Quan hệ quốc tế trong đầu tư là một lĩnh vực của kinh tế đối ngoại đang ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, không chỉ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển mà cả giữa các nước phát triển với các nước phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau. Việt Nam xác định quan hệ quốc tế trong đầu tư là một yếu tố khách quan, là đòi hỏi tất yếu của đất nước. Sau bao nhiêu năm đấu tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, cho đến khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, đời sống nhân dân vô cùng khó khan, thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới. Việt Nam đã và đang cần nhiều vốn đầu tư cho việc khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.
25 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài sang châu Phi của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2002-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu
Quan hệ quốc tế trong đầu tư là một lĩnh vực của kinh tế đối ngoại đang ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, không chỉ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển mà cả giữa các nước phát triển với các nước phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau. Việt Nam xác định quan hệ quốc tế trong đầu tư là một yếu tố khách quan, là đòi hỏi tất yếu của đất nước. Sau bao nhiêu năm đấu tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, cho đến khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, về cơ bản kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, đời sống nhân dân vô cùng khó khan, thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới. Việt Nam đã và đang cần nhiều vốn đầu tư cho việc khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.
Bên cạnh những chính sách nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài thì Việt Nam cũng khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài, vì vậy ngay từ những năm cuối 1980, các doanh nghiệp trong nước đã tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mặc dù lượng vốn này còn khá khiêm tốn. Việt Nam tích cực tham gia vào hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở hơn 50 quốc gia với số dự án và tổng số vốn đầu tư ngày một tăng. Để hiểu một cách sâu sắc hơn về vấn đề đầu tư quốc tế trong sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia cũng như các mối quan hệ quốc tế trong đầu tư giữa quốc gia này với những quốc gia khác. Đồng thời góp phần vào tìm hiểu về FDI của Việt Nam đến những quốc gia trên thế giới, nhóm 4 lựa chọn đề tài: “ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài sang châu Phi của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2002-2012.”
Bài viết của nhóm gồm 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Cơ sở lý thuyết : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phần thứ hai: Thực trạng: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài sang châu Phi của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2002-2012.
Phần thứ ba: Một số giải pháp đề xuất cho sự phát triển FDI của Việt Nam trên con đường đầu tư quốc tế.
Sự tiếp nhận kiến thức của mỗi thành viên trong nhóm có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong có sự góp ý chỉnh sửa của cô giáo bộ môn cũng như toàn thể các bạn đọc bài tiểu luận này.
Nhóm 4 xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1. Khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cho đến nay, có khá nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư. Các khái niệm này có thể đứng ở các góc độ khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau nên để phát biểu cụ thể cũng không hoàn toàn giống nhau.
Dưới góc độ là một môn khoa học nghiên cứu những quy luật kinh tế vận động trong lĩnh vực đầu tư thì hoạt động đầu tư được hiểu như sau:
Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Đầu tư quốc tế được hiểu là sự dịch chuyển các nguồn lực đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư dưới các hình thức khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Tuy nhiên, không phải bất kể nguồn lực đầu tư nào cũng có thể dịch chuyển được do sự không chấp nhận của quốc gia nhận đầu tư hoặc sự ngăn cản của quốc gia đi đầu tư. Lợi ích trong đầu tư quốc tế của các bên tham gia là khác nhau.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI-Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ sở hữu vốn( thường là doanh nghiệp) mang nguồn lực đầu tư của mình sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư, trong đó chủ sở hữu vốn trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư.
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. Vì vậy, FDI mang một số đặc điểm nhất định.
Khác với nguồn vốn ODA, mục đích của nhà đầu tư trong hình thức FDI là tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao sẽ thu hút nguồn vốn này.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thương quy định không giống nhau về vấn đề này. Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỷ lệ này.
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ quản lý,…vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.
Cho đến nay thì luồng vốn FDI lưu thông giữa các nước phát triển vẫn chiếm một tỷ trọng cao (trên 60%) trong tổng số vốn FDI trên thế giới. Với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận thông qua mối hợp tác này, ta có thể rút ra một điều từ tỷ trọng trên, đó là môi trường đầu tư ở các nước phát triển mang lại lợi nhuận nhiều hơn ở các nước đang phát triển. Mặt khác, nó cũng thể hiện sự phân công lao động quốc tế giữa các nước phát triển ngày càng trở nên sâu sắc.
3. Các hình thức của FDI
Có nhiều cách phân loại hoạt động FDI dựa trên các tiêu chí như: phương thức đầu tư, mục tiêu đầu tư, định hướng của nước nhận đầu tư, định hướng của chủ đầu tư và theo hình thức pháp lý.
Theo phương thức đầu tư – có 2 dạng là đầu tư mới và mua lại và sáp nhập (M&A). Đầu tư mới là việc nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển nguồn lực sang một quốc gia khác và hình thành trên một cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Còn dạng M&A thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện mua lại một phần hay toàn bộ doanh nghiệp đã tồn tại ở quốc gia khác, hoặc sáp nhập một phần hay toàn bộ doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp ở quốc gia khác. Kết quả của M&A là không tạo ra cơ sở sản xuất kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. FDI diễn ra chủ yếu dưới hình thức mua lại. Chủ đầu tư chuộng M&A hơn vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng.
Theo mục tiêu đầu tư thì FDI có 3 dạng là đầu tư theo chiều dọc, đầu tư theo chiều ngang và đầu tư hỗn hợp. Hai hình thức đầu tư theo chiều dọc và theo chiều ngang khác nhau ở thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu như thị trường của đầu tư theo chiều dọc là chỉ lấy nước tiếp nhận đầu tư là cơ sở sản xuất, còn sản phẩm sau đó được xuất khẩu sang nước khác hoặc nhập trở lại nước đầu tư thì thị trường đầu tư theo chiều ngang là nước nhận đầu tư. Về FDI hỗn hợp, doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Theo định hướng của chủ đầu tư, FDI được chia thành FDI phát triển và FDI phòng ngự. FDI phát triển nhằm khai thác lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư. FDI phòng ngự nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở các nước nhận đầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Theo định hướng của nước nhận đầu tư, FDI bao gồm FDI thay thế nhập khẩu nhằm sản xuất cung ứng sản phẩm mà trước đây nước nhận đầu tư phải nhập khẩu; FDI tăng cường xuất khẩu nhằm hướng tới thị trường rộng lớn với khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm; FDI theo định hướng khác của chính phủ - chính phủ của nước nhận đầu tư có thể áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý đồ đã định sẵn.
Theo hình thức pháp lý, FDI có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau tùy theo quy định của luật pháp nước nhận đầu tư. Ở Việt Nam, FDI được tiến hành dưới các hình thức pháp lý chủ yếu như: hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, FDI ở Việt Nam còn được tiến hành bằng các hình thức Xây Dựng – Kinh Doanh – Chuyển giao (BOT), Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Xây dựng – Chuyển giao (BT).
Mỗi hình thức FDI đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với các bên tham gia. Vì vậy, việc lựa chọn hay áp dụng hình thức đầu tư nào phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của các bên ở thời điểm đầu tư. Thông thường, các nước đang phát triển trong thời gian tiếp nhận FDI thì doanh nghiệp liên doanh và đầu tư mới là những hình thức chủ yếu được áp dụng.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI SANG CHÂU PHI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2012
1. Đặc điểm của châu Phi thu hút đầu tư
Châu Phi là một trong những thị trường đang ngày càng phát triển, là điểm đến đầu tư tiềm năng của các quốc gia trên thế giới. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến thị trường này cũng ngày càng sôi động với nhiều lĩnh vực đa dạng.
Đặc điểm chung về địa lý, kinh tế châu Phi
*Về địa lý:
Châu Phi là châu lục có nhiều tiềm năng về tài nguyên với những cao nguyên rộng lớn, khu rừng ôn đới, nhiều đồng cỏ xanh tươi, động vật quý hiếm và nhiều khoáng sản đa dạng như đồng, kim cương, vàng, bôxít, sắt, dầu mỏ... CH Nam Phi đứng đầu thế giới về khai thác vàng; Libya, Nigeria và Angeria là những nước hàng đầu thế giới về khai thác dầu mỏ.
*Về kinh tế:
Nông nghiệp: Được coi là hoạt động kinh tế hàng đầu ở châu Phi, chủ yếu là chăn nuôi, săn bắn và khai thác nguồn tài nguyên sẵn có. Khoảng 3/5 diện tích đất trồng trọt được sử dụng để sản xuất lương thực nhưng sản lượng còn thấp.
Công nghiệp: Còn nhiều hạn chế do thiếu vốn, lao động không được đào tạo. Mặc dù các nước châu Phi có nhiều nguyên liệu, nhưng do không đủ vốn để xây dựng nhà máy, thiếu lực lượng lao động lành nghề, người quản lý, kỹ thuật viên...nên không đủ sức cạnh tranh với nền công nghiệp của Mỹ và châu Âu. Đến đầu thế kỷ XX, châu Phi chỉ có một số ngành công nghiệp tiêu dùng quy mô nhỏ như công nghiệp dệt, thuốc lá, nước giải khát, giầy dép và sản xuất linh kiện ô tô...
Ngoại thương: Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Châu Phi, có khoảng 1/4 sản phẩm của châu lục này được xuất khẩu, trong đó, dầu khí chiếm hơn 1/2 giá trị xuất khẩu của châu lục. Tiếp đến là cà phê, cacao, bông, khí đốt tự nhiên...
1.2. Lý do thúc đẩy Việt Nam đầu tư vào châu Phi
1.2.1. Sức hút của thị trường tiềm năng
Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại thế giới đòi hỏi Việt Nam cần mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu và đầu tư. Do đó châu Phi có thể được đánh giá là một tiềm năng không chỉ cho Việt Nam mà còn cả thế giới.
Tuy quan hệ chính trị hữu hảo, song với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, châu Phi vẫn là địa bàn còn nhiều mới mẻ và lạ lẫm. Ngoài các lý do về khoảng cách địa lý, không có quan hệ buôn bán truyền thống…, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình hình chính trị có nhiều xáo trộn của châu lục này.
Nhưng từ thế kỷ XXI, môi trường kinh doanh ở châu Phi đang được cải thiện. Chính quyền nhiều nước châu Phi đang tăng cường các nỗ lực thúc đẩy thị trường vốn, đầu tư tư nhân và thương mại. Và hiện các vấn đề chính trị, các cuộc xung đột tại châu Phi ngày càng lắng dịu và dần đi vào thế ổn định. Một thị trường tiêu thụ rộng lớn đang trong giai đoạn tái thiết với 800 triệu dân là hấp lực mạnh mẽ, thu hút nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1.2.2. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Châu Phi
Việt Nam và châu Phi cách xa nhau hàng vạn dặm nhưng xuất phát từ nhiều điểm tương đồng trong lịch sử là những thuận lợi cơ bản để cùng hợp tác trên bình diện rộng. Ngay từ những năm 1970, các chuyên gia và lao động Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước châu Phi, hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục…
Việt Nam có thế mạnh là tạo dựng được quan hệ chính trị - ngoại giao truyền thống hữu nghị, đoàn kết với các nước châu Phi. Ta đã ký một số hiệp định thỏa thuận, biên bản ghi nhớ về thương mại và đầu tư, về trao đổi đoàn cấp Nhà nước, về hợp tác chuyên gia... tạo nền tảng pháp lý cho hợp tác giữa hai bên. Trải qua nhiều biến động lịch sử, mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và châu Phi vẫn dựa trên tiêu chí hợp tác, phát triển.
Các chính phủ châu Phi luôn quan tâm tới việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm thay đổi diện mạo và cách nhìn về một châu Phi nghèo đói và bệnh tật. Theo thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam, kinh tế châu Phi hàng năm vẫn duy trì ở tốc độ tăng trưởng 3%, đặc biệt Nam Phi luôn giữ vị trí hàng đầu. Dồi dào về nhân lực, phong phú về tài nguyên, khoáng sản… châu Phi hiện đang là "tầm ngắm" của các nhà đầu tư thế giới. Nhiều dự án đầu tư nông nghiệp được ký kết sau khi các chuyên gia Việt Nam sang đối thoại, hợp tác.
Những thành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế của Việt Nam được các bạn châu Phi đánh giá rất cao và bày tỏ mong muốn được cùng hợp tác, chia sẻ. Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại trên nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, lao động, y tế, giáo dục giữa Việt Nam và các nước châu Phi có những bước phát triển mới.
Quan hệ Việt Nam – châu Phi đang được xây đắp trên một nền tảng hữu nghị truyền thống mà ở đó "những người bạn cũ" đang tạo mọi điều kiện tối đa để có thể trở thành những đối tác kinh tế quan trọng của nhau.
2.Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp việt nam sang Châu Phi
2.1. Khái quát tình hình đầu tư
Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang châu Phi. Ngoài những doanh nghiệp Nhà nước có tiềm lực tài chính lớn thì nay có thêm những công ty tư nhân quan tâm đến thị trường tiềm năng này. Các lĩnh vực đầu tư tại châu Phi cũng ngày một đa dạng hơn,từ năm 2002 tính đến tháng 8/2012 Việt Nam đã có 17 dự án ,( từ năm 2002 đến tháng 1 năm 2011 vẫn là 12 dự án) đầu tư tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Phi, với tổng vốn đầu tư đạt 711 triệu USD.
2.2. Tình hình đầu tư phân theo nước tiếp nhận đầu tư
Bảng số liệu thống kê số vốn đầu tư theo các nước tiếp nhận đầu tư giai đoạn 2002-2012
Nước nhận đầu tư
Số dự án
Tổng số vốn đầu tư
Tỷ trọng về giá trị
An-gie-ri
1
562
72,35%
Madagascar
1
117,3
15,10%
Cameroon
2
42,7
5,50%
Tuy-ni-di
1
33,2
4,27%
Congo
1
15,3
1,97%
Angola
6
5,3
0,68%
Nam phi
1
0,95
0,13%
Tổng số
13
776,75
100%
Hình 1: Tỷ trọng số vốn đầu tư sang các nước châu Phi của Việt Nam từ năm 2002-2012
Từ năm 2002 đến năm đầu năm 2012, Việt Nam đầu tư sang Châu Phi hiện có 13 dự án tại 7 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt xấp xỉ 777 triệu USD. Trong đó, đứng đầu về tiếp nhận FDI của Việt Nam là An-giê-ri, với 01 dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí có tổng vốn 562 triệu USD; tiếp đến là Madagascar có 1 dự án trong lĩnh vực dầu khí với tổng vốn đầu tư 117,3 triệu USD; Cameroon có 2 dự án với tổng vốn đầu tư 42,7 triệu USD; Tuy-ni-di có 1 dự án với tổng vốn đầu tư 33,2 triệu USD; Công-gô có 1 dự án với tổng vốn đầu tư 15,3 triệu USD; Angola có 6 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,3 triệu USD; và Nam Phi 1 dự án với tổng vốn đầu tư gần 0,95 triệu USD.
2.3 Tình hình đầu tư phân theo ngành
Lĩnh vực đầu tư của Việt Nam sang châu Phi ngày càng đa dạng từ viễn thông, sản xuất xe gắn máy, sản xuất hàng may mặc, điện tử, điện lạnh cho tới du lịch sinh thái. Các quốc gia tiếp nhận FDI từ Việt Nam là An-giê-ri, Madagascar, Cameroon, Tuy-ni-di, Công-gô, Angola, Mozambique, Nam Phi, Tanzania, Ghana, Mauritius.
Về hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và các nước châu Phi, hiện có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Phi với 37 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 67,76 triệu USD. Trong số các nhà đầu tư Châu Phi có Cộng hoà Seychelles, Ma-rốc, Nigeria, Guinea Bissau, Mauritius, Ai Cập, Kenya, Nigeria và Siera Leon chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống và truyền thông.
Gần đây nhất vào tháng 5/2012, Tập đoàn Viễn thông Quân đội-Viettel cũng đã nhận được giấy phép đầu tư tại Mô-dăm-bích và đang triển khai hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng viễn thông, đó là Movitel, một đơn vị của Viettel liên doanh với một nhóm nhà đầu tư Mô-dăm-bích. Tổng số vốn góp của Viettel là 345,6 triệu USD.
2.4 Một số dự án lớn được cấp phép trong giai đoạn 2002 đến 2012
Các dự án dầu khí chiếm số vốn đầu tư lớn tăng lên đáng kể: tại An-giê-ri (224,9 triệu USD), Madagascar (117,3 triệu USD) và tại CH Congo (15,3 triệu USD). Ba dự án này chiếm tới 50% tổng số vốn đầu tư của Việt Nam sang châu Phi và do Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên thuộc Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) làm chủ đầu tư.
Tiếp đến là dự án hợp tác đầu tư mạng điện thoại di động tại Cộng hòa Mozambique của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel với tổng số vốn 493,79 triệu USD, trong đó Viettel đóng góp 345,6 triệu USD. Đây là dự án đầu tư đầu tiên của Viettel tại châu Phi
Tại Mauritius, Công ty TNHH Hóa dược Vedic Fanxipăng đã đầu tư 1 dự án thu mua và kinh doanh các sản phẩm từ cây Artemisia Annua với số vốn 20.000 USD.
Angola thu hút được 6 dự án đầu tư của Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất tấm lợp, xe gắn máy, hàng may mặc, điện tử, điện lạnh, đồ uống đóng chai, với tổng giá trị 4,53 triệu USD. Các doanh nghiệp đầu tư chính sang Angola là Công ty TNHH T&T, Công ty TNHH thương mại Thành Đô, Công ty TNHH Hữu nghị Quốc tế.
Tại Nam Phi, Việt Nam có 2 dự án trong đó 1 của Công ty cổ phần Thiên Minh Đức đầu tư trong lĩnh vực trồng cây xanh và phát triển du lịch sinh thái với tổng số vốn 715.000 USD và 1 dự án của Công ty cổ phần XNK Việt Trang hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sơ chế gỗ xuất khẩu và kinh doanh siêu thị với số vốn 950.000 USD.
Tại Ghana, Việt Nam có 1 dự án khai thác mỏ đá, sản xuất và kinh doanh đá granite làm vật liệu xây dựng với chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Bình Hưng Thịnh.
Tại Tanzania, Công ty TNHH Cơ khí An Việt Cường và Công ty TNHH Thương Mại Thiên Phú có chung 1 dự án cung cấp dịch vụ khai thác vàng, cho thuê máy móc, thiết bị, công nghệ với số vốn đầu tư 300.000 USD.
Tại Cameroon, Việt Nam có 1 dự án liên doanh khai thác và chế biến gỗ, vàng và khoáng sản với tổng số vốn 905.714 USD, trong đó công ty Việt Nam đóng góp 443.800 USD.
Đánh giá hoạt động đầu tư sang châu Phi của Việt Nam
Thành tựu
Cùng với tiếp cận dòng vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài là hướng đi tất yếu và phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay nhằm tận dụng tài nguyên tại chỗ (nước tiếp nhận đầu tư), mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh… Từ năm 1987 cho đến nay, Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có thể nhận thấy xu hướng mới đang trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia tăng dòng vốn đầu từ ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Và châu Phi – “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư cũng đang được đầu tư bởi các nhà đầu tư Việt Nam, đã đạt được một số thành tựu đáng kể:
Trong khoảng thời gian gần đây, đầu tư vào châu Phi đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (may mặc, sản xuất xe gắn máy…) sang các dự án quy mô lớn, đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai thác dầu khí, viễn thông …)
Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nhìn chung, các dự án đầu tư sang châu Phi đã bước đầu triển khai có hiê