Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO

Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào các ngành dịch vụ.Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động.Bảo hiểm không những thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình,cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất,kinh doanh.Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện.Bảo hiểm xe cơ giới ra đời và phát triển là điều tất yếu.Vì việc vận chuyển bằng xe cơ giới rất thuận tiện: tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện địa lý nên được hầu hết mọi người sử dụng. Nhưng bên cạnh đó thì vận chuyển bằng xe cơ giới lại rất dễ gặp rủi ro,tai nạn bất ngờ không lường trước được.Những rủi ro này khi xảy ra ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tài sản của người tham gia lưu hành trên đường và của cả những người dân.Chính vì thế khi triển khai loại hình bảo hiểm xe cơ giới nó đã chứng minh vai trò tích cực của mình là tài trợ, chia sẻ rủi ro với chủ xe, lái xe mỗi khi lưu hành trên đường gặp rủi ro. Giống như hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm xe cơ giới cũng là một ngành dịch vụ, sản phẩm của loại hình bảo hiểm này là lời cam kết đảm bảo của công ty bảo hiểm về việc khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm và người thứ 3.Là sản phẩm của loại hình dịch vụ nên nếu muốn thu hút và có được khách hàng, tạo lập một vị thế riêng cho mình trên thị trường thì buộc các công ty bảo hiểm phải quan tâm đến khâu khai thác là khâu đầu tiên trong kinh doanh bảo hiểm Nhận biết được điều đó trong thời gian thực tập tại Văn phòng bảo hiểm khu vực I thuộc Hội Sở Công ty bảo hiểm PJICO , em đã chọn đề tài : “Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO”

doc68 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ Lời mở đầu 1 Chương 1- Tổng quan nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 3 I. SỰ cần thiết và tác dụng của bảo hiểm xe cơ 3 1.Đặc điểm giao thông đường bộ Việt Nam và sự cần thiết của bảo hiểm xe cơ giới 3 2. Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 5 2.1 Giúp ổn định tài chính của chủ xe khi rủi ro bảo hiểm xảy ra 5 2.2 Góp phần đề phòng hạn chế tổn thất cho tai nạn giao thông 5 2.3 Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hình thức nộp thuế của doanh nghiệp bảo hiểm 5 2.4 Góp phần tăng nguồn vốn đầu tư và phát triển kinh tế đất nước 6 Giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội 6 3. Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 6 II. Nội dung cơ bản một số nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 7 1.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 7 1.2 Phí bảo hiểm 9 1.3 Hợp đồng bảo hiểm 12 2.Bảo hiểm vật chất xe cơ giới 12 2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 12 2.1.1 Đối tượng 12 2.1.2 Phạm vi bảo hiểm 13 2.2 Gía trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm 14 2.2.1 Gía trị bảo hiểm 14 2.2.2 Số tiền bảo hiểm 15 2.2.3 Phí bảo hiểm 15 2.3 Hợp đồng bảo hiểm 17 III. Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới 17 1.Tìm kiếm khách hàng 18 2.Bán bảo hiểm 18 3.Thống kê báo cáo 19 Chương 2:Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở công ty bảo hiểm PJICO 19 I. Giới thiệu chung về công ty 19 1. Lịch sử hình thành và phát triển 19 2. Cơ cấu tổ chức 23 3. Sơ lược hoạt động kinh doanh từ khi thành lập 26 3.1. Ngành nghề kinh doanh chính 26 3.1.1 Kinh doanh bảo hiểm gốc 26 3.1.2.Kinh doanh tái bảo hiểm 27 3.2.Hoạt động đầu tư 29 3.3. Phương châm kinh doanh 32 II.Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở công ty bảo hiểm PJICO 33 1.Quy trình khai thác bảo hiểm 33 1.1 Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thông tin từ khách hàng 33 1.2 Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro 34 1.3 Xem xét đề nghị bảo hiểm 34 1.4 Đàm phán chào phí 35 1.5 Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm( Hợp đồng bảo hiểm) 35 1.6 Theo dõi thu phí và giải quyết mới 36 1.7 Quản lý đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm 36 1.8 Chăm sóc khách hàng 36 2.Tình hình khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba 36 3.Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới 40 4. Đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở công ty bảo hiểm PJICO 43 Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ở công ty bảo hiểm PJICO 45 I. Những thuận lợi và khó khăn đối với khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO 45 1.Thuận lợi 45 1.1.Thuận lợi chung cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty 45 1.2 Thuận lợi riêng với hoạt động khai thác bảo hiểm xe cơ giới công ty PJICO 45 2. Khó khăn 48 2.1 Những khó khăn chung 48 2.2 Những khó khăn riêng 50 II. Phương hướng, mục tiêu của PJICO trong tương lai 53 III.Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO 54 1.Xây dựng chiến lược khai thác phù hợp 54 2.Xác định mức giá hợp lý, chú ý giảm phí cho các khách hàng truyền thống 56 3. Đào tạo chuyên môn đặc biệt khả năng tiếp cận, thuyết phục khách hàng cho đội ngũ khai thác 56 4.Tăng khả năng khai thác đồng thời 56 5.Hoàn thiện và phát triển mạng lưới đại lý và cộng tác viên 57 6.Một số biện pháp khác 57 IV. Kiến nghị 57 1.Nhà nước 58 2.Với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 60 3.Với các cơ quan ban ngành khác có liên quan 61 Kết luận 62 Tài liệu tham khảo 63 Danh mục các chữ viết tắt HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm TNDS : Trách nhiệm dân sự KDBH : Kinh doanh bảo hiểm Danh mục bảng ,sơ đồ Bảng 1.1:Tình hình tai nạn giao thông đường bộ (2004-2008) Bảng 2.1: Danh sách cổ đông sáng lập và số vốn góp. Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO Bảng 2.3: Tỷ trọng phí bảo hiểm nhượng tái so với phí gốc Bảng2.4: Tình hình nhận tái bảo hiểm (2004- 2006) Bảng 2.5: Một số dự án đã góp vốn đầu tư tính đến thời điểm 31/12/2006 Bảng 2.6: Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của PJICO (2003-2006) Bảng 2.7: Số lượng xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại PJICO (2003-2007) Bảng 2.8: Doanh thu phí khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ở PJICO (2003-2007) Bảng 2.9: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ôtô tại PJICO (2003-2007) Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PJICO Lời mở đầu Xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào các ngành dịch vụ.Trong đó, bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động.Bảo hiểm không những thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình,cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất,kinh doanh.Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện.Bảo hiểm xe cơ giới ra đời và phát triển là điều tất yếu.Vì việc vận chuyển bằng xe cơ giới rất thuận tiện: tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện địa lý…nên được hầu hết mọi người sử dụng. Nhưng bên cạnh đó thì vận chuyển bằng xe cơ giới lại rất dễ gặp rủi ro,tai nạn bất ngờ không lường trước được.Những rủi ro này khi xảy ra ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tài sản của người tham gia lưu hành trên đường và của cả những người dân.Chính vì thế khi triển khai loại hình bảo hiểm xe cơ giới nó đã chứng minh vai trò tích cực của mình là tài trợ, chia sẻ rủi ro với chủ xe, lái xe mỗi khi lưu hành trên đường gặp rủi ro. Giống như hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm xe cơ giới cũng là một ngành dịch vụ, sản phẩm của loại hình bảo hiểm này là lời cam kết đảm bảo của công ty bảo hiểm về việc khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm và người thứ 3.Là sản phẩm của loại hình dịch vụ nên nếu muốn thu hút và có được khách hàng, tạo lập một vị thế riêng cho mình trên thị trường thì buộc các công ty bảo hiểm phải quan tâm đến khâu khai thác là khâu đầu tiên trong kinh doanh bảo hiểm Nhận biết được điều đó trong thời gian thực tập tại Văn phòng bảo hiểm khu vực I thuộc Hội Sở Công ty bảo hiểm PJICO , em đã chọn đề tài : “Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PJICO” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình,nhằm mục đích tìm hiểu vào một số vấn đề lý luận về bảo hiểm xe cơ giới,công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này tại PJICO, và đưa ra một số kiến nghị của bản thân dựa trên kiến thức đã học để nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì chuyên đề được chia thành 3 chương: Chương I: Tổng quan nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới Chương II: Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở công ty bảo hiểm PJICO Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI I.SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 1.Đặc điểm giao thông đường bộ Việt Nam và sự cần thiết của bảo hiểm xe cơ giới Hiện nay đất nước ta đã và đang phát triển theo xu hướng nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu và hội nhập với quốc tế.Chính vì thế vấn đề giao thông vận tải luôn được đặt lên hàng đầu.Ngành giao thông vận tải vốn là một trong những ngành then chốt của hệ thống phát triển kinh tế,xã hội ở nước ta và còn là điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.Có rất nhiều hình thức vận chuyển được sử dụng nhưng phù hợp với địa lý, kinh tế xã hội thì giao thông đường bộ vẫn là hình thức phổ biến vì những ưu thế riêng của mình. Hệ thống đường bộ Việt Nam được hình thành và phát triển trong nhiều thập kỷ cho đến năm 2008 đã có 256.000 km đường bộ.Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài hơn khoảng 17.300 km, trong đó gần 85% đường đã được tráng nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ và huyện lộ.Các tuyến tỉnh lộ hiện nay có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50% đã được tráng nhựa. Lưu hành bằng phương tiện xe cơ giới trên đường bộ không còn xa lạ với bất kỳ người dân nào của Việt Nam.Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn vì vận chuyển bằng xe cơ giới đem lại hiệu quả và phù hợp với điều kiện của đất nước ta hơn so với các phương tiện khác. Thực tế hiện nay cho thấy số lượng ôtô và xe máy ở nước ta tăng lên một cách nhanh chóng.Cho đến năm 2007 thì lượng xe ôtô là hơn 1,1 triệu xe chở khách, 243.000 ôtô con, và xe máy là 21 triệu xe.Theo thống kê thì tốc độ tăng trưởng bình quân của xe máy khoảng 16%/ năm, xe con vào khoảng 16%/ năm.Dự đoán đến năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 2,8 đến 3 triệu ôtô các loại và khoảng 33- 36 triệu xe máy.Khi đất nước phát triển GDP/đầu người đạt 1.500- 3.000 USD thì số xe hơi sẽ còn tăng mạnh nữa. Tuy vậy thì xe cơ giới cũng có những nhược điểm như độ an toàn cho người và phương tiện là không cao, có thể dẫn tới tổn thất lớn.Trong khi hệ thống đường bộ nước ta còn xấu, chất lượng mặt đường không đồng đều thêm với đó là ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao. Nên các vụ tai nạn giao thông xảy ra nhiều và hậu quả nghiêm trọng. Bảng 1.1:Tình hình tai nạn giao thông đường bộ (2004-2008) Năm  Số vụ tai nạn  Số người chết  Số người bị thương   2004  17.530  12.000  15.600   2005  14.141  11.184  16.302   2006  14.533  12.609  11.253   2007  13.989  12.800  9551   2008  10.859  10.075  7.116   (Nguồn: Cục cảnh sát giao thông đường bộ) Qua số liệu thống kê từ các báo thu thập được ở Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt rồi đến uỷ ban an toàn giao thông quốc gia… thì cho thấy tình hình các vụ tai nạn giao thông đã giảm.Nhưng những vụ tai nạn đã xảy ra đều là những vụ hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề tới người và phương tiện tham gia giao thông. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của những vụ tai nạn trên là do chính những người tham gia giao thông : vi phạm luật lệ an toàn giao thông, đạo đức của lái xe chưa cao làm người tham gia giao thông khác phải chịu hậu quả…Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân bên ngoài như chất lượng xe tham gia giao thông kém và quá cũ, đường xá chất hẹp, không đủ tiêu chuẩn, nhiều nơi còn không có biển báo hay đèn tín hiệu giao thông…Trong những nguyên nhân trên thì lỗi của người điều khiển giao thông chiếm 79,4%. Khi xảy ra tai nạn thì các chủ phương tiện gặp rất nhiều khó khăn: tổn thất về trách nhiệm của mình gây ra đối với người thứ 3, tổn thất về vật chất xe cơ giới, thiệt hại về con người…tạo sức ép cả về tài chính lẫn tinh thần gây khó khăn lớn đối với cuộc sống của họ cũng như gián đoạn hoạt động kinh doanh của họ.Chính vì thế giải pháp hữu hiệu nhất đó là tham gia bảo hiểm.Biện pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở người tham gia đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, nếu không may rủi ro được bảo hiểm xảy ra thì chủ xe sẽ được bồi thường theo quy định. Như vậy sự cần thiết của bảo hiểm xe cơ giới là chắc chắn, không thể thiếu được đối với mỗi người tham gia giao thông. 2. Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 2.1 Giúp ổn định tài chính của chủ xe khi rủi ro bảo hiểm xảy ra Khi tham gia giao thông thì chẳng ai muốn mình gặp rủi ro co thể dẫn đến thiệt hại cả về người và về của.Nhưng rủi ro nhiều khi đến bất ngờ, có thể do sự bất cẩn của chủ phương tiện. Chính vì vậy để giảm thiểu tối đa những hậu quả khi gặp rủi ro thì chủ phương tiện xe cơ giới sẽ tham gia bảo hiểm.Khi đó chủ phương tiện sẽ nộp cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.Khi có tổn thất xảy thuộc phạm vi bảo hiểm thì chủ xe sẽ được bồi thường. Số tiền bồi thường này chỉ trong hạn mức trách nhiệm và số tiền bảo hiểm.Nhưng điều nay cũng giúp cho các chủ phương tiện xe cơ giới khắc phục được những khó khăn về mặt tài chính, giúp họ ổn định ccuộc sống. 2.2 Góp phần đề phòng hạn chế tổn thất cho tai nạn giao thông Số phí thu được ngoài mục đích chính là sẽ bồi thường cho chủ xe nếu họ gặp tổn thất được bảo hiểm, thì công ty bảo hiểm còn sử dụng cho mục đích đề phòng hạn chế tổn thất.Như việc xây dựng,cải tạo đường xá, lắp đặt các hệ thống đèn tín hiệu.. nằm hạn chế các tai nạn giao thông xảy ra.Bên cạnh đó các công ty bảo hiểm còn đề ra các biện pháp nhằm giúp khách hàng của mình đề phòng và hạn chế rủi ro có thể xảy ra : Khuyến khích các chủ xe tự thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất,công ty bảo hiểm phối hợp với các cơ quan ban ngành chức năng tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành luât lệ giao thông của người dân. 2.3 Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hình thức nộp thuế của doanh nghiệp bảo hiểm Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã và đang phát triển vì thế nguồn thu từ nghiệp vụ này của doanh nghiệp bảo hiểm không phải là ít, nó sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngược lại chính nhà nước, chính phủ có thể sử dụng nhân sách đó phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm khác đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng. 2.4 Góp phần tăng nguồn vốn đầu tư và phát triển kinh tế đất nước Khi người tham gia bảo hiểm nộp phí cho doanh nghiệp bảo hiểm tạo thành một nguồn quỹ bảo hiểm, ngoài việc dùng quỹ này chi trả bồi thường cho những tổn thất rồi xây dựng,cải tạo hệ thống đường xá… thì nguồn quỹ này được các doanh nghiệp đi đầu tư sinh lời góp phần tăng nguồn vốn đàu tư và phát triển kinh tế đất nước. Giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội Bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định, góp phần làm giảm bớt số lượng lao động bị thất nghiệp cho xã hội. 3. Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm xe cơ giới gồm các nghiệp vụ bảo hiểm sau: Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe Bảo hiểm vật chất xe Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá chở trên xe Bảo hiểm tai nạn người ngồi đằng sau xe Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe II. NỘI DUNG CƠ BẢN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chuyên đề giới hạn ở hai nghiệp vụ là: Bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ 3 và bảo hiểm vật chất thân xe. 1.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Ngày nay bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba là 1 loại hình bắt buộc.Chủ xe phải tham gia theo quy định của pháp luật.Loại hình bảo hiểm này cũng là một dạng của bảo hiểm trách nhiệm nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm. Đối tượng bảo hiểm có tính trừu tượng: là phần trách nhiệm hoặc bồi thường thiệt hại Bảo hiểm trách nhiệm thường được thực hiện theo hình thức bắt buộc :vừa ổn đinh tài chính cho người được bảo hiểm , vừa bảo vệ quyền lợi cho phía người bị nạn. Ở Việt Nam hiệm nay bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được áp dụng cho tất cả các chủ phương tiện ôtô, xe máy, môtô…theo QĐ 30/HĐBH 10/03/1988, nghị đinh 115/1997/NĐ- CP 17/12/1997. Giới hạn trách nhiệm: tại thời điểm mà chủ phương tiện tham gia bảo hiểm thì chưa thể xác định được thiệt hại trách nhiệm dân sự và có thể thiệt hại là rất lớn nên đòng thời cần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho người tham gia bảo hiểm và ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm nên công ty bảo hiểm thường đưa ra mức bồi thường tối đa. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm thường là các chủ xe. Người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do điều khiển xe cơ giới của người lái xe. Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Đối tượng bảo hiểm không được xác định trước.Khi nào xảy ra tai nạn trong khi lưu hành xe có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thì mới xác định được đối tượng bảo hiểm. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: Thứ nhất: Thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của người thứ ba Thứ hai: Chủ xe ( lái xe ) gây ra thiệt hại về người hoặc của cải bên thứ ba Thứ ba: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại của chủ xe ( lái xe ) với tổn thất thực tế của người thứ ba Thứ tư: Có sự khiếu nại của người thứ ba Người thứ ba ở đây là nạn nhân trong vụ tai nạn có thể là một người, nhiều người cũng có thể là tài sản, hoa màu hoặc tư trang hành lý của người đó. Bảo hiểm sẽ không bồi thường nếu người thứ ba là: Lái xe, phụ xe làm thuê cho chủ xe Gia đình của lái xe, phụ xe và tư trang hành lý của họ Những hành khách đi trên xe Không bảo hiểm trong trường hợp này để tránh trường hợp công ty bảo hiểm bị trục lợi và công tác giám định thêm phức tạp Phạm vi bảo hiểm: trong trường hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba thì các rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước và để xảy ra tai nạn và phát sinh ra trách nhiệm dân sự của chủ xe.Các rủi ro đó bao gồm: Thiệt hại về tính mạng và giảm tình trạng sức khoẻ của người thứ ba Thiệt hại về vật chất của người thứ ba Tổn thất về tài sản làm giảm thu nhập của người thứ ba Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa ngăn chặn vụ tai nạn xảy ra, chi phí cứu chữa và chăm sóc nạn nhân Những trường hợp sau sẽ không được người bảo hiểm bồi thường: Hành động cố ý vi phạm của chủ xe, lái xe và bên thứ 3 Xe không đủ điều kiện theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ để lưu hành. Chủ xe và lái xe vi phạm những quy định của Luật giao thông đường bộ như không có giấy phép lưu hành xe,lái xe không có bằng lái, nồng độ cồn của lái xe quá mức cho phép, xe đi vào đường cấm… - Thiệt hại do chiến tranh, bạo động gây nên. Ngoài ra bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với các tài sản quý giá như vàng, kim cương, đá quý… 1.2 Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một số tiền nhất định mà chủ xe (lái xe) sẽ phải nộp cho công ty bảo hiểm ngay sau khi họ nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm. Số phí này được đóng một lần trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Do các phương tiện giao thông khác nhau, đa dạng, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau do đó phí bảo hiểm được tính theo công thức: P = f +d Trong đó: P: Phí bảo hiểm tính trên đầu phương tiện. f: Phí thuần d: Phụ phí Thực chất phí thuần là số tiền bồi thường bình quân trong n năm cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong kỳ đó được xác định theo công thức: f =  Trong đó: Si: là số vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự được bảo hiểm bồi thường trong năm i. Ti: Là số tiền bảo hiểm bồi thường bình quân một vụ tai nạn trong năm i. Ci: Là số phương tiện tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba trong năm i n: Số năm thống kê. Thông thường là từ 3 đến 5 năm i =( 1, n ) Riêng với những phương tiện hoạt động ngắn hạn ( thường là dưới 1 năm ) thời gian tham gia bảo hiểm được lấy tròn tháng thì phí bảo hiểm được xác định theo công thức sau: PNH =  * Số tháng xe hoạt động Hoặc : PNH = PN * Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng Trong đó: PNH: - Phí bảo hiểm đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn PN: - Phí bảo hiểm một năm Nếu trong trường hợp mà người tham gia bảo hiểm đã đóng đủ phí cho cả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó trong năm phương tiện đó không hoạt động nữa hoặc được chuyển nhượng cho người khác nhưng không chuyển quyền được bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm sẽ được bồi hoàn phí bảo hiểm tương ứng với só thời gian còn lại của năm nếu trước đó người tham gia bảo hiểm chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường. Phí hoàn lại là: PHL =  Cách tính phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba ở trên là dựa theo quy luật số lớn.Nhưng hiện nay thì các công ty bảo hiểm khi triển khai nghiệp vụ này đều tuân thủ theo quy tắc, biểu phí của Bộ Tài C