Ngày nay, các vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm của nhân loại. Nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam môi trường đang bị suy thoái, tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt, hệ sinh thái mất cân bằng, chất lượng cuộc sống suy giảm. Một trong những nguyên nhân chính là do hành vi, nhận thức và thái độ của con ngưới đối với môi trường sống của mình còn hạn chế.
Với tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao và nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng. Tuy nhiên trong bên cạnh sự tận hưởng những thành quả đó con người lại trực tiếp hoặc gián tiếp hủy hoại môi trường.
Khi nói đến ô nhiễm mọi người cứ nghĩ đến ô nhiễm không khí nước nhưng còn một môi trường nữa cũng bị ô nhiễm không kém sự suy thoái diễn ra bên trong nên khi thấy được thì nó đã trở nên trầm trọng không thể cải tạo được đó chính là môi trường sinh thái đất.
Laterite hóa là một hình thức suy thoái môi trường sinh thái đất nó ảnh hưởng rất lớn đến sự sống bên trong và trên môi trường sinh thái đất.
28 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8148 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Laterite, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Ngày nay, các vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm của nhân loại. Nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam môi trường đang bị suy thoái, tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt, hệ sinh thái mất cân bằng, chất lượng cuộc sống suy giảm. Một trong những nguyên nhân chính là do hành vi, nhận thức và thái độ của con ngưới đối với môi trường sống của mình còn hạn chế.
Với tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao và nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng. Tuy nhiên trong bên cạnh sự tận hưởng những thành quả đó con người lại trực tiếp hoặc gián tiếp hủy hoại môi trường.
Khi nói đến ô nhiễm mọi người cứ nghĩ đến ô nhiễm không khí nước nhưng còn một môi trường nữa cũng bị ô nhiễm không kém sự suy thoái diễn ra bên trong nên khi thấy được thì nó đã trở nên trầm trọng không thể cải tạo được đó chính là môi trường sinh thái đất.
Laterite hóa là một hình thức suy thoái môi trường sinh thái đất nó ảnh hưởng rất lớn đến sự sống bên trong và trên môi trường sinh thái đất.
I. Khái niệm laterite
1.1 Định nghĩa
Laterite là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation Fe3+,Fe2+ ;Al3+;Mn6+ trong các tầng đất, dưới tác động của điều kiện môi trường như sự phong hóa, dòng chảy, mực nước ngầm thay đổi, mất thảm phủ, xói mòn.
Quá trình laterite hóa
Các cation này có sẵn trong môi trường đất nhiệt đới do mưa và tác động dòng nước thấm, nước ngầm, chúng có cơ hội tập trung lại một chổ trong đất với mật độ cao. Các cation này hấp thụ vào một nhóm mang điện tích âm (keo sét hoặc oxit sắt) hoặc một tác nhân khác kết dính giữa các cation đó để tạo nên những liên kết tương đối bền vững. Khi nhiệt độ môi trường lên cao, độ ẩm giảm thấp, các liên kết này mất nước, sẽ tạo nên những oxit kim loại cứng chắc, do đó độ cứng cao và rất cao. Các ion này tập trung quanh những phần tử nhỏ là những cation nhóm mang điện tích am hay tác nhân có khả năng kết dính xi măng. Chúng tạo liên kết với nhau. Mạch nức ngầm bị tụt xuống lớp trên mất nước khà năng liên kết giữa chúng tăng và càng rắn chắc khi mất nước.
II. Các dạng kết von
Kết von tròn
Loại này có hình tròn, elip kích thước thông thường từ 1-10 mm. Kết von tròn có độ cứng khác nhau. Trong đó có một số dễ bóp vỡ, còn một số thì dùng dao khó khăn lắm mới bổ vỗ được.
Thành phần chủ yếu của kết von tròn là oxit sắt chiếm 2/3 cả khối, rất ít kiềm và kiềm thổ nhất là magie, lượng mangan ít, trong kết von có nhôm tự do.
Thường ở giữa trung tâm hạt là 1 hạt nhân, có thể có 1 hay nhiều hạt keo kaolinit làm nhân. Fe và Mn bám chặt xung quanh tâm đó và tạo nên những lớp hình cầu rắn chắc.
Trong đất feralite vùng đồi núi và cao nguyên, sự rửa trôi và tích tụ của Fe và Mn tạo nên hạt kết von có màu nâu xám và không bóng.
Trong đất ở vùng đồi bazan có sự rửa trôi nhiều Mn2+, sau đó nó được oxy hoá thành Mn6+ và bám xung quanh 1 hạt keo tạo nên các lớp, cuối cùng tạo thành các hạt trơn, tròn, bóng hình đầu ruồi.
Kết von tổ ong
Loại này có hình thù không nhất định, nếu chúng kết chùm với nhau thì loại kết voan tổ ong này có thể bức vách có hảng trăm lỗ tổ ong, bằng cách này chúng sẽ tạo thành đá ong tổ ong. Màu của kết von tổ ong là màu sắt gỉ pha nâu, đặc điểm về thành phần của kết von tổ ong là lượng sắt ít và nhiều silic. Các phần đỏ của sét này chứa nhiều sắt, khi lộ ra ngoài mặt đất thì rắn lại và tạo thành các hạt kết von tổ ong rời rạc hoặc là cả khối kết von kết liền nhau làm thành đá ong tổ ong.
Kết von kết xi măng
Loại này hình dạng cũng giống như loại kết von tròn cũng giống cả kết von tổ ong và có thể có hình dạng trung gian. Đó là những mảnh vụn khoáng nguyên chưa phong hóa bị oxy sắt kết xi măng. Đặc điểm chính là các mảnh đá vụn kết với nhau trong rõ bằng mắt thường. Trong kết von tròn và kết von tổ ong vẫn có các khoáng vật nguyên sinh chưa phong hoá lẫn vào nhưng hàm lượng của nó ít và khó có thể phân biệt được bằng mắt thường.
Kết von giả
Loại này cũng có nhiều hình dạng khác nhau từ dạng rất tròn cho đến gần như rất giống tổ ong. Đó là những mảnh khoáng nguyên vụn đã mỏn cạnh thường là đá chưa phong hóa bị bao bên ngoài một màng sắt mỏng. Màu này có màu thẫm gần như đen, ánh, làm cho kết von giả rất giống kết von thật, chỉ có thể phân biệt được sau khi đập xem kết cấu bên tronghat5 của nó.
1.5 Các điều kiện hình thành kết von
Hình dạng của các hạt kết von đã nói lên quá trình hình thành chúng.
Kết von hạt tròn đầu ruồi
Ở giữa trung tâm hạt là một nhân, có thể là nhiều hạt keo kaolinit làm nhân. Fe và Mn bám chặt xung quanh tâm tạo nên những lớp hình cầu rắn chắt.
Trong đất feralit vùng đồi núi và cao nguyên, sự rửa trôi và tích tụ Fe, Mn tạo kết von có màu nâu xám.
Trong vùng đất basalt, sự rửa trôi nhiều Mn2+ và tích tụ chúng ở thung lũng chân đồi, Mn2+ gặp điều kiện môi trường pH: 5 – 6 sẽ oxi hóa, bám xung quanh một nhân keo và tạo thành các lớp Mn6+ với oxit của chúng. tạo nên hạt tròn, trơn bóng, màu đen như dầu ruồi.
Kết von hình ống
Thường gặp ở vùng đồng bằng hoặc vùng biển mà quá trình thoái hóa môi trường đã và đang diễn ra. sự tích tụ tuyệt đối các cation Mn, Fe, Al quanh rễ, cành cây, hoặc vùng bán ngập quanh cây lúa, cây tràm. sau khi tập trung cao các ion này bị oxy hóa thành các oxýt bền vững mà ruột của chúng là các cành cây,rễ cây bị mục nát, rời khỏi chúng thành một ống.
Kết von đa giác đa dạng
Những hạt kết von này xuất hiện ở vùng môi trường đất đồi núi bát úp phù sa cổ, basalt, đá trung tính bị thoái hóa nghiêm trọng. chúng tích xung quanh một mảnh vỡ của đá mẹ, không theo một trật tự nào:dạng củ gừng, dạng diều, đậu phộng…
Quá trình canh tác, rửa trôi, xói mòn và tích tụ đã tạo điều kiện cho kết von này hình thành với điều kiện môi trường thay đổi nhanh.
Kết von giả
Kết von thật có cấu trúc lớp thành vác vùng đồng tâm, các lớp kết von này hình thành chặt chẻ. kết von giả là sự kết tụ Fe, Al, Mn quanh một mảnh đá mẹ hay vật cứng nào đó, không có vòng tròn đồng tâm.
III. Các dạng đá ong và điều kiện hình thành của chúng
Trong đá ong thành phần chủ yếu là hydroxit oxit sắt ngậm nước hay không ngậm nước hoặc mangan, một phần rất ít oxit nhôm. Sự hình thành đá ong chỉ khác với quá trình laterit là Fe2+ thường tập trung ở các vùng tương đối thấp có khả năng từng một dòng nước thổ nhưỡng hoặc dòng nước mặn trong mùa mưa. Trong tầng nước thổ nhưỡng gần mặt đất chứa nhiều Fe2+. Các Fe2+ dễ dàng bị oxi hóa thành Fe3+ khi có điều kiện tiếp xúc với oxy, chúng sẽ bị oxy hóa. các oxyt của chúng liên kết với các nhân là hạt keo sắt kaolinit để tạo thành màng lưới dày đặt. khi mất nước chúng liên kết ngày càng chặt hơn.
Tùy loại đá ong người ta chia ra:
Đá ong tản kiểu buhanran.
Đá ong tản tổ ong, có nhiều lỗ, lỗ nhỏ như tổ ong
Đá ong hạt đậu
Các điều kiện hình thành đá ong
- Nơi có độ dốc không cao lắm, có điều kiện tích tụ Fe,Al, Mn. Nhất là các vùng đồi núi trung du các tỉnh: Hà Bắc, Vĩnh phú, Sơn Tây, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu…
- Nơi mà môi trường sinh thái đã và đang bị phá hủy mạnh mẽ, khả năng bốc hơi lớn,mạch nước ngầm lên xuống rất cao trong mùa mưa và mùa khô.
- Mực nước ngầm không quá sâu. đá ong thường xuất hiện ở chân đồi vì mực nước ngầm nông hơn.
- Đá mẹ: đá mẹ, phù sa cổ, phiién thạch sét và một ít basalt tầng mỏng Hay xuất hiện đá ong ( miền đong nam bộ và tây nguyên) , trên đá vôi hình thành nên đá ong hạt đậu, kết quả của sự tích tụ tuyệt đối Mn6+, Mn4+, Fe3+, Al3+.
3.1 Đá ong tròn
Gồm nhiều hạt kết von tròn bị oxít sắt dính lại, phần chủ yếu của khối đá ong tròn này là các hạt kết von tròn thật. Đá ong hạt tròn thường rắn chắc không phụ thuộc vào điều kiện vị trí phân bố của chúng.
Trong đá ong hạt tròn cũng giống như kết von tròn hàm lượng sắt cao hơn so với kết von tổ ong, do trong đá ong tổ ong sắt tuy là thành phần cấu tạo cơ bản của nó nhưng cũng chỉ đóng vai trò là một chất xi măng để gắn các khoáng vật rời rạc và mảnh đá vụn lại với nhau còn trong đá ong hạt tròn sắt mới chính là thành phần chủ yếu của nó.
Đá ong hạt tròn hình thành ở những chỗ khô hơn đá ong tổ ong hoặc ở những chỗ có nước đất vả mạch nước ngầm chứa nhiều bazo và ít chua.
3.2 Đá ong tổ ong
Cấu tạo gồm 2 phần: vỏ và ruột Vỏ là 1 khối gồm khoáng sét và khoáng sơ cấp của đá mẹ không biến hoá bị oxít sắt kết dính lại, có màu đỏ.
Khung đá ong về cấu tạo cũng giống như tổ ong thật nhưng khung của đá ong không điều cạnh bằng khung tổ ong thật. Các lỗ của khung tổ ong gồm các cỡ từ 1-2 đến 3-4 cm. Các vách thành của khung là một khối cả khoáng sét lẫn khoáng sơ cấp không biến hóa của đá mẹ tại chỗ bị oxyt sắt kết dính lại có màu đỏ. Ruột là sản phẩm sét. Nếu đá ong tổ ong nằm dưới đất thì nó mềm, nếu lộ ra trên mặt đất thì quá trình rắn diễn ra dần dần sau vài tuần mới rắn hẳn.
Sự hình thành đá ong tổ ong phụ thuộc vào chế độ nhất định của tầng đất và đất cái cụ thể trong điều kiện quá khô hoặc quá ẩm ướt đều không thuận lợi cho đá ong hình thành.
Cách phân bố cục khung vỏ vỏ đá ong theo các tầng trong diện cho thấy đá ong hình thành từ trên xuống. Quá trình sinh ra đá ong diễn ra từ từ, bắt đầu từ lúc có hiện tượng oxit sắt kết ximang ở từng điểm rời rạc, giai đoạn hình thành các đoạn kết von có hình thù linh tinh rồi đến sinh ra khung liền được với nhau tạo thành nhiều lỗ hổng khép kín hẳn và khép kín dỡ dang giữa các khung tổ.
3.3 Đá ong kết xi măng
Thường thấy ở những lòng suối nhỏ bị đứt đoạn thành các máng nước con và bị khô cạn trong mùa khô. Hình thành từ những cục đá mẹ to thường là sỏi cuội bị oxít sắt dính kết lại với nhau.
3.4 Đá ong giả
Hình thành từ các kết von giả không dính kết vào nhau. Nó phân bố ở nhiều nơi hơn đá ong xi măng. Thường được tìm thấy ở các nơi đồi trọc bị xói mạnh, nó nằm trơ trên mặt đất hay bị nén chặt dưới lớp đất mịn vài chục centimet. Trường hợp nằm dưới đất là trường hợp các đá ong giả bị nén chặt cứ tưởng là đá ong hạt tròn thật. Đá ong giả thường là những mạch đá, loại đá ong bị trầm tích lại có nhiều hình khác nhau tùy theo đặc điểm của các loại đá ong đã hình thành lúc đấu bị đưa tới trầm tích lại tùy theo các quá trình tái trầm tích và cuối cùng là tùy theo điều kiện tích tụ.
IV. Tác hại của laterite hóa lên sinh thái môi trường đất
Laterite hóa là biểu hiện của quá trình thoái hóa môi trường sinh thái. Quá trình laterite hóa gây ra những biến đổi cơ bản như sau:
Làm cơ lý tính đất giảm sút, giữ ẩm kém, hút và giữ nước kém.
Có điều kiện rửa trôi, xói mòn mạnh hơn vì thực vật bì không phát triển.
Nghèo dinh dưỡng cho thực vật và vi sinh vật. Nếu chỉ có một lượng nhỏ sẽ kích thích một vài thực vật phát triển như tăng cường khả năng tạo củ của cây rễ củ, tăng độ thoáng khí và thoát nước.
Khi xuất hiện đá ong môi trường xấu đi nhanh chóng. Đá ong xuất hiện ở tầng mặt thì không thực vật, vi sinh vật nào sống được. Hóa lý tính của đất trở nên tê liệt môi trường sinh thái trở nên sinh thái đất chết.
Như ta đã biết, quá trình laterite là quá trình một chiều không đảo ngược được. Quá trình này sản sinh khi điều kiện môi trường đất bị phá hủy: thảm thực vật bị đốn trụi, mạch nước ngầm thay đổi và có sự rửa trôi để đi đến sự tích tụ tuyệt đối Fe, SiO2, Al, Mn. Khi quá trình tích tụ tuyệt đối kết thúc, (ộ ẩm trong đất giảm thiểu thì cũng là lúc đất màu mỡ biến thành đất chết. Hậu quả là toàn bộ hệ sinh thái đã bị tiêu diệt như Vĩnh Phúc, Phú thọ, Hà Bắc một số vùng thuộc miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và cả Tây Nguyên nữa.
Quá trình tão thành các đá ong có thể diễn ra với tốc độ khác nhau thường là chậm hàng thế kỉ nhưng cũng có trường hợp khá nhanh.
V. Tình hình lateite hóa ở Việt Nam
Đất laterite toàn vùng Vịnh Thái Lan có 15.856 ha, chiếm 1,37% diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở các dãy núi sót dọc Vịnh Thái Lan thuộc huyện Kiên Lương, thị xã Hà Tiên, huyện đảo Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải của tỉnh Kiên Giang và ở các đảo nhỏ như Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương, Hòn Seo, Hòn Go và Hòn Đá Bạc ở tỉnh Cà Mau. Bao gồm :
+ Đất feralite trên đá macma axít (ký hiệu Fa): 4.495 ha
+ Đất feraliteg trên đá cát (ký hiệu Fq): 11.361 ha
Nhóm đất này hình thành từ sự phong hoá đá cát và đá macma axít, sự phá huỷ kèm theo rửa trôi các cation kiềm bởi nhiệt độ, lượng mưa và các axít hữu cơ, sự di động theo mùa của sắt, nhôm... theo chiều từ trên xuống và từ dưới lên phụ thuộc nhiều vào quá trình ôxy hoá khử, độ pH. Trong quá trình phát triển của thực vật, tầng mặt chứa một lượng axít hữu cơ mặt đáng kể làm hoà tan Ca2+ , Mg2+ , Fe3+ , Al3+ và trôi xuống sâu. Fe, Al đã được tích luỹ tại tầng B, ở đó điều kiện ôxy hoá và pH thuận lợi cho chúng kết tủa, bởi thế đất có màu vàng đỏ của Fe.
Hướng sử dụng: ở vùng đồi núi huyện Phú Quốc có lượng mưa lớn, quá trình bào mòn và rửa trôi mạnh nên việc đưa vào sản xuất cây trồng ngắn ngày thường gặp khó khăn, có nơi chỉ sau 2, 3 năm canh tác đất đã trở nên kiệt quệ. Vì vậy đối với loại đất này trồng cây lâu năm có ý nghĩa hơn, có thể sử dụng một cách triệt để nguồn thức ăn đã được rửa trôi xuống tầng sâu và đó cũng là biện pháp chống xói mòn khá hiệu quả. Trồng tiêu cho năng xuất cao, chất lượng tốt, một số nơi có thể trồng cây ăn quả, tiêu, dừa... Đối với các khu vực khá bằng phẳng, ít bị xói mòn có thể trồng hoa màu (lạc, rau, đậu...).
Hướng cải tạo loại đất này là chống xói mòn, trồng cây theo đường bình độ, tu bổ, trồng mới rừng, ngăn chặn tình trạng cháy, đốt rừng. Cháy rừng gây một tác hại vô cùng to lớn, làm cho đất khô, chai cứng, huỷ diệt các vi sinh vật có lợi cho đất, khả năng giữ ẩm của đất kém. Bón vôi để nâng cao độ pH của đất. Bón phân chuồng, phân xanh để nâng cao độ phì cho đất.
Tình hình khai thác laterit ở nước ta
Hàng chục năm nay, các dải đồi nằm ven biển ở khu vực bãi Rạn (Tam Quang- Núi Thành) vẫn là nơi người dân địa phương đến khai thác đá ong, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu xây dựng của gia đình; không ai khai thác để bán. Tuy vậy, đã có lúc việc khoét đồi lấy đá ong ở đây bị cấm, vì phần lớn các mỏ đá lộ thiên có chất lượng cao nằm tiếp giáp hoặc ở hẳn trong các khu đất quốc phòng...
Thế nhưng gần đây, các mỏ đá ong tại khu vực này bỗng "nhộn nhịp" hẳn lên. Tại vùng đỉnh đồi nằm tiếp giáp với tuyến đường chạy ven biển nối từ Cảng Kỳ Hà sang điểm du lịch bãi Rạn, có không dưới 20 hố khai thác nằm san sát nhau, bình quân mỗi hố có 3- 5 người làm việc. Quanh đó, còn có nhiều hố khai thác nằm rải rác. Mỏm đồi bị bới đào nham nhở. Những cây dương liễu già đã qua khai thác đang ra nhánh non bị đánh bật gốc, nhường chỗ để mở hầm. Bên cạnh những "mỏ" đá mới mở là những hầm hố sâu hoắm do đã khai thác hết đá nhưng hoàn thổ sơ sài. Trên các miệng hố, nhiều đống đá gọt tỉa theo quy cách chất cao ngất. Khung cảnh ở đây còn được "điểm xuyết" thêm bởi những tấm bạt được căng tạm để che mưa nắng… Ở triền đồi phía tây, hầu như chưa có hầm hố nào được mở. Song, đã có dấu hiệu cho thấy rồi đây nó sẽ không còn bình yên: Nhiều vạt đất đã có người tới "thăm dò", xí phần bằng cách phát quang bụi rậm và bóc tách lớp đất mặt…
Ông Đỗ Văn Tám, một trong những người tham gia khai thác đá ong ở đây cho biết là gần đây, nhu cầu mua đá ong làm móng nhà, xây bờ kè, tường rào tăng cao. Cạnh đó, số người tìm mua đá ong để xây non bộ, dựng cảnh nhà vườn cũng tăng mạnh, nên ông và nhiều người khác bèn theo nghề này. Bình quân mỗi ngày, vợ chồng ông khai thác được khoảng 50-70 viên đá quy cách 15x10x25cm, bán được 120 - 150 nghìn đồng. Ngày nào tìm được vài khối đá có hình thù "đặc biệt" một chút, thu nhập có thể tăng thêm, vì đó là loại đá mà giới chơi non bộ rất ưa thích… Hỏi khi tiến hành khai thác đá ong có phải xin phép và nộp thuế cho ai không, một người đàn ông đứng tuổi tên Hoàng đang làm ở hố bên cạnh, bảo: "Đá này là của đất của trời chứ có của ai đâu mà xin phép" (!). Ông Tám cũng xác nhận là sau gần một năm làm ăn ở mỏ đá ong này, ông chưa từng bị một cơ quan chức năng nào tới "hỏi thăm" hay yêu cầu nộp phí.
VI. Phòng tránh laterite
Không để mất rừng.
Không để mạch nước ngầm lên xuống thất thường
Hạn chế các quá trình rửa trôi và tích lũy sắt, mangan.
Duy trì hệ thống thảm thực vật thảm phủ càng dày càng tốt.
Khi khai thác laterite tổ ong thì phải thận trọng tránh làm cho vùng đất đó chết.
Trong canh tác nông nghiệp
Chỉ cày xới những nơi có laterite thường
Những nơi có lượng laterit cao thì càng cày xới thì đất sẽ càng không tốt
Những vùng đất cólaterite thì nên bố trí những công trình xây dựng vì nơi đây nền đất rất chắc.
Làm hồ trữ nước.
6.1 Không để mất rừng
Thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng rừng có thể giúp ta duy tùy được hàm lượng chất1 dinh dưỡng trong đất ngăn chặn quá trình rửa trôi tích tụ các ion sắt và mangan trong đất.
Hiện nay phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang diễn ra rất phức tạp, Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã được thực hiện như chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực, góp phần thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giải quyết được triệt để nạn phá rừng. Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây, nhận thức của đa số người dân về hành vi này đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều người dân đã biết phá rừng trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gây hại về môi trường. Tuy nhiên, do tác hại của phá rừng không diễn ra ngay nên người dân thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến cái hại lâu dài. Hơn nữa, các hình thức xử phạt và chế tài của luật pháp vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người vi phạm là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, không có khả năng chấp hành các quyết định xử phạt, dẫn đến nhiều vụ việc không xử lý triệt để, do vậy tính giáo dục và răn đe chưa được đề cao. Chính vì vậy, tình trạng phá rừng trái phép vẫn tiếp tục xảy ra dưới mọi hình thức. Vậy, giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này? Bài viết này muốn đưa ra một số giải pháp cùng trao đổi với bạn đọc cả nước để công cuộc bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả.
Giải pháp về chính sách: Những năm qua, chúng ta đã thực hiện một số chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi. Tuy nhiên, vẫn cần có các chính sách hỗ trợ khác như: Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản... Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng, trong đó mọi người dân đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, từ đó sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng. Đó được xem như chính sách huy động tổng lực sức dân cho công tác bảo vệ rừng. Để làm được điều đó cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Cần phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp với vai trò là bà đỡ cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp cùng với các ngành như: khuyến nông khuyến lâm, các tổ chức đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông dân.
Về phía chính quyền, các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất, hướng dẫn để người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Các ngành chức năng, nhất là những ngành tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ rừng như Kiểm lâm, Công an phải có chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ. Cùng với tăng cường về biên chế, các trang thiết bị chuyên dụng phải chú trọng những kỹ năng cơ bản khác như tuyên truyền, vận động nhân dân, kỹ năng về khuyến nông khuyến lâm và các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ khác. Nhà nước cũng cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ công chức ngành chức năng gắn bó với