NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ LUÂN HỒI
Ngày nào bài học dưới trần chưa hết, quả báo đã gây ra dầu xấu dầu tốt trả chưa sạch thì ngày đó con người phải vâng theo Thiên Ý trở xuống phàm trần đầu thai nữa.
- Con người còn mến cõi trần hay không ?
- Có lẽ, bởi con người chưa trọn sáng trọn lành thì còn muốn trở xuống thế gian đặng tìm những sự thích ý, nó giúp con người, mở các năng lực đặng tiến hóa cho mau.
Vì mấy lẽ trên đây nên người ta cũng gọi Trishna “Soif de vivre” lòng tham sống là nguyên nhân của sự Luân Hồi.
Từ cõi Thiên Đường mà xuống cõi trần thì không khác nào đương ở giữa đồng trống lúc đúng ngọ mà chun vào hang sâu thăm thẳm, tối tăm, mù mịt.
Vui chi đó mà phải ham ?
Nhưng xuống cõi trần bị giác quan gạt gẫm thì ham mê mùi tục, không lo phản bổn huờn nguyên.
BA NGUYÊN ĐỘNG LỰC ĐỊNH SỐ MẠNG CON NGƯỜI
Một linh hồn thường: lúc đi đầu thai, chưa có quyền chọn lựa một xác thân, chỗ nó sanh ra, do ảnh hưởng của ba nguyên động lực nầy hiệp đồng.
Một là : Luật Tiến hoá.
Hai là : Luật Quả báo.
Ba là : Dây oan trái của con người gây ra từ mấy kiếp trước.
Luật Tiến hóa muốn cho con người sanh vào nơi nào có đủ điều kiện giúp con người mở mang những tánh tốt cần ích. Song luật nầy bị luật quả báo sửa đổi.
Nếu kiếp trước con người hành động nghịch với lòng Trời thì tự nhiên kiếp nầy không được gặp những dịp may.
Trái lại, con người làm phước nhiều thì sẽ hưởng được những quả tốt đã gây ra, bởi vì con người gieo giống chi thì gặt giống nấy.
Còn cái nguyên động lực thứ ba là dây oan trái, hoặc tình yêu thương, hoặc sự thù hận của con người gây ra với kẻ khác từ mấy kiếp trước, nó có thể sửa đổi hai cái kia. Bởi thế, trong một gia đình, cũng thời là con, mà đứa nầy được cha mẹ nâng niu, đứa kia bị cha mẹ ruồng bỏ, đứa thì tiện tặn, đứa thì xa xí, đứa thì hiếu thuận, đứa thì ngỗ nghịch.
Cho hay làm cha mẹ không thể chọn lựa một linh hồn nào đầu thai làm con mình, song ăn ở nhơn từ đức hạnh thì thường sanh ra con hiền, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt mà thôi.
SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA BA MỘT LƯU TÁNH NGUYÊN TỬ
Xin nhắc lại sau khi thác, con người bỏ cõi Trần qua cõi Trung giới rồi mới về Thiên Đường [1].
Trong lúc ở cõi vô hình hay là cõi Thượng Thiên thì hột Lưu tánh nguyên tử của cái Xác, hột Lưu tánh nguyên tử của cái Vía, hột Lưu tánh nguyên tử của cái Trí xỏ xâu với nhau ở trong Thượng Trí nằm im lìm.
Chừng linh hồn đi đầu thai thì ba hột Lưu tánh nguyên tử bắt đầu hoạt động lại như trước.
Hột Lưu tánh nguyên tử của cái Trí và hột Lưu tánh nguyên tử của cái Vía rung động và rút những chất Thượng thanh khí và Thanh khí hợp với chúng nó để làm cái Trí và cái Vía của đứa nhỏ. Còn hột Lưu tánh của Xác thịt thì chờ dịp nhập vô mình người mẹ đặng làm cho đậu thai.
ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ ĐẬU THAI
Muốn đậu thai phải đủ hai điều kiện : Tinh thần và vật chất.
Tinh thần tức là linh hồn đi đầu thai. Còn vật chất là khí huyết cha mẹ sung túc “vô bịnh tật”. Trong hai điều, thiếu một không được. Có khi đậu thai mà không có linh hồn, đứa nhỏ sanh ra phải chết liền không sống được phút nào cả.
62 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về kiếp luân hồi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUÂN HỒI Tác giả BẠCH LIÊNthủy trúc
Bản in lần thứ Nhì19 – 4 – 1949
MỤC LỤC
CHƯƠNG THỨ NHỨT
Nguyên nhân của sự Luân Hồi.
Ba nguyên động lực định số mạng con người.
Sự hoạt động của ba hột Lưu tánh nguyên tử.
Điều kiện của sự đầu thai.
Cái Phách của đứa nhỏ.
Ảnh hưởng tư tưởng của người mẹ đối với cái phách đứa nhỏ.
Thai giáo.
Cái Vía và cái Trí đứa nhỏ.
Ngôi sao bổn mạng.
Chơn nhơn và phàm nhơn.
Tại sao ta không nhớ những kiếp trước ?
CHƯƠNG THỨ NHÌ
Những quan niệm về kiếp Luân Hồi.
I.- Phái không tin có Luân Hồi mà tin có tâm linh của đứa nhỏ sanh ra một lượt.
II.- Phái Thiên Chúa
Sanh lại nữa
Sự sai biệt giữa các dân tộc – Sự hỗn loạn ở cõi Trần – Ai gây chiến tranh giặc giả.
Đạo Phật.
Đạo Hồi Hồi.
Đạo Nho.
CHƯƠNG THỨ BA
Tại sao có sự sai biệt giữa quần chúng ?
Những vị Thần đồng.
Những vị Thần đồng bên Âu Mỹ - Các nhạc sĩ – Các họa sĩ- Các bác sĩ –Văn sĩ và Thi sĩ.
Những vị biết nhiều thứ tiếng.
Những vị Thần đồng ngày nay – Một ông lương y năm tuổi –
Một nhà khoa học bé con – Một nhà đạo đức bé con.
Thần đồng bốn tuồi – Những vị Thần đồng Đông phương.
Những người nhớ chuyện kiếp trước – Chuyện Thiếu tá Welsh.
Trích lục sự điều tra của bác sĩ Calderone.
Tờ tường thuật của bác sĩ Dr. Martin
Nhớ chuyện kiếp trước.
Chuyện con ông hoàng Emile de VV.
Đầu thai làm con hai lần.
Dùng phép thâu thần hỏi việc quá khứ và chuyện vị lai.
Sát phu quả báo.
CHƯƠNG THỨ TƯ
Những ngôi tinh tú – Những tinh cầu lớn hơn mặt trời soi sáng chúng ta –
Những tinh cầu nhỏ hơn mặt trời soi sáng chúng ta.
Những Thái dương hệ - Ông Trời hay là Thái Cực Thánh Hoàng – Ba Ngôi của Đấng Tạo Hóa.
Thái dương hệ của chúng ta.
Dãy trái đất – Những loài trên thế gian.
Bảy cuộc tuần hoàn (Les 7 rondes) và sự biến đổi hình dạng.
Tại sao phải có sự thay hình đổi dạng – Hồn khóm – Những thú đặng đầu thai làm người.
Khi đi đầu thai làm người.
Hết cuộc tuần hoàn thứ bảy, dãy trái đất nầy ra sao ? – Bảy loài trên thế gian hồi trước ở đâu ?
Những loài ở dãy hành tinh thứ năm – Trái đất mình ở vào cuộc tuần hoàn thứ mấy ?
Sự phán xét cuối cùng – Dân số trên dãy trái đất nầy được bao nhiêu ?
Thái dương hệ của chúng ta sanh ra đã bao lâu rồi ?
Hết cuộc tuần hoàn thứ bảy có được bao nhiêu người thành Tiên Thánh? -
Có thể thành Tiên Thánh trước cuộc tuần hoàn thứ bảy.
Hãy cứu vớt những người bị bỏ lại.
Những giống dân trên dãy địa cầu – Giống dân thứ nhứt.
Giống dân thứ nhì – Cách sanh sản.
Giống dân thứ ba – Cách sanh sản – Giác quan và tiếng nói.
Sự văn minh – Giống dân thứ tư – Bảy nhánh của giống dân thứ tư.
Giống dân thứ năm.
Giống dân thứ sáu. – Giống dân thứ bảy – Nội cảnh tuần hoàn.
Những điều nên biết về sự sanh hóa và sự Luân hồi các giống dân –
Những hạng linh hồn đi đầu thai.
Tại làm sao tới giống dân thứ ba có sự phân chia nam nữ ?
Bảy Châu thế giới – Châu thứ nhứt – Châu thứ nhì – Châu thứ ba.
Những cuộc tang thương – Sự biến đổi khí hậu.
Châu thứ tư – Những cuộc tang thương.
Châu thứ năm.
Châu thứ sáu – Châu thứ bảy – Quần Tiên Hội và sự cai trị thế gian.
Thành Tiên rồi đi đâu ?
CHƯƠNG THỨ NĂM
Tiểu sử Đức Ngọc Đế.
Ở Đông Phương con gái hóa làm con trai.
Ở Tây Phương nữ hóa nam.
Nữ hóa nam – Tổ tông loài người ở đâu ?
PHỤ LỤC
Chuyện ông Lý thanh Vân sống 256 tuổi – (Chuyện bên Tàu).
Chuyện cô Kumari Shanti Devi kiếp trước ở Muttra, thác rồi tái sanh tại Delhi –
Những câu trả lời chắc chắn.
Những dấu chứng cô bé nhớ chuyện kiếp trước.
Cô bé nói cô có chôn giấu tiền bạc.
Chuyện lạ lùng.
Cô bé chỉ nhà.
Nhưng còn một chuyện làm chúng tôi ngạc nhiên hơn nữa.
Một chuyện nhớ lại kiếp trước rất lạ lùng.
Lời bàn.
CON NGƯỜI LÀ AI ?
XUỐNG CÕI TRẦN LÀM CHI ?
Quyển thứ sáu
LUÂN HỒI
CHƯƠNG THỨ NHỨT
NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ LUÂN HỒI
Ngày nào bài học dưới trần chưa hết, quả báo đã gây ra dầu xấu dầu tốt trả chưa sạch thì ngày đó con người phải vâng theo Thiên Ý trở xuống phàm trần đầu thai nữa.
- Con người còn mến cõi trần hay không ?
- Có lẽ, bởi con người chưa trọn sáng trọn lành thì còn muốn trở xuống thế gian đặng tìm những sự thích ý, nó giúp con người, mở các năng lực đặng tiến hóa cho mau.
Vì mấy lẽ trên đây nên người ta cũng gọi Trishna “Soif de vivre” lòng tham sống là nguyên nhân của sự Luân Hồi.
Từ cõi Thiên Đường mà xuống cõi trần thì không khác nào đương ở giữa đồng trống lúc đúng ngọ mà chun vào hang sâu thăm thẳm, tối tăm, mù mịt.
Vui chi đó mà phải ham ?
Nhưng xuống cõi trần bị giác quan gạt gẫm thì ham mê mùi tục, không lo phản bổn huờn nguyên.
BA NGUYÊN ĐỘNG LỰC ĐỊNH SỐ MẠNG CON NGƯỜI
Một linh hồn thường: lúc đi đầu thai, chưa có quyền chọn lựa một xác thân, chỗ nó sanh ra, do ảnh hưởng của ba nguyên động lực nầy hiệp đồng.
Một là : Luật Tiến hoá.
Hai là : Luật Quả báo.
Ba là : Dây oan trái của con người gây ra từ mấy kiếp trước.
Luật Tiến hóa muốn cho con người sanh vào nơi nào có đủ điều kiện giúp con người mở mang những tánh tốt cần ích. Song luật nầy bị luật quả báo sửa đổi.
Nếu kiếp trước con người hành động nghịch với lòng Trời thì tự nhiên kiếp nầy không được gặp những dịp may.
Trái lại, con người làm phước nhiều thì sẽ hưởng được những quả tốt đã gây ra, bởi vì con người gieo giống chi thì gặt giống nấy.
Còn cái nguyên động lực thứ ba là dây oan trái, hoặc tình yêu thương, hoặc sự thù hận của con người gây ra với kẻ khác từ mấy kiếp trước, nó có thể sửa đổi hai cái kia. Bởi thế, trong một gia đình, cũng thời là con, mà đứa nầy được cha mẹ nâng niu, đứa kia bị cha mẹ ruồng bỏ, đứa thì tiện tặn, đứa thì xa xí, đứa thì hiếu thuận, đứa thì ngỗ nghịch.
Cho hay làm cha mẹ không thể chọn lựa một linh hồn nào đầu thai làm con mình, song ăn ở nhơn từ đức hạnh thì thường sanh ra con hiền, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt mà thôi.
SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA BA MỘT LƯU TÁNH NGUYÊN TỬ
Xin nhắc lại sau khi thác, con người bỏ cõi Trần qua cõi Trung giới rồi mới về Thiên Đường [1].
Trong lúc ở cõi vô hình hay là cõi Thượng Thiên thì hột Lưu tánh nguyên tử của cái Xác, hột Lưu tánh nguyên tử của cái Vía, hột Lưu tánh nguyên tử của cái Trí xỏ xâu với nhau ở trong Thượng Trí nằm im lìm.
Chừng linh hồn đi đầu thai thì ba hột Lưu tánh nguyên tử bắt đầu hoạt động lại như trước.
Hột Lưu tánh nguyên tử của cái Trí và hột Lưu tánh nguyên tử của cái Vía rung động và rút những chất Thượng thanh khí và Thanh khí hợp với chúng nó để làm cái Trí và cái Vía của đứa nhỏ. Còn hột Lưu tánh của Xác thịt thì chờ dịp nhập vô mình người mẹ đặng làm cho đậu thai.
ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ ĐẬU THAI
Muốn đậu thai phải đủ hai điều kiện : Tinh thần và vật chất.
Tinh thần tức là linh hồn đi đầu thai. Còn vật chất là khí huyết cha mẹ sung túc “vô bịnh tật”. Trong hai điều, thiếu một không được. Có khi đậu thai mà không có linh hồn, đứa nhỏ sanh ra phải chết liền không sống được phút nào cả.
CÁI PHÁCH CỦA ĐỨA NHỎ
Khi linh hồn đi đầu thai, thì Tứ đại Thiên vương (Les 4 Dévarajahs) do theo quả báo của con người phải trả kiếp nầy mà sanh ra một hình tư tưởng (un élémental) xin gọi là con tinh chất. Con tinh chất nầy lãnh trách nhiệm làm cái Phách tức là khuôn khổ xác thịt của đứa nhỏ.
Thân hình lớn nhỏ và màu sắc của con tinh chất nầy biến đổi tùy theo trường hợp. Ban đầu nó ở chung quanh người mẹ đứa nhỏ rồi sau vô trong bụng. Những người có thần nhãn mà chưa lão luyện thấy nó thì lầm là hồn của đứa nhỏ. Trừ ra những trường hợp đặc biệt mà con tinh chất phải làm một cái thân thể đẹp đẽ hết sức hay là xấu xa hết sức thì mặt mày của đứa nhỏ chịu ảnh hưởng tư tưởng và ý muốn của người mẹ cùng là hoàn cảnh.
Thường thường, con tinh chất nầy ở với đứa nhỏ tới khi nó bảy tuổi mới tan mất, rồi linh hồn mới thật nhập vô xác thịt. Có khi nó lìa đứa nhỏ sớm hơn để cho linh hồn săn sóc lấy. Cái đó tùy theo sự tiến hóa của con người.
ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI MẸ ĐỐI VỚI CÁI PHÁCH ĐỨA NHỎ
Muốn làm cái Phách của đứa nhỏ thì con tinh chất của Tứ đại Thiên vương phải lấy chất tinh khí (matìere éthérique) trong cái Phách của người mẹ. Nếu chất tinh khí nầy mà tinh khiết thì tự nhiên cái Phách của đứa nhỏ nầy cũng tinh khiết.
Mà muốn cho cái Phách được tinh khiết thì phải chọn lựa đồ ăn và nhứt là tư tưởng, nên nhắc lại rằng : Mỗi lần ta tư tưởng đến việc thanh cao, tốt đẹp thì chất khí xấu ở trong cái Trí và Vía của ta bay ra, chất khí tốt ở ngoài bay vào thế. Trái lại nếu ta tưởng chuyện quấy quá thấp hèn thì chất khí tốt ở trong cái Trí và Vía ta bay ra nhường chỗ cho chất khí xấu ngoài vô ở.
Nếu ngừoi mẹ thương ai thái quá hay ghét ai thái quá, và mỗi ngày đều nhớ tới người đó thì đứa nhỏ sanh ra sẽ giống người ấy như khuôn đúc.
Xin nghe mấy chuyện dưới đây.
Cô Mrs Ruth J. Wild có một đứa con gái được giải thưởng trong một cuộc đấu sắc đẹp có nhiều cô gái nhan sắc tuyệt trần đến dự, thuật lại rằng trước khi sanh nó ra, cô trải qua một thời kỳ khó khăn và đau khổ. Cô ở một mình lẻ loi trong đời mà cô nhứt định đứa con cô sanh ra sẽ tuyệt đẹp. Cô mới lại viếng thường thường Viện bảo tàng Brooklyn, ngồi trước tượng Nữ Thần Vénus và Adonis[2]. Cô đem theo mình luôn luôn cái bìa của một tờ Tạp chí có một đầu hình do một nhà Mỹ thuật Boileau vẽ ra và trong trí cô lúc nào cũng vẽ hình trạng đứa con gái của cô sẽ sanh ra. Tới kỳ cô nằm chỗ thì quả nhiên cô sanh ra một đứa con gái và cô nói “Cái điều mà tôi mơ mộng và ao ước đã làm ra một đứa nhỏ đẹp hơn hết trên đời”.
Mấy vị lương y tuyên bố rằng: Từ đó đến giờ chưa thấy một đứa bé nào như con tôi và có một ông lúc đó biết tôi nghèo khổ nên chịu cho tôi hai chục ngàn đô la đặng bắt nó. Nhưng dầu đem hết vàng trên thế gian cũng không mua nó được, bởi vì tôi biết tôi đã thành công. Tôi thấy gương mặt nó giống hệt bức tranh của nhà Mỹ thuật Boileau. Có hình vóc nở nang theo những lằn đẹp đẽ của những tượng mà tôi đã thường ngắm.
Trường hợp khác nữa là chuyện cô Mrs Viginia Knapp. Cô có một đứa con gái tên Dorothée được giải thưởng nữ thần Vénus Mỹ châu (Vénus d’Amérique) trong một cuộc đấu sắc đẹp tại Madison Square Garden. Trong khi có thai, cô rất chú ý về những sự đẹp thiên nhiên và năn nỉ cảnh vật cho đứa con cô được một phần cái đẹp của tạo hóa. Cô cho rằng con cô dung mạo đẹp đẽ là nhờ ý chí quyết định của cô trước khi sanh nó ra chớ chẳng phải tại dòng giống.
Cũng vì lẽ nầy mà mấy bà Hy lạp thuở xưa có thói quen thường ngày ngắm những hình tượng tốt, hầu sanh ra những đứa con đẹp đẽ.
THAI GIÁO
Tới đây người ta mới biết Thai giáo là một khoa học rất cần kíp cho các hàng phụ nữ trong khi có thai nghén. Thuở xưa ông bà ta cấm con cháu gái lúc mang mển không được xem hát bội, đó có phải là sợ gặp mấy tuồng có những tướng Phiên mặt mày vằn vện trong lòng sợ sệt nhiễm đến cái thai, chừng sanh con ra diện mạo xấu xa đi chăng ?
Trong lúc có thai, con mắt không nên xem việc tà, chuyện quấy, lỗ tai không nên nghe những tiếng tục, lời xằng, cái miệng không nên thốt những lời thô lỗ cộc cằn. Hạng nhứt là đừng đọc những dâm thư và những tiểu thuyết tán dương những chuyện trái với đạo lý. Trái lại phải quí mến cái đẹp bất kỳ là về phương diện nào. Nên xem và ghi nhớ mãi trong lòng những chuyện trung, hiếu, tiết, nghĩa.
Được như thế, đứa nhỏ trong bào thai sẽ tiếp xúc những ảnh hưởng tốt lành: vẫn biết nó có quả báo riêng của nó nhưng mình có thể sửa đổi, tuy không hết trọn chớ cũng được hai phần lớn lao.
Có trời mà cũng có ta. Hãy xem gương những hột giống thì biết. Giống tốt mà đem gieo trồng đất xấu thì nó mọc lên cây yếu ớt còi cọc, còn giống xấu đem gieo trồng đất tốt thì cây mọc lên thế nào cũng mạnh dạn và nhánh là sum sê.
CÁI VÍA VÀ CÁI TRÍ ĐỨA NHỎ
Đứa nhỏ không có cái Vía và cái Trí như người lớn. Nó chỉ có chất khí để làm cái Vía và cái Trí mà thôi. Những chất nầy một thứ với những chất khí đã làm cái Vía và cái Trí của con người kiếp trước lúc lìa cõi Trung giới và lên cõi Thiên Đường.
Vì vậy đứa nhỏ không nhớ chuyện kiếp trước, trừ ra vài trường hợp đặc biệt, hoặc đi đầu thai liền, hoặc trong vài năm sau khi chết.
Trong cái Vía và cái Trí của đứa nhỏ có đủ những mầm tốt và những mầm xấu của những tánh tình kiếp trước, song kiếp nầy đứa nhỏ không buộc phải có đủ những tánh tốt và những tánh xấu đó đâu. Trong mấy năm đầu, nếu đứa nhỏ gặp hoàn cảnh tốt, cha mẹ biết dạy dỗ thì những mầm tốt sẽ nảy nở lớn, những mầm xấu sẽ héo mòn rồi tiêu mất. Đứa nhỏ lớn lên sẽ thành người lương thiện hữu ích cho đời.
Trái lại, nếu đứa nhỏ gặp hoàn cảnh xấu xa, cha mẹ không biết săn sóc tới thì những mầm xấu đâm chồi nảy tược lẹ làng, đè ép những mầm tốt, đứa nhỏ lớn lên sẽ làm nhiều tội lỗi, phá hại đời và những lời nghiêm huấn khó ăn sâu vào trí não nó.
Vì những lẽ trên đây, trong Tam tự kinh mới có mấy câu “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện; tánh tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tánh nải thiên, giáo chi đạo, quí dĩ chuyên”. Và bà Mạnh mẫu mới chọn xóm ba lần cho con ở đó.
Khoa Đức dục bao giờ cũng cần ích cho đời sống của con người. Có Trí dục mà không có Đức dục thì chưa nên người hoàn toàn vậy.
NGÔI SAO BỔN MẠNG
Ngày giờ và chỗ sanh đẻ của con người đều do quả báo của tánh nết con người kiếp trước định sẵn chớ không phải là việc tình cờ. Con người phải sanh ra ngày giờ nào mà ngôi sao làm chủ ngày giờ đó hạp với tánh nết con người. Người ta gọi ngôi sao đó là ngôi sao bổn mạng. Vì vậy các nhà Chiêm tinh học lành nghề, có kinh nghiệm nhiều, sau khi xem ngày giờ và chỗ sanh đẻ của người nào thì biết được tánh nết, tình cảm và cái đời người đó sung sướng hay cực khổ, và phỏng định được lúc nào hưởng hạnh phúc hay mắc tai họa. Tôi nói phỏng định vì những người nào ý chí cứng cỏi, biết luật Trời rồi và những người bố thí vì thương đời, đều nhờ tư tưởng tốt mà sửa đổi số phần được. Khoa Chiêm tinh học rất cao thâm, nếu không phải là tay lão luyện thì chớ nên làm một lá số. Vì biết ngày giờ sanh chưa phải là đủ, còn phải biết chỗ sanh ở nhằm mấy vĩ độ (degré de latitude) và kinh độ (degré de longitude) nữa, toán mới không sai.
Truyện Tàu nói Địch Thanh là sao Võ khúc tinh đầu thai xuống phàm. Tin theo nghĩa từ chữ thì là tin dị đoan. Một vì sao đầu thai làm người sao đặng. Câu đó có nghĩa rằng: Địch Thanh sanh ra nhằm lúc sao Võ khúc làm chủ. Võ khúc tinh là ngôi sao bổn mạng của Địch Thanh, chớ không phải sao Võ khúc xuống phàm nhập vô xác Địch Thanh.
Còn những câu chuyện yểm sao, câu sao bỏ vô lu mái hay là thâu vô hộp đậy lại là những chuyện hoang đường không căn cứ vào đâu. Trái lại, câu chuyện sao sa có ý nghĩa vì nó là biểu hiện của sự rủi ro tai nạn. Nhưng không phải là ngôi sao bổn mạng sa xuống thiệt đâu.
Trong Chiêm tinh học có những từ ngữ sau nầy: en exaltation lên cao tột điểm, và chute sa xuống. Thí dụ câu: Le Bélier est le signe où le soleil se trouve en exaltation et il est en chute dans la Balance. Nghĩa là khi mặt trời đi tới cung Bạch dương thì lên cao tột điểm, còn tới cung Thiên xứng là xuống thấp cực điểm. Theo Huỳnh đạo (Zodiaque) thì cung Bạch dương là mức cuối cùng cao hơn hết, còn cung Thiên xứng là mức cuối cùng thấp hơn hết. Theo nghĩa từ chữ là như thế, song khi làm ra lá số thì exaltation và chute có nghĩa là sanh ra ảnh hưởng tốt lắm hay xấu lắm tùy theo cái tánh của bầu Hành tinh.
CHƠN NHƠN VÀ PHÀM NHƠN
Xin nhắc lại khi con người ở Thiên Đường bỏ cái Trí đặng lên cõi vô hình thì Phàm nhơn đem tinh hoa những sự kinh nghiệm của mình giao cho linh hồn hay là Chơn nhơn. Xong xuôi rồi thì Phàm nhơn tan mất, nghĩa là nó chỉ sống trong ba cõi: Hồng trần, Trung giới và bốn cảnh thấp cõi Thượng giới mà thôi. Chừng linh hồn đi đầu thai lấy một cái Trí khác thì sanh ra một Phàm nhơn mới khác.
Phàm nhơn là một phần nhỏ của Chơn nhơn cũng như một mặt của hột xoàn. Những người có thần nhãn đều thấy nó. Có người thấy nó như một người nhỏ xíu màu vàng, tác bằng ngón tay út ở tại trái tim.
Có người thấy nó giống như ngôi sao chiếu sáng. Tùy theo giống dân và cung chi mỗi người thì Phàm nhơn đều ở trong mình khác chỗ với nhau. Có người thì ở một trong bảy Luân xa, có người thì nó ở tại yết hầu. Có người thì nó ở tại Plexus solaire (đơn điền). Theo giống dân phụ thứ năm của giống A-ri-den (Aryen) da trắng bây giờ thì phàm nhơn ở gần cục hạch óc (corps pituitaire). Phàm nhơn xuống hồng trần thường quên phức cha mình là Chơn nhơn và bởi hay nghe theo ý muốn của cái Vía và cái Trí cho nên nuôi những tánh nết xấu xa không hạp với Chơn nhơn chút nào. Hầu hết thiên hạ, phi ra những người có học Đạo thì không ai biết mình là Chơn nhơn, chỉ lầm mình là ba thể thấp: thân, ý, trí và nói : “Tôi có linh hồn chớ đáng lẽ phải chủ ý tới điều nầy: Tôi là linh hồn, tôi có cái Xác, cái Vía, cái Trí”. Chơn nhơn và Phàm nhơn vẫn có dây liên lạc với nhau, trong Đạo đức gọi là Ăn-ta-ca-ra-na (Antahkarana)”.
Song đối người thường, đường thông thường nầy nhỏ lắm. Vì vậy, muốn tiến hóa cho mau, phải mở đường thông thương cho rộng lớn đặng Chơn nhơn sai khiến Phàm nhơn.
Ngày nào Phàm nhơn hiệp một với Chơn nhơn nghĩa là không còn ý muốn ương ngạnh nữa thì ngày đó con người sẽ được điểm đạo lần thứ nhứt và được đứng chung hàng với những vị Siêu phàm Nhập thánh. Chơn nhơn ở cõi Thượng Thiên có cách tiến hóa riêng. Có khi Phàm nhơn có tánh ngỗ nghịch và trụy lạc quá lẽ thì Chơn nhơn bỏ phế Phàm nhơn không đoái hoài tới nữa. Nhưng nếu con người ăn năn chừa lỗi, trau dồi tánh nết và cầu xin Chơn nhơn giúp đỡ, thì con người còn hy vọng sửa đổi tương lai ra tốt đẹp. Lòng thành thật của con người có ảnh hưởng rất lớn cho đời sống tinh thần, nó cảm tới các Đấng thần linh. Nó giống như mặt kiếng trong trẻo không chút bợn nhơ, ánh sáng chơn lý dọi vô đó không phai màu vậy.
TẠI SAO TA KHÔNG NHỚ NHỮNG KIẾP TRƯỚC ?
Có người tự hỏi nếu có kiếp Luân hồi sao ta không nhớ những chuyện kiếp trước?
Thật vậy. Song nếu suy nghĩ thì thấy không có chi là lạ. Ta nhờ cái Trí ghi nhớ mọi việc, cái Trí kiếp trước đã tan rã rồi thì tự nhiên phải quên.
Song những sự học hỏi, những sự kinh nghiệm của ta thành những năng lực không có mất đi đâu. Tỉ như kiếp trước ta giỏi toán học, kiếp nầy ta học hỏi môn đó một cách dễ dàng và còn giỏi hơn kiếp trước. Như tôi đã nói, đứa nhỏ mới sanh ra không có cái Trí. Nó có những chất khí để làm ra cái Trí. Những chất khí nầy in như những chất khí làm cái Trí kiếp trước. Song ngay từ khi còn bé thơ đến lúc trưởng thành, đứa nhỏ đã bị những tập quán, những sự dạy dỗ của cha mẹ và luôn những sự học hỏi của nó sửa đổi cái Trí nó mãi. Còn một nỗi nữa, trong kiếp nầy những chuyện của mình làm hồi 11-12 tuổi, bây giờ mình đã quên ráo thì bảo sao nhớ hết những chuyện cả ngàn năm trước được.
Đấng tạo hóa muốn cho ta quên những việc ta đã làm kiếp trước là điều rất tốt, hữu ích cho ta lắm. Con người còn vô minh thế nào trong những việc làm cũng dữ nhiều, lành ít. Con người bị quả báo trả lại mà nhớ tới những việc ác đã làm thì sẽ ăn năn buồn tủi mãi. Ngày đêm nuôi những tư tưởng buồn bực, thảm sầu thì đã hại cho mình, mà còn hại luôn nhiều kẻ khác nữa. Đó là một lẽ.
Còn một lẽ rất trọng hệ là nếu con người nhớ lại những kẻ hảm hại mình kiếp trước thì chi cho khỏi nổi giận, toan trả oán thù. Cái oan gia kéo dài ra mãi từ kiếp nầy tới kiếp kia, không biết chừng nào mới dứt. Đây nói về những người thường, trái lại những người tu hành đắc đạo mở được huệ nhãn thì thấy và biết được mấy kiếp trước của mình. Những kiếp con người đều có dây liên lạc với nhau. Biết được kiếp mới rồi đây đầu thai thì có thể truy ra cả trăm kiếp trước nữa.
CHƯƠNG THỨ NHÌ
NHỮNG QUAN NIỆM VỀ KIẾP LUÂN HỒI
Không phải mỗi người trên địa cầu nầy đều tin có kiếp Luân hồi. Mà những dân tộc tin rằng linh hồn bất diệt và sau khi chết còn trở lại thế gian cũng có những quan niệm khác nhau.
Tôi xin kể mấy cái đại khái ra sau đây :
I. – Phái không tin có Luân hồi, mà tin có tâm linh của đứa nhỏ sanh ra một lượt với nó. Có một hạng người tưởng tâm linh của đứa nhỏ sanh ra một lượt với nó, bởi họ thấy đứa nhỏ càng ngày càng lớn thì tâm linh nó càng ngày càng mở mang. Người ta chắc rằng cái óc sanh ra tâm linh và chết rồi tâm linh cũng tan mất. Thuộc về hạng người nầy là mấy vị bác sĩ, các nhà khoa học, các nhà thông thái không tin có linh hồn. Những bằng chứng của phái Thần linh học đem ra nói về linh hồn bất diệt không đủ sức cảm hóa các ngài ấy được. Các ngài v