Tình hình kế toán và quản lý tài sản cố định ơ công ty xuất nhập khẩu thủy sản miền trung
Trong những năm gần đây, buổi giao thời của nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường dựa trên cơ sở quản lý của Nhà nước, đồng thời với xu hướng khu vực hóa đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo một vị trí vững chắc trên thị trường thì vấn đề tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) là vấn đề bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như cho cả nền kinh tế quốc doanh. Trong cơ chế hiện nay, sản xuất vật chất phải đi đôi với hạch toán kinh tế, để hạch toán kinh tế có hiệu quả thì hạch toán TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc theo dõi và phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng, giảm, hao mòn và hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản riêng biệt là nhiệm vụ quan trọng trong công tác kế toán và quản lý TSCĐ. Néi dung gåm cã 03 phÇn chÝnh: - Phần I : Cơ sở lý luận cơ bản về tài sản cố định - Phần II : Thực trạng công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung - Phần III : Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty Phần I: Cơ sở lý luận cơ bản về tài sản cố định I. Sự cần thiết tổ chức kế toán TSCĐ 1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ 1.1Khái niệm: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn tiến hành sản xuất được đòi hỏi doanh nghiệp phải hội đủ 3 điều kiện đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. TSCĐ là yêú tố thứ nhất ,đó là những tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… Tuy nhiên không phải tất cả những tư liệu tiêu dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều là TSCĐ, mà chỉ có những tài sản có đủ những tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quản lý TSCĐ của Nhà nước mới là TSCĐ. Như vậy,TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐ hiện hành. Theo chuẩn mực kế tóan Việt Nam, để được coi là TSCĐ, tài sản phải đồng thời thỏa m•n 4 tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; - Có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành; Cụ thể, theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính thì TSCĐ phải có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên và có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. 1.2Đặc điểm của tài sản cố định: Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau: - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và vẫn giữ được hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi bị hỏng phải loại bỏ. Do đặc điểm này TSCĐ cần được theo dõi, quản lý theo nguyên giá, tức là giá trị ban đầu của TSCĐ. - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc điểm này trong hạch toán TSCĐ cần theo dõi giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ. 2. Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ: - Ghi chép , tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong toàn doanh nghiệp. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp với mức hao mòn TSCĐ theo đúng chế độ hiện hành. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ, giám sát chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. Tính toán, phản ánh kịp thời chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm, đổi mới nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng, giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý nhượng bán TSCĐ. - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế độ quy định. - Tham gia kiểm kê, đánh giá và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn cố định.Lập các báo cáo về TSCĐ, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động và bảo quản sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. 3. Phân loại và đánh giá tài sản cố định: 3.1 Phân loại: TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều thứ, nhiều loại, mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau về tính chất, kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng… Phân loại TSCĐ là sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Để thuận tiện trong công tác quản lý và kế toán TSCĐ cần phải phân loại TSCĐ theo nhiều tiêu thức khác nhau: a)Phân loại theo hình thái biểu hiện: - TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất-kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. + Nhà cửa, vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn + Thiết bị, dụng cụ quản lý +Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm + TSCĐ hữu hình khác - TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tương khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. + Quyền sử dụng đất có thời hạn; + Nh•n hiệu hàng hóa; +Quyền phát hành; + Phần mềm máy vi tính; + Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng;