Tình hình hoạt động của công ty cổ phần Kiên Hùng

Công ty Cổ phần Kiên Hùng được thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty TNHH Bột cá Kiên Hùng vào Công ty TNHH Kiên Hùng và chuyển đổi Công ty TNHH Kiên Hùng thành Công ty Cổ phần Kiên Hùng vào tháng 12 năm 2009 với lĩnh vực hoạt động chính là xuất khẩu thủy sản, mặt hàng chủ lực là mực và cá đông lạnh, chế biến bột cá – nguyên liệu cho thức ăn gia súc, gia cầm và nuôi trông thủy sản. Trụ sở: 14A ấp Tân Điền, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.  Lịch sử hình thành Tháng 10 năm 2000, Công ty TNHH Kiên Hùng được thành lập. Trong giai đoạn mới thành lập, Công ty là cơ sở chê biên thuỷ sản cung cấp cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu. Đến tháng cuối năm 2002 Công ty đã chính thức xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với tên giao dịch quốc tế là KIHUSEA VN và đi vào hoạt động ổn định. Năm 2007, Công ty TNHH Kiên Hùng đầu tư vốn thành lập Công ty TNHH Bột cá Kiên Hùng, mở rộng thêm phân khúc thị trường và sản phẩm mới. Tháng 11 năm 2008, Công ty TNHH Bột cá Kiên Hùng chính thức đi vào hoạt động. Trong giai đoạn đầu, sản phẩm phát triển tại thị trường nội địa. Sau một thời gian hoạt động ổn định, sản phẩm bột cá của nhà máy đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Trung Đông và Nhât Bản từ giữa cuối năm 2009. Cuối năm 2009, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiên Hùng quyết định chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Kiên Hùng, trên cơ sở sáp nhập Công ty TNHH Bột cá Kiên Hùng vào Công ty TNHH Kiên Hùng vào ngày 28 tháng 12 năm 2009 sau gần 10 năm hoạt động. Tháng 4 năm 2011, Công ty đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất bột cá công suất 90 tấn nguyên liệu/ ngày. Năm 2011, công ty cũng mở rộng sang các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Hồng Kong, Ai Cập

docx30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của công ty cổ phần Kiên Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN KIÊN HÙNG Giảng viên hướng dẫn: GS. TS. Võ Thanh Thu Sinh viên thực tập Họ và tên: Lâm Vũ Linh MSSV: 31091024743 Lớp: TM2 Khóa: 35 Hệ Chính Quy Tp. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2013 Mục lục Danh mục bảng biểu, hình ảnh Danh mục bảng Bảng 3.1 Cơ cấu lao động 4 Bảng 3.2 Tiền lương trung bình của người lao động 5 Bảng 4.1 Tình hình doanh thu qua các năm 6 Bảng 4.2 Tỷ trọng các khoản mục doanh thu 7 Bảng 4.3 Phân tích tình hình doanh thu qua các năm 7 Bảng 4.4 Doanh thu từng loại mặt hàng 9 Bảng 4.5 phân tích tình hình doanh thu các mặt hàng 10 Bảng 5.1 Doanh thu thủy hải sản chế biến đông lạnh theo các thị trường 11 Bảng 5.2 Doanh thu bột cá theo các thị trường 13 Bảng 6.1 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng (thủy hải sản chế biến) theo các phương thức xuất khẩu năm 2012 15 Bảng 6.2 Kim ngạch xuất khẩu bột cá theo các phương thức xuất khẩu năm 2012 16 Bảng 7.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2010 17 Bảng 7.2 Bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2012 17 Bảng 7.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 18 Bảng 7.4 Tình hình tài chính công ty giai đoạn 2010-2012 18 Bảng 7.7 Chỉ số về khả năng thanh khoản 19 Bảng 7.8 Chỉ số về năng lực hoạt động 20 Bảng 7.9 Chỉ số quản lý nợ 20 Bảng 7.10 Chỉ số về khả năng sinh lời 20 Bảng 10.1 Kế hoạch kinh doanh 2013-2015 25 Danh mục biểu đồ, hình ảnh Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 2 Hình 5.1 Biểu đồ tỷ lệ doanh thu thủy hải sản đông lạnh theo các thị trường 11 Hình 5.2 Biểu đồ tỷ lệ doanh thu bột cá theo các thị trường 13 Lịch sử hình thành Giới thiệu chung Công ty Cổ phần Kiên Hùng được thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty TNHH Bột cá Kiên Hùng vào Công ty TNHH Kiên Hùng và chuyển đổi Công ty TNHH Kiên Hùng thành Công ty Cổ phần Kiên Hùng vào tháng 12 năm 2009 với lĩnh vực hoạt động chính là xuất khẩu thủy sản, mặt hàng chủ lực là mực và cá đông lạnh, chế biến bột cá – nguyên liệu cho thức ăn gia súc, gia cầm và nuôi trông thủy sản. Trụ sở: 14A ấp Tân Điền, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Lịch sử hình thành Tháng 10 năm 2000, Công ty TNHH Kiên Hùng được thành lập. Trong giai đoạn mới thành lập, Công ty là cơ sở chê biên thuỷ sản cung cấp cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu. Đến tháng cuối năm 2002 Công ty đã chính thức xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với tên giao dịch quốc tế là KIHUSEA VN và đi vào hoạt động ổn định. Năm 2007, Công ty TNHH Kiên Hùng đầu tư vốn thành lập Công ty TNHH Bột cá Kiên Hùng, mở rộng thêm phân khúc thị trường và sản phẩm mới. Tháng 11 năm 2008, Công ty TNHH Bột cá Kiên Hùng chính thức đi vào hoạt động. Trong giai đoạn đầu, sản phẩm phát triển tại thị trường nội địa. Sau một thời gian hoạt động ổn định, sản phẩm bột cá của nhà máy đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Trung Đông và Nhât Bản từ giữa cuối năm 2009. Cuối năm 2009, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiên Hùng quyết định chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Kiên Hùng, trên cơ sở sáp nhập Công ty TNHH Bột cá Kiên Hùng vào Công ty TNHH Kiên Hùng vào ngày 28 tháng 12 năm 2009 sau gần 10 năm hoạt động. Tháng 4 năm 2011, Công ty đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất bột cá công suất 90 tấn nguyên liệu/ ngày. Năm 2011, công ty cũng mở rộng sang các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Hồng Kong, Ai Cập… Năm 2011, công ty cũng đẩy mạnh đầu tư, đáng kể nhất là đầu tư vào công ty chế biến bột cá Biển Xanh. Dự kiến nhà máy sẽ cho sản phẩm đầu tiên vào năm 2013, nâng cao sản lượng bột cá thành phẩm của công ty. Tiếp tục đà tăng trưởng, tuy ở mặt hàng thủy hải sản chế biến có suy giảm do thị trường truyền thống là Nhật Bản suy thoái, tuy nhiên bù lại, một số nước gặp điều kiện tự nhiên bất lợi, làm giảm nguồn cung sản phẩm bột cá. Điều này làm cho tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty gia tăng. Tháng 5 năm 2012 hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2008 của công ty được chứng nhận. Điều này góp phần vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của các thị trường nhập khẩu. Bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ tổ chức công ty Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Công ty cổ phần Kiên Hùng Đánh giá bộ máy tổ chức Hiện tại Bộ máy quản trị cấp cao Ưu điểm Bộ máy quản trị cấp cao có sự tổ chức chặt chẽ, thể hiện ở chỗ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong ban quản trị cấp cao của tổng công ty được quy định rõ ràng, có sự phân quyền và ủy quyền cụ thể. Tổng giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất, quản lí điều hành mọi hoạt động của công ty, bên cạnh đó có sự hỗ trợ từ phó tổng giám đốc. Ban quản trị của từng nhà máy cũng có sự phân chia rạch ròi. Các giám đốc dứng đầu các nhà máy này, quản lí điều hành các phòng ban bên dưới. Giám đốc được giao quyền trong phạm vi hoạt động của lĩnh vực mình phụ trách, đồng thời các giám đốc này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với tổng giám đốc. Do sự tách biệt về không gian và lĩnh vực hoạt động nên việc tách biệt về quyền hạn và trách nhiệm của giám đốc từng bộ phận là hợp lí. Các phòng ban Ưu điểm Các phòng ban quản lí chế biến thủy hải sản xuất khẩu đã được phân chia quyền hạn và trách nhiệm hợp lí, đảm bảo được việc phối hợp với nhau cùng hoạt động. Do trải qua quá trình hoạt động lâu dài, nên các phòng ban quản lí của bộ phận chế biến thủy hải sản đã gần như là hoạt động ổn định, ít có sự thay đổi, điều này làm cho các hoạt động của công ty được liên tục và đạt hiệu suất cao. Nhược điểm Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đang đối mặt với việc thiếu hụt nhân viên có kinh nghiệm, khó đáp ứng cho việc phát triển kinh doanh trong thời gian tới. Các phòng ban quản lí nhà máy chế biến bột cá còn đơn giản, mặc dù đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời gian hiện tại nhưng sẽ gây khó khăn cho việc phát triển sản phẩm bột cá trong tương lai. Sự phân chia công việc tại đây cũng chưa thực sự rạch ròi, vẫn còn tình trạng một nhân viên có làm nhiều chuyên môn, chưa có sự chuyên môn hóa làm giảm hiệu suất hoạt động. Khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển cho tương lai Với việc doanh thu và lợi nhuận của mảng sản xuất, kinh doanh bột cá ngày càng tăng cho thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng mặc dù thành lập sau bộ phận chế biến khá lâu nhưng doanh thu của chế biến bột cá gần gấp đôi. Công ty cũng đã có được thị trường xuất khẩu bột cá ổn định sang Nhật Bản. Do đó trong tương lai, bộ máy tổ chức của nhà máy chế biến bột cá cần thay đổi cho thích hơp. Bộ máy cần chuyên môn hóa hơn trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Không còn tình trạng một phòng ban gánh nhiều công việc như hiện nay. Bộ máy quản trị cấp cao gần như đã đáp ứng tốt cho điều kiện hiện nay và nhu cầu phát triển trong tương lai. Sẽ không cần phải thay đổi nhiều nếu như công ty có mở rộng hệ thống sản xuất, kinh doanh. Tình hình nhân sự Cơ cấu nhân sự Bảng 3.1 Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động Số lao động Tỷ lệ Cơ cấu theo giới tính Nam 80 29% Nữ 194 71% Cơ cấu theo trình độ lao động Đại hoc và trên đại học 22 8% Cao đẳng và trung cấp 25 9% Công nhân lành nghề 227 83% Tổng số 274 100% Nguồn tài liệu: Phòng nhân sự Công ty cổ phần Kiên Hùng Ưu điểm Trên 80% lao động có thâm niên làm việc tại công ty trên 2 năm. Điều này cho thấy sự ổn định và gắn bó của nhân viên với công ty. Tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng và trung cấp trở lên chiếm 17% trong tổng số lao động. Hầu hết bộ phận này thuộc bộ phận quản lý. Bộ phận này gần như đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty. Do đặc thù của ngành là chế biến thủy hải sản nên tỷ lệ lao động là nữ chiếm đa số trong cơ cấu lao động. Tuy nhiên công ty đã có nhiều chính sách áp dụng cho lao động nữ trong thời gian vừa qua, phần nào đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Nhược điểm Hiện tại công ty đang đối mặt với tình hình thiếu hụt công nhân lành nghề do việc sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng. Trong khi đó lượng lao động có tay nghề bị thu hút bởi các khu công nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ. Do đó công ty cần có nhiều chính sách để giữ chân và thu hút nguồn lao động đã qua đào tạo. Chế độ đãi ngộ Chính sách đãi ngộ tài chính Bảng 3.2 Tiền lương trung bình của người lao động Đơn vị: Triêu đồng Vị trí Mức lương trung bình Quản lý 5.7 Kỹ sư vận hành 8.2 Công nhân lành nghề 2.8 Nguồn tài liệu: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Ưu điểm Chính sách tiền lương của công ty so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp cùng ngành trên cùng địa bàn là hợp lý, không chênh lệch nhiều so với các công ty đó. Trong khi các doanh nghiệp khác, lương thưởng cuối năm sụt giảm mạnh thì riêng đối với Công ty cổ phần Kiên Hùng, cuối năm 2012 nhân viên được mức tiền thưởng tương đối cao, do công ty đã vượt ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đề ra. Các cán bộ quản lý có thâm niên công tác và đóng góp lớn cho công ty còn được thưởng bằng cổ phần để khuyến khích sự cống hiến và gắng bó hơn nữa với công ty. Nhược điểm So với các khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp, mức lương này còn kém hấp dẫn. Chính sách đãi ngộ phi tài chính Ngoài những chính sách đãi ngộ tài chính, công ty còn có nhiều hình thức đãi ngộ phi tài chính khác. Điều kiện làm việc và an toàn lao động Ưu điểm Do phải tiếp xúc liên tục với thực phẩm đông lạnh, công nhân đã được trang bị đầy đủ trang phục làm việc. Ngoài ra nhân viên còn được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Đối với các công việc của đội ngũ vận hành máy móc và luân chuyển hàng hóa, nhà máy có trang bị công cụ bảo hộ lao động cho công nhân và đội ngũ kỹ sư. Nhược điểm Vẫn còn tình trạng công nhân hoạt động trong các hoạt động vận chuyển, chuyên chở nguyên liệu, bán thành phẩm trong khu vực nhà máy không tuân thủ các điều kiện an toàn lao động. Mặc dù tình trạng này hiếm khi xảy ra nhưng cần phải khắc phục triệt để, tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc và tránh tạo tiền lệ cho các bộ phận khác. Hoạt động đoàn thể Ưu điểm Công ty đã tổ chức một số hoạt động đoàn thể như tổ chức thi đấu đá banh nhân ngày thành lập công ty, ngày hội nấu ăn trong các dịp lễ 8-3, 20-10 cho các chị em phụ nữ. Ngoài ra, công ty còn tổ chức các chuyến du lịch tham quan nhân dịp các kỳ nghỉ lễ Nhược điểm Các hoạt động đoàn thể tổ chức cho công nhân còn đơn giản, lặp đi lặp lại, chưa phát huy tác dụng tích cực, gây cảm giác nhàm chán cho nhân viên. Các hoạt động du lịch còn bó hẹp trong đội ngũ cán bộ quản lí, chưa mở rộng cho công nhân. Bầu không khí làm việc tại công ty Ưu điểm Ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng tạo dựng một bầu không khí làm việc thoải mái cho người lao động. Hàng thàng, hàng quý công ty luôn tiến hành xét thi đua khen thưởng nên đã tạo ra một không khí làm việc thi đua sôi nổi. Nhược điểm Việc tiến hành xét thi đua, khen thưởng chỉ thực hiện tốt ở khối sản xuất còn khối văn phòng chưa có nhiều dấu hiệu tích cực. Phân tích tình hình doanh thu Doanh thu theo nhóm sản phẩm Bảng 4.1 Tình hình doanh thu qua các năm (Đơn vị: đồng) Khoản mục Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 345.753.149.749 326.915.970.296 239.982.290.461 Trong đó Doanh thu bán thành phẩm 104.870.955.063 109.924.358.912 90.878.553.028 Doanh thu phế phẩm 5.190.193.294 4.580.288.088 5.621.655.341 Doanh thu khác 35.023.450 47.257.780 0 Doanh thu bán bột cá 235.656.977.942 212.364.065.516 143.482.082.092 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.850.077.437 5.881.880 0 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 343.903.072.312 326.910.088.416 239.982.290.461 Doanh thu bán thành phẩm 104.870.955.063 109.924.358.912 90.878.553.028 Doanh thu phế phẩm 5.190.193.294 4.580.288.088 5.621.655.341 Doanh thu khác 35.023.450 47.257.780 0 Doanh thu bán bột cá 233.806.900.505 212.358.183.636 143.482.082.092 Nguồn tài liệu: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Bảng 4.2 Tỷ trọng các khoản mục doanh thu Khoản mục doanh thu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Doanh thu bán thành phẩm 30.49% 33.63% 37.87% Doanh thu phế phẩm 1.51% 1.40% 2.34% Doanh thu khác 0.01% 0.01% 0.00% Doanh thu bán bột cá 67.99% 64.96% 59.79% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn tài liệu: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Bảng 4.3 Phân tích tình hình doanh thu qua các năm Các khoản mục doanh thu Tăng giảm qua các năm 2012 so với 2011 2011 so với 2010 Doanh thu bán thành phẩm -4.60% +20.96% Doanh thu phế phẩm +13.32% -18.52% Doanh thu khác -25.89% - Doanh thu bán bột cá +10.10% +48.00% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ +5.20% +36.22% Nguồn tài liệu: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Nhận xét: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Qua số liệu ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012. Tuy tốc độ tăng của năm 2012 (5,2%) có giảm so với năm 2011(36,22%). Tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế đang suy thoái thì công ty đã cho thấy một kết quả kinh doanh rất khả quan. Sự đóng góp của các khoản mục vào doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng có sự thay đổi đáng kể qua các năm. Qua bảng 4.2 ta thấy tỷ trọng doanh thu bột cá tăng lên liên tục qua các năm và đến năm 2012 đóng góp gần 70% vào tổng doanh thu (Cụ thể là 67,99%). Song song với đó là sự sụt giảm của doanh thu bán thành phẩm và dừng lại ở mức 30,49% vào năm 2012. Điều này cho thấy một sự chuyển dịch trong cơ cấu doanh thu của công ty. Mặc dù ra đời sau nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh một thời gian khá lâu nhưng nhà máy chế biến bột cá đã chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh thu. Với việc nhà máy bột cá hoạt động hiệu quả đã giúp khai thác tối đa những phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh và mở ra một hướng đi mới mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ưu điểm Trong khi phần lớn công ty trong ngành sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, nhiều công ty thua lỗ thì Công ty cổ phần Kiên Hùng lại có tốc độ tăng trưởng tốt, mặc dù có sụt giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cho thấy tín hiệu sản xuất kinh doanh tốt. Có sự chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng các khoản mục hợp lí nhằm nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động. Doanh thu bán thành phẩm Doanh thu bán thành phẩm trong năm 2012 có sự sụt giảm về giá trị so với năm 2011 (giảm 4,6% trương ứng 5,1 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng giảm đột ngột. Từ 21% năm 2011 xuống -4,6% năm 2012. Sự suy giảm đến từ việc xuất khẩu sang các thị trường truyền thống là Nhật Bản và EU gặp khó khăn do suy thoái kinh tế và các rào cản về chất lượng sản phẩm. Ưu điểm Hầu hết các mặt hàng mang về doanh thu bán thành phẩm là các sản phẩm giá trị gia tăng. Khác so với các doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp lấy sản phẩm giá trị gia tăng làm mặt hàng chủ lực trong chế biến thủy hải sản xuất khẩu. Điều này mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp cũng như tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường thế giới Nhược điểm Công ty đã không duy trì được tốc độ tăng lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường truyền thống giảm kéo theo tổng doanh thu bán thành phẩm giảm xuống. Doanh thu bột cá Ưu điểm Công ty không chỉ gia tăng về sản lượng sản xuất mà còn gia tăng doanh thu một cách đáng kể. Năm 2012 tốc độ tăng doanh thu so với năm 2011 đối với mặt hàng này là 10,1%. Cơ cấu tỷ trọng doanh thu bột cá cũng tăng lên đáng kể, và mặt hàng này chiếm đến 68% tổng doanh thu của toàn công ty. Điều này mở ra một hướng đi mới, hứa hẹn mang lại kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận lâu dài cho công ty. Doanh thu phế phẩm và doanh thu khác Doanh thu phế phẩm và doanh thu khác có biến động mạnh qua các năm. Tuy nhiên do chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh thu nên không tác động nhiều đến tổng doanh thu. Ưu điểm Công ty hoạt động ở cả hai lĩnh vực chế biến thủy hải sản và chế biến bột cá, do đó phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh là nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến bột cá. Chính vì vậy mà khoản doanh thu phế phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty so với thu mua bên ngoài. Nhược điểm Do công suất của nhà máy chế biến bột cá ngày càng tăng lên, trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu từ nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh hạn chế nên chỉ đáp ứng được phần nhỏ và công ty vẫn phải thu mua thêm nguồn nguyên liệu bên ngoài. Doanh thu theo mặt hàng Bảng 4.4 Doanh thu từng loại mặt hàng (Đơn vị: Triệu đồng) Mặt hàng Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Bán thành phẩm Sashimi 14.734 14.1% 14.642 13.3% 11.514 12.7% Mực nang sushi cắt sợi và mực ống cắt slice 12.836 12.2% 15.862 14.4% 11.214 12.3% Mực ống cắt khoanh còn da 10.026 9.6% 9.289 8.5% 15.658 17.2% Mực lá cắt sợi xếp gập 7.739 7.4% 10.696 9.7% 4.190 4.6% Cá đục xẻ bướm 15.500 14.8% 15.301 13.9% 12.659 13.9% Cá đổng tẩm bột xù 23.753 22.7% 28.415 25.9% 13.759 15.1% Tôm tẩm bột 12.952 12.4% 9.530 8.7% 10.306 11.3% Tôm nguyên con 7.330 7.0% 6.189 5.6% 11.578 12.7% Tổng cộng 104.871 100.0% 109.924 100.0% 90.879 100.0% Bột cá Bột cá superprime 75.146 32.1% 27.139 12.8% 16.988 11.8% Bột cá prime 38.718 16.6% 42.217 19.9% 21.551 15.0% Bột cá standar 119.943 51.3% 143.002 67.3% 104.943 73.1% Tổng cộng 233.807 100.0% 212.358 100.0% 143.482 100.0% Nguồn tài liệu: phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Bảng 4.5 phân tích tình hình doanh thu các mặt hàng Mặt hàng Tăng giảm qua các năm 2012 so với 2011 2011 so với 2010 Bán thành phẩm Sashimi +0.63% +27.16% Mực nang sushi cắt sợi và mực ống cắt slice -19.08% +41.44% Mực ống cắt khoanh còn da +7.94% -40.68% Mực lá cắt sợi xếp gập -27.64% +155.30% Cá đục xẻ bướm +1.30% +20.87% Cá đổng tẩm bột xù -16.41% +106.52% Tôm tẩm bột +35.90% -7.52% Tôm nguyên con +18.45% -46.55% Tổng cộng -4.60% +20.96% Bột cá Bột cá superprime +176.89% +59.75% Bột cá prime -8.29% +95.89% Bột cá standar -16.12% +36.27% Tổng cộng +10.10% +48.00% Nguồn tài liệu: phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Kiên Hùng Doanh thu bán thành phẩm Do thị trường xuất khẩu chủ lực của bán thành phẩm là Nhật Bản có nhiều biến động trong năm giai đoạn 2011-2012 do thảm họa động đất song thần vào tháng 3-2011 nên giá trị và tỷ trọng của các mặt hàng có nhiều biến động mạnh. Tuy nhiên nhìn chung qua các năm hai mặt hàng mực và cá chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu bán thành phẩm. Trong năm 2012 Mặt hàng mực chiếm 43,2%, mặt hàng cá chiếm 37,4% còn lại là mặt hàng tôm chế biến và tôm nguyên con. Trong mặt hàng mực, Shasimi và mực cắt lát susi chiếm tỷ trọng cao. Điều này cũng có thể lý giải do thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty là Nhật Bản. Tuy nhiên có sự biến động mạnh trong doanh thu hai mặt hàng này. Ưu điểm Mặt hàng chủ lực của công ty là mực và cá. Điều này cũng phù hợp với nguồn cung tại địa phương. Kiên Giang là một trong những tỉnh có sản lượng thủy hải sản đánh bắt trên các vùng biển cao nhất cả nước. Do đó việc công ty chọn mặt hàng chủ lực là mực và cá biển là hợp lí trong điều kiện tự nhiên và tình hình hiện tại. Nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt, ổn định cũng là một trong những yếu tố làm nên sức cạnh tranh các sản phẩm cá, mực của công ty. Nhược điểm Doanh thu của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực và cá có sự biến động mạnh qua các năm. Chủ yếu là do thị trường truyền thống Nhật Bản biến động mạnh. Công ty cần xem xét để tránh các tình huống xấu do quá phụ thuộc và một thị trường. Doanh thu bột cá Doanh thu bột cá tăng liên tục qua các năm và có sự thay đổi tỷ trọng của các mặt hàng bột cá. Trong đó tỷ trọng của bột cá chất lượng cao ngày càng tăng lên, đồng thời tỷ trọng của bột cá tiêu chuẩn giảm dần xuống. Năm 2012, tỷ trọng bột cá chất lượng cao (superprime) là 32,1% và bột cá tiêu chuẩn (standar) là 51,3%. Điều này cho thấy nhà máy chế biến bột cá dầ
Luận văn liên quan