Tình hình hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi hội nhập

Theo nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, Việt Nam là nước có chính sách cải cách kinh tế khá thành công trong những năm qua. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, Việt Nam đã tham gia kí kết Hiệp định thương mại, dịch vụ của khu vực ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt –Mỹ, khoảng trên 80 Hiệp định song phương và đa phương khác và đặc biệt đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Quá trình mở cửa hội nhập tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều khó khăn, thách thức. Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực và trong đó có ngành ngân hàng Việt Nam. Nhằm phân tích rõ những cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng, bài thảo luận nghiên cứu 3 phần gồm: Phần 1: Tình hình hệ thống NHTM VN sau khi hội nhập Phần 2: Phân tích những cơ hội và thách thức Phần 3: Các chiến lược của NHTM khi hội nhập Do kiến thức còn hạn chế, bài thảo luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy và các bạn đóng góp để bài làm hoàn thiện hơn.

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Theo nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, Việt Nam là nước có chính sách cải cách kinh tế khá thành công trong những năm qua. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, Việt Nam đã tham gia kí kết Hiệp định thương mại, dịch vụ của khu vực ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt –Mỹ, khoảng trên 80 Hiệp định song phương và đa phương khác và đặc biệt đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Quá trình mở cửa hội nhập tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều khó khăn, thách thức. Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực và trong đó có ngành ngân hàng Việt Nam. Nhằm phân tích rõ những cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng, bài thảo luận nghiên cứu 3 phần gồm: Phần 1: Tình hình hệ thống NHTM VN sau khi hội nhập Phần 2: Phân tích những cơ hội và thách thức Phần 3: Các chiến lược của NHTM khi hội nhập Do kiến thức còn hạn chế, bài thảo luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy và các bạn đóng góp để bài làm hoàn thiện hơn. Phần 1. Tình hình hệ thống NHTM VN sau quá trình hội nhập Việt Nam được chính thức chấp thuận gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 và có tư cách thành viên đầy đủ thứ 150 của tổ chức này kể từ ngày 11/01/2007. Trước đó, nước ta đã trải qua 12 năm đàm phán gia nhập và thực hiện cải cách kinh tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật nội địa theo hướng phù hợp với các chính sách minh bạch, tự do hóa của WTO. Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam cũng cam kết thực hiện các bước đổi mới trước và sau khi gia nhập WTO. Về tài khóa, ta tiếp tục giảm bội chi ngân sách, thực hiện cải cách thuế theo hướng hiện đại. NHNN Việt Nam từng bước hoàn thiện chức năng ngân hàng trung ương thực thụ. Đối với hệ thống ngân hàng, các NHTM quốc doanh từng bước cổ phần hóa (2010), nâng cao năng lực tài chính, tăng cường quản trị rủi ro, cải thiện hiệu quả hoạt động. Về ngoại hối, Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ đối với các vấn đề về ngoại hối theo các quy định của Hiệp định WTO, các tuyên bố và quyết định liên quan của WTO có liên quan tới IMF như gỡ bỏ những biện pháp kiểm soát đối với giao dịch vãng lai, bỏ kết hối ngoại tệ. Chúng ta cam kết các biện pháp quản lý ngoại hối chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ do Chính phủ quyết định, nhằm duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của IMF và Tài liệu của IMF số 144 (52/51) ngày 14/08/1952. Việt Nam cũng nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú. Các NHTM nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện về tổng mức tài sản tối thiểu của ngân hàng mẹ (10 tỷ USD vào cuối năm tài chính gần nhất). Từ ngày 01/01/2011, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài được phép nhận tiền gửi Việt Nam đồng ở mức tương tự các ngân hàng trong nước nhưng không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của chi nhánh. Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các NHTM cổ phần hay các ngân hàng quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa, tuy nhiên tổng số cổ phần do phía nước ngoài sở hữu không quá 30% vốn điều lệ của các NHTM trong nước. Sau 5 năm hệ thống NHTM VN có những thay đổi rõ rệt. Hệ thống TCTD và hội nhập WTO Nhận thức trước viễn cảnh các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam với ưu thế vượt trội về công nghệ, tài chính, mạng lưới, và thương hiệu, việc gia nhập WTO là hồi chuông cho các ngân hàng nội địa chủ động tiếp cận các phương thức quản trị mới trên thế giới. Các ngân hàng cũng tích cực và chủ động xây dựng tầm nhìn, tìm giải pháp thực hiện tham vọng phát triển của mình. Thời kỳ ngay trước và sau khi gia nhập WTO, các hoạt động tài chính, ngân hàng đã bùng nổ nhằm đón đầu cơ hội phát triển. Các NHTM hầu hết đã được cấp phép và đi vào hoạt động từ trước 2007. Hình 1 cho thấy hệ thống các TCTD có mức gia tăng mạnh cả về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong 3 năm đầu gia nhập WTO, sau đó mức tăng giảm dần các năm sau. Vốn chủ sở hữu tiếp tục có mức tăng trưởng trở lại trong năm 2012, tuy nhiên các TCTD dần thu hẹp hoạt động qua mức tăng trưởng tổng tài sản chậm dần. Hình 1. Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của hệ thống TCTD Nguồn: UBGSTCQG Các ngân hàng tích cực cạnh tranh thị phần tín dụng và huy động, dùng đó làm cơ sở để đàm phán giá với các nhà đầu tư chiến lược, thường là các ngân hàng quốc tế hoạt động đa năng trên phạm vị quốc tế và toàn cầu. Cũng trong 3 năm sau khi gia nhập WTO, tăng trưởng tín dụng ngoạn mục với tỉ lệ rất cao trong khi đó huy động cũng tăng nhưng nhịp độ chưa kịp với tăng trưởng tín dụng (Hình 2). Trong hai năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm dần, biểu hiện kinh tế tăng chậm lại, huy động tăng cao do kênh gửi ngân hàng có lời và an toàn hơn. Hình 2. Tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống TCTD Nguồn: UBGSTCQG Gia nhập WTO là cú hích khởi đầu cho sự vươn lên mạnh mẽ của khối NHTM cổ phần. Các NHTM cổ phần đã có bước phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh gay gắt với các NHTM Nhà nước và các ngân hàng nước ngoài cả về huy động lẫn cho vay. Khối NHTM Nhà nước vẫn giữ vị trí chi phối, song thị phần trong cả tổng tín dụng và tổng huy động của khối NHTM Nhà nước giảm liên tục. Lần đầu tiên NHTM cổ phần đã vượt khối NHTM Nhà nước về tổng tài sản vào năm 2010. Sự trỗi dậy của khối NHTM cổ phần trước áp lực cạnh tranh và vận hội mới là những minh chứng tích cực cho phát triển hệ thống ngân hàng sau khi gia nhập WTO.  Bảng 1: Thị phần tài sản, tín dụng, và huy động của các khối NHTM Nguồn: UBGSTCQG Ngân hàng liên doanh và nước ngoài tại Việt Nam Sự hiện diện của các NHTM nước ngoài không chỉ làm tăng cạnh tranh và năng lực quản trị của hệ thống ngân hàng, mà còn giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, trái với lo ngại của các ngân hàng trong nước, hoạt động của khối ngân hàng nước ngoài và NHLD không có nhiều đột biến. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của nhóm NHLD, ngân hàng nước ngoài không cao nhưng chắc chắn, ổn định hơn. Thậm chí, trái ngược với các NHTM trong nước, nhóm NHLD, ngân hàng nước ngoài duy trì mức tăng trưởng thấp hơn các NHTM trong nước, dẫn tới thị phần tương đối của nhóm này bị giảm trong giai đoạn 2007 – 2010. Gần đây, với tốc độ tín dụng và huy động được duy trì, các NHLD, ngân hàng nước ngoài gia tăng đáng kể thị phần về vốn chủ sở hữu để chuẩn bị cho việc mở rộng hoạt động trong thời gian tới. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của khối này lại rất thấp, cho thấy năng lực quản trị rủi ro, cũng như khả năng lựa chọn các dự án hiệu quả để tài trợ tín dụng. Hình 3. Thị phần của NHLD & ngân hàng nước ngoài Độ sâu tài chính của Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể dưới tác động của các dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như sự tham gia sâu rộng hơn của các NHTM nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài cũng chuẩn bị từ sớm và tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hàng loạt thương vụ đầu tư vào các ngân hàng trong nước. Giá trị từng thương vụ khá đa dạng, đầu tư thường kèm theo những hỗ trợ kỹ thuật từ ngân hàng nước ngoài để tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Tính đến tháng 12/2012, theo thống kê sơ bộ, đã có 23 thương vụ được hoàn tất với tổng giá trị lên tới 2,2 tỉ USD từ ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực châu Âu, Châu Á, Canada. Tuy nhiên, các thương vụ lớn nhất thường từ các ngân hàng Nhật Bản. Rủi ro vĩ mô tác động hệ thống tài chính ngân hàng Việc gia nhập WTO đã khiến niềm tin và tâm lý hưng phấn gia tăng, khai thông dòng chảy thương mại, mở rộng dòng chảy vốn và đầu tư, khiến cho những mất cân đối có tính cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam bộc lộ rõ và xấu đi, tác động không nhỏ đến hệ thống ngân hàng. Tăng trưởng GDP tiếp tục giảm qua các năm, trong khi khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư nới rộng trong giai đoạn 2006 – 2009, và giảm dần các năm còn lại nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn. Ngân sách tiếp tục thâm hụt, nhất là các năm gần đây do phải tăng chi tiêu để kích thích tổng cầu. Cán cân vãng lai liên tục thâm hụt lớn, và chỉ giảm đi khi các chính sách thắt chặt được đưa ra; thâm hụt được bù đắp bởi dòng vốn FDI dồi dào chảy vào nền kinh tế trong nước. Lạm phát tăng cao và biến động mạnh gây không ít khó khăn cho phát triển kinh tế. Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDP (Triệu USD) 60,914 71,016 91,094 97,180 106,427 123,593 141,977 Tăng trưởng GDP 8.2% 8.5% 6.2% 5.5% 6.8% 5.9% 5.0% Đầu tư trong nước (% GDP) 36.8 43.1 39.7 38.1 38.9 32.6 32.2 Tiết kiệm trong nước (% GDP) 30.6 29.2 26.5 27.2 27.0 29.2 28.9 CPI 7.5% 8.3% 23.1% 6.9% 9.2% 18.7% 6.8% M2 (% GDP) 86.3 109.6 101.9 115.2 125.1 127.1 132.7 Thặng dư ngân sách (% GDP) (0.4) (2.6) (1.1) (6.9) (7.2) (4.6) (4.8) Cán cân vãng lai (triệu USD) (164) (6,953) (10,823) (6,608) (4,287) 236 (2,300) Cán cân vãng lai (% GDP) (0.3) (9.8) (11.9) (6.8) (4.0) 0.2 (1.6) FDI ròng (triệu USD) 2,315 6,516 9,279 6,900 7,100 7,430 7,600 Nguồn: Fitchratings và GSO Tâm lý hưng phấn và những đánh giá tích cực về triển vọng nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đã khiến tổng cầu qua tín dụng, đầu tư và tiêu dùng tăng mạnh, kéo theo đó là áp lực tăng giá tài sản tài chính và bất động sản. Trước khi vào WTO, giá tài sản ở Việt Nam đã tăng vọt và tiếp tục tăng mạnh sau khi gia nhập WTO. Không hiếm công ty niêm yết trên sàn có giá cổ phiếu gấp mấy chục lần mệnh giá như FPT (665.000 đồng), SJS (728.000 đồng), ACB (292.000 đồng)... Sự hưng phấn và lạc quan khiến cảm giác thành công có thể đạt được dễ dàng; thị trường chứng khoản tăng giá, một lượng tiền lợi nhuận từ thị trường chứng khoán được chuyển sang thị trường bất động sản. Giá cả nhà và đất tăng mạnh, cảm giác giàu có và thịnh vượng ngày một lan truyền. Ngân hàng tiếp tục cho vay ra với tài sản đảm bảo có giá trị rất lớn và cảm giác an toàn với tài sản đảm bảo này. Tuy nhiên, sự hào hứng và những mất cân đối nội tại của nền kinh tế, sự chạy đua với tâm lý đám đông vào những lĩnh vực rủi ro cao đã không giữ được lâu. Trước tiên, thị trường chứng khoán sau khi đạt đỉnh 1.170 điểm vào đầu năm 2007 do kỳ vọng tăng trưởng kinh tế, niềm tin vào cải cách và mở cửa thị trường, gia tăng thanh khoản cho các dòng vốn gián tiếp, và quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. Sau đó, TTCK nhanh chóng lao dốc từ tháng 10/2007, xuống đáy còn 235 điểm vào tháng 2/2009. Trước áp lực khủng hoảng tài chính thế giới, gói kích cầu của Chính phủ lên đến trên 8 tỉ USD vào năm 2009 được đưa ra để giảm thiểu tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đáng tiếc, một bộ phận các doanh nghiệp và ngân hàng vẫn chưa nhận ra các rủi to lớn ở phía trước và tiếp tục đầu tư vào địa ốc, vào các các ngân hàng thương mại, đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên quan, góp vốn ngân hàng… Sau một thời gian phục hồi ngắn đến cuối 2009, TTCK quay trở lại xu hướng sụt giảm trong 2 năm 2010-2011. Chỉ số VN-Index chỉ còn 485 điểm vào cuối năm 2010, và 352 điểm vào cuối năm 2011. Khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo suy thoái kinh tế trên những thị trường trọng điểm của Việt Nam (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…) đã khiến tình hình chuyển biến nhanh, sự suy thoái ngày một rõ nét. Hậu quả là lạm phát tăng liên tục, đạt đỉnh 28,3% vào tháng 8/2008; nợ xấu dâng cao tại các TCTD, lên tới 10%. Các tập đoàn kinh tế nhà nước lớn như Vinashin, Vinalines lâm vào khó khăn, thị trường địa ốc đóng băng, thị trường chứng khoán lao dốc và chậm phục hồi, hàng loạt doanh nghiệp tư nhân phá sản, ngưng hoạt động. Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm năm sau WTO giảm sút hơn nhiều so với năm năm trước WTO và “dường như gia nhập WTO chưa mang lại lợi ích đáng kể đối với tăng trưởng xuất khẩu, hoặc doanh nghiệp nước ta chưa tận dụng được đáng kể cơ hội mới từ các nền kinh tế thành viên WTO”. Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng hơn sau khi gia nhập WTO tất yếu khiến rủi ro tài chính tăng. Tín dụng toàn hệ thống đã tăng nhanh và liên tục so với giai đoạn trước và sau 2007, tốc độ huy động tiền gửi không theo kịp đã khiến cho hệ thống TCTD có nguy cơ rủi ro thanh khoản. Rủi ro lãi suất do sai lệch cơ cấu thời hạn và rủi ro ngoại hối do sai lệch cơ cấu đồng tiền lớn. Nợ xấu sau thời gian tích tụ đã trở nên nghiêm trọng hơn và là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khó khăn thanh khoản trên thị trường tài chính ngân hàng. Trái với kỳ vọng về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc nâng cao trình độ quản trị rủi ro và chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng do những tác động tiêu cực khác trong bối cảnh hiện nay lớn hơn. Đến năm 2011, áp lực tái cơ cấu hệ thống NHTM đến mức cần thiết phải xử lý và Chính phủ đã ban hành Đề án Tái cơ cấu thị trường tài chính, tập trung tái cơ cấu hệ thống TCTD. Đến cuối năm 2011, NHNN đã lần đầu tiên cho phép sáp nhập TMCP Sài Gòn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa, khởi đầu của quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM. Sau đó, một loạt các ngân hàng nhỏ hoạt động yếu kém đã được tiến hành tái cơ cấu, tự cơ cấu, hoặc bị mua lại bởi các ngân hàng lớn hơn. Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) từng bước ra đời và đi vào hoạt động với mục tiêu đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, giải phóng tín dụng, góp phần khơi thông dòng vốn và thúc đẩy phát triển kinh tế. WTO mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn, nâng cao tổng giá trị xuất - nhập khẩu, khơi rộng dòng vốn FDI và dòng vốn gián tiếp vào thị trường Việt nam. Đời sống người dân được cải thiện với hàng hóa nhiều chủng loại đa dạng và giá cả phải chăng hơn. Tuy nhiên, gia nhập WTO luôn bao hàm cơ hội và thách thức. Nếu quốc gia và doanh nghiệp chủ động hội nhập, chuẩn bị kỹ càng, xác định rõ lợi thế và điểm yếu để xác định chiến lược hội nhập phù hợp, quá trình phát triển sẽ được đẩy nhanh theo hướng bền vững, nhưng nếu chuẩn bị thiếu chủ động và kỹ lượng, phát triển nóng vội thiếu tính lâu dài và bền vững, những bất cập sẽ bộc lộ nhanh hơn, quá trình suy thoái sẽ diễn ra mau chóng hơn. WTO là môi trường để các mất cân đối kinh tế đối ngoại và kinh tế trong nước thể hiện rõ, đặc biệt làm lộ rõ mất cân đối cơ cấu nền kinh tế, khoét sâu những bất cập trong nền kinh tế đã và đang gây bất ổn các cán cân quốc nội và cán cân kinh tế đối ngoại. Theo báo cáo “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau năm năm gia nhập WTO” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011, năm năm sau khi gia nhập WTO thua sút giai đoạn 2002 - 2006 về nhiều mặt. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng cao từ giữa năm 1999 đến trước khi gia nhập WTO dựa vào mở rộng đầu tư với hiệu quả không cao ở mức độ nhất định đã tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn sau đó. Điều không kém phần quan trọng là việc thiếu kinh nghiệm và năng lực hấp thu, trung hòa hóa dòng vốn FDI tăng đột biến trong năm 2007; sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để xử lý các bất ổn kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008 - 2010 làm giảm tác dụng của từng chính sách; các biện pháp chính sách thường bị chậm; chính sách vĩ mô thiếu lộ trình nhất quán và kiên định trong trung và dài hạn, thể hiện ở việc một số chính sách thay đổi khá đột ngột: thắt chặt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khi xuất hiện áp lực lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô; ngay khi lạm phát hạ nhiệt thì quay trở lại nới lỏng chính sách để chống nguy cơ suy giảm kinh. Điều này khiến các chính sách vừa thực thi không kịp phát huy tác dụng, gây ảnh hưởng nhất định đến lạm phát và tăng trưởng. Trong khi khu vực trong nước đang phải tập trung giải quyết hậu quả của quá trình tăng trưởng nóng, thì khối đầu tư nước ngoài tiếp tục tận dụng được cơ hội WTO để phát triển nhanh. Những cam kết của Việt Nam như mở cửa thị trường, dịch vụ hậu cần (logistics), bán lẻ… đã được nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt. Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI ngày càng tăng trong khi trong nước có dấu hiệu chững lại. Một số nhà đầu tư nước ngoài dừng sản xuất tại Việt Nam cho thị trường Việt Nam để tận dụng ưu đãi thuế trước đây và chuyển sang nhập khẩu do chênh lệch thuế không còn cao như trước. Ngược lại, một số doanh nghiệp FDI khác chọn Việt Nam làm cơ sở sản xuất cho chuỗi giá trị và tiêu thụ toàn cầu của họ do lợi thế nhân công rẻ, được ưu đãi từ các chính sách khuyến khích đầu tư… Trong bối cảnh chung đó, thị trường tài chính, đặc biệt là ngân hàng đã chịu nhiều tác động tiêu cực. Có thể nói hệ thống ngân hàng vừa chịu tác động, vừa là nguyên nhân góp phần vào những khó khăn bất ổn hiện nay. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, một cấu trúc kinh tế bền vững sẽ là môi trường tối ưu để hệ thống ngân hàng tài chính phát triển lành mạnh, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển đất nước. Hội nhập WTO với rủi ro và thách thức lớn hơn nhưng công tác quản lý, giám sát ngân hàng chưa bắt nhịp kịp với những vận động nhanh chóng của thị trường và chưa thực sự là chốt chặn an toàn đối với những rủi ro tích tụ trong hệ thống tài chính ngân hàng. Quy chế an toàn còn nhiều lỏng lẻo, bỏ ngỏ nhiều rủi ro như đầu tư chéo, sở hữu chéo, rủi ro đầu tư tập trung… Điều kiện cấp phép dễ dàng và định hướng phát triển hệ thống tài chính chưa phù hợp đã mở đường cho các TCTD phát triển mạng lưới nhanh chóng, đồng loạt chuyển đổi hoạt động, thành lập mới ồ ạt CTCK, quản lý quỹ. Mô hình và kiến trúc giám sát cẩn trọng vĩ mô và cẩn trọng vi mô của Việt Nam chưa thay đổi bắt nhịp kịp với những biến động kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính. Giám sát tài chính Việt Nam hiện nay được thực hiện phân tán theo chuyên ngành. Tuy nhiên, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và không có đầu mối mang tính tích hợp để giám sát toàn diện của thị trường tài chính, không kịp thời theo dõi sự luân chuyển của dòng tiền, của các hoạt động đầu tư chéo, sở hữu chéo và các giao dịch ngân hàng ngầm. Các cơ quan giám sát chuyên ngành tập trung vào giám sát vi mô từng định chế tài chính trong thẩm quyền giám sát mà chưa quan tâm đúng mức đến giám sát rủi ro hệ thống, và rủi ro của các định chế tài chính lớn có ảnh hưởng hệ thống. Ngoài ra, quyền hạn của các cơ quan giám sát còn nhiều hạn chế, nhất là thẩm quyền tiếp cận thông tin và chế tài xử lý vi phạm và giám sát an toàn còn yếu và thiếu. Giám sát cẩn trọng vĩ mô thị trường tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tượng thị trường tín dụng tăng trưởng nóng trong một thời gian dài, tất yếu sẽ gây ra những mất cân đối về thanh khoản và tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu đã không được quan tâm, xử lý từ sớm thông qua các công cụ và chính sách cẩn trọng vĩ mô. Hạ tầng tài chính còn nhiều bất cập và tư duy chiến lược phát triển hệ thống chưa hợp lý, phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng trong khi thị trường vốn còn hết sức nhỏ hẹp, chậm phát triển với mức vốn hóa thị trường chỉ chiếm 21,3% GDP (2011) và 30,4% GDP (30/06/2012), thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Trong thời gian tới đây, nền kinh tế và hệ thống tài chính đang từng bước giải quyết khó khăn và hậu quả để lại nên chặng đường còn rất chông gai, càng đòi hỏi toàn bộ nền kinh tế nỗ lực hết mình, tính toán cẩn trọng trong chiến lược hoạt động. Phần 2. Phân tích cơ hội và thách thức bằng mô hình SWOT Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của thời đại, là điều kiện cần thiết để mỗi quốc gia đi vào quỹ đạo chung của thế giới. Là cơ hội các nước tận dụng được dòng vốn khổng lồ với công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh hội nhập lĩnh vực ngân hàng Việt Nam sẽ thu được rất nhiều cơ hội, bên cạnh đó là những rủi ro tiềm ẩn. 2.1. Cơ hội - Gia tăng các luồng vốn đầu tư: Quá trình hội nhập WTO sẽ làm gia tăng vốn đầu tư vào Việt Nam và tăng lợi tức cho các nước đang thừa vốn. Quá trình này sẽ giúp làm giảm lợi tức bù đắp rủi ro mà các nhà đầu tư đòi hỏi trong bối cảnh VN bắt đầu tham gia trong thị trường tài chính quốc
Luận văn liên quan