nhiều khó khăn cho sinh viên dẫn đến việc gây ra những khó khăn tâm lý cho sinh viên.
Đối với sinh viên ở trường đại học, học tập là một hoạt động cơ bản mà thông qua nó người sinh viên “Nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề, có khả năng phát hiện và giả quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên nghành đào tạo”, để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, có khả năng lao động nghề, nuôi sống bản thân, phục vụ xã hội trong tương lai. Do đó hoạt động học tập cần sự tham gia nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cũng như giảm bớt những khó khăn nảy sinh trong quá trình học tập của sinh viên.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trường đại học Hồng Đức là một trường Đại Học địa phương của Tỉnh gần 100% sinh viên địa phương theo học.Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất nói chung, sinh viên trường đại học Hồng Đức nói riêng phần lớn là học sinh trung học phổ thông mới tốt nghiệp thi tuyển vào các trường đại học các em đang còn quen với phương pháp học tập ở THPT chưa tiếp cận được với phương pháp học tập mới. Đặc biệt theo phương pháp dạy học đổi mới, cách đây 4 năm trường Đại học Hồng Đức đã đổi mới phương pháp đào tạo và đưa phương pháp dạy học theo hệ thống tín chỉ vào giảng dạy.
Học tập theo hệ thống tín chỉ yêu cầu cao, đòi hỏi sinh viên phải nhanh nhạy, tiếp thu các phương pháp học tập mới và tự học là chính nên sinh viên năm thứ nhất gặp nhiều khó khăn trong việc học tập theo phương pháp mới, khác hoàn toàn phương pháp học tập truyến thống mà các em vốn có.
Ngoài ra hầu hết sinh viên đều xuất thân từ những vùng quê với điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, điều kiện môi trường, hoàn cảnh kinh tế đều thấp hơn so với nhịp sống ở thành phố lớn là nơi tập trung các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, chính trị và các trường Đại học, Cao đẳng,.. của Tỉnh. Đối với sinh viên năm thứ nhất, ngoài những khó khăn tâm lý do sinh viên phải tổ chức hoạt động theo phương thức mới, họ còn phải đối mặt với điều kiện sống mới như xa gia đình thiếu sự hỗ trợ của cha mẹ, mặt khác phải chủ động, độc lập tổ chức cuộc sống cá nhân những kinh nghiệm, kỹ năng mới cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức và kết quả của hoạt động học tập.
Tất cả sự khác biệt đó đã gây không ít khó khăn tâm lý khiến sinh viên dễ chán nản, bỏ bê việc học tập hoặc không theo kịp, không đáp ứng được các yêu cầu học tập. Vì vậy phát hiện những khó khăn tâm lý cụ thể và tìm ra biện pháp khắc phục những khó khăn tâm lý này trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học định hướng quản trị nhân sự là việc làm cần thiết, góp phần năng cao hiệu quả học tập của họ.
Trường đại học Hồng Đức là ngôi trường đại học đầu tiên và duy nhất của tỉnh với số lượng lớn sinh viên dự tuyển hàng năm, vấn đề chất lượng đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu do đó vấn đề tìm hiểu nghên cứu những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học định hướng QTNS trường đại học Hồng Đức là cấp thiết. Chính vì vậy chúng tôi chọn “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học định hướng quản trị nhân sự trường Đại học Hồng Đức” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học định hướng quản trị nhân sự Trường Đại Học Hồng Đức và nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý đó.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học định hướng QTNS Trường Đại Học Hồng Đức.
3.2. Khách thể nghiên cứu
50 sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học trường Đại học Hồng Đức.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất.
- Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất và tìm hiểu các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý đó.
Từ đó đề ra một giảm bớt khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học định hướng quản trị nhân sự và một số biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại Học Hồng Đức.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Đọc các tài liệu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành,… Từ đó phân tích, tổng hợp hệ thống hóa các vấn đề lý luận cho đề tài.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.2.1. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn.
Thông qua trò chuyện với các cán bộ giảng dạy và sinh viên năm thứ nhất để tìm hiểu một số vấn đề xung quanh việc sinh viên gặp phải khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập, nguyên nhân dẫn đến KKTL đó và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển nhân cách của sinh viên. Trên cơ sở đó xây dựng phiếu điều tra và tìm một số giải pháp nhằm tháo gỡ KKTL trong hoạt động học tập theo tín chỉ cho sinh viên năm thứ nhất.
Phỏng vấn sâu cán bộ giảng dạy, quản lý sinh viên và một số sinh viên đại diện cho các khoa chọn nghiên cứu để xây dựng chân dung sinh viên có KKTL trong hoạt động học tập theo tín chỉ.
5.2.2. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập những thông tin về KKTL trong hoạt động học tập theo hình thức đào tạo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất để bổ sung thêm chính xác hơn cho kết quả nghiên cứu từ phương pháp điều tra.
Để tiến hành thực hiện phương pháp này chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát các biểu hiện thái độ, hành vi trong hoạt động học tập ở trên lớp của sinh viên năm thứ nhất thông qua các biểu học lý thuyết, thực hành, thảo luận, kiểm tra.
5.2.3. Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp chính của đề tài. Phương pháp này nhằm mục đích khảo sát thực trạng KKTL trong hoạt động học tập theo hình thức đào tạo tín chỉ, nguyên nhân gây ra KKTL đó và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển nhân cách của sinh viên năm thức nhất.
Để tiến hành phương pháp này chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi về KKTL trong hoạt động học tập và các nguyên nhân gây ra KKTL để điều tra các khách thể nghiên cứu.
5.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ phương pháp chính.
Cụ thể:
- Tính trung bình cộng:
Trong đó: + là số trung bình.
+ là tổng điểm của một khách thể nghiên cứu.
+ n là số khách thể được nghiên cứu.
- Tính số phần trăm:
Trong đó:
+ m là số khách thể trả lời.
+ n là số lượng khách thể nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập theo hình thức đào tạo tín chỉ của sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học định hướng quản trị nhân sự trường Đại Học Hồng Đức. Đề tài chỉ ra mức độ khó khăn tâm lý cũng như nguyên nhân của nó. Từ đó đề xuất biện pháp giảm bớt những khó khăn tâm lý, giúp các em sinh viên năm thứ nhất ngành tâm lý học nói riêng và sinh viên năm thứ nhất trường Đại Học Hồng Đức nói chung học tập hiệu quả hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT NGÀNH TÂM LÝ HỌC (QTNS) TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử nghiên cứu vấn đề tâm lý, vấn đề khó khăn tâm lý đã được nhiều nhà tâm lý xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ năm thứ nhất còn ít được đề cập vì đây là một hình thức đào còn mới. Ở Việt Nam các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những khó khăn tâm lý trong giao tiếp, ngoài ra còn một số tác giả xem xét nghiên cứu những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập nhưng chủ yếu là học sinh ở tiểu học.
1.1. Ở nước ngoài
1.1.1. Những hướng nghiên cứu khó khăn tâm lý trong giao tiếp
Bàn về vấn đề này chúng ta có thể kể đến một số công trình tiểu biểu sau:
Công trình nghiên cứu của hai tác giả: H.ipp và M.Phrvec trong “ Nhập môn tâm lý học xã hội”, các ông đã nêu ra những nhân tố gây khó khăn cho giao tiếp như: Người phát hiện không có khái niệm chính xác về người cùng giao tiếp với mình, đánh giá sai về trình độ văn hóa, nhu cầu, quyền lợi và những phẩm chất của người nhận…Ngoài ra, do cách kiến giải khác nhau về khái niệm sử dụng và trao đổi thông tin tạo nên những:“ hàng rào khái niệm” ngăn cản giao tiếp. trong công trình này, hai tác giả đã nêu ra một loạt các nhân tố gây khó khăn cho giao tiếp. Nhưng để làm rõ giao tiếp là gì? cách phân loại nó ra sao? thì công trình nghiên cứu này chưa đề chưa đề cập tới.
Trong công trình cứu của G.M.Andreva khi phân tích chức năng thông tin về giao tiếp đã chỉ ra một vài nguyên nhân làm nảy sinh các KKTL trong quá trình giao tiếp. Tác giả cho rằng những khó khăn này có thể nảy sinh do sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ, nghề nghiệp, thiếu đồng nhất trong nhận thức tình huống giao tiếp giữa các thành viên tham gia giao tiếp hoặc do đặc điểm tâm lý cá nhân. Như vậy, ở các công trình nghiên cứu này các tác giả đã phát hiện ra một số nguyên nhân làm nảy sinh các KKTL trong giao tiếp, nhưng để đưa ra khái niệm KKTL trong giao tiếp là gì thì tác giả chưa đề cập tới.
Đến năm 1987, E.V.Sucanova đã đánh dấu một mốc quan trọng trong công việc nghiên cứu vấn đề KKTL trong giao tiếp bằng việc đã ra cuốn sách “Những khó khăn của giao tiếp liên nhân cách”. Trong công trình này tác giả có đề cập đến những vấn đề sau:
- Bản chất tâm lý của những khó khăn trong giao tiếp liên nhân cách.
- Vị trí của hiện tượng giao tiếp, khó khăn trong cấu trúc của vấn đề tâm lý xã hội.
- Những đặc điểm của việc nhận thức các nguyên nhân gây ra khó khăn trong giao tiếp công việc.
- Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố khó khăn đến quá trình giao tiếp công việc.
Qua quá trình nghiên cứu này, tác giả đã phát hiện được một số KKTL trong giao tiếp và nguyên nhân nảy sinh chúng. Song cũng như các tác giả trên ông chưa đưa ra được các định nghĩa về KKTL trong giao tiếp và chưa phân loại chúng một cách cụ thể.
Cùng năm 1987, trong công trình nghiên cứu về nhân cách sư phạm của giáo viên, V.A.Cancalic đã nêu ra một số trở ngại giao tiếp của giáo viên:
- Không biết cách dàn xếp, tổ chức, tiếp xúc.
- Không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp.
- Thụ động trong giao tiếp.
- Có tâm trạng lo lắng, sợ hãi
- Lúng túng trong điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân khi giao tiếp.
- Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới quan hệ qua lại và đổi mới quan hệ theo nhiệm vụ sư phạm.
- Bắt chước máy móc cách ứng xử của giáo viên khác.
Như vậy, bàn về khó khăn giao tiếp có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, các tác giả kể trên đã phát hiện và kể ra một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp, nguyên nhân làm nảy sinh những khó khăn trong giao tiếp…
Nhưng để hiểu rõ khái niệm của khó khăn tâm lý trong giao tiếp, phân loại chúng một cách cụ thể…, thì tất cả họ chưa ai làm được.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
Theo Binaka Zazzo cùng cộng sự của bà thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em của đại học Pari, 10 công trình nghiên cứu về bước chuyển từ mẫu giáo lên lớp 12 của trẻ em. Tác giả đã chỉ ra KKTL lớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ là: “Sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để, gọi là chuyển dạng hoạt động chủ đạo, vừa chơi trở thành hoạt động đa dạng, tính tùy tự do tùy hứng của cá nhân nặng hơn là tính chỉ đạo của giáo viên. Bước sang lớp 1, học tập chủ đạo của học sinh phải nghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo của giáo viên, theo nguyên tắc lớp học”.
Nghiên cứu về KKTL trong hoạt động học tập, tác giả A.V. Petropxki đã chia KKTL của trẻ em khi đi học lớp 1 là 3 loại:
Loại 1: Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới.
Loại 2: Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cô và bạn bè.
Loại 3: Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ được sự chuẩn bị của gia đình, nhà trường và xã hội nên trẻ có tâm lý vui, thích, sẵn sàng đi học , về sau giảm dần khát vọng và chán học.
Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến những khó khăn, ảnh hưởng của những khó khăn đến đời sống của trẻ và một số biện pháp để giải quyết khó khăn cho trẻ. Như vậy, tác giả đã đi sâu nghiên cứu khó khăn tâm lý đối với hoạt động học tập nhưng nó mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu học sinh lớp 1.
Theo các nhà tâm lý học Maurice debesse, trong công trình nghiên cứu khó khăn tâm lý của trẻ em khi học lớp 1 đã chỉ ra rằng: Đứng giữa ngưỡng cửa của lớp 1 trẻ em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý. Điều này ảnh hưởng đến sự thích ứng của hoạt động học tập của trẻ, làm cho trẻ sợ học, không muốn đến trường và kết quả học tập không cao.
Tóm lại, các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên ít nhiều chỉ ra được vấn đề lí luận trong bản chất của KKTL, nguyên nhân dẫn đến khó khăn đó, đồng thời tác giả cũng chỉ ra được ảnh hưởng của nó tới hoạt động học tập của học sinh… Tuy nhiên so với các lĩnh vực khác , vấn đề KKTL trong hoạt động học tập còn ít được các nhà khoa học nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, nghiên cứu KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới. Mặc dù đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên nói chung và sinh viên năm nhất theo học chế tín chỉ nói riêng cần các nhà khoa học nghiên cứu nhiều hơn và toàn diện hơn.
1.2. Ở Việt Nam
Do yêu cầu của xã hội những KKTL bắt đầu dược quan tâm nghiên cứu. Đa số các công trình nghiên cứu KKTl các tác giả tập chung vào hai hướng cơ bản sau:
- Nghiên cứu KKTL trong hoạt động giao tiếp.
- Nghiên cứu KKTL trong hoạt động học tập.
1.2.1.Nghiên cứu KKTL trong hoạt động giao tiếp.
Trong cuốn “Vấn đề giao tiếp’ của Nguyễn văn Lê, dưới góc độ thông tin, tác giả đã bàn đến KKTL trong giao tiếp như:
+ Sự chênh lệch giữa người phát và người thu.
+ Khả năng xây dựng và trình bày thông điệp của người phát thông tin, các tác giả cũng đưa ra các yếu tố tâm lý gây trở ngại trong giao tiếp đó là: Những chấn thương tình cảm, sự khác nhau về chính kiến… Tuy nhiên công trình này chỉ mang tính chất suy diễn, chấm phá. Mặc dù tác giả có bàn tới trở ngại tâm lý trong giao tiếp nhưng vẫn chưa dề cập đến nội hàm của khái niêm đó.
+ Bức tường thành kiến do ác cảm với một người nào đó, do cái nhìn thiên lệch tạo ra ấn tượng không tốt đẹp trong giao tiếp.
+ Bức tường sợ hãi xuất hiện do những suy nghĩ, băn khoăn dẫn đến tiếp xúc gượng ép, thiếu tự nhiên.
+ Bức tường thiếu hiểu biết nảy sinh do tiếp xúc không hiểu nhau hoặc không hiểu đúng về nhau.
Trong bài viết này tác giả đề cập đến 4 trở ngại tâm lý, mà chưa đề cập đến lý luận trở ngại tâm lý.
Năm 1995 tác giả Mạnh toàn đã trích ra ý kiến của bác sĩ người Mỹ Rabbi Kahler về 5 nguyên nhân cản trở những cuộc tiếp xúc tâm lý giữ người với người:
+ Kiêu ngạo
+ Hay lo
+ Mặc cảm
+ Nhút nhát
+ Luôn cảm thấy có lỗi
Ở đây tác giả chỉ nêu ra 5 nguyên nhân mà chưa bàn lý luận cũng như không có nghiên cứu thực nghiệm về KKTL trong giao tiếp.
Đến năm 1997 trong luận án bảo vệ PTS, tác giả Nguyễn thị thanh Bình đã đi sâu nghiên cứu về trở ngại tâm lý (khái niệm, bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, phân loại và ảnh hưởng). Tác giả đã tiến hành khảo sát những KKTL trong giao tiếp của sinh viên , đồng thời thử nghiệm các biện pháp tác động nhằm hạn chế những khó khăn này.
1.2.2. Nghiên cứu KKTL trong hoạt động học tập.
Trong tác phẩm “ Nỗi đau của con em chúng ta” bác sĩ Nguyễn khắc Viện đã nêu ra KKTL mà học sinh lớp 1 gặp phải là:
+ Trẻ phải giữ kỉ luật lớp học
+ Trẻ phải học một chương trình nặng hơn
+ Trẻ ít được bố mẹ âu yếm hơn trước và luôn bị kiểm tra, đánh giá của bố mẹ….
Trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1” tác giả Nguyễn Thị Nhất đã nêu những khó khăn của học sinh lớp 1 phải vượt qua. Tác giả cho rằng: “Trong quá trình lớn lên của trẻ có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đòi hỏi trẻ phải thay đổi phương thức sinh hoạt một cách triệt để”. Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số khó khăn tâm lý cụ thể mà trẻ lớp 1 phải vượt qua.
+ Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, vui nhộn, đa dạng, hoạt động tùy hứng ở mẫu giáo và khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông.
+ Trẻ gặp khó khăn với quan hệ với thầy cô giáo.
+ Trẻ bị “ vỡ mộng” khi vào lớp một vì sự hân hoan, hồi hộp chờ đón những điều hấp dẫn được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng của trẻ.
Năm 1995 trong bài “ những khó khăn tâm lý trong quá trình giải toán của học sinh tiểu học”, tác giả Nguyễn Thị Khải đã đề cập tới các nguyên nhân khác nhau và han chế năng lực giải toán của học sinh tiểu học.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Sơn, khi phân tích những khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển việt nam đã chỉ ra khó khăn sau:
+ Hoàn cảnh giao tiếp của học sinh miền núi bị hạn chế.
+ Vốn từ của học sinh miền núi còn yếu và hạn chế.
+ Năng lực cảm thụ một câu thơ, một đoạn thơ của học sinh còn hạn chế.
Theo tác giả nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do tầm văn hóa, lối sống, vốn hiểu biết của học sinh còn hạn chế. Do vậy, để nâng cao cảm thụ văn học của học sinh thì trước hết phải nâng cao tầm văn hóa của học sinh lên, cần mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, xã hội cho học sinh. Những hoạt động ngoại khóa, tham quan du lịch, câu lạc bộ văn học….là những hoạt động rất bổ ích đối với học sinh.
Trong bài viết “ một số trở ngại tâm lý của trẻ khi vào lớp 1”. Tác giả Vũ Ngọc Hà đã nêu ra một số trở ngại tâm lý mà khi vào lớp 1 trẻ em thường gặp phải đó là:
+ Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường
+ Khó khăn trong các mối quan hệ
+ Khó khăn khi đến trường
Tác giả Nguyễn Xuân Thức, trong bài viết “Các nguyên nhân dẫn đến KKTL của học sinh khi vào lớp 1” đã nêu ra nguyên nhân gây KKTL của trẻ là:
* Các nguyên nhân chủ quan:
+ Trẻ chưa hiểu rõ nội dung.
+ Trẻ được chuẩn bị quá kỹ trước khi đến trường.
+ Do tính cách của trẻ.
+ Do trẻ chưa đủ tuổi đến trường.
+ Do trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh.
* Các nhóm nguyên nhân khách quan: có thể khái quát thành 3 nhóm cơ bản sau:
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về gia đình.
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về nhà trường.
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về xã hội.
Tác giả cho rằng, các nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý nhiều hơn cho học sinh lớp 1. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp sư phạm để tháo ngỡ KKTL cho trẻ.
Những năm gần đây có một số luận văn thạc sỹ đã quan tâm nghiên cứu về KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên như:
Năm 2011, Nguyễn Thị nhân Ái với đề tài: “ Tìm hiểu KKTL trong quá trình