Quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước ta trong những năm qua không thể không kể đến vai trò to lớn của hệ thống các ngân hàng nói chung và các ngân hàng Nhà nước nói riêng. Trong đó, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam - BIDV với tư cách là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt nam, đã đóng góp to lớn vào thành công chung này. Hiện nay, BIDV đã và đang thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ của mình là một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Và BIDV cũng chính thức thực hiện kế hoạch cổ phần hoá của mình vào năm 2009.
Sở Giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam đã thành lập từ năm 1991 từ ý tưởng của ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam là xây dựng Sở Giao dịch làm đơn vị thực hiện nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính và thực thi các nhiệm vụ chiến lược của BIDV. Trải qua hơn 17 năm phát triển đó, Sở Giao dịch I BIDV đã đạt được những kết quả khả quan, luôn là đơn vị chủ lực, đi đầu trong toàn hệ thống BIDV về quy mô cũng như doanh số hoạt động.
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động kinh doanh tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước ta trong những năm qua không thể không kể đến vai trò to lớn của hệ thống các ngân hàng nói chung và các ngân hàng Nhà nước nói riêng. Trong đó, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam - BIDV với tư cách là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt nam, đã đóng góp to lớn vào thành công chung này. Hiện nay, BIDV đã và đang thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ của mình là một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Và BIDV cũng chính thức thực hiện kế hoạch cổ phần hoá của mình vào năm 2009.
Sở Giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam đã thành lập từ năm 1991 từ ý tưởng của ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam là xây dựng Sở Giao dịch làm đơn vị thực hiện nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính và thực thi các nhiệm vụ chiến lược của BIDV. Trải qua hơn 17 năm phát triển đó, Sở Giao dịch I BIDV đã đạt được những kết quả khả quan, luôn là đơn vị chủ lực, đi đầu trong toàn hệ thống BIDV về quy mô cũng như doanh số hoạt động.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH I
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam
1.1.1 Lịch sử hình thành
Sở giao dịch 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (ĐT&PTVN), có lịch sử hình thành phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng ĐT&PTVN. Ngân hàng ĐT&PTVN có tên viết tắt là BIDV. BIDV có tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập năm 1957 để thực hiện nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách Nhà nước cho vay các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện nay, BIDV là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam với 3 Sở giao dịch, 131 chi nhánh, 400 điểm giao dịch, có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.
BIDV với tư cách một ngân hàng thương mại nhà nước thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước giao phó. Vì vậy, cùng với đà phát triển của nền kinh tế, ngân hàng có những thay đổi gắn những mốc giai đoạn nhằm đáp ứng những nhiệm vụ được giao đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
- Thời kỳ 1957 – 1980: BIDV được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính với nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng trong giai đoạn này là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội
- Thời kỳ 1981 – 1989: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.
- Thời kỳ 1990-nay: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao dịch I BIDV có thể chia thành các giai đoạn như sau:
* Thời kỳ 1991 -1995: 5 năm đầu tiên là những bước đi chập chững của Sở Giao dịch. Giai đoạn này Sở Giao dịch chỉ có 16 người với 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Nhiệm vụ chủ yếu của Sở trong giai đoạn này là quản lý, cấp phát vốn ngân sách và giám sát kiểm tra sử dụng vốn tiết kiệm đúng mục đích, đúng địa chỉ cho các dự án.
* Thời kỳ 1996 – 2000: 5 năm tiếp theo của Sở Giao dịch là giai đoạn khởi động cho việc chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động, tự trang trải. Trong giai đoạn, Sở có 167 nhân viên cán bộ nhân viên với 12 phòng nghiệp vụ, 1 chi nhánh khu vực, 2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm. Trong giai đoạn này, Sở Giao dịch thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một Ngân hàng thương mại, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi tầng lớp, dân cư và đã xác lập nên được vị thế, hình ảnh trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
* Thời kỳ 2001 – nay: cùng với quá trình chuyển mình của đất nước sau đại hội Đảng lần thứ IX, toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung và Ngân hàng ĐT&PTVN nói riêng bước vào giai đoạn cơ cấu lại để thực hiện phát triển bền vững phù hợp với tiến trình hội nhập. Sở Giao dịch cùng với các đơn vị thành viên đã nỗ lực vượt qua những thử thách, vượt lên chính mình. Trong 4 năm liên tiếp từ 2002 – 2005, Sở Giao dịch đã tách, nâng cấp thêm 4 đơn vị thành viên chi nhánh cấp I Ngân hàng ĐT&PTVN với tổng tài sản mỗi đơn vị thành viên trên 1000 tỷ đồng trên địa bàn đó là:
- Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lập cuối năm 2002
- Chi nhánh Hà Thành được thành lập vào tháng 9 năm 2003
- Chi nhánh Đông Đô được thành lập vào tháng 7 năm 2004
- Chi nhánh Quang Trung được thành lập vào cuối năm 2005
Đến nay, Sở Giao dịch đã có 19 phòng nghiệp vụ và 7 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ, công nhân viên. Sở Giao dịch đã được cơ cấu lại theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận tiện cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. Các dịch vụ bán lẻ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được chuyển giao cho các chi nhánh mới tách ra còn Sở Giao dịch sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chính là: huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành; phục vụ các khách hàng lớn, các tập đoàn, các tổng công ty không phân biệt hình thức sở hữu; phát triển dịch vụ ngân hàng.
Ngày 19/1/2005, Sở Giao dịch chuyển về toà nhà Vincom 191 Bà Triệu, Hà nội.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ chung của Sở Giao dịch I
Sự ra đời của Sở Giao dịch là một tất yếu bởi việc thành lập Sở Giao dịch là nhằm giải quyết các vấn đề tổng thể sau:
Thứ nhất: Trong đầu tư phát triển có những dự án trải dài khắp toàn quốc hoặc theo tuyến như dự án đường sắt, đường giao thông, điện lực, bưu chính viễn thông… Các dự án này không chia khúc theo địa bàn, lại đòi hỏi phải có sự kiểm tra, thẩm định một cách thống nhất nên nếu phân chia theo chi nhánh sẽ không thoả mãn yêu cầu quản lý theo đặc điểm của dự án và yêu cầu đòi hỏi của ngân hàng.
Thứ hai: Trong xây dựng cơ bản, có những tổ chức xây lắp hoạt động trong cả một vùng hoặc cả nước như các Tổng công ty xây lắp, san nền, điện lực, bưu chính viễn thông… nên việc phục vụ và quản lý đòi hỏi có một đơn vị Ngân hàng ĐT&PT phục vụ theo lĩnh vực đặc thù này trong lĩnh vực xây dựng.
Thứ ba: BIDV mới bước vào hoạt động thương mại nên cần phải có một “chi nhánh đặc biệt” bên cạnh BIDV Trung ương để có thể làm thử nghiệm các nghiệp vụ mới, qua đó rút kinh nghiệm, chỉ đạo triển khai cho toàn bộ hệ thống.
Thứ tư: Việc thành lập Sở Giao dịch sẽ thoả mãn điều kiện là tồn tại một bộ phận phụ trách kinh doanh bên cạnh sự quản lý chung của BIDV.
Nằm trong hệ thống Ngân hàng ĐT&PTVN, và thuộc khối ngân hàng Sở Giao dịch thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PTVN. Cụ thể, theo Quyết định số 76 QĐ/TCCB, Sở Giao dịch được quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Ngân hàng ĐT&PTVN và các nguồn vốn huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định hướng dẫn.
Sở Giao dịch có những chức năng và nhiệm vụ là:
a. Sở Giao dịch có nghĩa vụ:
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Ngân hàng ĐT&PTVN.
- Hoàn trả đầy đủ và đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thoả thuận.
- Các khoản nợ, phí thu, phí trả trong bảng tổng kết tài sản trong phạm vi số vốn do Sở Giao dịch quản lý.
- Hoàn trả các khoản tín dụng do Sở Giao dịch trực tiếp vay hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được Sở Giao dịch bảo lãnh nếu khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới của hệ thống Ngân hàng ĐT&PTVN như hệ thống ATM, HomeBanking,...
b. Sở giao dịch có quyền thực hiện các nghiệp vụ:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, dân cư trong nước, nước ngoài bằng đồng Việt nam và ngoại tệ.
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế, theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PTVN.
- Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PTVN.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng ĐT&PTVN.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác như: thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ Ngân hàng khác.
- Kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
- Thực hiện nguyên tắc an toàn kho quỹ, bảo hiểm tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng. Đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời.
- Kinh doanh chứng khoán, làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán. Cất trữ, quản lý, bảo quản, quản lý chứng khoán và các giấy tờ có giá, các tài sản quý cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PTVN.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ngân hàng ĐT&PTVN giao.
1.1.3 Kết quả tổng quan sau 18 năm thành lập :
Sau 18 năm thành lập, Sở Giao dịch đã khẳng định được vị trí, tên tuổi và thương hiệu của mình, là đơn vị thành viên lớn nhất và chủ lực trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng ĐT&PTVN về quy mô, doanh số hoạt động. Tổng tài sản của Sở Giao dịch đóng góp vào khoảng 10% tổng tài sản của toàn hệ thống. Chỉ từ 137 tỷ đồng từ ngày mới thành lập năm 1991, sau 10 năm thành lập tổng tài sản của Sở Giao dịch đã tăng lên đến gần 10.000 tỷ đồng và đến năm 2009, tổng tài sản của Sở Giao dịch đã đạt được 20.456 tỷ đồng. Tổng tài sản liên tục tăng từ 1991 đến 2008 (137 tỷ đến 30.125 tỷ), năm 2009 xuống 20.456 tỷ do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Sở Giao dịch là đơn vị chủ lực thực hiện trong việc xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng Tập đoàn, Tổng công ty, thực hiện đầu tư và phát triển các dự án lớn và trọng điểm của đất nước. Trong quan hệ khách hàng, Ngân hàng luôn nêu cao khẩu hiệu: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”, do đó quan hệ giữa khách hàng và Sở Giao dịch là quan hệ hợp tác cùng phát triển, cùng chia sẻ thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm kinh doanh với bạn hàng.
- Sở Giao dịch là đơn vị đi đầu và triển khai thành công hệ thống công nghệ hiện đại, dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, triển khai mô hình mới theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh và góp phần quảng bá thương hiệu BIDV. Với cam kết, cung cấp những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”, trong những năm liên tục gần đây, Sở Giao dịch được tổ chức BVQI và QUACERT cấp chứng chỉ đã quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 cho hầu hết các sản phẩm, dịch vụ.
- Sở Giao dịch thực hiện xuất sắc kế hoạch kinh doanh hàng năm, là hạt nhân trong công tác phát triển mạng lưới trên địa bàn thủ đô Hà nội. Mười năm liên tục được kiểm toán bởi PwC, Ernest và Young.
- Sở Giao dịch đã xây dựng, đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu của hệ thống với phương trâm: “Mỗi cán bộ ngân hàng phải là một lợi thế cạnh tranh”. Nhiều năm liên tục, Sở luôn đạt thành tích Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn cơ sở xuất sắc, Chi đoàn thanh niên tiên tiến.
Năm 2001, tròn 10 năm thành lập Sở Giao dịch được đón nhận huân chương Lao động hạng ba phần thưởng cao quý của Đảng và nhà nước và năm 2006, tròn 15 năm thành lập, Sở Giao dịch được đón nhận Huân chương lao động hạng nhì của chủ tịch nước. Sở giao dịch được công nhận là đơn vị xếp hạng doanh nghiệp loại 1 từ năm 1999 và liên tục được đón nhận danh hiệu, cờ thi đua… công nhận là đơn vị xuất sắc trong ngành ngân hàng
1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.1 Mô hình tổ chức
KHỐI LIÊN DOANH
NH liên doanh
VID-PUBLIC
(VID-PUBLIC BANK)
NH liên doanh
Lào - Việt
(LAO-VIET BANK)
CT liên doanh quản lý đầu tư BIDV-VP (BVIM)
Công ty liên doanh tháp BIDV
KHỐI NGÂN HÀNG
Sở giao dịch chi nhánh
79 chi nhánh cấp 1
62 chi nhánh cấp 2
3 Sở giao dịch
KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
Trung tâm công nghệ thông tin (BITC)
Trung tâm đào tạo (BTC)
KHỐI CÔNG TY
CT Cho thuê tài chính (BLC)
CT Cho thuê tài chính II (BLCII)
CT Chứng khoán (BSC)
CT Quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC)
CT Bảo hiểm BIDV (BIC)
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Các phòng ban trong Sở Giao dịch dù có những nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng đều thực hiện những chức năng cơ bản đó là:
- Là đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc giám đốc Sở Giao dịch xây dựng kế hoạch, chương trình công tác các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được giao.
- Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao, trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Sở Giao dịch.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác các quy trình, quy định, chế độ nghiệp vụ, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Giao dịch.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Sở Giao dịch theo quy trình, nghiệp vụ.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập các báo cáo trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Sở Giao dịch, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước…
Khái quát các nhiệm vụ các phòng ban như sau:
* Phòng quan hệ khách hàng: hiện nay Sở Giao dịch có 3 phòng quan hệ khách hàng 1, 2, 3 trong đó:
- Trong đó phòng quan hệ khách hàng 1, 2 được triển khai với khách hàng doanh nghiệp và thực hiện các công tác chính sau:
+ Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng bao gồm: tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.
+ Công tác tín dụng: trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng…
- Phòng quan hệ khách hàng 3: được triển khai với khách hàng là cá nhân với các công tác chính:
+ Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và thực hiện các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng cá nhân.
+ Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân, tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV, triển khai và chịu trách nhiệm về việc thực hiện bán sản phẩm, nâng cao thị phần, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho Sở Giao dịch.
+ Công tác tín dụng với khách hàng là cá nhân…
* Phòng quản lý rủi ro: hiện nay Sở Giao dịch có 2 phòng quản lý rủi ro 1, 2 trong đó:
- Phòng quản lý rủi ro 1 thực hiện quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:
+ Quản lý tín dụng: tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Sở Giao dịch, nghiên cứu áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục tín dụng; nghiên cứu, điều tra, giám sát việc thực hiện giới hạn tín dụng; phân loại nợ, trích lập phòng rủi ro, đề xuất các kế hoạch giảm nợ xấu, quản lý nợ xấu…
+ Quản lý rủi ro tín dụng: tham mưu, đề xuất các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng; trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng; phối hợp, hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Sở Giao dịch…
- Phòng quản lý rủi ro 2: thực hiện quản lý các rủi ro khác bao gồm:
+ Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: đề xuất, hướng dẫn các chương trình biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Sở Giao dịch; áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại Sở Giao dịch; đầu mối quản lý, tổng hợp thông tin về rủi ro tác nghiệp.
+ Công tác phòng chống rửa tiền: tiếp thu, phổ biến các văn bản, quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV, tham mưu cho Giám đốc Sở Giao dịch về việc hướng dẫn thực hiện trong Sở Giao dịch; hướng dẫn, kiểm tra phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng có liên quan trong công tác phòng chống rửa tiền.
+ Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: xây dựng, giám sát, kiểm tra, cải tiến chương trình hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng…
+ Công tác kiểm tra nội bộ: tham mưu, giúp giám đốc Sở Giao dịch xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra và giám sát nội bộ; là đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Sở Giao dịch; tham mưu cho giám đốc Sở Giao dịch xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị…
* Phòng tài trợ dự án:
+ Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng trong lĩnh vực tài trợ dự án; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm tín dụng tài trợ dự án.
+ Công tác tín dụng: trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế- kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng theo phân cấp, uỷ quyền; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động đầu tư dự án của khách hàng; phân loại hoặc phối hợp với phòng quan hệ khách hàng phân loại rà soát rủi ro..
* Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Sở Giao dịch; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại rủi ro của phòng quan hệ khách hàng, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro 1 để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định…
* Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch đối với khách hàng cá nhân; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp và các nhiệm vụ khác.
* Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Sở Giao dịch hiện nay bao gồm 2 phòng: phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1 và 2. Trong đó:
- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch đối với các khách hàng là tổ chức doanh nghiệp; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp…
- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2: làm đầu mối thanh toán của Sở Giao dịch và thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
* P