Từ năm 1994 về trước, trên thị trường bảo hiểm nước ta, duy nhất chỉ có một doanh nghiệp nhà nước hoạt động, đó là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt ) thuộc Bộ Tài Chính. Bảo Việt hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Nhưng, cùng với sự phát triển kinh tế x• hội, đến nay trên thị trường này đ• có 20 doanh nghiệp bảo hiểm cùng hoạt động, cạnh tranh và tăng tốc. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là một trong những doanh nghiệp thành đạt đó.
Dưới đây là nội dung báo cáo của em về một số nét chính của Công ty PJICO trong quá trình em thực tập tại đây. Báo cáo của em gồm 3 phần:
I. Một số nét về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO).
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty PJICO trong thời gian qua.
III. Phương hướng hoạt động của Công ty PJICO trong năm 2004.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty PJICO trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Lời mở đầu
Từ năm 1994 về trước, trên thị trường bảo hiểm nước ta, duy nhất chỉ có một doanh nghiệp nhà nước hoạt động, đó là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ( Bảo Việt ) thuộc Bộ Tài Chính. Bảo Việt hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Nhưng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đến nay trên thị trường này đã có 20 doanh nghiệp bảo hiểm cùng hoạt động, cạnh tranh và tăng tốc. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là một trong những doanh nghiệp thành đạt đó.
Dưới đây là nội dung báo cáo của em về một số nét chính của Công ty PJICO trong quá trình em thực tập tại đây. Báo cáo của em gồm 3 phần:
I. Một số nét về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO).
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty PJICO trong thời gian qua.
III. Phương hướng hoạt động của Công ty PJICO trong năm 2004.
B. Nội dung
I. Một số nét về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
1.Sự hình thành và phát triển
Thực hiện Nghị Định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính Phủ về kinh doanh bảo hiểm, xuất phát từ nhu cầu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và nhằm đa dạng hoá các loại hình kinh doanh và đầu tư trong nền kinh tế thị trường, Tổng Công Ty Xăng dầu Việt Nam-người đề xướng và chủ trì dự án-ngay từ đầu năm 1994 đã tiếp xúc với một số công ty tham gia góp vốn cổ phần để thành lập một công ty cổ phần đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Sau gần một năm chuẩn bị, Petrolimex cùng 6 cổ đông sáng lập khác đã thống nhất tiến hành thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex. Ngày 27/5/1995 Công ty đã được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 06-TC/GCN. Ngày 8/6/1995 Công ty được UBND TP. Hà Nội cấp Giấy phép thành lập số 1873/GP-UB và ngày 15/6/1995 UB Kế hoạch ( nay là Sở Kế hoạch - Đầu tư ) TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngày 21 tháng 6 năm 1995, PJICO chính thức được thành lập trong sự chào đón nồng nhiệt của các khách hàng trong nước và bạn bè quốc tế.
Dưới đây là nhưng thông tin cơ bản theo hồ sơ và giấy phép thành lập của Công ty PJICO:
-Tên công ty : Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
-Tên giao dịch quốc tế : Petrolimex Joint-Stock Insurance Company
-Tên viết tắt : PJICO
-Hình thức hoạt động : Công ty cổ phần
-Lĩnh vực hoạt động : Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
-Vốn đầu tư ban đầu : 55 tỷ đồng Việt Nam, trong đó vốn điều lệ là 53 tỷ đồng và tiền ký quỹ là 2 tỷ đồng.
-Thời gian hoạt động : 25 năm
-Trụ sở chính :
+ Trước 15/1/2000: tại số 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
+15/1/2000- 4/2003: tại 22 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
+Từ 4/2003: tại tầng 3 toà nhà 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
-Các đơn vị : Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Lạng, Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Tây Nguyên, Lào Cai, Long An, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn, Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TT PJICO Phía Nam.
-Mục đích :
+ Kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng về lợi nhuận của các cổ đông.
+ Đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng và ngày càng tăng của nền kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường và trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Tăng cường khả năng bảo hiểm, đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước, hạn chế việc chuyển phí ( “chảy máu phí” ) bảo hiểm ra nước ngoài.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài.
+ Phấn đấu trở thành một tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng hoạt động thành công dưới mô hình cổ phần.
-Hiệu quả kinh tế-xã hội :
+ Phòng ngừa chia sẻ rủi ro với các công ty, xí nghiệp, tập thể và cá nhân, góp phần ổn định kinh doanh, bảo toàn vốn và ổn định đời sống cho người tham gia bảo hiểm khi không may gặp rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ.
+ Giảm nhẹ tổn thất thông qua các hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất, góp phần ổn định kinh tế xã hội.
+ Đóng góp vào ngân sách nhà nước, tăng lợi nhuận cho các cổ đông của Công ty.
Công ty là sự hội tụ của 7 cổ đông sáng lập và 1.251 cổ đông thể nhân. Các cổ đông này đã và đang có những đóng góp rất tích cực vào hoạt động kinh doanh của PJICO. Sau đây là danh sách các cổ đông của công ty:
Biểu 1:Cơ cấu vốn đăng ký ban đầu của các cổ đông :
Đơn vị
%
Vốn góp
(Triệu đồng)
Cổ phiếu
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
51
28.050
14.025
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
10
5.500
2.750
Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare)
8
4.400
2.200
Tổng Công ty thép Việt Nam (VSC)
6
3.300
1.650
Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (Matexim)
3
1.650
825
Công ty điện tử Hà Nội (Hanel)
2
1.100
550
Công ty thiết bị an toàn (AT)
0.5
275
138
Thể nhân
19.5
10.725
5.362
Trong đó, mệnh giá mỗi cổ phiếu khi phát hành ban đầu là 2.000.000đ.
Vì là một công ty cổ phần đầu tiên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, PJICO đã phải trải qua không ít khó khăn của những ngày đầu hoạt động như : các điều kiện về cơ chế pháp luật còn chưa đầy đủ, đội ngũ cán bộ nhân viên ít ỏi, khách hàng còn ít lòng tin. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của hội đồng quản trị, của các ban ngành liên quan, đồng thời cùng với sự ủng hộ, hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của các cổ đông sáng lập, các khách hàng và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước phát triển và tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhờ vậy, chỉ trên dưới 10 điểm kinh doanh đặt ở các thành phố lớn của những năm đầu thành lập, đến đầu năm 2004 này, nghĩa là sau gần 9 năm hoạt động, PJICO đã có hơn 30 chi nhánh, trong đó năm 2003 tăng tốc phát triển mới 12 chi nhánh. Từ cực Bắc Cao Bằng, Lạng Sơn đến tận Kiên Giang, đất mũi Cà Mau của đất nước, có thể nói ở đâu cũng có bàn tay “nhân nghĩa” của PJICO.
2.Bộ máy tổ chức và nhân lực
Công ty PJICO được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp ( trước 1/1/2000 là theo Luật Công ty ) và theo Điều lệ PJICO. Điều lệ công ty chính là hành lang pháp lý quan trọng, là xương sống cho mọi tổ chức và hoạt động của Công ty. Trên cơ sở Luật doanh nghiệp mới được ban hành, đồng thời nhằm khắc phục những vướng mắc, thiếu sót trong những năm đầu hoạt động, mở ra các điều khoản mở để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong điều kiện hoàn cảnh mới: “nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội”, Công ty PJICO đã tiến hành sửa đổi bổ sung Điều lệ một cách công phu và toàn diện.
Theo quy định tại Điều lệ PJICO sửa đổi, tổ chức bộ máy của Công ty có thể được minh hoạ theo sơ đồ như sau:
Biểu 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty PJICO
*Văn phòng trụ sở Công ty gồm 11 phòng ban với các chức năng :
-Phòng bảo hiểm hàng hải: có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và trực tiếp kinh doanh nghiệp vụ hàng hải.
-Phòng bảo hiểm phi hàng hải: có chức năng hướng dẫn triển khai thực hiện việc khai thác bảo hiểm, kết hợp với phòng tổ chức chỉ đạo kiểm tra các chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý của công ty trong việc thực hiện khai thác nghiệp vụ.
-Phòng tài sản hoả hoạn: có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và trực tiếp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, xây dựng lắp đặt...
-Phòng giám định bồi thường: có nhiệm vụ giám định các tổn thất phát sinh, đồng thời giải quyết những tranh chấp về quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng, làm cho khách hàng hiểu rõ quyền lợi của họ được hưởng trong từng vụ tổn thất của từng loại hợp đồng bảo hiểm.
-Phòng thị trường và quản lý nghiệp vụ: Có chức năng hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm cho các phòng ban, chi nhánh của Công ty về các nghiệp vụ, đồng thời tiến hành khai thác bảo hiểm.
-Phòng tái bảo hiểm: căn cứ vào khả năng tài chính của PJICO để tổ chức thực hiện nhượng, nhận tái bảo hiểm đối với tất cả các loại hình bảo hiểm.
-Phòng tổng hợp: có chức năng tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo ban giám đốc, quản lý và giải quyết các công việc hàng ngày, tổ chức và phục vụ các hội nghị của cơ quan...
-Phòng tổ chức lao động: có chức năng quản lý Công ty bao gồm công tác quản lý cán bộ, tổ chức tiền lương, phân phối phúc lợi khen thưởng và chế độ khoán chi phí quản lý, tổ chức nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên trong công ty.
-Phòng kế toán: có chức năng phản ánh tình hình thu chi tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Đảm bảo thanh, quyết toán kịp thời cho khách hàng nhằm phục vụ tốt yêu cầu kinh doanh. Xây dựng hệ thống sổ sách chứng từ theo chế độ quản lý mới, tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu chi tài chính của chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc một cách thường xuyên.
-Phòng đầu tư và Thị trường chứng khoán: có nhiệm vụ xác định nguồn vốn đầu tư, phương thức đầu tư phù hợp với thị trường tài chính cũng như chiến lược kinh doanh của công ty, theo dõi sự biến động về giá cả của các loại chứng khoán trên thi trường chứng khoán, xác định nguồn lợi thu được và phương pháp phân bổ nguồn lợi...
-Phòng thanh tra pháp chế: có nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kiểm tra tính chất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm và thủ tục bồi thường, phát hiện các trường hợp trục lợi bảo hiểm...
Các phòng ban này ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình còn phải phối hợp với các chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý để hoàn thành các kế hoạch sản phẩm một cách đồng bộ chi tiết hơn.
Bên cạnh bộ phận chức năng trên, ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty đã xây dựng được hệ thống các đoàn thể chính trị là Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Nữ công hoạt động tích cực như tại các cơ quan Nhà nước. Giữa Công đoàn ( đại diện cho người lao động ) Và Tổng giám đốc ( đại diện cho người sử dụng lao động ) đã ký thoả ước lao động tập thể. Từ đội ngũ ban đầu gồm 35 cán bộ nhân viên năm 1995, đến nay đã có hơn 500 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các văn phòng công ty và các chi nhánh, văn phòng đại diện trong cả nước.
3. Về chức năng kinh doanh
Công ty PJICO được phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với phạm vi trong và ngoài nước Việt Nam. Các hoạt động kinh doanh cụ thể là:
3.1.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
So với những ngày đầu thành lập, các nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty triển khai đã được đa dạng hoá và được hoàn thiện lên rất nhiều. Điều đó đã đáp ứng được nhu cầu về bảo hiểm ngày một tăng lên không chỉ của mỗi một cá nhân mà còn cả các tổ chức đang hoạt động kinh doanh, sản xuất trên đất nước Việt Nam. Hiện nay Công ty đang triển khai một số các nghiệp vụ chính sau:
*Bảo hiểm hàng hải bao gồm
-Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sông, đường hàng không.
-Bảo hiểm thân tàu.
-Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
-Bảo hiểm nhà thầu đóng tàu.
-Bảo hiểm tàu sông, tàu cá.
*Bảo hiểm phi hàng hải bao gồm
-Bảo hiểm xe cơ giới.
-Bảo hiểm kết hợp con người.
-Bảo hiểm học sinh, giáo viên.
-Bảo hiểm bồi thường cho người lao động.
-Bảo hiểm khách du lịch.
-Bảo hiểm hành khách.
*Bảo hiểm kỹ thuật và tài sản bao gồm
-Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng lắp đặt.
-Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
-Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp.
-Bảo hiểm máy móc.
-Bảo hiểm trách nhiệm.
-Bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê.
*Tái bảo hiểm
-Nhượng và nhận tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm.
3.2.Các hoạt động khác
-Thực hiện các nghiệp liên quan tới bảo hiểm: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
-Hợp tác đầu tư, tín dụng, liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
II.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty PJICO trong thời gian qua
1.Giai đoạn 1995-1998
Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động này, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung là rất khó khăn, mô hình công ty cổ phần còn xa lạ và còn bị thành kiến. Mặc dù vậy, doanh thu kinh doanh của Công ty vẫn luôn tăng trưởng không ngừng.
Biểu 3.Doanh thu của công ty PJICO (1995-1998)
Đơn vị: tỷ đồng
1995
1996
1997
1998
Trong 4 năm đầu hoạt động, tốc độ tăng trưởng bình quân của Công ty PJICO là trên 30%/năm.Đây là mức tương đối cao so với nhiều doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh còn nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ của cơ chế thị trường đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm...
2.Giai đoạn từ năm 1999-2002
Ngay từ khi mới bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động, PJICO đã nhanh chóng triển khai hoạt động kinh doanh của mình trên hai lĩnh vực chính là kinh doanh bảo hiểm và đầu tư. Thông qua hai lĩnh vực chủ đạo này, Công ty ngày càng đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đưa Công ty trở thành một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Trong 4 năm hoạt động (từ năm 1999-2002), PJICO đều hoàn thành vượt mức kế hoạch do hội đồng quản trị giao.
Biểu 4.Doanh thu của công ty PJICO (1999-2002)
Năm
Kế hoạch
(Tỷ đồng)
Thực hiện
(Tỷ đồng)
Thực hiện/Kế hoạch
(%)
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước
(%)
1999
134,55
120,00
89,19
2,56
2000
138,00
144,00
104,35
20,00
2001
152,08
164,6
108,23
14,31
2002
186,2
211,9
113,80
28,74
Nguồn: Các báo cáo tổng kết kinh doanh cuối năm, các năm từ 1999 đến 2002 của công ty PJICO
Qua biều trên ta thấy, các năm 2000, 2001, 2002, công ty đã hoàn thành trên 100% kế hoạch, đẩy tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty trong những năm này so với những năm trước lên đến hơn 10%. Chỉ riêng năm 1999, Công ty đã không hoàn thành kế hoạch, làm cho tốc độ tăng trưởng của năm này so với năm 1998 chỉ đạt 2,56%, đây quả là con số đáng nghiêm trọng đối với Công ty trong trong suốt quá trình hoạt động. Có lẽ một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình doanh thu của Công ty trong năm này là do cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Châu á, làm nảy sinh nhiều khó khăn khách quan đối với Công ty như lượng khách hàng mới khó phát triển, những co hẹp về tài chính của khách hàng, phí bảo hiểm các nghiệp vụ có chiều hướng hạ thấp do tính cạnh tranh ngày càng tăng... Tuy nhiên, với cơ chế năng động của một công ty cổ phần, công ty đã sớm tìm ra các giải pháp thích hợp nhất để khắc phục những khó khăn trên, đưa hoạt động kinh doanh của Công ty nhanh chóng trở lại quỹ đạo của nó. Tính đến cuối năm 2002, 70% doanh thu của Công ty là từ khách hàng ngoài cổ đông, thuộc tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, các thành phần kinh tế. Công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với các công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước như VinaRe, MunichRe, CologneRe, SwissRe, HartfortRe, West of England, HannoverRe, Willis Faber, Lloyd’s, ..., đồng thời tham gia vào nhiều loại hình đầu tư như cho vay, cầm cố chứng khoán, đầu tư vào bất động sản, góp vốn liên doanh,... Mặc dù con số tăng trưởng như trên chưa thực sự là cao nhưng cũng chứng tỏ được sự nỗ lực, cố gắng của Công ty trong suốt quá trình hoạt động, dần dần khẳng định được vị thế cuả Công ty trên thị trường bảo hiểm.
3.Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2003
Năm 2003, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, đạt mức cao nhất kể từ năm 1996; hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư vào sản xuất kinh doanh khu vực trong nước và nước ngoài đều có bước khởi sắc là những cơ hội lớn để các doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng phát triển. Nhờ những điều kiện thuận lợi ấy cùng với sự ủng hộ của mọi đối tượng khách hàng mà năm 2003, PJICO đã có bước tăng trưởng mang tính đột phá với doanh thu tăng gần 90% so với năm 2002, trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ và bổ sung vốn cổ đông tăng 150%, tổng vốn tài sản tăng gần 2 lần so với năm 2002 và đến nay công ty đã có số vốn tích luỹ tăng 10 lần so với vốn góp ban đầu. Có thể nói năm 2003 là năm PJICO có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ ngày thành lập đến nay.
Biểu 5.Kết quả kinh doanh năm 2003 của công ty PJICO
Chỉ tiêu
(đơn vị:tỷ đồng)
2001
2002
2003
Tăng
trưởng
2003/2002
Mứcđạt
KH
2003
1.Tổng thu
-
227
405,5
78,6%
-
Phí bảo hiểm gốc
138,3
177,8
330
85,6%
125%
Nhận tái
5,7
13,9
22
58,3%
110%
Hoa hồng nhượng tái
12,3
12,3
20
62,6%
105%
Đầu tư
8,3
9,7
15
34%
118%
Thu khác (Thu BT TBH,đòi người thứ 3)
-
13,3
18,5
39%
-
2.Chênh lệch thu-chi trước trích lập dự phòng.
22,7
41
90
119,5%
-
3.Lợi nhuận trước thuế
9,2
11,9
17,5
47%
100%
4. Bổ sung dự phòng
13,5
29,1
72,5
149,1%
-
5.Cổ tức/năm
12%
15%
15%
-
100%
6.Tổng tài sản
174,7
202,4
314
55,1%
-
Nguồn: Số liệu tổng hợp nhanh đến ngày 31/12/2003.
Năm 2003, Công ty hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kinh doanh được Hội đồng quản trị giao, đặc biệt là chỉ tiêu doanh thu và chênh lệch Thu-Chi trước trích lập dự phòng. Tất cả các chi nhánh lớn nhỏ, các phòng ban đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu được giao. Nếu như năm 2002 là năm PJICO đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 1998-2002 thì năm 2003 là năm PJICO đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm gốc và doanh thu kinh doanh mạnh nhất kể từ khi thành lập đến nay, trong đó Văn phòng công ty tăng trưởng tới 2,14 lần, các đơn vị lớn đều tăng trưởng từ 30-50%. Các chỉ tiêu quan trọng nhất là phí bảo hiểm gốc, tổng thu kinh doanh, bổ sung dự phòng nghiệp vụ, lợi nhuận trước thuế đều tăng trưởng cao với tỷ lệ tăng trưởng tương ứng là 85,6%; 79,2%; 149,1%; 47%. Đây chính là dấu hiệu của sự tăng trưởng toàn diện và bền vững.
Năm 2003 là năm PJICO đạt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cao nhất từ trước tới nay (17,5 tỷ), tăng 47%; chênh lệch sau thuế và bổ sung dự phòng tăng tới 149,1%. Tỷ lệ bồi thường khống chế ở mức 36%, giảm gần 8% so với năm 2002. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ đông cũng đạt mức cao (32%), đáp ứng mong muốn của các cổ đông đồng thời tạo điều kiện tăng cường tích luỹ tài chính và trích lập các quỹ khen thưởng phúc lợi tăng thu nhập cho người lao động.
Cơ cấu khách hàng của công ty tiếp tục theo hướng bền vững. Ngoài các khách hàng tại các trung tâm kinh tế của cả nước như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, thị trường khai thác tại các địa phương khác của PJICO đã được mở rộng đáng kể cả về diện rộng và chiều sâu. Nhiều công trình, dịch vụ có tầm vóc quốc gia đã tham gia bảo hiểm tại PJICO như: Các đội tàu viễn dương của PETROLIMEX, VOSCO, dự án quốc lộ 1A, các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Hoàng Mai, Bút Sơn, Tam Điệp (3.000 tỷ đồng)... các khách sạn, cao ốc lớn tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh như DAEWOO Hà Nội, Sheraton Hà Nội, Vietcombank Tower, HITC, Diamond Plaza, Hà Nội Lakeview, Đại học quốc gia Hà Nội... Hiện nay Công ty tiếp tục được lựa chọn là nhà bảo hiểm chính cho hàng loạt các dự án, công trình trọng điểm có giá trị hàng nghìn tỷ đồng như : Thuỷ điện Đại Ninh (160 triệu USD), Thuỷ điện Sê San 3 (200 triệu USD), Nhiệt điện Cao Ngạn (86 triệu USD), Xi măng Hải Phòng (3.000 tỷ đồng), Nhà máy phân đạm DAP Hải Phòng (100 triệu USD), Cầu Bãi Cháy (1.100 tỷ đồng), Cầu Thanh Trì (1.400 tỷ đồng), đường cao tốc Nội Bài-Bắc Ninh, đường Hồ Chí Minh (5.000 tỷ đồng) BP Petco, Castro Vietnam, Ever Fortune...
Các nhà tái bảo hiểm quốc tế đã có đánh giá rất tích cực về tính chuyên nghiệp và mức độ tăng trưởng của PJICO trong thời gian vừa qua. Hàng loạt các công trình xây dựng, dịch vụ lớn mà PJICO đã và đang tham gia bảo hiểm đã chứng minh cho sự năng động và khả năng cạnh tranh cao của Công ty. PJICO được xếp hạng là “ Doanh Nghiệp xuất sắc năm 2003”. Trong khi thị phần năm 2003 của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thương trường giảm so với năm trước, thì thị phần cuả PJICO lại tăng tới 2,55%, đây là một kết quả rất đáng trân trọng.
Biểu 6.Thị phần của các công ty trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
TT
Công ty
Doanh
thu
(tỷ đồng)
Tăng trưởng
DT (%)
Thị phần
(%)
Tăng
trưởng thị
phần (%)
1
Bảo Việt
1.600
29%
40%
-0,4%
2
Bảo Minh
1.050
21,8%
26,25%
-1,85%
3
PVIC
550
23,6%
13,75%
-0,75%
4
PJICO
330
85,6%
8,25%
+2,55%
5
Bảo Long
Chưa có TT