Tìm hiểu tục đi sim của thanh niên dân tộc Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị

Mùa xuân là khoảng thời gian lãng mạn của thanh niên nam nữ người dân tộc Vân Kiều. Đi Sim là một phong tục truyền thống, là cách đi tìm người yêu của con trai con gái Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị. Thanh niên Vân Kiều khi đến tuổi dựng vợ, gả chồng, họ được phép đến ngủ ở những ngôi nhà Xu. Trong những buổi đi Sim ấy, họ trao cho nhau những câu hát giao duyên đầy tình cảm lãng mạn. Họ có thể ngủ lại ở những ngôi nhà rẫy trong rừng. Khi đã phải lòng nhau, chàng trai sẽ tặng cho bạn gái mình một chiếc vòng bạc để thay lời yêu thương. Tuy nhiên, luật tục người Vân Kiều cũng qui định, khi chưa thành vợ chồng, nếu có quan hệ tình dục thì sẽ bị phạt và trục xuất ra khỏi cộng đồng. Đi Sim đã trở thành một nét thuần phong mỹ tục của người Vân Kiều ở Quảng Trị từ bao đời nay. Chúng tôi mong rằng, những nhà quản lý có trách nhiệm xây dựng nên những ngôi nhà Xu cho các bạn trẻ Vân Kiều, để những đêm Sim của họ ngày càng tao nhã, lành mạnh hơn.

pdf5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu tục đi sim của thanh niên dân tộc Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 154 TÌM HIỂU TỤC ĐI SIM CỦA THANH NIÊN DÂN TỘC VÂN KIỀU Ở MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG TRỊ AN INVESTIGATION IN TO THE CUSTOM OF “GOING SIM” OF VAN KIEU THE YOUTH IN THE HIGHLANHD OF QUANG TRI PROVINCE GVHD : ThS LƢƠNG VĨNH AN Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng SVTH : DƢƠNG THỊ THU TRANG Lớp : 04CVH1, Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng TÓM TẮT Mùa xuân là khoảng thời gian lãng mạn của thanh niên nam nữ người dân tộc Vân Kiều. Đi Sim là một phong tục truyền thống, là cách đi tìm người yêu của con trai con gái Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị. Thanh niên Vân Kiều khi đến tuổi dựng vợ, gả chồng, họ được phép đến ngủ ở những ngôi nhà Xu. Trong những buổi đi Sim ấy, họ trao cho nhau những câu hát giao duyên đầy tình cảm lãng mạn. Họ có thể ngủ lại ở những ngôi nhà rẫy trong rừng. Khi đã phải lòng nhau, chàng trai sẽ tặng cho bạn gái mình một chiếc vòng bạc để thay lời yêu thương. Tuy nhiên, luật tục người Vân Kiều cũng qui định, khi chưa thành vợ chồng, nếu có quan hệ tình dục thì sẽ bị phạt và trục xuất ra khỏi cộng đồng. Đi Sim đã trở thành một nét thuần phong mỹ tục của người Vân Kiều ở Quảng Trị từ bao đời nay. Chúng tôi mong rằng, những nhà quản lý có trách nhiệm xây dựng nên những ngôi nhà Xu cho các bạn trẻ Vân Kiều, để những đêm Sim của họ ngày càng tao nhã, lành mạnh hơn. SUMMARY Spring is the time of love for romantic Van Kieu teenagers. “Going Sim”, a traditionl nocturnal custom of Van Kieu people, is the occasion for teenagers to find their partners. When Van Kieu boys and girls reach the age of maturity, they are allowed to sleep in the communal house. On “going Sim”, they exchange romantic and sentimental songs. They could aslo spend a night in forest cabin and when they fall in love, the young men had to offer his sweetheart a sliver bracelet to prove his love. However according to the law Van Kieu community, people involved in sexual intercourse before marriage must be expelled as a punishment from the community. “Going Sim” has become a fine Van Kieu custom in Quang Tri province. I hope local administrators should be built to make the night sounder, more decent, and romantic with the building of the communal houses for young Van Kieu people. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Đi Sim là một nét văn hóa lãng mạn của nam nữ thanh niên ngƣời Bru – Vân Kiều nói chung và ngƣời Vân Kiều ở Quảng Trị nói riêng. Đó cũng chính là truyền thống đáng tự hào của họ. Đi Sim là cách đi tìm ngƣời yêu của con trai, con gái dân tộc Vân Kiều từ bao đời nay. Cái gì có thể mất đi nhƣng tình yêu của con trai, con gái Vân Kiều thì xanh mãi nhƣ rừng Trƣờng Sơn và chảy mãi nhƣ sông Đakrông. Những đêm Sim lãng mạn trong cảnh núi sông trữ tình là nền tảng đầu tiên cho hạnh phúc lứa đôi của ngƣời Vân Kiều. Nếp sống hiện đại kèm theo những luồng văn hoá không lành mạnh đang dần xâm nhập vào đời sống sinh hoạt của ngƣời Vân Kiều. Tục đi Sim với những giá trị truyền thống tốt đẹp đang đối diện với nguy cơ có thể mai một. Tìm hiểu về tục lệ đi Sim của thanh niên Vân Kiều ở vùng núi Quảng Trị, chúng tôi muốn tìm về những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá này, đồng thời thấy đƣợc những nét đặc sắc trong tục đi Sim. Qua đó, mong muốn tất cả nam nữ thanh niên Vân Kiều biết trân trọng, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, đừng để hoen ố, mai một đi những nét văn hoá độc đáo, những giá trị đã làm nên bản sắc của dân tộc mình. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 155 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung tìm hiểu về tục đi Sim của ngƣời Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị, với những nét văn hoá tiêu biểu đƣợc thể hiện trong tục lệ này. Trong khuôn khổ cho phép của một đề tài khoa học, phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn: - Phạm vi không gian: tập trung chủ yếu ở hai huyện Huyện Đakrông và Hƣớng Hoá, tỉnh Quảng Trị - Phạm vi nội dung nghiên cứu: đề tài đi sâu nghiên cứu về những luật lệ của tục đi Sim; cách thức và quá trình đi Sim nhƣ thế nào; những làn điệu dân ca và những nhạc cụ truyền thống đi kèm với những làn điệu dân ca hát giao duyên trong những buổi đi Sim; thời gian, địa điểm diễn ra buổi đi Sim. 3. Lịch sử nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về tục đi Sim của thanh niên dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị, chúng tôi đã tiếp cận đƣợc một số bài viết và công trình nghiên cứu đáng lƣu ý. Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, của tác giả Nguyễn Văn Huy (Chủ biên) ,Truyện kể về phong tục, truyền thống văn hoá các dân tộc Việt Nam, Tập 1 của Nguyễn Trọng Báu, Tình yêu và hôn nhân của người Vân Kiều của tác giả Côn Giang, Lễ cưới của người Bru – Vân Kiều” của Hồ Côn, Tập tục hát Sim – khát vọng tự do yêu đương của dân tộc Bru – Vân Kiề của tác giả Nguyễn Hữu Quý, “Âm nhạc cổ truyền Quảng Trị” của Sở văn hoá thông tin Quảng Trị, 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điền giã, khảo sát thực địa;Phương pháp điều tra, phỏng vấn; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích, tổng hợp 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài chúng tôi đƣợc chia làm các chƣơng chính sau: - Chƣơng một: Quan niệm về tình yêu và hôn nhân của ngƣời Vân Kiều ở Quảng Trị - Chƣơng hai: Đi Sim - một phong tục mang bản sắc truyền thống của nam nữ thanh niên Vân Kiều ở Quảng Trị NỘI DUNG Chương một : QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VÂN KIỀU Ở QUẢNG TRỊ 1.1 Đôi nét về người Bru – Vân Kiều Ngƣời Bru – Vân Kiều đƣợc xem là dân tộc cƣ trú lâu đời ở Trƣờng Sơn. Xƣa kia ngƣời Vân Kiều đã từng sinh tụ ở miền Trung Lào, sau do những biến động lịch sử họ phải di cƣ đi các nơi, một bộ phận đi theo hƣớng tây bắc sang Thái Lan, một bộ phận đi về hƣớng đông tụ cƣ ở tây Quảng Trị, họ dựng làng ở xung quanh hòn núi Viên Kiều, về sau gọi là ngƣời Vân Kiều. Dần dần với tục lệ du canh du cƣ, họ di chuyển dần về miền núi hai tỉnh lân cận là Quảng Bình và Thừa Thiên Huế[10.77]. Hiện nay tổng số dân của đồng bào Bru – Vân Kiều khoảng 40.132 ngƣời. Có ngƣời cho Bru là tên tự gọi của dân tộc này. Tên gọi khác là Bru, Vân Kiều. Với các nhóm địa phƣơng bao gồm Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong[4.21]. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử ngƣời Vân Kiều đã sáng tạo nên những nét văn hoá riêng trong đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của mình, đó chính là những cái làm nên bản sắc độc đáo của tộc ngƣời này. Những nét văn hoá đó thể hiện qua đời sống tâm linh, các nghi lễ thờ cúng, những luật tục truyền thống và các mùa lễ hội. Đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền, đến nay, ngƣời Vân Kiều nơi nơi đã không còn tập tục du canh, du cƣ mà dần đi vào ổn định, an cƣ lạc nghiệp, ai cũng có cơm ăn, áo mặc trẻ em đƣợc cắp Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 156 sách đến trƣờng, sức khoẻ của đồng bào đƣợc chăm sóc đảm bảo, thông tin đại chúng đều đƣợc cập nhật mỗi ngày. 1.2 Người Vân Kiều ở Quảng Trị Ở miền núi phía Tây Quảng Trị hiện nay có khoảng 26048 ngƣời dân tộc Vân Kiều sinh sống tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Hƣớng Hoá và Đakrông với diện tích khoảng 2123,32 km2 , ngoài ra còn sống rải rác ở vùng núi một số huyện nhƣ Vĩnh Linh, Cam Lộ[10.77]. Ngƣời dân tộc Vân Kiều ở miền tây Quảng Trị bao đời nay vẫn tự hào vì đã lƣu giữ đƣợc những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc mình. Bên cạnh niềm tự hào cách mạng, họ có cả một gia tài văn hoá cũng đáng trân trọng. Những phong tục, nếp sống đƣợc truyền từ đời này qua đời khác, dù chịu ảnh hƣởng của nền văn hoá hiện đại tiếp thu từ ngƣời Kinh nhƣng họ cũng biết chọn lọc, và không quên gìn giữ những nét làm nên bản sắc của dân tộc mình. 1.3 Những quan niệm truyền thống về tình yêu và hôn nhân của người Vân Kiều ở Quảng Trị Ngƣời Vân Kiều ở Quảng Trị quan niệm, tình yêu và hôn nhân là bƣớc đánh dấu sự trƣởng thành thực sự của mỗi con ngƣời, là khi con ngƣời đã tự ý thức và quyết định cuộc đời mình. Nam nữ trƣớc khi tính đến chuyện hôn nhân phải trải qua quãng thời gian tìm hiểu,trong quá trình tìm hiểu có giai đoạn rất quan trọng chính là đi Sim. Sau khi hai bên đã thấy tâm đầu ý hợp sẽ về báo với cha mẹ. Sau khi hai bên gia đình thống nhất, đám cƣới sẽ đƣợc tiến hành theo nghi thức truyền thống. Sau lễ cƣới, đôi vợ chồng còn phải làm lễ cƣới lần thứ 2 khi có điều kiện về kinh tế, gọi là lễ Khơi, để ngƣời vợ chính thức đƣợc coi là thành viên dòng họ nhà chồng. Hiện tại, gia đình một vợ, một chồng ngày nay của ngƣời Vân Kiều phần lớn đã đƣợc xây dựng trên sự cảm thông và tình yêu của đôi nam nữ. Tình yêu và hôn nhân của ngƣời Vân Kiều ở Quảng Trị hết sức đặc biệt, tuy nhiên nó cũng rất hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của đời sống tiên tiến Chương hai :ĐI SIM – MỘT PHONG TỤC MANG BẢN SẮC VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA NAM NỮ THANH NIÊN VÂN KIỀU Ở QUẢNG TRỊ 2.1 Đi Sim - một phong tục truyền thống trong đời sống văn hoá của người Vân Kiều Hoà chung với những nét đẹp văn hoá của những dân tộc trên đất nƣớc ta, thanh niên nam nữ Vân Kiều ở miền núi tỉnh Quảng Trị với tục đi Sim đã làm nên nét bản sắc đặc biệt cho dân tộc mình. Con trai, con gái Vân Kiều khi đến tuổi trƣởng thành họ tìm đến bên nhau để bày tỏ tình yêu. Việc tìm hiểu và bày tỏ tình yêu nam nữ theo tiếng gọi của dân tộc Vân Kiều là đi Sim. Đi Sim là một tập tục có từ lâu đời, là nét đẹp văn hoá, là khát vọng tự do yêu đƣơng của nam nữ thanh niên dân tộc Vân Kiều miền núi Quảng Trị. 2.2 Diễn biến mùa đi Sim 2.2.1 Mùa trăng – thời điểm lý tưởng cho những buổi đi Sim Tục đi Sim thƣờng diễn ra vào các mùa trăng, nhất là những đêm trăng sáng. Vì thế mùa trăng đƣợc xem là thời điểm lý tƣởng nhất cho những buổi đi Sim, là thời điểm mà những chàng trai, cô gái Vân Kiều luôn trông ngóng, đợi chờ. Hết mùa trăng này đến mùa trăng khác, nam nữ thanh niên Vân Kiều ở Quảng Trị vẫn giữ lấy tục đi Sim. Họ cảm thấy điều đó nhƣ một lẽ tự nhiên không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của mình. Trải qua bao biến động đổi thay của lịch sử, các thế hệ ngƣời Vân Kiều nơi đây vẫn luôn trân trọng gìn giữ nét đẹp truyền thống này. 2.2.2 Núi rừng, sông suối – không gian tình yêu của những đêm Sim Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 157 Các đôi trai gái Vân Kiều thƣờng hẹn hò với nhau bên những bờ sông con suối, hay ở những ngôi nhà Xu giữa cảnh núi rừng thiên nhiên thơ mộng, để rồi nên vợ nên chồng. Núi rừng, sông suối chính là những ngƣời bạn đồng hành thân thiết với những đêm tình yêu của con trai, con gái Vân Kiều. Núi rừng, sông suối bản làng ngƣời Vân Kiều từ bao đời nay đã làm chứng cho biết bao mối nhân duyên nhƣ thế. Từ thế hệ này sang thế hệ khác núi rừng, sông suối vẫn là ngƣời bạn đồng hành thuỷ chung với ngƣời Vân Kiều trong cuộc sống nói chung và trên con đƣờng đi tìm tình yêu, hạnh phúc nói riêng. 2.3 Hát giao duyên - khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên người Vân Kiều 2.3.1 Nét đẹp của hát giao duyên Đã bao đời nay, đồng bào Vân Kiều miền núi Quảng Trị vẫn lƣu truyền một loại hát đối – một nét đẹp trong văn hoá ứng xử đầy chất thơ trữ tình, đằm thắm đã và đang tôn vinh vẻ đẹp văn hóa truyền thống, đặc sắc của dân tộc mình. Đó là làn điệu hát giao duyên dành cho thanh niên nam nữ đến tuổi trƣởng thành, họ hát với nhau trong những lần hò hẹn – đi Sim. Cứ mỗi độ xuân về, những đôi trai làng, gái bản áo quần rực rỡ, sau khi đi thăm ngƣời thân, bạn bè chiều lại kéo nhau ra bờ sông, bờ suối để hát đối. Đấy là cơ hội để trai làng gái bản có dịp gặp nhau trao đổi tâm tình, ngỏ lời yêu thƣơng. 2.3.2 Những làn điệu dân ca trong hát giao duyên Ngƣời Vân Kiều có rất nhiều điệu hát dân ca, nhƣng những làn điệu dân ca đƣợc dùng để hát giao duyên trong những buổi đi sim thì có ba loại chính đó là : Cha chấp, Oát, Xanớt. Cha chấp là loại hình đối đáp dành cho thanh niên nam nữ trong những buổi đầu hò hẹn. Với nhạc điệu ấm áp và ca từ trữ tình họ hát không phải để thử tài mà chỉ để bày tỏ nỗi lòng, thông tin cho nhau thân phận, hoàn cảnh và cảm nhận của mình về đối tƣợng. Bƣớc qua giai đoạn đầu bỡ ngỡ còn nhiều nghi ngại, họ dần trở nên thân thuộc. Làn điệu Oát giúp những đôi bạn trẻ xích lại gần nhau hơn. Tình yêu của họ lớn dần lên qua những lời ca, điệu hát. Những câu hát Oát nhƣ trở thành ngƣời mai mối dẫn dắt họ mạnh dạn tìm đến bên nhau. Xà Nớt là làn điệu dân ca để bày tỏ mong ƣớc kết đôi của hai ngƣời yêu nhau. Đó là khi họ tự thấy đƣợc niềm khát khao yêu đƣơng của lòng mình, là khi họ thấy không thể thiếu đƣợc ngƣời mình yêu dấu trong đời. 2.3.3 Những nhạc cụ truyền thống tiêu biểu đi kèm với các làn điệu dân ca Kèn Amam đi kèm với làn điệu Cha chấp. Trong những lần đi Sim và hát giao duyên, con gái là ngƣời giữ kèn Amam. Đây là loại kèn phải có hai ngƣời thổi và hát lên làn điệu Cha chấp để trao đổi tình cảm, giọng kèn trầm và âm vang. Còn làn điệu Oát thì phải đi kèm với kèn Tariền. Loại kèn này đƣợc làm bằng ống trúc, có dùi năm lỗ tạo ra sau thanh âm trầm bổng. Kèn Tariền dành cho các chàng trai thổi ở các nhà Xu để thổ lộ tâm tình với bạn gái. Các chàng trai vừa thổi vừa hát Oát để nói lên nỗi lòng thầm kín với ngƣời mình yêu. Âm thanh của tiếng kèn Tariền vì thế mà tha thiết, rạo rực. Tiếng kèn Khui thì vang lên cùng với làn điệu Xà nớt. Kèn Khui là loại kèn thổi dọc có lƣỡi gà làm bằng nứa rung tự nhiên. Về cấu tạo, nó là 1 ống nứa dài 30 cm, đƣờng kính 0,5 cm. Điểm đặc biệt là cả hai ngƣời cùng thổi 1 ống. Khi hai ngƣời cùng thổi Khui và hát Xà nớt tức là họ đã trở thành một đôi tâm đầu ý hợp. 2.4 Những luật tục đi sim 2.4.1 Những luật tục được phép Con trai con gái Vân Kiều đến tuổi trƣởng thành, có thể đi Sim để tìm bạn đời, con trai Vân Kiều đƣợc phép qua nhà con gái chơi bất cứ lúc nào dù nửa đêm khuya khoắt mà không sợ làm phiền bố, mẹ cô gái. Khi đã phải lòng nhau, nếu không ngủ ở nhà xu thì đôi trai gái có thể rủ nhau ra rừng ngủ. Cô gái mang theo 1 cái chăn, 1 cái gối, bẻ lá khô lót làm chiếu. Đến sáng ngƣời con gái phải dậy sớm để về đâm lúa, múc nƣớc, bẻ bắp cho gia đình.Tục lệ của Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 158 ngƣời Vân Kiều còn cho phép nếu chàng trai đã phải lòng với cô gái nào thì khi màn đêm buông xuống họ tìm đến nơi cô gái nằm, rẽ vách bật tín hiệu. Đồng ý, cô gái sẽ mở cửa cho vào rồi họ lại dắt nhau ra rừng, ra chòi canh rẫy để tìm hiểu nhau. 2.4.2 Những điều tối kỵ Khi đi Sim, luật lệ đầu tiên mà đám thanh niên phải học là không đƣợc ép buộc con gái yêu mình, không đƣợc tranh ngƣời yêu và phải nhƣờng cho ngƣời đến trƣớc.Theo tục lệ của ngƣời Vân Kiều đôi trai, gái vào rừng ngủ không đƣợc đem chiếu, không đƣợc bẻ lá tƣơi lót làm chiếu.Nam nữ trƣớc khi tính đến chuyện hôn nhân phải trải qua quãng thời gian tìm hiểu, khi tình cảm và sự chọn lựa đã chín muồi, phải đƣợc sự mai mối của ông bà mối, đƣợc sự đồng ý của hai gia đình, hai dòng họ trƣớc. Trong luật tục cũng nhƣ quan niệm của đồng bào Vân Kiều, khi chƣa là vợ chồng của nhau thì tuyệt đối không đƣợc quan hệ tình dục với nhau, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt. 2.5 Giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của tục lệ đi sim của người Vân Kiều ở Quảng Trị Ngƣời Vân Kiều ở Quảng trị từ bao đời nay vẫn luôn tự hào và yêu quý những truyền thống cha ông để lại. Con trai con gái Vân Kiều luôn tự tin vào tình yêu mà mình tìm đƣợc sau những lần họ hẹn của những đêm Sim. Tục lệ đi Sim vì thế mà có một chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn trẻ Vân Kiều. Đó là nét đẹp văn hoá, là nét thuần phong mỹ tục đáng đƣợc gìn giữ phát huy. KẾT LUẬN Đi Sim - một nét sinh hoạt đặc sắc đã trở thành biểu tƣợng văn hoá của ngƣời Vân Kiều nói chung. Con trai, con gái trƣởng thành đều mong đợi những đêm Sim trữ tình, lãng mạn. Họ sẽ tìm đến bên nhau, trao cho nhau những lời tỏ tình bằng những câu hát dân ca Oát, Cha chấp, Xà nớt thấm đẫm chất thơ và chân thành, nồng ấm. Tình yêu của họ đẹp nhƣ đoá hoa rừng, hứa hẹn một mùa hạnh phúc. Đi Sim là một hoạt động văn hoá mang tình truyền thống, nó nhắc nhở ngƣời Vân Kiều hƣớng về nguồn cội, trân trọng gìn giữ những thành quả sáng tạo của cha ông. Những buổi đi Sim chính là những buổi giao lƣu thân mật tạo nên sự gắn kết cộng đồng ngƣời dân tộc Vân Kiều ở các bản với nhau, tăng thêm tình thân, tình đoàn kết. Hôn nhân giữa con trai, con gái các bản với nhau là nhịp cầu để tất cả bà con trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn.Tục lệ đi Sim vì thế mà trở thành một nét đẹp văn hoá không thể thiếu trong đời sống đời sống tinh thần của ngƣời Vân Kiều. Chúng tôi tin rằng, dù cuộc sống có đổi thay thế nào thì nét văn hoá này vẫn mãi tồn tại, mỗi ngƣời Vân Kiều đều ý thức đƣợc giá trị truyền thống của nó để trân trọng, gìn giữ và tự hào. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Trọng Báu (2007), Truyện kể về phong tục, truyền thống văn hoá các dân tộc Việt Nam, Tập 1. Nxb Giáo dục. [2] Mạc Đƣờng (1964), Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học, Hà Nội. [3] Nguyễn Văn Huy (1997), Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục. [4] Lê Văn Hoan (1996), “Tìm hiểu đời sống kinh tế - xã hội ở một xã miền núi Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt, số 19, tr 76 – 79. [5] Nguyễn Hữu Quý (2004) “Tập tục hát sim – khát vọng tự do yêu đƣơng của dân tộc Bru – Vân Kiều”, Tạp chí Cửa Việt số 119, tr 66 –71.
Luận văn liên quan