Tình hình hoạt động của Công ty TNHH dịch vụ thương mại Đại Lâm

Kế toán không chỉ là môn khoa học giúp ghi chép và phản ánh quá trình hình thành và sử dụng vốn trong các đơn vị mà còn là bộ phận quan trọng của hệ thống thông tin kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế xã hội, đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước mà vô cùng cần thiết đối với hoạt động tài chính của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Mỗi một doanh nghiệp có những đặc điểm riêng về hoạt động kinh doanh, về yêu cầu quản lý, về bộ máy kế toán và điều kiện làm việc. Trong công tác kế toán lại có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau thành một công cụ quản lý hữu ích.

doc21 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Công ty TNHH dịch vụ thương mại Đại Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Kế toán không chỉ là môn khoa học giúp ghi chép và phản ánh quá trình hình thành và sử dụng vốn trong các đơn vị mà còn là bộ phận quan trọng của hệ thống thông tin kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế xã hội, đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước mà vô cùng cần thiết đối với hoạt động tài chính của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Mỗi một doanh nghiệp có những đặc điểm riêng về hoạt động kinh doanh, về yêu cầu quản lý, về bộ máy kế toán và điều kiện làm việc. Trong công tác kế toán lại có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau thành một công cụ quản lý hữu ích. Xuất phát từ vai trò quan trọng của kế toán trong quản lý kinh tế và từ đặc điểm riêng của bộ máy và hệ thống kế toán mỗi doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu bộ máy quản lý và kế toán của công ty để làm báo cáo tổng hợp của mình. Trong quá trình nghiên cứu tổng quát về tình hình thực tế tại doanh nghiệp để hoàn thành báo cáo, em nhận được sự tận tình giúp đỡ của TS. Nguyễn Viết Tiến thuộc khoa kế toán – kiểm toán trường Đại học Thương Mại cùng các anh, các chị trong phòng kế toán công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm. Kết hợp với kiến thức học hỏi trong nhà trường và nỗ lực của bản thân nhưng do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên báo cáo tổng hợp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt TNHH Trách nhiệm hữu hạn ĐKKD Đăng ký kinh doanh CP Cổ phần XNK Xuất nhập khẩu HĐKD Hoạt động kinh doanh VNĐ Việt Nam đồng BTC Bộ Tài chính BCTC Báo cáo tài chính GTGT Giá trị gia tăng TK Tài khoản HTK Hàng tồn kho LN Lợi nhuận DTT Doanh thu thuần BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ VKD Vốn kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định BQ Bình quân CSH Chủ sở hữu TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm trong 2 năm 2010-2011 Bảng 2.1: Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm Bảng 2.2: Bảng phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm Bảng 2.3: Tóm tắt tình hình huy động vốn của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm năm 2010-2011 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm năm 2010-2011 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán kế toán của công ty PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐẠI LÂM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm - Tên công ty: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐẠI LÂM - Tên giao dịch: DAILAM TRADING SERVICES COMPANY LIMITED - Tên viết tắt: DTS CO.,LTD - Địa chỉ: Số 77D, khối 2, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - Điện thoại: 04.38840778 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 0101098217 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, phòng ĐKKD số 2 cấp ngày 11/03/2010. Chuyển từ ĐKKD số 0102001852 do phòng đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 18/01/2001. - Vốn điều lệ: 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng) Trong đó: Ông Trịnh Mạnh Quân : 1.800.000.000 Ông Đường Văn Hợi : 1.200.000.000 - Số nhân viên của công ty: 70 người tại thời điểm 31/12/2012 - Ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh mặt hàng dệt may xuất khẩu - Chức năng, nhiệm vụ + Chức năng Kinh doanh vải may các loại Sản xuất các loại quần áo thời trang Gia công quần áo xuất khẩu + Nhiệm vụ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty. Nâng cao thu nhập cho người lao động, làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và phát triển công ty ngày càng vững mạnh. - Quá trình hình thành và phát triển của công ty Chủ doanh nghiệp – Ông Trịnh Mạnh Quân sinh năm 1970 là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất kinh doanh mặt hàng dệt may xuất khẩu. Ông Quân có trình độ đại học, đã được cấp chứng chỉ giám đốc điều hành, là người nhanh nhạy và có trình độ trong quản lý kinh doanh. Xuất phát từ một đơn vị may gia công nhỏ, ông Quân cùng vợ đã phát triển kinh doanh và thành lập doanh nghiệp sản xuất từ năm 2001. Trải qua 12 năm hoạt động và phát triển, công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm đã có những bước phát triển mạnh và tạo được mối quan hệ lâu bền trong kinh doanh với các đơn vị may xuất khẩu liên doanh lớn tại các khu công nghiệp. Đồng thời, nền tảng quan hệ với các đơn vị đầu vào của công ty cũng ổn định. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm hoạt động trong ngành sản xuất gia công hàng dệt may xuất khẩu nên dựa nhiều vào các đơn hàng từ phía các đối tác đầu mối gia công xuất khẩu. Việc tồn tại được trong ngành đòi hỏi công ty phải có kinh nghiệm và có quan hệ tốt cũng như một hệ thống sản xuất có chất lượng và đảm bảo tiến độ. Làm việc với các đối tác nước ngoài, kinh nghiệm, chất lượng hàng hóa và đảm bảo về mặt thời gian cung cấp hàng theo tiến độ là điều hết sức quan trọng. Với kinh nghiệm và mối quan hệ được xây dựng trong hơn 10 năm qua, công ty luôn có được nền tảng đầu vào và đầu ra ổn định, có quan hệ lâu bền và vững chắc với các đơn vị có uy tín: công ty TNHH Vina Kumyang, Công ty Shinhwa – TNS Corporation, Công ty TNHH Thương mại Thanh Phong, Công ty CP May Thanh Long, Công ty CP XNK dịch vụ 3A, … 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm - Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh của công ty Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập. Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến, các mối liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức được thực hiện theo đường thẳng. Cơ cấu tổ chức của công ty gọn nhẹ, chỉ bao gồm: Giám đốc và các phòng ban trong công ty. + Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của công ty, trực tiếp điều hành các phòng ban trong công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và toàn thể công ty về hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. + Các phòng ban: Tham mưu cho giám đốc các mặt về hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế, chính trị xã hội để giám đốc chỉ đạo các phòng ban, bộ phận phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch, báo cáo các chủ trương, biện pháp và mục tiêu của công ty, lãnh đạo theo các nghiệp vụ từng phòng ban, bộ phận phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: (Sơ đồ 1.1) 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm qua 2 năm gần nhất Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2010 – 2011 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ % Doanh thu thuần HĐKD 15.015.821.237 18.658.163.141 3.642.341.904 24,26 Chi phí HĐKD 12.612.999.694 16.054.673.212 3.441.673.518 27,29 Lợi nhuận trước thuế 2.402.821.543 2.603.489.929 200.668.386 8,35 Lợi nhuận sau thuế 1.802.116.157 1.952.617.447 150.501.290 8,35 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Báo cáo tài chính năm 2010 – 2011 So sánh kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2010 -2011, ta thấy: - Doanh thu thuần HĐKD năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.642.341.904 VNĐ, tương ứng tăng 24,26%. - Chi phí HĐKD năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.441.673.518 VNĐ, tăng 27,29%. - Lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 200.668.386 VNĐ, tương ứng tăng 8,35%. - Lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 150.501.290 VNĐ, tăng 8,35%. Trong 2 năm 2010, 2011 công ty không phát sinh các khoản thu nhập khác và chi phí khác. Cả 3 chỉ tiêu doanh thu thuần HĐKD (bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính), chi phí HĐKD (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh), lợi nhuận sau thuế đều tăng. Điều này cho thấy, trong năm 2011 mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn hoạt động hiệu quả. PHẦN II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐẠI LÂM 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại phòng kế toán nhằm thích ứng với hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời tận dụng tốt chức năng đội ngũ bộ máy kế toán đảm bảo thông tin nhanh gọn, chính xác và kịp thời. Bộ máy kế toán hạch toán độc lập, lập báo cáo tài chính để biết được kết quả kinh doanh trong mỗi quý, mỗi năm tài chính của công ty, đồng thời lập tờ khai thuế nộp cho chi cục thuế để làm nhiệm vụ nộp thuế. - Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty: (Sơ đồ 2.1) Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc. Bộ máy kế toán công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi công ty, tổ chức các thông tin kinh tế, thực hiện đầy đủ ghi chép ban đầu về chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Phòng kế toán gồm 5 người gồm 1 kế toán trưởng, 3 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ: + 1 kế toán trưởng - kế toán tổng hợp: Có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác của nhân viên kế toán, trực tiếp cung cấp thông tin cho giám đốc và chịu trách nhiệm về những thông tin đó. + 1 kế toán công nợ: Theo dõi thường xuyên liên tục các khoản nợ của khách hàng và khoản phải trả của công ty. Lên kế hoạch thu nợ và thanh toán nợ của công ty. + 1 kế toán tiền – tiền lương: Theo dõi, quản lý tiền mặt, tiền gửi theo tình hình thu, chi của công ty. Tính toán và hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản thu nhập, trợ cấp cho công nhân viên. + 1 kế toán doanh thu, chi phí: Hạch toán các khoản doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của công ty. + 1 thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan. Ngoài các phần hành kế toán chủ yếu trên, các nhân viên kế toán còn phải đảm nhận các phần hành kế toán khác, do lượng nhân viên kế toán còn ít. - Chính sách kế toán áp dụng tại công ty + Các chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty tuân theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính + Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung + Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm + Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên + Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng + Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ + Công ty tiến hành lập BCTC theo quý và BCTC theo năm 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán - Tổ chức hạch toán ban đầu Quy trình hạch toán ở công ty được thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành của BTC. Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Các chứng từ kế toán sử dụng đều tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước và theo mẫu sẵn của BTC đã phát hành. + Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT (mẫu 01-GTGT-3LL) Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02-GTGT-3LL) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03-PXK-3LL) Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (mẫu 01-BH) Các chứng từ khác: phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo có ngân hàng, giấy nhận nợ, … - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Công ty sử dụng các tài khoản cấp 1sau: + TK loại 1: 111, 112, 131, 133, 138, 141, 142, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 159 + TK loại 2: 211, 213, 214, 228, 241, 242 + TK loại 3: 311, 331, 333, 334, 335, 338, 341, 342, 353 + TK loại 4: 411, 414, 415, 421, 441 + TK loại 5: 511, 512, 515, 521, 531, 532 + TK loại 6: 621, 622, 627, 632, 635, 641, 642 + TK loại 7: 711 + TK loại 8: 811, 821 + TK loại 9: 911 Hệ thống TK cấp 2 của công ty phù hợp với quy định của chế độ. Ngoài ra, công ty thiết kế thêm các tài khoản cấp 3 bằng cách gắn mã của lô hàng, mã của các ngân hàng và mã của người mua, nhà cung cấp, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Do đó, khi cần kiểm tra đối chiếu thì rất dễ dàng chỉ cần đánh ra số mã hàng là máy sẽ xác định cho ta những thông tin cần thiết. - Tổ chức hệ thống sổ kế toán Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, đồng thời căn cứ vào quy mô, đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán xử lý thông tin, phòng Kế toán áp dụng hình thức Kế toán Nhật ký chung. Các mẫu sổ kế toán mà công ty áp dụng: + Sổ kế toán chi tiết được mở tùy thuộc vào yêu cầu quản lý + Sổ theo dõi thanh toán + Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt và Sổ Cái Mục đích: theo dõi chi tiết hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng quý và liên tục trong cả năm vì vậy việc ghi chép được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cuối quý, kế toán ghi sổ có nhiệm vụ đối chiếu khóa sổ và lưu trữ tập trung. Sơ đồ quy trình hạch toán kế toán của công ty: (Sơ đồ 2.2) - Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập dựa trên quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Báo cáo tài chính, tờ khai thuế do kế toán trưởng của công ty lập. Hàng quý, căn cứ vào số liệu của tháng (quý) đã có, kế toán trưởng lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo tài chính năm của công ty bao gồm: + Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 04 – DN Cuối kỳ kế toán quý, kỳ kế toán năm mặc dù đến thời hạn khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính nhưng có một số sổ chưa hoàn thành. Kế toán trưởng vẫn tiến hành lập báo cáo tài chính, song song với việc hoàn thiện các sổ kế toán khác. Khi tất cả các sổ kế toán đã hoàn thành sẽ tiến hành điều chỉnh lại nếu có sự chênh lệch. 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế - Bộ phận thực hiện Công tác phân tích kinh tế là một nội dung rất quan trọng mà mỗi công ty cần phải có, nhằm phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và có phương hướng giải quyết kịp thời. Nhưng công ty không có một phòng ban chuyên trách để thực hiện công tác phân tích kinh tế. Công tác phân tích kinh tế tại công ty do kế toán trưởng tiến hành phân tích. - Thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế Công ty chỉ tiến hành phân tích vào cuối năm, khi kết thúc kỳ kế toán năm. 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty Bảng 2.1: Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty Nội dung phân tích Chỉ tiêu phân tích Năm 2010 Năm 2011 Khả năng thanh toán Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 1,07 0,90 Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0,76 0,51 Cơ cấu vốn Hệ số nợ/Tổng tài sản (lần) 0,49 0,49 Hệ số nợ /Vốn chủ sở hữu (lần) 0,96 0,97 Năng lực hoạt động Vòng quay HTK (vòng) 11,78 9,07 Khả năng sinh lời Hệ số LN sau thuế /Tổng tài sản (%) 20,81 19,95 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2011 của công ty Do công tác phân tích kinh tế của công ty chưa có bộ phận riêng để thực hiện, công ty mới chỉ thực hiện theo hình thức đối phó nên chỉ đưa ra các số liệu mà chưa tiến hành phân tích cụ thể các số liệu trên. Các nội dung và chỉ tiêu phân tích còn ít, chưa đánh giá được đầy đủ tình hình hoạt động của công ty. 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán Bảng 2.2: Bảng phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011 với 2010 +/- Tỉ lệ % DTT BH & CCDV 15.011.562.481 18.645.287.900 3.633.725.419 24,21 Lợi nhuận sau thuế 1.802.116.157 1.952.617.447 150.501.290 8,35 Vốn KD bình quân 8.337.653.008 9.223.277.158 885.624.150 10,62 Hệ số DT/VKD (lần) 1,80 2,02 0,22 12,22 Hệ số LN/VKD (lần) 0,216 0,212 -0,004 -1,85 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010-2011của công ty Qua 2 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của năm 2010 và năm 2011, ta thấy: Hệ số DTT/VKD năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,22 lần, tăng 12,22 %. Hệ số LN/VKD năm 2011 so với năm 2010 giảm 0,004 lần, giảm 1,85%. Như vậy, khả năng tạo ra doanh thu của đồng vốn năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng sức sinh lợi của đồng vốn lại giảm so với năm 2010 song tỷ lệ giảm là rất nhỏ. Có thể nói, năm 2011 công ty sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn năm 2010. 2.3. Tổ chức công tác tài chính tại công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đại Lâm - Công tác kế hoạch hóa tài chính Công ty không có phòng tài chính riêng mà công tác tài chính được thực hiện ngay ở phòng kế toán. Thời điểm lập kế hoạch hóa tài chính: Bắt đầu năm tài chính của công ty Công ty thực hiện lập kế hoạch tài chính gồm kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Kế hoạch tài chính được xây dựng thành 4 bước: Bước 1: Xác định phạm vi doanh thu, chi phí, lợi nhuận cần thực hiện. Xây dựng kế hoạch khấu hao TSCĐ, xây dựng định mức chi phí. Bước 2: Lập kế hoạch huy động vốn cần thiết hỗ trợ cho kế hoạch dài hạn (khoảng 5 năm), bao gồm nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá, chương trình nghiên cứu phát triển kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Bước 3: Tiến hành thực hiện các kế hoạch đã đề ra, kiểm soát chi phí theo định mức, và phân bổ vốn kinh doanh hợp lý. Bước 4: Điều chỉnh một số kế hoạch cơ bản nếu tình hình thị trường có những thay đổi trong quá trình thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Công tác huy động vốn Hiện nay, công ty đang huy động vốn từ các nguồn sau: + Vốn góp của chủ sở hữu: Ông Trịnh Mạnh Quân: 1.800.000.000 VNĐ Ông Đường Văn Hợi: 1.200.000.000 VNĐ + Vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại. Tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của từng năm, công ty đưa ra chính sách phân phối lợi nhuận bổ sung vốn kinh doanh. + Vốn vay: công ty từng vay ngân hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nhưng hiện tại, công ty chỉ vay ngắn hạn ngân hàng. + Các khoản nợ phải trả: Chiếm dụng vốn của người bán, các khoản phải trả nhân viên, các khoản thuế phải nộp nhà nước. Tình hình huy động vốn của công ty được phản ánh qua sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn qua hai năm 2010 và 2011 như sau: Bảng 2.3: Tóm tắt tình hình huy động vốn của công ty năm 2010 – 2011 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam NGUỒN VỐN Số năm 2010 Số năm 2011 Chênh lệch +/- Tỉ lệ % A. Nợ phải trả BQ 3.399.800.860 4.526.835.200 1.127.034.340 33,15 B. Vốn chủ sở hữu BQ 4.937.852.148 4.696.441.958 -241.410.190 -4,89 TỔNG NGUỒN VỐN 8.337.653.008 9.223.277.158 885.624.150 10,62 Nợ phải trả/Tổng VKD (%) 40,78 49,08 8,30 - Vốn CSH/Tổng VKD (%) 59,22 50,92 -8,30 - Nguồn: Bảng cân đối kế toán - Báo cáo tài chính năm 2010-2011 của công ty Dựa vào bảng 2.3 ta thấy: Năm 2010, công ty có cơ cấu vốn là 40,78% nợ phải trả, 59,
Luận văn liên quan