Tìm hiểu việc thực hiện mục têu ổn định kinh tế của VN thời kì 2000-2005

Ổn định, tăng trưởng kinh tế và phân phối công bằng là những mục tiêu cơ bản được đặt ra trong suôt quá trính phát triển kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế ở điều kiện lạm phát hay suy thoái đều gây ra những tác động không tốt, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dan. Vì vậy Chính phủ phải dùng các công cụ là các chính sách kinh tế vĩ mo để tác dộng vào nền kinh tế hướng nền kinh tế đến trạng thái ổn định. Bước sang thế kỉ 21, toàn cấu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động đến tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của mỗi quốc gia, dân tộc trong qúa trình phát triển. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt đọng can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp. Tthế kỉ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập được hưởng những cơ hội lớn nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Vì vậy trong điều kiện hiện nay, những mụ tiêu đó càng trở nên quan trọng dối với nền kinh tê nước ta . Một nền kinh tế ổn định, bền vững thì mới có thể phát triển, tăng trưởng và mới có thể chống lại những nguy cơ đe doạ khi chúng ta gia nhập sân khấu quốc tế. Có thẻ nói ổn định là mục tiêu rất quan trọng, là tiền đề cho các mục tiêu khác. Trong tứng giai đoạn và từng thời kì khác nhau do điều kiên , hoàn cảnh khác nhau thì việc thực hiện mục tiêu này cũng khác nhau. Dưới đây ta sẽ đi tìm hiểu một số nét về việc thực hiện mục tiêu ổn đinh trong thời kì 2000-2005. Nền kinh tế trải qua vừa phải trải qua một thời kì dài lạm phát,lạm phát phi mã 1986-1988, lạm phát cao cao năm 1989-1992, lạm phát thấp 1996-1999, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, có nhiều khó khăn. Chống lạm phạt ổn định kinh tế là việc CP đặt lên hàng đầu. Chương 1: Lí thuyết về các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu a. Giới thiệu môn học ,vị trí môn học trong chương trình đại học - Kinh tế học: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của cá nhân và của cả xã hội . Kinh tế học được phân thành 2 ngành: kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô. - Kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của khoa học kinh tế, nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một đất nước nghĩa là kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước các vấn đề kinh tế cơ bản bao gồm: tăng trưởng, thất nghiệp, lạm phát, xuất nhập khẩu, sự phân phối nguồn lực và thu nhập giữa các thành viên trong nền kinh tế Loại hình này tương phản với kinh tế học vi mô chỉ nghiên cứu về cách ứng xử kinh tế của cá nhân người tiêu dùng, nhà máy, hoặc một loại hình công nghiệp nào đó. Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế. Phân tích kinh tế học vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của các biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này. Tăng trưởng, ổn định, phân phối công bằng và các chính sách kinh tế vĩ mô để thực hiện những mục tiêu đó. Tổng cầu, tổng cung và sản lượng cân bằng, mức giá chung. Thất nghiệp, lạm phát, và mối quan hệ giữa chúng cũng được đề cập. Không chỉ nghiên cứu kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đóng mà ngày nay để phù hợp với điều kiện mới còn phải nghiên cứu trong điều kiện mở. Tất các vấn đề trên đều được đề cập trong môn học kinh tế vĩ mô. b. Phân tích các chức năng của chính phủ và các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu •Chức năng của chính phủ: - Hiệu quả: + Trong nền kinh tế thị trường (kttt) tự do cạnh tranh có những doanh nghiệp(DN) có kĩ thuật tốt hơn sẽ tìm được cách để giảm thiểu chi phí sản xuất,bán sản phẩm với giá thấp để cạnh tranh với DN khác,dần dần loại bỏ các đối thủ ra khỏi thị truờng để trở thành nguời bán duy nhất.Như vậy độc quyền đã xuất hiện,nó gây ra hiện tượng mất khôgn do sức mạnh độc quyền ,do nhà độc quyền đặt giá cao và hạn chế sản lượng. Để đảm hiệu lực của thị trường tự do cạnh tranh, CP phải can thiệp bằng cách đề ra đạo luật chống độc quyền. + “Những tác động bên ngoài ”(ngoại ứng ,ngoại tác) do các DN hoặc cá nhân gây ra nhưng không phải trả chi phí hoặc không nhận đúng số tiền lẽ ra được hưởng,bao gồm: tác động tiêu cực (như ô nhiếm môi trường…),tác động tích cực (như hành động bảo vẹ môi trường …) Để hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài thì CP phải đề ra đạo luật chống ô nhiếm môi trường, chống khai thác đến cạn kiệt tài nguyên khoáng sản + “Hàng hoá công cộng” là những loại hàng hoá mà mọi người có thể sử dụng nhưng chi phí về vốn rất lớn hoặc không thể thu được lợi nhuận nên các DN tư nhân không có động cơ sản xuất ví vậy CP phải tham gia sản xuất hàng hoá công cộng và cung cấp cho xã hội ,mọi người sử dụng hàng hoá công cộng và trả tiền bằng cách nộp thuế - Công bằng Trong nền kttt, hàng hoá được đặt vào tay những người có nhiều tiền nhất chứ không phải theo nhu cầu lớn nhất. Vì vậy ngay cả trong nền kttt hoạt động có hiệu quả vẫn có thể tồn tại sự bất bình đẳng về mức sống và thu nhập. CP phải thực hiện chức năng công bằng bằng cách đánh thuế (thuế luỹ tiến ) cụ thể là thuế thu nhập. Thực chất của chức năng công bằng là CP lấy được một phần thu nhập của những người có thu nhập cao rồi chuyển trả lại cho những người có thu nhập thấp hơn dưới dạng trợ cấp. - Ổn định Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy có những thời điểm nền kinh tế phát đạt với tỉ lệ lạm phát tương đối cao nhưng cũng có thời điểm nền kinh tế suy thoái nặng nề kèm theo tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Để ổn định nền kinh tế, CP phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp nhằm giữu được đà tăng trưởng và ổn định trật tự xã hội •Các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu -Các mục tiêu tổng quát Mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản là đạt được sự ổn định trong ngắn hạn, tăng trưởng nhanh trong dài hạn, và phân phối của cải một cách công bằng +Sự ổn định: là kết quả của việc giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát, thất nghiệp + Tăng trưởng kinh tế: đòi hỏi giải quyết các vấn đề dài hạn hơn liên quan đến sự phát triển kinh tế + Phân phối công bằng: là vấn đề nền kinh tế phải giải quyết thường xuyên để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng - Các mục tiêu cụ thể + sản lượng: Trong ngắn hạn: đạt được sản lượng thực tế cao tương ứng với sản lượng tiềm năng Trong dài hạn: làm tăng sản lượng tiềm năng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững + Việc làm: tạo được nhiều việc làm có thu nhập cao + Ổn định giá cả: giữ được giá cả không tăng hoặc không giảm quá nhanh trong điều kiện kinh tế tự do + Kinh tế đối ngoại : ổn định tỉ giá hối đoái, đạt được cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại + Phân phối công bằng Một số nước coi mục tiêu này là một trong các mục tiêu quan trọng Nhận xét: Những mục tiêu trên thể hiện nền kinh tế ở trạng thái lí tưởng trong đó sản lượng ở mức toàn dụng nhân công, không có lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế cân bằng, tỉ giá hối đoái ổn định. Trên thực tế các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thế tối thiểu hoá các sai lệch so với trạng thái lí tưởng Các cặp mục tiêu trên có thể bổ sung cũng có thể mâu thuẫn nên trong quá trính thực hiện các mục tiêu người ta phải sắp xếp thứ tự ưu tiên, nghĩa là lựa chọn một mục tiêu và chấp nhận hi sinh các mục tiêu khác Trong dài hạn, thứ tự ưu tiên các mục tiêu cũng khác nhau. ở các nước kém phát triển thì mục tiêu ưu tiên hàng đầu là sản lượng và việc làm. Ví dụ: năm 1987, chỉ số lạm phát của VN là 700% chọn mục tiêu ổn định giá cả: CP thực hiện chính sách tiền tệ, tăng lãi suất (12%/tháng). kết quả C giảm,I giảm dẫn đến tổng cầu AD giảm làm cho giá giảm (kiểm soát được lạm phát) nhưng Q giảm (kinh tế suy thoái ) chọn mục tiêu sản lượng: CP thực hiện chính sách tiền tệ , giảm lãi suất (giảm từ 10,4%. xuống 0,5%). kết quả C tăng ,I tăng dấn đến tổng cầu tăng, sản lượng tăng (kinh tế thoát khỏi suy thoái) c.Trình bày các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm mục tiêu ổn định và phương thức tác động của mỗi chính sách đối với nền kinh tế trong điều kiện suy thoái và lạm phát •Chính sách tài khoá - ĐN: chính sách tài khoá là việc CP dúng thuế khoá và chi tiêu công cộng để tác động đến nền kinh tế hướng nền kinh tế đến mức sản lượng và việc làm mong muốn - Công cụ: chi tiêu chính phủ (G) và thuế (T) - Đối tượng: Quy mô của chi tiêu công cộng ,chi tiêu của khu vực tư nhân, sản lượng - Mục tiêu: Trong ngắn hạn: tăc đọng đến sản lượng thực tế và lạm phát nhằm ổn định nền kinh tế Trong dài hạn: tác động đến sản lượng tiềm năng thông qua việc làm thay đổi cơ cấu sản xuất nền kinh tế, hướng nền kinh tế đến sự phát triển lâu dài - Phương thức tác động nền kinh tế: Trong điều kiện lạm phát: tăng thuế và giảm chi tiêu CP hoặc thực hiện đồng thời cả hai thì tổng cầu giảm dẫn đến sản lượng giảm ,giá giảm và nền kinh tế thoát khỏi lạm phát Trong nền kinh tế suy thoái: giảm thuế và tăng chi tiêu CP thì tổng cầu tăng dẫn đến sản lượng tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm và nền kinh tế thoát khỏi lạm phát •Chính sách tiền tệ - ĐN: là chính sách tác dộng đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế tới mức sản lượng và việc làm mong muốn - Công cụ: mức cung tiền (MS) và lãi suất (i) - Đối tượng: đầu tư, chi tiêu của các hộ gia đình, tiết kiệm,tỷ giá hối đoái - Mục tiêu: giống chính sách tài khoá - Phương thức tác động đến nền kinh tế: Trong điều kiện lạm phát: tăng lãi suất, giảm mức cung tiền hoặc thực hiện đồng thời cả hai sẽ làm tổng cầu giảm, sản lượng giảm, giá giảm và nền kinh tế thoát khỏi lạm phát Trong điều kiện suy thoái: giảm lãi suất và tăng mức cung tiền hoặc thực hiện đồng thời cả hai sẽ làm tăng tổng cầu, tăng sản lượng , tỉ lệ thất nghiệp giảm và nền kinh tế thoat khỏi suy thoái •Chính sách thu nhập - ĐN: bao gồm các biện pháp mà CP sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả và để kiềm chế lạm phát - Công cụ: tiền lương danh nghĩa (Wn) - Đối tượng tác động: chi tiêu của các hộ gia đình và tổng cung nhắn hạn - Mục tiêu: để kiềm chế lạm phát - Phương thức tác động đến nền kinh tế: Trong điều kiện lạm phát: cố định tiền lương danh nghĩa trong một thời kì để kiềm chế lạm phát •Chính sách kinh tế đối ngoại - ĐN: là chính sách nhằm ổn định tỉ giá hối đoái giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ở mức có thể chấp nhận được - Công cụ: thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái

doc12 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu việc thực hiện mục têu ổn định kinh tế của VN thời kì 2000-2005, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN ---------∞©∞---------- BÀI TẬP LỚN Môn kinh tế vĩ mô I Đề bài : Tìm hiểu việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế của Việt Nam thời kì 2000-2005 Ngày giao đề : 7/11/2008 Ngày nộp bài : 30/11/2008 Họ và tên : Đàm Thị Vân Anh Lớp : KTB48-ĐH2 Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thúy Hồng Hải Phòng, tháng 11 năm 2008 1.Lời mở đầu Ổn định, tăng trưởng kinh tế và phân phối công bằng là những mục tiêu cơ bản được đặt ra trong suôt quá trính phát triển kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế ở điều kiện lạm phát hay suy thoái đều gây ra những tác động không tốt, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dan. Vì vậy Chính phủ phải dùng các công cụ là các chính sách kinh tế vĩ mo để tác dộng vào nền kinh tế hướng nền kinh tế đến trạng thái ổn định. Bước sang thế kỉ 21, toàn cấu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động đến tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của mỗi quốc gia, dân tộc trong qúa trình phát triển. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt đọng can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp. Tthế kỉ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập được hưởng những cơ hội lớn nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Vì vậy trong điều kiện hiện nay, những mụ tiêu đó càng trở nên quan trọng dối với nền kinh tê nước ta . Một nền kinh tế ổn định, bền vững thì mới có thể phát triển, tăng trưởng và mới có thể chống lại những nguy cơ đe doạ khi chúng ta gia nhập sân khấu quốc tế. Có thẻ nói ổn định là mục tiêu rất quan trọng, là tiền đề cho các mục tiêu khác. Trong tứng giai đoạn và từng thời kì khác nhau do điều kiên , hoàn cảnh khác nhau thì việc thực hiện mục tiêu này cũng khác nhau. Dưới đây ta sẽ đi tìm hiểu một số nét về việc thực hiện mục tiêu ổn đinh trong thời kì 2000-2005. Nền kinh tế trải qua vừa phải trải qua một thời kì dài lạm phát,lạm phát phi mã 1986-1988, lạm phát cao cao năm 1989-1992, lạm phát thấp 1996-1999, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, có nhiều khó khăn. Chống lạm phạt ổn định kinh tế là việc CP đặt lên hàng đầu. 2.Nội dung chính: Chương 1: Lí thuyết về các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu a. Giới thiệu môn học ,vị trí môn học trong chương trình đại học - Kinh tế học: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của cá nhân và của cả xã hội . Kinh tế học được phân thành 2 ngành: kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô. - Kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của khoa học kinh tế, nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một đất nước nghĩa là kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước các vấn đề kinh tế cơ bản bao gồm: tăng trưởng, thất nghiệp, lạm phát, xuất nhập khẩu, sự phân phối nguồn lực và thu nhập giữa các thành viên trong nền kinh tế Loại hình này tương phản với kinh tế học vi mô chỉ nghiên cứu về cách ứng xử kinh tế của cá nhân người tiêu dùng, nhà máy, hoặc một loại hình công nghiệp nào đó. Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế. Phân tích kinh tế học vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của các biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này. Tăng trưởng, ổn định, phân phối công bằng và các chính sách kinh tế vĩ mô để thực hiện những mục tiêu đó. Tổng cầu, tổng cung và sản lượng cân bằng, mức giá chung. Thất nghiệp, lạm phát, và mối quan hệ giữa chúng cũng được đề cập. Không chỉ nghiên cứu kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đóng mà ngày nay để phù hợp với điều kiện mới còn phải nghiên cứu trong điều kiện mở. Tất các vấn đề trên đều được đề cập trong môn học kinh tế vĩ mô. b. Phân tích các chức năng của chính phủ và các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu Chức năng của chính phủ: - Hiệu quả: + Trong nền kinh tế thị trường (kttt) tự do cạnh tranh có những doanh nghiệp(DN) có kĩ thuật tốt hơn sẽ tìm được cách để giảm thiểu chi phí sản xuất,bán sản phẩm với giá thấp để cạnh tranh với DN khác,dần dần loại bỏ các đối thủ ra khỏi thị truờng để trở thành nguời bán duy nhất.Như vậy độc quyền đã xuất hiện,nó gây ra hiện tượng mất khôgn do sức mạnh độc quyền ,do nhà độc quyền đặt giá cao và hạn chế sản lượng. Để đảm hiệu lực của thị trường tự do cạnh tranh, CP phải can thiệp bằng cách đề ra đạo luật chống độc quyền. + “Những tác động bên ngoài ”(ngoại ứng ,ngoại tác) do các DN hoặc cá nhân gây ra nhưng không phải trả chi phí hoặc không nhận đúng số tiền lẽ ra được hưởng,bao gồm: tác động tiêu cực (như ô nhiếm môi trường…),tác động tích cực (như hành động bảo vẹ môi trường …) Để hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài thì CP phải đề ra đạo luật chống ô nhiếm môi trường, chống khai thác đến cạn kiệt tài nguyên khoáng sản + “Hàng hoá công cộng” là những loại hàng hoá mà mọi người có thể sử dụng nhưng chi phí về vốn rất lớn hoặc không thể thu được lợi nhuận nên các DN tư nhân không có động cơ sản xuất ví vậy CP phải tham gia sản xuất hàng hoá công cộng và cung cấp cho xã hội ,mọi người sử dụng hàng hoá công cộng và trả tiền bằng cách nộp thuế - Công bằng Trong nền kttt, hàng hoá được đặt vào tay những người có nhiều tiền nhất chứ không phải theo nhu cầu lớn nhất. Vì vậy ngay cả trong nền kttt hoạt động có hiệu quả vẫn có thể tồn tại sự bất bình đẳng về mức sống và thu nhập. CP phải thực hiện chức năng công bằng bằng cách đánh thuế (thuế luỹ tiến ) cụ thể là thuế thu nhập. Thực chất của chức năng công bằng là CP lấy được một phần thu nhập của những người có thu nhập cao rồi chuyển trả lại cho những người có thu nhập thấp hơn dưới dạng trợ cấp. - Ổn định Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy có những thời điểm nền kinh tế phát đạt với tỉ lệ lạm phát tương đối cao nhưng cũng có thời điểm nền kinh tế suy thoái nặng nề kèm theo tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Để ổn định nền kinh tế, CP phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp nhằm giữu được đà tăng trưởng và ổn định trật tự xã hội Các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu -Các mục tiêu tổng quát Mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản là đạt được sự ổn định trong ngắn hạn, tăng trưởng nhanh trong dài hạn, và phân phối của cải một cách công bằng +Sự ổn định: là kết quả của việc giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát, thất nghiệp + Tăng trưởng kinh tế: đòi hỏi giải quyết các vấn đề dài hạn hơn liên quan đến sự phát triển kinh tế + Phân phối công bằng: là vấn đề nền kinh tế phải giải quyết thường xuyên để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng - Các mục tiêu cụ thể + sản lượng: Trong ngắn hạn: đạt được sản lượng thực tế cao tương ứng với sản lượng tiềm năng Trong dài hạn: làm tăng sản lượng tiềm năng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững + Việc làm: tạo được nhiều việc làm có thu nhập cao + Ổn định giá cả: giữ được giá cả không tăng hoặc không giảm quá nhanh trong điều kiện kinh tế tự do + Kinh tế đối ngoại : ổn định tỉ giá hối đoái, đạt được cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại + Phân phối công bằng Một số nước coi mục tiêu này là một trong các mục tiêu quan trọng Nhận xét: Những mục tiêu trên thể hiện nền kinh tế ở trạng thái lí tưởng trong đó sản lượng ở mức toàn dụng nhân công, không có lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế cân bằng, tỉ giá hối đoái ổn định. Trên thực tế các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thế tối thiểu hoá các sai lệch so với trạng thái lí tưởng Các cặp mục tiêu trên có thể bổ sung cũng có thể mâu thuẫn nên trong quá trính thực hiện các mục tiêu người ta phải sắp xếp thứ tự ưu tiên, nghĩa là lựa chọn một mục tiêu và chấp nhận hi sinh các mục tiêu khác Trong dài hạn, thứ tự ưu tiên các mục tiêu cũng khác nhau. ở các nước kém phát triển thì mục tiêu ưu tiên hàng đầu là sản lượng và việc làm. Ví dụ: năm 1987, chỉ số lạm phát của VN là 700% chọn mục tiêu ổn định giá cả: CP thực hiện chính sách tiền tệ, tăng lãi suất (12%/tháng). kết quả C giảm,I giảm dẫn đến tổng cầu AD giảm làm cho giá giảm (kiểm soát được lạm phát) nhưng Q giảm (kinh tế suy thoái ) chọn mục tiêu sản lượng: CP thực hiện chính sách tiền tệ , giảm lãi suất (giảm từ 10,4%... xuống 0,5%). kết quả C tăng ,I tăng dấn đến tổng cầu tăng, sản lượng tăng (kinh tế thoát khỏi suy thoái) c.Trình bày các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm mục tiêu ổn định và phương thức tác động của mỗi chính sách đối với nền kinh tế trong điều kiện suy thoái và lạm phát Chính sách tài khoá - ĐN: chính sách tài khoá là việc CP dúng thuế khoá và chi tiêu công cộng để tác động đến nền kinh tế hướng nền kinh tế đến mức sản lượng và việc làm mong muốn - Công cụ: chi tiêu chính phủ (G) và thuế (T) - Đối tượng: Quy mô của chi tiêu công cộng ,chi tiêu của khu vực tư nhân, sản lượng - Mục tiêu: Trong ngắn hạn: tăc đọng đến sản lượng thực tế và lạm phát nhằm ổn định nền kinh tế Trong dài hạn: tác động đến sản lượng tiềm năng thông qua việc làm thay đổi cơ cấu sản xuất nền kinh tế, hướng nền kinh tế đến sự phát triển lâu dài - Phương thức tác động nền kinh tế: Trong điều kiện lạm phát: tăng thuế và giảm chi tiêu CP hoặc thực hiện đồng thời cả hai thì tổng cầu giảm dẫn đến sản lượng giảm ,giá giảm và nền kinh tế thoát khỏi lạm phát Trong nền kinh tế suy thoái: giảm thuế và tăng chi tiêu CP thì tổng cầu tăng dẫn đến sản lượng tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm và nền kinh tế thoát khỏi lạm phát Chính sách tiền tệ - ĐN: là chính sách tác dộng đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế tới mức sản lượng và việc làm mong muốn - Công cụ: mức cung tiền (MS) và lãi suất (i) - Đối tượng: đầu tư, chi tiêu của các hộ gia đình, tiết kiệm,tỷ giá hối đoái - Mục tiêu: giống chính sách tài khoá - Phương thức tác động đến nền kinh tế: Trong điều kiện lạm phát: tăng lãi suất, giảm mức cung tiền hoặc thực hiện đồng thời cả hai sẽ làm tổng cầu giảm, sản lượng giảm, giá giảm và nền kinh tế thoát khỏi lạm phát Trong điều kiện suy thoái: giảm lãi suất và tăng mức cung tiền hoặc thực hiện đồng thời cả hai sẽ làm tăng tổng cầu, tăng sản lượng , tỉ lệ thất nghiệp giảm và nền kinh tế thoat khỏi suy thoái Chính sách thu nhập - ĐN: bao gồm các biện pháp mà CP sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả và để kiềm chế lạm phát - Công cụ: tiền lương danh nghĩa (Wn) - Đối tượng tác động: chi tiêu của các hộ gia đình và tổng cung nhắn hạn - Mục tiêu: để kiềm chế lạm phát - Phương thức tác động đến nền kinh tế: Trong điều kiện lạm phát: cố định tiền lương danh nghĩa trong một thời kì để kiềm chế lạm phát Chính sách kinh tế đối ngoại - ĐN: là chính sách nhằm ổn định tỉ giá hối đoái giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ở mức có thể chấp nhận được - Công cụ: thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái -Đối tượng tác động: hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài - Mục tiêu: chống suy thoái và lạm phát, ổn định tỉ giá hối đoái và các cân thanh toán quốc tế - Phương thức tác động đến nền kinh tế: Trong điều kiện lạm phát: giảm tỉ giá, tăng nhập siêu Trong điều kiện suy thoái: tăng tỉ giá, giảm nhập siêu d. Phân tích cú sốc cầu và cú sốc cung để rút ra bản chất của kinh tế và các chính sách thích ứng Cú sốc cầu - ĐN: cú sốc cầu là sự thay đổi tổng cầu một cách đột biến do các tác nhân bên trong và bên ngoài hệ thống kinh tế gây ra Giả sử nền kinh tế đang cân bằng ổn định tại E tương ứng với mức sản lượng Qo và mức giá chung Po như hình vẽ:  Cú sốc làm tăng tổng cầu Giả sử các tác nhân kinh tế lạc quan hơn về sự phát triển kinh tế, quy định chỉ tiêu nhiều hơn làm tổng cầu tăng nhanh. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD sang AD1 xác lập điểm cân bằng mới E1 tương ứng với mức sản lượng cân bằng Q1 và mức giá chung P1 đều tăng tạo nên cú sốc cầu Chính phủ thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt để ổn định lại kinh tế. Chính sách tài khoá (giảm chi tiêu ,tăng thuế hoặc thực hiện đồng thời cả hai ). Chính sách tiền tệ (tăng lãi suất,giảm mức cung tiền hoặc đồng thời cả hai ) Kết quả tổng cầu giảm, đường tổng cầu AD1 dịch chuyển về AD , khôi phục điểm cân bằng E ,Qo,Po Cú sốc làm giảm tổng cầu Giả sử các tác nhân kinh tế bi quan về sự phát triển và kinh tế và quyết định cắt giảm các khoản chi tiêu làm cho tổng cầu giảm. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái từ AD sang AD2 xác lập điểm cân bằng mới E2 tương ứng với P2 và Q2 đề giảm Chính phủ thực hiện chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nới lỏng hay mở rộng.Chính sách tài khoá (tăng chi tiêu, giảm thuế hoặc đồng thời cả hai. Chính sách tiền tệ (giảm lãi suất, tăng mức cung tiền hoặc đồng thời cả hai) Kết quả là tổng cầu tăng dần, đường tổng cầu AD2 dịch chuyển dần trở về AD, xác lập lại điểm cân bằng E, Qo, Po cú sốc cung  - ĐN: cú sốc cung là sự thay đổi đột biến của tổng cung do các nguyên nhân bên trong và bên ngoài hệ thống gây ra, thường do sự thay đổi giá của các yếu tổ sản xuất giả sử nền kinh tế đang cân bằng ổn định tại E tương ứng với mức giá chung Po và mức sản lượng Qo cú sốc cung có lợi: là cú sốc cung làm tăng tổng cung cú sốc cung bất lợi: là cú sốc cung làm giảm tổng cầu Giả sử giá dầu thế giới tăng làm cho chi phí sản xuất tăng dẫn đến tổng cung ngắn hạn giảm, dịch chuyển sang trái từ ASSR sang ASSR1 xác lập điểm cân bằng mới E1 tương ứng với mức giá chung P1 và mức sản lượng chung Q1Po, nền kinh tế suy thoái và lạm phát. nếu CP chọn mục tiêu sản lượng thì sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng. Kết quả tăng sản lượng,Q1 tiến dần về mức sản lượng tiềm năng Qo, đường cầu dịch chuyển sang phải từ AD sang AD1 ,xác lập cị trí cân bằng mới E2 giải quyết được vấn đề sản lượng nhưng giá P2>P1dẫn đến lạm phát hơn nếu CP chọn mục tiêu ổn định giá cả thì sủ dụng chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt. Kết quả giảm giá P1 về Po, tổng cầu dịch chuyển sang trái từ AD sang AD2 , xác lập vị trí cân bằng mới E3 giải quyết được vấn đề ổn định giá cả nhưng Q2< Q1, nền kinh tế càng suy thoái. Vậy khi nền kinh tế gặp cú sốc cung bất lợi thì xảy ra hiện tượng suy thoái kèm theo lạm phát, các nhà hoạch định chính sách không thể dịch chuyển đường tổng cầu theo hường triệt tiêu sự sụt giảm của sản lượng và sự gia tăng của mức giá. Tóm lại: Những biến động của nền kinh tế có thể coi là những dao động ngắn hạn xung quanh đường xu hướng trong dài hạn. Nền kinh tế có thể bị tác động của nhiều cú sốc.Các cú sốc như vậy có thể tạo ra những biến động không hiệu quả. Do đó CP có thể sử dụng các chính sách ổn định để chống lại chu kì kinh doanh Chương 2: Đánh giá việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của mục tiêu ổn định kinh tế của Việt Nam thời kì 2000-2005. a. Nhận xét chung tình hình kinh tế -xã hội của Việt Nam để đưa ra lí do phải thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005, với mục tiêu tổng quát: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (2001-2005) với phương hướng, mục tiêu nêu trong Nghị quyết Đại hội IX có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là kế hoạch 5 năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm, có thuận lợi cơ bản là sau 15 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, thế và lực của nước ta cũng như kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khó khăn cũng không phải là ít. kinh tế thế giới chưa ra khỏi trì trệ thì phải đối phó với những tác động tiêu cực của khủng bố quốc tế liên tiếp xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực; của chiến tranh ở Ápganixtan, chiến tranh ở Irắc và đặc biệt là của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS). Nền kinh tế Việt Nam còn nhiều mặt yếu kém Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hầu hết các loại lạm phát như lạm phát phi mã trong thời kỳ1986-1988 với tỷ lệ lạm phát trung bình năm đạt 463,9%/năm; lạm phát cao trong thời kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bình quân năm tương ứng là 46,7%/năm; lạm phát thấp trong thời kỳ 1996 - 1999 và 2001 - 2003 với tỷ lệ lạm phát tương ứng là 4,4%/năm và 4,3%/năm; thậm chí là giảm phát trong năm 2000 (-0,6%). Tuy nhiên, trong hai năm 2004 - 2005 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao 7,79% (năm 2004) và 8,5% (năm 2005) thì lạm phát của Việt Nam cũng tăng lên ở mức 9,5% (năm 2004) và 8,4% (năm 2005), cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế. b. Thu thập các thông tin về các chính sách mà CP Việt Nam sử dụng để ổn định nền kinh tế và phân tích kết quả thực tế thu được c. Trình bày ý kiến và quan điểm của mình về cách thức ổn định nền kinh tế mà CP đã thực hiện 3.Kết luận Năm  GDP đầu người theo sức mua tương đương (USD)  GDP, tỉ đồng VN (danh nghĩa)  GDP, tỉ đồng VN (đã điều chỉnh)  Tăng trưởng GDP (đã điều chỉnh)  Lạm phát   2000  2,037  441,646.000  273,666.000  6.8%  -1.7%   2001  2,200  481,295.000  292,535.000  6.9%  -.4%   2002  2,365  535,762.000  313,247.000  7.1%  4.0%   2003  2,553  613,442.488  336,242.808  7.3%  3.2%   2004  2,784  713,071.948  362,092.796  7.7%  7.7%   2005  3,025  806,854.877  389,243.583  7.5%  8.0%   Năm  Tổng sản phẩm quốc nội (nghìn tỷ đồng)  Tốc độ tăng so với năm trước (%   1997  231,3  8,2   1998  244,7  5,8   1999  256,2  4,8   2000  273,6  6,8   2001  292,5  6,9   2002  313,2  7,1   2003  336,2  7,3   2004  362,4  7,8   2005  393,0  8,4  
Luận văn liên quan