Thị trường chứng khoán là một điểm nóng thu hút sựquan tâm rất lớn của mọi
đối tượng trong xã hội. Nếu như ởcác nước trên thếgiới, thịtrường chứng khoán được
hình thành lâu đời thì ởViệt Nam, thịtrường này đang dần thu hút sựquan tâm của
công chúng. Thực tếsựhình thành và hoạt động mạnh mẽcủa sàn giao dịch HASTC
và sởgiao dịch HOSE là minh chứng rõ ràng cho điều này.Đi đôi với sựphát triển của
thịtrường chứng khoán là sựhình thành và nâng cấp đáng kểcủa các công cụkĩthuật
ứng dụng trong phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định đầu tưphù hợp.
Trong khóa luận này, vềmặt lý thuyết tôi sẽtrình bày tổng quan vềLogic mờ
(Fuzzy Logic), các công cụhỗtrợvà các bước đểthực hiện một hệthống Logic mờ.
Ngoài ra, tôi cũng trình bày vềlý thuyết phân tích kỹthuật trong chứng khoán. Ở
phần thí nghiệm, tôi sẽtrình bày chi tiết việc áp dụng Logic mờvào việc xây dựng bài
toán dựbáo tài chính mà cụthểlà dựbáo trong thịtrường chứng khoán. Tiếp đó, tôi sẽ
trình bày quá trình áp dụng trực tiếp sản phẩm thu được từthí nghiệm vào việc dự
đoán xu thếgiá của mã chứng khoán Công Ty CổPhần Đầu TưPhát Triển Công Nghệ
FPT (mã chứng khoán là FPT) và đánh giá hiệu quảcủa chương trình. Cuối cùng là
định hướng vềcác chức năng cần bổsung thêm cho chương trình đểcó thểsửdụng
được trong thực tế.
63 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu và xây dựng mô hình fuzzy logic ứng dụng trong bài toán dự báo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Trần Bá Nghiệp
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH FUZZY
LOGIC ỨNG DỤNG TRONG BÀI TOÁN DỰ BÁO
TÀI CHÍNH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Các Hệ Thống Thông Tin
HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Trần Bá Nghiệp
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH FUZZY
LOGIC ỨNG DỤNG TRONG BÀI TOÁN DỰ BÁO
TÀI CHÍNH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Các Hệ Thống Thông Tin
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Hà Nam
HÀ NỘI - 2009
i
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội đặc biệt tới các thầy cô
trong khoa Công nghệ Thông tin đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt 5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại
học Công Nghệ.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Hà Nam - Giảng viên bộ môn Các
Hệ Thống Thông Tin khoa Công Nghệ Thông Tin , trường Đại học Công Nghệ đã
định hướng và hướng dẫn tận tình trong quá trình tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới công ty FTP-IS đã hỗ trợ về
mặt tài liệu và kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để tôi có thể hoàn thành được đề
tài nghiên cứu và nâng cao tính ứng dụng của đề tài trong thực tiễn.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã động
viên, chăm sóc, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập tại đại học, nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2009
Trần Bá Nghiệp
Sinh viên lớp K50 – Các Hệ Thống Thông Tin
Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Công Nghệ
ii
Tóm tắt
Thị trường chứng khoán là một điểm nóng thu hút sự quan tâm rất lớn của mọi
đối tượng trong xã hội. Nếu như ở các nước trên thế giới, thị trường chứng khoán được
hình thành lâu đời thì ở Việt Nam, thị trường này đang dần thu hút sự quan tâm của
công chúng. Thực tế sự hình thành và hoạt động mạnh mẽ của sàn giao dịch HASTC
và sở giao dịch HOSE là minh chứng rõ ràng cho điều này.Đi đôi với sự phát triển của
thị trường chứng khoán là sự hình thành và nâng cấp đáng kể của các công cụ kĩ thuật
ứng dụng trong phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Trong khóa luận này, về mặt lý thuyết tôi sẽ trình bày tổng quan về Logic mờ
(Fuzzy Logic), các công cụ hỗ trợ và các bước để thực hiện một hệ thống Logic mờ.
Ngoài ra, tôi cũng trình bày về lý thuyết phân tích kỹ thuật trong chứng khoán. Ở
phần thí nghiệm, tôi sẽ trình bày chi tiết việc áp dụng Logic mờ vào việc xây dựng bài
toán dự báo tài chính mà cụ thể là dự báo trong thị trường chứng khoán. Tiếp đó, tôi sẽ
trình bày quá trình áp dụng trực tiếp sản phẩm thu được từ thí nghiệm vào việc dự
đoán xu thế giá của mã chứng khoán Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ
FPT (mã chứng khoán là FPT) và đánh giá hiệu quả của chương trình. Cuối cùng là
định hướng về các chức năng cần bổ sung thêm cho chương trình để có thể sử dụng
được trong thực tế.
iii
Mục lục
Lời mở đầu .....................................................................................................................1
Chương 1. .......................................................................................................................3
Tìm hiểu chung về phân tích kĩ thuật trên thị trường chứng khoán và logic mờ ...3
1.1. Lý thuyết kinh tế. ..................................................................................................3
1.1.1. Thị trường chứng khoán. ................................................................................3
1.1.2. Phương pháp phân tích kỹ thuật. ....................................................................4
1.1.3. Lý thuyết dow ..........................................................................................11
1.2. Lý thuyết máy tính..............................................................................................19
1.2.1 Lý thuyết về Logic mờ...................................................................................19
1.2.2 Công cụ thực hiện hệ Logic mờ.....................................................................20
1.2.3 Một số ứng dụng của Logic mờ.....................................................................21
1.2.4 Các yếu tố xây dựng mô hình Logic mờ. ......................................................23
1.2.5 Qui trình hoạt động của Logic mờ.................................................................27
1.2.6 Phương pháp xây dựng mô hình. ...............................................................27
Tổng kết .....................................................................................................................29
Chương 2. .....................................................................................................................30
Xây dựng mô hình Logic mờ và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật.....................30
2.1 Xây dựng mô hình...............................................................................................30
2.1.1 Dữ liệu đầu vào cho mô hình........................................................................31
2.1.2 Các biến ngôn ngữ và giá trị của chúng. .......................................................32
2.1.3 Các hàm được sử dụng trong mô hình...........................................................33
2.1.4 Tập luật ..........................................................................................................36
2.2 Ứng dụng của mô hình. ......................................................................................38
2.2.1 Chức năng nhập dữ liệu. ...........................................................................38
2.2.2 Chức năng xây dựng biểu đồ.....................................................................39
2.2.3 Chức năng xem, xóa biểu đồ theo mã chứng khoán. ................................39
2.2.4 Chức năng phân tích đánh giá xu hướng giá chứng khoán.......................39
2.2.5 Chức năng đưa ra phán đoán dựa vào kết quả phân tích giá chứng khoán.
39
Tổng kết .....................................................................................................................39
iv
Chương 3. .....................................................................................................................39
Thực nghiệm và kết quả..............................................................................................40
3.1 Xây dựng chương trình mô phỏng và chạy chương trình. ...............................40
3.1.1 Cơ sở dữ liệu..................................................................................................40
3.1.2 Các chức năng chính......................................................................................41
3.1.4. Giao diện chương trình và kiểm thử chức năng. ..........................................45
3.2 Đánh giá và phân tích.........................................................................................49
3.2.1 Độ chính xác so với thực tế. ..........................................................................49
3.2.2 Phân tích và đánh giá. ....................................................................................51
3.2.3. Những hạn chế của mô hình. ........................................................................53
3.2.4. Hướng phát triển của mô hình. .....................................................................54
Tổng kết .....................................................................................................................54
Kết luận ........................................................................................................................56
1
Lời mở đầu
Ngày nay, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thúc đẩy mạnh mẽ sự ra đời
và nâng cấp của hàng loạt các công cụ phân tích kĩ thuật. Nhìn chung, các biểu đồ
chứa đựng các thông tin hữu ích về giá cổ phiếu trong quá khứ, hiện tại và dự báo
tương đối chính xác về xu hướng giá trong tương lai. Hệ thống phân tích kĩ thuật giúp
cho các nhà đầu tư cập nhật liên tục và phân tích sâu sát giá chứng khoán tại từng thời
điểm và đưa ra những dự báo nhanh nhạy hơn với những sự thay đổi tức thì của giá
chứng khoán.Tuy nhiên, có một thực tế là tại Việt Nam, một thị trường còn quá non
trẻ, các công cụ phân tích kĩ thuật chưa được áp dụng rộng rãi và chưa minh họa được
các xu hướng giá vốn là yếu tố cốt lõi của phân tích kĩ thuật.
Từ những thực tế nêu trên, tôi nhận thấy cần thiết phải tìm hiểu và xây dựng
một công cụ phân tích kĩ thuật phù hợp với môi trường tài chính của Việt Nam nói
riêng và tạo ra thêm một công cụ dự báo thống kê đối với thế giới.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi tập trung tìm hiểu về logic mờ (Fuzzy
logic), một logic mềm dẻo hơn logic thông thường (logic Boolean) và thích hợp hơn
đối với các bài toán phức tạp (ví dụ bài toán thế nào được coi là nóng, lạnh, ấm thì
logic Boolean không đưa ra kết luận chính xác được). Từ các nguyên tắc của fuzzy
logic để xây dựng nên các mô hình, kết hợp với các kiến thức chuyên môn về chứng
khoán để đưa ra các dự báo về giá chứng khoán trong tương lai. Kết quả thu được sẽ là
một hệ thống với tính năng chính là đoán nhận và dự báo xu hướng giá chứng khoán
và một số tính năng khác hỗ trợ nhà đầu tư chứng khoán. Sau khi xây dựng được hệ
thống, tôi tiến hành thử nghiệm trên chỉ số giá chứng khoán FPT và kết quả thực
nghiệm đã chứng minh tính phù hợp và chính xác cao của mô hình trong việc dự báo
giá chứng khoán.
Khóa luận tốt nghiệp của tôi được chia làm ba phần chính:
Chương I tập trung tìm hiểu về phương pháp phân tích kĩ thuật trên thị trường
chứng khoán và logic mờ. Đây là những cơ sở lý thuyết về kinh tế và kĩ thuật quan
trọng để xây dựng nên hệ thống dự báo giá chứng khoán. Đặc biệt, tôi chú trọng vào
tìm hiểu chi tiết Logic mờ cùng các ứng dụng đã có trong thực tế, các bước thực hiện
một mô hình logic mờ và cơ sở để lựa chọn công cụ thực hiện.
Chương II sẽ đi sâu vào cách tổ chức lắp ghép hệ thống dự báo giá chứng
2
khoán, cụ thể hóa về quá trình xây dựng mô hình và đưa ra được các chức năng cũng
như ứng dụng của mô hình đó trong việc tạo ra một hệ thống dự báo giá chứng khoán
trong tương lai.
Chương III sẽ báo cáo lại quá trình xây dựng mô hình thí nghiệm và đánh giá độ
chính xác so với thực tế của mô hình vừa xây dựng bằng thực nghiệm trên mã chứng
khoán FPT. Đồng thời, chương này cũng sẽ đưa ra những dự định và cơ sở để phát
triển tiếp các chức năng khác của chương trình cũng như khắc phục lỗi và hoàn thiện
lại các chức năng đã được xây dựng của chương trình.
3
Chương 1.
Tìm hiểu chung về phân tích kĩ thuật trên thị trường
chứng khoán và logic mờ
1.1. Lý thuyết kinh tế.
1.1.1. Thị trường chứng khoán.
Định nghĩa.
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán,
chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Thị trường chứng
khoán có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung.
Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung
theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch
chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao
dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham
gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.
TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường
OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán
trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này
được hình thành theo phương thức thoả thuận.
Chức năng của TTCK.
• Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của
họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất
xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động
được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục
vụ các nhu cầu chung của xã hội.
• Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng.
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ
4
hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính
chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù
hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
• Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán.
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành
tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một
trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho
thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có
hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
• Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách
tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp
được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành
mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải
tiến sản phẩm.
• Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và
chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế
tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền
kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ
quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK,
Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm
hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số
chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự
phát triển cân đối của nền kinh tế.
1.1.2. Phương pháp phân tích kỹ thuật.
Định nghĩa.
Phân tích kỹ thuật là việc sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền,
xác suất thống kê,…) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện tại
để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận định xu
hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh” hoặc nhận định tương quan lực
5
lượng giữa sự tăng và sự giảm giá.
Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay
các thông tin về thị trường về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào tập các dữ liệu về
giá cả, khối lượng… của cổ phiếu thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ.
Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường, tức là các thông tin trong
quá khứ- phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả của cổ
phiếu.
Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị trạng thái
của thị trường đã xảy ra trong quá khứ; thời điểm rút ra kết luận về trạng thái của thị
trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra. Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là
độ trễ. Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động. Giá
CK trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã CK
DNP.
Bảng 1: Ví dụ về thống kê chứng khoán
Ngày Giá Thay đổi % thay đổi Khối lượng
18/05 76.000 2.000 2,7% 56,350
17/05 74.000 2.000 2,78% 36.190
16/05 72.000 -3.500 -4.64% 43.350
15/05 75.500 3.500 4,86% 30.550
14/05 72.000 3.000 4,35% 52.750
Vậy giá trị trung bình động trong 5 phiên của DNP vào ngày 18/05/2007 là (76.000 +
74.000 + 72.000 + 75.500 + 72.000) / 5 = 73.900 đ
Tập hợp các giá trung bình động của DNP trong các ngày khác nhau sẽ được
đường trung bình động giá trong 5 phiên của DNP.
6
Hình 1: Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán trong thực tế
Bằng mắt thường quan sát đường trung bình động có thể nhận định rằng xu thế
của DNP đến thời điểm ngày 18/05/2007 là tăng giá, liệu sau ngày 18/05/2007 giá CP
của DNP có tiếp tục tăng không? Đây chính là nhiệm vụ của việc phân tích kỹ thuật.
Các khái niệm cơ bản trong phân tích kỹ thuật.
• Điểm đảo chiều
Có điểm đảo chiều lên và đảo chiều xuống, trong trường hợp xu thế của giá chứng
khoán đang tăng xuất hiện điểm đảo chiều mà tại đó giá chứng khoán đi xuống thì gọi
là điểm đảo chiều lên. Ngược lại khi giá chứng khoán đang xuống mà xuất hiện điểm
đảo chiều mà tại đó giá chứng khoán đi lên thì gọi là điểm đảo chiều xuống.
• Ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ
Ngưỡng hỗ trợ giữ cho giá cổ phiếu ở trên một mức giá nhất định nào đó, ngược lại
ngưỡng kháng cự lại kìm giá cổ phiếu ở dưới một mức giá nhất định nào đó. Biểu diễn
các đường hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ giúp nhà đầu tư hiểu được tầm quan trọng
của nó trong quá khứ cũng như trong tương lai như thế nào. Nếu chúng ta thấy có giao
dịch ở tại một trong hai ngưỡng này thì có thể dự đoán một cách tuơng đối giá của cổ
phiếu mà chúng ta chọn mua. Và dĩ nhiên sau đó chúng ta có thể ra quyết định mua
bán trên những mức giá mong đợi này.
• Phân kỳ.
7
Phân kỳ đóng vai trò phát sinh các tín hiệu mua và bán hoặc giữ vai trò là một
cảnh báo về sự thay đổi xu thế. Có 2 loại phân kỳ là phân kỳ dương và phân kỳ âm.
Phân kỳ dương là phân kỳ mà giá trị của phân tích tăng nhưng giá của chứng khoán
đang có xu hướng giảm; phân kỳ dương báo hiệu về sự thay đổi xu hướng sắp tới của
giá là tăng giá.
Hình 2: Phân kỳ dương
Nguồn: www.bsc.com.vn
Phân kỳ âm là phân kỳ mà giá trị của phân tích giảm nhưng giá của chứng khoán
tăng; phân kỳ âm báo hiệu về sự thay đổi xu thế sắp tới sẽ là giảm giá. Điều này không
có nghĩa là tại thời điểm mà nhà đầu tư nhìn thấy chu kỳ dương hoặc chu kỳ âm thì xu
thế giá sẽ thay đổi trong tương lai gần, rất khó xác định khi nào sự thay đổi xu thế sẽ
xảy ra. Vì vậy không thể ra quyết định mua hoặc bán chỉ dựa vào phân kỳ mà phải sử
dụng với vai trò củng cố bổ trợ với các tín hiệu khác.
• Siêu mua /Siêu bán.
Siêu mua và siêu bán là hai ngưỡng giá trị của phân tích. Mọi giá trị nằm trên
ngưỡng siêu mua thì tại đó nó thể hiện giá CP tăng. Mọi giá trị nằm dưới ngưỡng siêu
bán là giá CP giảm. Phân tích việc xuyên phá các ngưỡng giá trị này nhằm chỉ ra khi
giá CP đang biến động dập dềnh nhằm chỉ ra xu thế sắp tới của giá CP sẽ là tăng giá
hay giảm giá.
Trong trường hợp giá CP biến động có xu thế, sử dụng các ngưỡng siêu mua
hoặc siêu bán thường hay cho tín hiệu không phù hợp nếu việc mua và bán đi
8
ngược lại xu thế của thị trường. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng các tín hiệu mua hoặc
bán khi giá trị siêu mua hoặc siêu bán bị xuyên phá nhưng phải thuận theo xu thế
chung thị trường mà không được đi ngược lại. Cụ thể nếu có tín hiệu mua và biến
động là tăng thì có thể mua, nếu có tín hiệu bán và biến động là giảm thì có thể bán; xu
thế càng mạnh mẽ thì tín hiệu càng đáng tin cậy.
• Đường trung bình.
Đường trung bình là ngưỡng trung bình giá trị của phân tích. Nếu sự xuyên phá
là vượt ngưỡng trung bình, thế trận đổi chiều nghiêng phần thắng về phe bán cổ phiếu.
Ngược lại nếu sự xuyên phá là xuống dưới ngưỡng trung bình điều đó có nghĩa thế
trận đổi chiều nghiêng phần thắng về phe mua cổ phiếu.
• Tín hiệu mua và bán.
Để đưa ra các quyết định mua và bán hợp lý, cần có một số tín hiệu khác nhau
bổ trợ lẫn nhau nhằm tăng cường độ chính xác của các tín hiệu và giảm thiểu rủi ro đối
mới mỗi quyết định. Các dấu hiệu sau được sử dụng để báo hiện việc mua hoặc bán:
Nếu giá trị của máy dao động từ dưới vượt qua ngưỡng siêu mua rồi quay trở
lại xuống dưới ngưỡng này, đồng t