So với các nước trong khu vực và trên thếgiới tài nguyên và khoáng sản
Việt Nam được đánh giá là rất phong phú và đa dạng do đặc điểm địa hình và khí
hậu như: Đá vôi,cát,đất sét, sắt, dầu khí, đồng Trong đó, một sốloại có trữ
lượng lớn như:than đá có trữlượng lớn và chất lượng cao nhất khu vực ĐNA.
Bên cạnh một sốloại đã kểtrên thì những khoáng sản khác có trữlượng
nhỏvà phân tán.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 20402 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài nguyên du
lịch… Trong đó, tài nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan trọng đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vấn đề được đặt ra với chúng ta_những chủ nhân tương lai của Đất nước là
phải làm sao để quản lý, sử dụng tài sử dụng tài sản quốc gia đạt hiệu quả tối ưu
nhất. Muốn làm được điều này, trước hết chúng ta cần phải hiểu mình đang có
những tài nguyên gì, tiềm năng kinh tế ra sao, đã và đang được sử dụng như thế
nào…
Tiểu luận tìm hiểu về “Tài nguyên Khoáng sản của Việt Nam” mong muốn
cung cấp những thông tin cơ bản nhất, thực tế nhất trữ lượng, tiềm năng kinh tế và
tình hình khai thác, sử dụng của tài nguyên khoáng sản của Nước ta.
KHÁI QUÁT CHUNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH
KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
1. Khái quát chung khoáng sản Việt Nam:
So với các nước trong khu vực và trên thế giới tài nguyên và khoáng sản
Việt Nam được đánh giá là rất phong phú và đa dạng do đặc điểm địa hình và khí
hậu như: Đá vôi,cát,đất sét, sắt, dầu khí, đồng… Trong đó, một số loại có trữ
lượng lớn như:than đá có trữ lượng lớn và chất lượng cao nhất khu vực ĐNA.
Bên cạnh một số loại đã kể trên thì những khoáng sản khác có trữ lượng
nhỏ và phân tán.
2. Sự hình thành khoáng sản Việt Nam:
Đối với các mỏ nội sinh thì mỗi vận động tại núi lửa và núi uốn nếp đều có
một số khoáng sản đặc trưng. Đồng thời tính chất của mỗi dung nham, mafic,
felsic và các đất đá mà dung nham xuyên qua rồi làm biến chất do tiếp xúc trao
đổi, cũng có vai trò quan trọng. Các đứt gãy hoạt động như những kênh dẫn, vì thế
mỏ thưởng tập trung ở các đứt gãy lớn mà ở việt nam là đứt gãy Cao Bằng – Lạng
Sơn đứt gãy đồng Mỏ - Thái nguyên, đứt gãy sông Hồng, đứt gãy sông
Cả,v…v…các vùng bị siết ép mạnh khi xảy ra vận động uốn nếp cũng là nơi tập
trung mỏ như vùng giữa sông Cầu và sông Gấm, giữa sông Đà và sông Mã.
Đối với mỏ ngoại sinh, quan trọng nhất là than và dầu khí. than đá Quảng
Ninh có nguồn gốc biển cạn, bị biến chất mạnh thành antraxit. Than nâu hình
thành tại các vũng hồ đệ tam, than bùn hình thành tại các đầm lầy đệ tứ. dầu mỏ và
khí đốt tập trung tại các trầm tích đệ tam tại các vùng trũng sông Hồng, sông Cửu
Long và thềm lục địa, nhất là thềm lục địa Nam Bộ.
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM
1. Than đá:
1.1.Đặc điểm:
Bể than Antraxit Quảng Ninh : Nằm về phía Đông BẮc Việt Nam, dài
khoảng 130 Km, rộng từ 10 đến 30 Km, có tổng trữ lượng than khoảng 10,5 tỉ tấn.
Than Antraxit Quảng Ninh có chất lượng tốt, phân bố gần các cảng biển, đầu mối
giao thông... rất thuận lợi cho khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Than Antraxit
Quảng Ninh đã được triều đình nhà Nguyễn khai thác từ năm 1820 và người Pháp
khai thác từ năm 1888-1955. Từ năm 1955 đến nay do chính phủ Việt Nam quản
lý và khai thác.
Mỏ than khai thác lộ thiên ở Quảng Ninh
Bể than Đồng bằng sông Hồng : nằm trọn trong vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình
đến Hải Phòng và dự kiến còn kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt
Nam... Với diện tích khoảng 3500 Km2, với tổng trữ lượng than dự báo khoảng
210 tỷ tấn. Các vỉa than thường được phân bố ở độ sâu -100 đến -3500m và có khả
năng còn sâu hơn nữa. Than thuộc loại Ábitum B (Subbituminous B), rất thích hợp
với công nghệ nhiệt điện, xi măng, luyện thép và hoá chất.
Mỏ than nằm bên dưới Đồng bằng sông Hồng
Các mỏ than vùng Nội địa: Có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn than, phân bố
ở nhiều tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: Than nâu-lửa dài (mỏ than Na Dương,
mỏ than Đồng Giao); than bán Antraxit ( mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hoà,
mỏ than Nông Sơn); than mỡ ( mỏ than Làng Cẩm, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than
Khe Bố)..., có nhiều mỏ than hiện đang được khai thác.
Các mỏ than Bùn: Tổng trữ lượng than bùn trong cả nước dự kiến có
khoảng 7 tỉ mét khối. Phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam,
nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam, đây là loại than có độ tro cao,
nhiệt lượng thấp, ở một số khu vực có thể khai thác làm nhiên liệu, còn lại chủ yếu
sẽ được sử dụng làm phân bón phục vụ nông nghiệp.
1.2. Tình hình khai thác và sử dụng:
Hiện nay, mỏ than Quảng Ninh cùng một số mỏ than nhỏ đang được tiến
hành khai thác phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu:
Trong giai đoạn 2001 – 2010, mục tiêu xuất khẩu than đá là 4 triệu tấn/
năm. Năm 2005 khai thác được khoảng 25 triệu tấn, xuất khẩu đạt gần 18 triệu tấn,
vượt cả chỉ tiêu quy hoạch cho năm 2010 mà Chính phủ đã đề ra. Tính chung giai
đoạn 2001 – 2005, xuất khẩu than đá có sự tăng trưởng đột biến: lượng than đá
xuất khẩu trong 5 năm đạt trên 44 triệu tấn, kim ngạch 1389 tỷ USD, tốc độ tăng
kim ngạch bình quân đạt gần 48%/năm.
Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam vừa được Thủ tướng chỉ đạo khai
thác thử nghiệm mỏ than ở Đồng bằng sông Hồng. Hiện TKV đang kí kết hợp
đồng chuyển giao công nghệ với một số nước và dự kiến năm 2010 sẽ khai thác
thử nghiệm mỏ than 210 tỷ tấn ở Đồng bằng sông Hồng.
Khoan thăm dò trữ lượng than tại khu vực Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên)
1.3. Xu thế trong tương lai:
Trong Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, Bộ Công thương dự báo, đến cuối thế kỷ này, các nguồn năng lượng của
Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt.
Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp,
xây dựng dân dụng và giao thông vận tải (GTVT) của nước ta hiện nay là rất lớn.
Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than, dầu
của nước ta chỉ đạt được từ 28 – 32%, thấp hơn so với các nước phát triển khoảng
10%, hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung
bình của thế giới khoảng 20%.
Như vậy, việc sử dụng hiệu quả năng lượng đã trở thành vấn đề đặc biệt
quan trọng khi hao tổn năng lượng trong sản xuất, giao thông của nước ta đang
quá cao. Dự báo Việt Nam đang và sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng
với khoảng 80 – 100 triệu tấn than đá vào năm 2020 để chạy các nhà máy nhiệt
điện.
Theo dự báo của Chính phủ, vào khoảng giữa thập kỳ tới, Việt Nam sẽ trở
thành thị trường nhập khẩu than đá lớn để phục vụ cho các dự án năng lượng quan
trọng của quốc gia.
Hiện tại, Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)
đã kí một hợp đồng khung để nhập 3,5 triệu tấn than từ công ty PTBerau của
Indonesia và Maintime của Hồng Kông đặt tại Indonesia. Vinacomin cho rằng,
lượng than nhập khẩu này sẽ phục vụ cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân trong tổ
hợp điện Vĩnh Tân được thiết kế với công suất 4.400 MW tại tỉnh Bình Thuận.
Các nước cung cấp than đá có thể gồm Australia, Indonesia và Nam Phi.
Dự báo của Bộ công thương cho biết, Việt Nam sẽ bắt đầu nhập khẩu than từ năm
2012. Số lượng nhập khẩu có thể sẽ tăng lên 35 triệu tấn năm 2015 và 114 triệu
tấn vào năm 2020.
Quảng Ninh ô nhiễm nặng do các công trường khai thác than
1.4. Giải pháp:
Một trong những thách thức chủ yếu của việc khai thác than đá là hiệu quả
trong khai thác và tác động của nó lên môi trường. Để giải quyết tình trạng trên,
chúng ta cần phải:
- Đổi mới công nghệ và phương pháp khai thác để đạt hiệu suất cao trong
khai thác.
- Khai thác phải đi đôi với hoạt động bảo vệ môi trường: phá vỡ cân bằng
về địa chất, gây sụt lún ở các hầm mỏ, làm ô nhiểm nguồn nước, phá vỡ
mạch nước ngầm, ô nhiểm không khí...
- Các chế tài và luật khai khoáng phải bám sát hoạch định chiến lược của Nhà
nước về việc khai thác.
- 2. Dầu khí:
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại
dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông
vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất
các chất dẻo và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng
đen".
Ngành dầu khí nước ta hôm nay có vị trí trong cộng đồng các quốc gia khai thác
dầu trên thế giới và đứng thứ tư ở khu vực Ðông - Nam Á. Dầu khí được dùng lam
nhiên liệu cho các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện và các ngành công nghiệp
khác.
2.1. Đặc điểm
Phân bố:Dầu khí được tập trung ở các bể trầm tích Sông Hồng (chủ yếu là
khí); Cửu Long (chủ yếu là dầu); Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu (có cả dầu và
khí); Phú Khánh, Tư Chính, Vũng Mây, Trường Sa….
Phân bố trữu lượng dầu và khí đốt của Việt Nam
Tiềm năng: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích này đã được xác
định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ
2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu
và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và
sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 4000 tỷ m3. Với các biện
pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ
lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010.
2.2. Tình hình khai thác và sử dụng:
Ðảng và Nhà nước ta chọn dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn và đã tạo
điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho ngành này phát triển, làm cơ sở cho
sự phát triển các ngành kinh tế khác.
Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu
mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa -
Cái Nước và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây. Công tác
phát triển các mỏ Rạng Đông, Ruby và Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư
Tử Vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi... đang được triển
khai tích cực theo chương trình đã đề ra, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng khai
thác dầu khí cho những năm tới
Những phát hiện về dầu khí mới đây ở thềm lục địa miền Nam nước ta rất
đáng phấn khởi, tăng thêm niềm tin và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là:
lô 09-2, giếng Cá Ngừ Vàng - IX, kết quả thử vỉa thu được 330 tấn dầu và
170.000m3 khí/ngày. Lô 16-l, giếng Voi Trắng-IX cho kết quả 420 tấn dầu và
22.000m3 khí/ ngày. Lô 15.1, giếng Sư Tử Vàng – 2X cho kết quả 820 tấn dầu và
giếng Sư Tử Đen – 4X cho kết quả 980 tấn dầu/ngày. Triển khai tìm kiếm thăm dò
mở rộng các khu mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng cho kết quả 650.000m3 khí ngày
đêm và dòng dầu 180 tấn/ngày đêm(giếng R-10, 05- ĐH-10 ) ; Giếng R-10 khoan
tầng móng đã cho kết quả 500.000 m3 khí/ngày đêm và 160 tấn Condensate/ngày
đêm.
Tính chung, 2 năm đầu thế kỷ mới, ngành Dầu khí nước ta đã thăm dò phát
hiện gia tăng thêm trữ lượng trên 70 triệu tấn dầu thô và hàng chục tỷ m3 khí để
tăng sản lượng khai thác trong những năm tiếp theo.
Năm 2006, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam bố trí kế hoạch khai thác 20,86
triệu tấn dầu thô quy đổi (tăng 1,5 triệu tấn so với mức đã thực hiện trong năm
2002). Đây là năm đầu tiên nước ta khai thác trên 20 triệu tấn dầu thô quy đổi.
Trong đó có 17,6 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ m3 khí thiên nhiên. Dự kiến đến năm
2010, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ trên 30 đến 32 triệu tấn dầu thô quy
đổi, nhằm đáp ứng các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp của cả nước.
Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước
ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng
hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tổng công ty
Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến
nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và
ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động.
Những triển vọng phát triển ngành năng lượng trong nước của Việt Nam có
vẻ hứa hẹn hơn, khi các công ty dầu mỏ lớn của nước ngoài có kế hoạch đưa
những mỏ dầu mới vào khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng
tăng trong nước, đồng thời tiến hành thăm dò thêm nhiều vỉa dầu khác.
Hoạt động khoan dầu tại Việt Nam trong năm 2006 đã tăng gần gấp đôi so
với mức của năm 2005, và dự kiến cuối năm nay, Việt Nam sẽ cấp thêm giấy phép
thăm dò các lô mới. Việc sản xuất dầu mỏ và khí tự nhiên dự kiến đều tăng trong
những năm tới, trong đó công ty Nippon Oil Exploration, cùng các đối tác của họ,
và công ty Korean National Oil Corporation mới đây đã thông báo kế hoạch phát
triển các mỏ dầu mới ở Việt Nam...
Giếng khoan dầu ở ngoài khơi Vũng Tàu
2.3. Thực trạng và giải pháp
a. Thực trạng:
Những tín hiệu mới trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu và khí
càng làm chúng ta những tín hiệu lạc quan về tiềm năng kinh tế và tạo động lực
cho phát triển kinh tế xã hội Đất nước.
Bất cập trong tổ chức sản xuất, trong quản lý vốn đầu tư, trong công tác
quản lý cán bộ và trong xây dựng lực lượng lao động, nhất là lao động có trình độ
kỹ thuật cao.
Thiếu những người có trình độ và kinh nghiệm để làm việc tại những mỏ
dầu mới
Tài nguyên dầu khí của nước ta đang cần được khai thác và sử dụng thực sự
hợp lí.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, dự án khu liên
hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đề án Nhà máy lọc dầu phía nam đang được xúc tiến
xây dựng.
b. Giải pháp:
Tiếp tục đầu tư nghiên cứu khoa học về dầu khí gắn với thực tiễn đất nước
ta.
Đào tạo và cung cấp kỹ sư giàn khoan cho cả ngành công nghiệp dầu khí
trong nước và nước ngoài.
Phải có chế tài, luật để định hướng khai thác và sử dụng.
3. Khoáng sản kim loại:
Khoáng sản kim loại luôn được đánh giá là nguồn tài nguyên quý hiếm và
có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
Có thể nói, ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều
thập kỷ qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, với vị trí, vai trò trong quá trình
phát triển kinh tế đất nước.
3.1. Đặc điểm:
Qua thăm dò khai thác những năm qua, Việt Nam đã phát hiện ra nhiều mỏ
quặng kim loại có giá trị và phân bố rải rác ở nhiều nơi. Quặng sắt được phát hiện
và khoanh định trên 200 vị trí, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.
3.2. Về tình hình khai thác và sử dụng:
. Khai thác khoáng sản kim loại luôn đem lại cho doanh nghiệp những
nguồn lợi đáng kể. Hiện nay, cả nước có hàng trăm nghìn cơ sở khai thác, chế biến
các sản phẩm khoáng sản, trong đó chỉ có khoảng 2.000 điểm khai thác khoáng
sản có đăng ký hợp pháp.
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ mới có Công văn số 1707 thông báo ý kiến
của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc cho phép tiếp tục xuất
khẩu tinh quặng ilmenite đến hết năm 2010 trên cơ sở tính toán, cân đối nhu cầu
đối với thị trường trong nước. Riêng kiến nghị giảm thuế, vẫn phải tiếp tục chờ Bộ
Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét
Mới đây, sau khi xem xét kiến nghị của Thái Nguyên, Bộ Công Thương đã
cho phép Công ty liên doanh Luyện kim màu Việt Bắc xuất khẩu sang Trung
Quốc 30.000 tấn tinh quặng chì, kẽm hàm lượng 50-55%. Lúc này giá quặng đã
giảm một nửa so với mốc 4.600-4.800 USD/tấn trước đây. Nhưng đến khi doanh
nghiệp có văn bản trong tay thì giá quặng đã giảm thêm, chỉ còn 1.100-1.200
USD/tấn.
3.3. Thực trạng và giải pháp:
Hiện tại, thị trường sản phẩm khoáng sản, cụ thể là thị trường xuất nhập
khẩu còn nhiều bất cập. Ngành luyện kim đen và luyện kim màu chậm phát triển
nên khoáng sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác chủ yếu là các sản phẩm
thô, sản phẩm sơ chế. Vì vậy, luôn phải bán với giá rẻ trong khi lại nhập khẩu các
thành phẩm đã qua tinh chế với giá cao. Tình trạng này sẽ làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên nhanh chóng.
4. Kim loại màu:
4.1. Đặc điểm: ( Các mỏ, trữ lượng, tiềm năng kinh tế, hình ảnh)
Các mỏ kim loại màu:
Mỏ đồng Sin Quyền nằm trên địa bàn 2 xã Cốc Mỳ và Bản Vược (huyện
Bát Xát,Lào Cai) có đường giao thông rải nhựa vào tận trung tâm mỏ. Từ năm
1992, liên doanh giữa Tổng công ty Khoáng sản và UBND tỉnh Lai Châu đã khai
thác mỏ quặng này nhưng mới khai thác được 2% trữ lượng, đạt doanh thu bình
quân 15 tỷ đồng/năm.
Ngày 3-6, Nhà máy luyện đồng Lào Cai thuộc Tổng công ty Khoáng sản
VN - TKV đã cho ra lò mẻ đồng hỏa luyện đầu tiên tại Khu công nghiệp Tằng
Loỏng, thuộc huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Mẻ đồng hỏa luyện này có trọng lượng
Đây là lần đầu tiên VN sản xuất đồng thương phẩm trong nước. Từ trước đến nay,
toàn bộ nhu cầu sử dụng đồng trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Được biết, nhà máy luyện đồng này được Tổng công ty Khoáng sản VN - TKV
đầu tư 900 tỉ đồng, khởi công từ ngày 15-2-2005. Theo thiết kế, nhà máy có công
suất 10.000 tấn đồng thương phẩm và tận thu được 341kg vàng (99,99%), 146kg
bạc (99,95%) từ điện phân bùn đồng.
Từ nay, Nhà máy luyện đồng Lào Cai sẽ đáp ứng được 1/3 nhu cầu sử dụng
nguyên liệu đồng trong nước, giảm được ngoại tệ nhập khẩu đồng từ nước ngoài.
Nhà máy luyện đồng Lào Cai
4.2. Tình hình khai thác và sử dụng: ( Bổ sung phần tình hình khai
thác, hình ảnh nếu có)
Nhìn chung trong những năm gần đây, công nghệ luyện kim và chế biến
sâu ở nước ta mặc dù đã được đẩy mạnh cải tiến về công nghệ nhưng vẫn thuộc
vào diện các nước có nền công nghệ luyện kim lạc hậu, điều này đã dẫn đến năng
suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Băm nát rừng để khai thác vàng _Khai thác quặng titan tại miền Trung
Các làng nghề tái chế kim loại màu đều có lịch sử phát triển từ lâu đời, nằm
đan xen với các khu vực dân cư. Loại hình sản xuất của những làng nghề này có
quy mô vừa và nhỏ, công nghệ cũ theo kiểu “cha truyền con nối”, sử dụng nhiên
liệu hoá thạch (than đá) là chủ yếu. Đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là môi trường không khí.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, tình trạng ô nhiễm
môi trường tại 3 làng nghề tái chế kim loại màu (Văn Môn, Đại Bái, Quảng Bố)
ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không khí bị ô nhiễm nặng, trong khu vực dân
cư sinh sống, nồng độ khí Oxit cácbon (CO), lưu huỳnh dioxit (SO2) vượt 1,05-
1,68 lần so với tiêu chuẩn, còn trong các xưởng sản xuất nồng độ các loại khí này
vượt từ 10-400 lần, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1- 5,3 lần. Tác động
của ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng, người
dân các làng nghề này thường mắc các chứng bệnh như: bệnh đường hô hấp, bệnh
ngoài da, đau mắt, thần kinh... với tỷ lệ cao.
Trái ngược với hình ảnh sung túc của các doanh nghiệp luyện kim màu
trong nhiều năm trước, từ cuối năm 2008 đến nay, không khí u ám đã bao trùm
nhiều mỏ quặng ở khu vực miền núi phía Bắc. Các loại quặng, từ sắt đến kim loại
mầu đồng loạt mất giá, bình quân giảm 1/2, thậm chí có loại giảm giá tới 3/4 so
với thời điểm một năm trước nhưng cũng không có người mua.
Ngày 16-12-2008, Hiệp hội Titan Việt Nam đã có công văn kiến nghị
Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu quặng ilmenite và giảm thuế xuất khẩu để
tháo gỡ khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp.
4.3. Giải pháp:
Cần hạn chế xuất khẩu quặng thô, đặc biệt là xuất khẩu thô dưới dạng nhỏ
lẻ, manh múng.
Khi tiến hành đầu tư dây chuyền, công nghệ và thiết bị khai thác phải lấy
tiêu chí “ Đi tắt đón đầu “ làm trọng, tránh tình trạng nhập các trang thiết bị lạc
hậu gây tốn kém chi phí đầu tư, chi phí vận hành mà khai thác không đạt hiệu quả
tối ưu.
Cần có luật để quản lý nguồn tài nguyên, đồng thời phải có chế tài cấm các
hình thức khai thác trộm, khai thác nhỏ lẻ.
Hiện nay, cụm công nghiệp đang được đẩy mạnh giải phóng mặt bằng,
chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bãi tập kết rác thải, nhiều cơ sở đã áp
dụng biện pháp xử lý nước thải, rác thải, khí thải có hiệu quả. Cụm CN-TTCN đi
vào hoạt động, dự kiến mỗi năm tái chế từ 800.000 đến 1.000.000 sản phẩm nhựa;
tái chế phế thải kim loại từ 2.500 đến 3.000 tấn, đạt giá trị sản xuất từ 10 đến 11
tỷ đồng, thu hút từ 800 đến 900 lao động.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Tài nguyên