Tình hình hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long

Quá trình hình thành của Chi nhánh: Trên cơ sở chấp thuận của Thống đốc NHNN tại công văn số: 158/NHNN-CNH ngày 23/02/2001, Chủ tịch HĐQT NHCTVN ra quyết định số 018/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 27/2/2001 Thành lập chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy (nay là NHTMCP CTVN – CN Nam Thăng Long); Ngày 20/03/2001 một thành viên mới trong Đại gia đình NHCTVN đã ra đời trên cơ sở nâng cấp từ một Phòng Giao dịch thuộc Chi nhánh Ba Đình. Với số vốn vẻn vẹn ban đầu 128 tỷ đồng, sau 2 năm nỗ lực bứt phá đến năm 2003 quy mô về nguồn vốn, dư nợ của chi nhánh đã đạt trên 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây cũng được đánh giá là thời kỳ phát triển nóng về tín dụng trong khi công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được triển khai đúng mức. Ban đầu chi nhánh Nam Thăng Long chỉ có 1 PGD nhưng đến nay, chi nhánh đã có đến 15 PGD trực thuộc, trong đó có 12 PGD loại I và 3 PGD loại II. VietinBank Nam Thăng Long hiện nay đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

docx22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3026 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Giới thiệu về đơn vị thực tập. Tên đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long Địa chỉ: 117A Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Loại hình đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần. Mô hình tổ chức: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Vietinbank-chi nhánh Nam Thăng Long: Giám đốc Phó giám đốc Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Tổ kiểm tra nội bộ Phòng giao dịch Trưởng phòng kết toán Quỹ tiết kiệm Quá trình hình thành của Chi nhánh: Trên cơ sở chấp thuận của Thống đốc NHNN tại công văn số: 158/NHNN-CNH ngày 23/02/2001, Chủ tịch HĐQT NHCTVN ra quyết định số 018/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 27/2/2001 Thành lập chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy (nay là NHTMCP CTVN – CN Nam Thăng Long); Ngày 20/03/2001 một thành viên mới trong Đại gia đình NHCTVN đã ra đời trên cơ sở nâng cấp từ một Phòng Giao dịch thuộc Chi nhánh Ba Đình. Với số vốn vẻn vẹn ban đầu 128 tỷ đồng, sau 2 năm nỗ lực bứt phá đến năm 2003 quy mô về nguồn vốn, dư nợ của chi nhánh đã đạt trên 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây cũng được đánh giá là thời kỳ phát triển nóng về tín dụng trong khi công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được triển khai đúng mức. Ban đầu chi nhánh Nam Thăng Long chỉ có 1 PGD nhưng đến nay, chi nhánh đã có đến 15 PGD trực thuộc, trong đó có 12 PGD loại I và 3 PGD loại II. VietinBank Nam Thăng Long hiện nay đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác ngân hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Nam Thăng Long: Chi nhánh Nam Thăng Long cũng có đầy đủ chức năng như một ngân hàng thương mại, bao gồm: Chức năng trung gian tín dụng VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long đứng ra làm trung gian huy động vốn từ những chủ thể thừa vốn, sau đó cung cấp vốn đến những chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn. VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long cung cấp các dịch vụ: huy động tiền gửi bằng VND, ngoại tệ; cho vay, cầm cố, chiết khấu. Vietinbank chuyên cung cấp các sản phẩm tín dụng cá nhân như: cho vay đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá; cho vay du học; cho vay tiêu dùng tín chấp; cho vay tiêu dùng có thế chấp. Chức năng trung gian thanh toán VietinBank cung cấp các dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ vàng, chuyển tiền nhanh Western Union. VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ L/C, bảo lãnh, thanh toán quốc tế. Bộ máy lãnh đạo: Giám đốc chi nhánh: Bà Dương Thị Dung. Chức năng: Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của chi nhánh Nam Thăng Long. Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các hoạt động của tất cả các phòng ban tại chi nhánh. Phó giám đốc chi nhánh: Bà Trương Thị Thanh Hường. Chức năng: Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt. Trực tiếp phụ trách mảng tài trợ thương mại của chi nhánh. Phó giám đốc chi nhánh: Bà Nguyễn Thị Hậu. Chức năng: Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt. Trực tiếp phụ trách mảng tín dụng của chi nhánh. Phó giám đốc chi nhánh: Bà Phùng Thị Nhung. Chức năng: Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt. Trực tiếp phụ trách mảng tín dụng của chi nhánh. Phó giám đốc chi nhánh: Ông Phạm Quốc Chính. Chức năng: Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt. Trực tiếp phụ trách mảng kế toán ngân quỹ của chi nhánh. Trưởng phòng kế toán: Chị Cao Thị Ngân Hoa. Chức năng: Quản lý tình hình tài chính kế toán của chi nhánh, giám sát mọi chỉ tiêu, thu nhập của chi nhánh, phản ánh các con số thực bằng hoạch toán và thể hiện trên bản báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm. Trực tiếp chỉ đạo các cán bộ kế toán thực hiện mọi quy định về tài chính của NHNN và VietinBank, đảm bảo tính chính xác, đúng mục đích và kinh doanh có hiệu quả. Phần II: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động. Kể từ ngày thành lập tới nay, Chi nhánh Nam Thăng Long đã không ngừng phát triển cả về quy mô và năng lực phục vụ để trở thành một trong số những đơn vị hoạt động hiệu quả của Ngân hàng VietinBank. 2.1 - Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Chi nhánh Nam Thăng Long từ năm 2010 – 2012 : Đơn vị: 1.000.000 vnđ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A TÀI SẢN I Tiền và kim loại quý 250.670 464.756 660.144 214.086 85,41 195.388 42,04 II Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 208.801 330.341 401.256 121.540 58,21 70.915 21,47 III Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác 684.645 732.119 840.463 47.474 6,93 108.344 14,80 IV Chứng khoán kinh doanh 126.090 220.667 221.732 94.577 75,00 1.065 0,48 V Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 162.400 180.824 261.894 18.424 11,34 81.070 44,83 VI Cho vay khách hàng 2.140.416 2.723.580 2.798.779 583.164 27,25 75.199 2,76 VII Chứng khoán đầu tư 460.986 501.345 630.435 40.359 8,75 129.090 25,75 VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn 325.341 464.871 508.160 139.530 42,89 43.289 9,31 IX Tài sản cố định 438.334 500.111 700.634 61.777 14,09 200.523 40,10 XI Tài sản khác 370.093 704.367 921.152 334.274 90,32 216.785 30,78 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.167.776 6.822.981 7.944.649 1.655.205 32,03 1.121.668 16,44 B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU I Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 180.003 233.742 290.353 53.739 29,85 56.611 24,22 II Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 275.501 1.643.366 2.271.926 1.376.865 499,77 628.560 38,25 III Tiền gửi của khách hàng 3.909.460 3.905.399 4.315.486 -4.061 -0,10 410.087 10,50 IV Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay các tổ chức tín dụng chịu rủi ro 100.252 120.887 122.625 20.635 20,58 1.738 1,44 V Chứng chỉ tiền gửi 247.007 373.615 220.526 126.608 51,26 -153.089 -40,98 VI Các khoản nợ khác 235.126 237.253 261.989 2.127 0,90 24.736 10,43 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 4.947.349 6.514.262 7.482.905 1.566.913 31,67 968.643 14,87 VII Vốn và các quỹ 220.427 308.719 461.744 88.292 40,05 153.025 49,57 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN 5.167.776 6.822.981 7.944.649 1.655.205 32,03 1.121.668 16,44 ( Trích nguồn báo cáo phòng tổng hợp năm 2010, 2011, 2012) 2.2 - Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Nam Thăng Long từ năm 2010 – 2012 : Đơn vị: 1.000.000 vnđ Nội dung 2010 2011 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 430.388 1.117.575 1.153.734 687.187 159,67 36.159 3,24 2. Chi phí lãi và các chi phí tương tự 351.809 1.002.406 1.032.922 650.597 184,93 30.516 3,04 I. Thu nhập lãi thuần 78.579 115.169 120.812 36.590 46,56 5.643 4,90 3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 31.111 37.430 48.356 6.319 20,31 10.926 29,19 4. Chi phí hoạt động dịch vụ 3.880 6.645 15.522 2.765 71,26 8.877 133,59 II. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 27.231 30.785 32.834 3.554 13,05 2.049 6,65 III. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 18.450 30.732 22.697 12.282 66,57 -8.035 -26,15 IV. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh -4.346 -9.558 -8.365 -5.212 -119,93 1.193 12,48 V. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư 17.311 7.369 4.707 -9.942 -57,43 -2.662 -36,12 7. Thu nhập từ hoạt động khác 544 401 611 -143 -26,29 210 52,37 8. Chi phí hoạt động khác 422 206 509 -216 -51,18 303 147,09 VI. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 122 195 102 73 59,84 -93 -47,69 VII. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 840 1.203 1.113 363 43,21 -90 -7,48 VIII. Chi phí hoạt động 28.961 40.343 72.589 11.382 39,30 32.246 79,93 IX. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 109.226 135.552 101.311 26.326 24,10 -34.241 -25,26 X. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8.065 10.416 7.905 2.351 29,15 -2.511 -24,11 XI. Tổng lợi nhuận trước thuế 101.161 125.136 93.406 23.975 23,70 -31.730 -25,36 XII. Lợi nhuận sau thuế 75.871 93.852 70.055 17.981 23,70 -23.797 -25,36 (Trích nguồn báo cáo phòng tổng hợp năm 2010, 2011, 2012) 2.3 – Một số nhận xét về tình hình hoạt động của VietinBank – chi nhánh Nam Thăng Long : Thông qua các số liệu ở bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Nam Thăng Long, em xin phép được đưa ra một số nhận xét về tình hình hoạt động của đơn vị như sau: 1) Tài sản Năm 2011, tổng tài sản của chi nhánh đạt 6.822.981 triệu đồng, tăng 32,03% so với năm 2010, chi nhánh chú trọng vào các tài sản có tính thanh khoản cao, cụ thể là tiền mặt và kim loại quý tại quỹ biến động đáng kể, tăng đến 85,41%, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước cũng tăng tới 58,21%, duy chỉ có tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác chỉ tăng rất nhẹ 6,97%. Với các tài sản mang tính thanh khoản thấp và rủi ro cao, chi nhánh chỉ tập trung gia tăng tỷ trọng chứng khoán kinh doanh, tăng 75,00%, còn lại biến động không đáng kể,như chứng khoán đầu tư chỉ tăng 8,75%, cho vay khách hàng tăng 27,25%, các công cụ tài chính phái sinh tăng 11,34%. Đến năm 2012, cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế, chi nhánh quyết định thay đổi tỷ trọng tài sản ngược lại với năm 2011, tiền mặt và vàng tại quỹ chỉ còn tăng 42,04%, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà tăng tới 21,47% (mức tăng này so với cùng kỳ năm trước thấp hơn khá nhiều), ngược lại tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng 14,80% (mức tăng gấp đôi so với năm 2011).Đương nhiên với khó khăn chung của nền kinh tế, các tài sản rủi ro cao đều có mức tăng rất thấp và không đáng kể (chứng khoán kinh doanh tăng 0,48%, cho vay khách hàng tăng 2,76%, góp vốn dài hạn tăng 9,31%). Tuy nhiên chi nhánh vẫn chú trọng vào tăng trưởng, tổng tài sản năm 2012 tăng 16,44% so với năm 2011. 2) Vốn huy động Nguồn vốn huy động = Tiền gửi khách hàng (Tiền gửi Doanh nghiệp và tiền gửi dân cư) + Tiền gửi và vay các TCTD Nguồn vốn huy động qua các năm lần lượt là: 4,184,961 triệu vnđ; 5.548.765 triệu vnđ và 6.587.412 triệu vnđ. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm 2011 là 32,59%, năm 2012 là 18,72%. Vốn huy động đã tăng lên qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm 2012 đã giảm sút một cách đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc thị trường ngân hàng năm 2012 có nhiều biến động, lạm phát gia tăng. Vì vậy ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp để thắt chặt tín dụng, bình ổn thị trường. Đặc biệt là qui định về trần lãi suất huy động là 9%. Ngân hàng vừa phải áp dụng mức lãi suất mà ngân hàng nhà nước qui định, vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng lớn khác trong cùng khu vực. Do vậy việc huy động vốn của chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn hơn so với những năm trước đó. Việc này dẫn đến ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động. 3) Kết quả hoạt động kinh doanh. a) Hoạt động kinh doanh ngoại hối. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh 3 năm 2010, 2011, 2012 đều khả quan, tuy nhiên chưa thực sự ổn định. Những biến đổi liên tục của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường thời gian qua phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh. b) Chỉ số chi phí/tài sản Chỉ số chi phí/tài sản = Tổng chi phí/ Tổng tài sản Tổng chi phí = Chi phí lãi và các chi phí tương tự + Chi phí hoạt động dịch vụ + Chi phí hoạt động khác + Chi phí hoạt động + Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Đơn vị : 1.000.000 vnđ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (1) 351.809 1.002.406 1.032.922 Chi phí hoạt động dịch vụ (2) 3.880 6.645 15.522 Chi phí hoạt động khác (3) 422 206 509 Chi phí hoạt động (4) 28.961 40.343 72.589 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (5) 8.065 10.416 7.905 Tổng chi phí (1)+(2)+(3)+(4)+(5) 393.137 1.060.016 1.129.447 Tổng tài sản 5.167.776 6.822.981 7.944.649 Tổng chi phí/Tổng tài sản 0,07607 0,15536 0,14216 Thông qua bảng số liệu tính ở trên, ta có thể thấy chỉ số chi phí/ tài sản của chi nhánh năm 2010 là 0,076; năm 2011 là 0,155 và năm 2012 là 0,142. Như vậy có thể thấy, chi phí mà chi nhánh phải bỏ ra để sử dụng tài sản là thấp, cho thấy khả năng quản lý chi phí tốt của chi nhánh. c) Chỉ số chi phí/thu nhập Chỉ số chi phí/thu nhập = Tổng chi phí/Tổng thu nhập Tổng thu nhập = Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự + Thu nhập từ hoạt động dịch vụ + Thu nhập từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần. Đơn vị : 1.000.000 vnđ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự (1) 430.388 1.117.575 1.153.734 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (2) 31.111 37.430 48.356 Thu nhập từ hoạt động khác (3) 544 401 611 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần (4) 840 1,203 1,113 Tổng thu nhập (1)+(2)+(3) 462.883 1.156.609 1.203.814 Tổng chi phí 393.137 1.060016 1.129.447 Tổng chi phí/Tổng thu nhập 0,84932 0,91649 0,93822 Thông qua bảng số liệu tính ở trên, ta có thể thấy chỉ số chi phí/thu nhập của chi nhánh năm 2010 là 0,85; năm 2011 là 0,92 và năm 2012 là 0,94. Chỉ số này thể hiện khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập, qua đó đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Qua cả 3 năm chỉ số này đều nhỏ hơn 1. Điều đó chứng tỏ khoản thu nhập mà chi nhánh tạo ra đủ để bù đắp chi phí và sinh lãi cho chi nhánh. d) Phân tích kết quả kinh doanh ròng. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh biến động mạnh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng từ năm 2010 đến 2011 là 23,7%, nhưng năm 2011 đến 2012 là -25,36%. Nguyên nhân là do sự khủng hoảng của nền kinh tế nói chung và những biến động không mấy tích cực trong toàn ngành ngân hàng nói riêng trong năm 2012. 2.4 – Diễn biến giá cổ phiếu của Ngân hàng VietinBank : Ngày 16/7/2009, trên 121 triệu cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (mã giao dịch CTG) có tổng trị giá trên 1.212 tỷ đồng đã chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều chuyên gia kinh tế và tài chính - ngân hàng cùng chung nhận định, với thế mạnh là cổ phiếu của một trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất hiện nay, CTG khi được đưa vào giao dịch sẽ góp phần bổ sung lượng hàng hóa chất lượng cao cho thị trường, tăng thêm sự lựa chọn cho nhà đầu tư, qua đó giúp thị trường phát triển lành mạnh và bền vững. Năm 2012, cổ phiếu CTG của VietinBank mang lại cho cổ đông tỷ lệ sinh lời 66%, vượt xa các cổ phiếu khác trong ngành ngân hàng. Đây cũng là mức sinh lời cao so với cổ phiếu khác trên HSX và HNX... Biến động giá của các cổ phiếu ngân hàng Dựa vào đồ thị biến động giá cổ phiếu CTG của VietinBank và cổ phiếu của 2 ngân hàng lớn khác là ACB và VCB, ta thấy rằng: trong vòng 3 quý đầu của năm 2012, giá của phiếu CTG luôn thấp hơn 2 giá 2 loại cổ phiếu kia và dao động trong khoảng từ 18.000 – 23.000 vnđ. Tuy nhiên đến quý IV/2012 thì giá cổ phiếu ACB giảm khá mạnh, còn cổ phiếu VCB có xu hướng tăng, trong khi đó giá cổ phiếu CTG vẫn khá ổn định. Đến tháng 1/2013, giá cổ phiếu CTG dao động trong khoảng 20.000 – 21.000 vnđ. Phần III. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Thông qua quá trình tìm hiểu thực tế khi thực tập , cũng như thông qua tham khảo ý kiến của anh chị đang công tác tại chi nhánh, em xin nêu ra một số vấn đề mà hiện tại chi nhánh đang gặp phải cần giải quyết. Vấn đề 1: Chi nhánh Nam Thăng Long được đặt tại đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc, tập trung nhiều khách hàng tiềm năng với các hoạt động kinh doanh thương mại phát triển năng động. Quận Cầu Giấy tập trung nhiều trường đại học lớn như: ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Sư Phạm, ĐH Thương Mại, ngay trên tuyến đường Hoàng Quốc Việt còn có ĐH Điện Lực, Học viện kỹ thuật quân sự…và các trường cấp III là PTTH chuyên Amsterdam và PTTH Yên Hòa, cùng với nhiều trường cấp II, tiểu học và mẫu giáo. Với địa điểm thuận lợi như vậy sẽ đem lại cơ hội kinh doanh rất lớn cho chi nhánh. Đặc biệt là hoạt động huy động vốn. Vấn đề 2: Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, tuy nhiên, một vấn đề cần quan tâm tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu có thể dẫn đến nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Vì thế, để đảm bảo thu hồi được vốn, nâng cao chất lượng các khoản tín dụng thì việc quản trị rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Vấn đề 3: (Đơn vị: 1.000.000 vnđ) Chỉ tiêu 2012 Cho vay ngắn hạn 1.648.491 Cho vay trung hạn 542.393 Cho vay dài hạn 607.895 Trong qui mô cho vay của chi nhánh năm 2012, cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ khá lớn (58,90%), còn lại cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 41,10% (trung hạn là 19,38% và dài hạn là 21,72%). Tuy cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng thu được lợi nhuận nhanh chóng tuy nhiên vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh kinh tế phức tạp hiện nay. Vì thế, việc phát triển thêm mảng cho vay trung và dài hạn là rất cần thiết, một phần là để phân tán rủi ro và cũng là giúp ngân hàng tìm kiếm được nguồn lợi nhuận mới. Phần IV. Đề xuất hướng đề tài khóa luận. Xuất phát từ những vấn đề đặt ra ở trên, em xin đề xuất 2 hướng đề tài viết khóa luận như sau: Đề tài 1: Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long. Đề tài 2: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long. Đề tài 3: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long. MỤC LỤC
Luận văn liên quan