Ngày 6/1/1957, bao thuốc lá Thăng Long đầu tiên được xuất xưởng đánh dấu sự ra đời của ngành thuốc lá và trở thành ngày truyền thống của CBCNV Nhà máy thuốc lá Thăng Long. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành với những thành tựu đáng ghi nhận.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt nam_ là một trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc lá lớn nhất của Tổng công ty thuốc lá Việt nam. Trong những năm qua, Nhà máy luôn vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đóng góp cho Nhà nước một lượng ngân sách lớn, tăng lợi nhuận cho Nhà máy và đảm bảo đời sống cho CBCNV Nhà máy.
Với những thành tựu đó, Nhà máy luôn được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, xứng đáng là Nhà máy đầu tàu của Tổng công ty thuốc lá Việt nam. Thành tích đó là một quá trình phát triển và sự cố gắng nỗ lực của CBCNV Nhà máy.
Trong quá trình thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long, tôi đ• đi khảo sát thực tế thực trạng của Nhà máy trong giai đoạn hiện nay và những năm gần đây về tổ chức quản lý, về các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
49 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình nhà máy thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngày 6/1/1957, bao thuốc lá Thăng Long đầu tiên được xuất xưởng đánh dấu sự ra đời của ngành thuốc lá và trở thành ngày truyền thống của CBCNV Nhà máy thuốc lá Thăng Long. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành với những thành tựu đáng ghi nhận.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt nam_ là một trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc lá lớn nhất của Tổng công ty thuốc lá Việt nam. Trong những năm qua, Nhà máy luôn vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đóng góp cho Nhà nước một lượng ngân sách lớn, tăng lợi nhuận cho Nhà máy và đảm bảo đời sống cho CBCNV Nhà máy.
Với những thành tựu đó, Nhà máy luôn được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, xứng đáng là Nhà máy đầu tàu của Tổng công ty thuốc lá Việt nam. Thành tích đó là một quá trình phát triển và sự cố gắng nỗ lực của CBCNV Nhà máy.
Trong quá trình thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long, tôi đã đi khảo sát thực tế thực trạng của Nhà máy trong giai đoạn hiện nay và những năm gần đây về tổ chức quản lý, về các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
PhầnI: Tổng quan về tình hình nhà máy
thuốc lá Thăng Long.
1. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của Nhà máy:
1.1. Sự hình thành Nhà máy:
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH, trở thành hậu phương lớn, hậu thuẫn một cách chắc chắn và tin cậy cho tiền tuyến lớn miền Nam đang kiên cường đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Thời kỳ 1955-1957 được coi là thời kỳ khôi phục kinh tế. Trung ương Đảng quyết định: “ Cần chú ý phục hồi và xây dựng một số công xưởng chế tạo hàng cần thiết cho đời sống của nhân dân, xưởng sửa chữa giao thông vận tải và một số công xưởng thuộc công nghiệp nhẹ, bỏ vốn ít mà hiệu quả nhanh để giải quyết những vấn đề cấp thiết cho đời sống nhân dân”. Song trong thực tế việc trồng và sản xuất thuốc lá ở miền Bắc chủ yếu được hình thành một cách tự phát, tồn tại trong thế khép kín, hạn hẹp, không đủ cung ứng cho chu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng của nhân dân. Một số hãng thuốc lá tư nhân lạinắm quyền độc quyền sản xuất, kinh doanh tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho đời sống của nhân dân.
Thực tiễn đặt vấn đề, Nhà nước cần phải nhanh chóng quản lý việc sản xuất thuốc lá. Chỉ có nắm lấy quyền quản lý chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cán bộ, bộ đội và quần chúng lao động, mặt khác, ngăn chặn sự lũng đoạn của các hãng sản xuất thuốc lá tư nhân. Vấn đề xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc lá có quy mô đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Nhận thức đúng yêu cầu khách quan đó, giữa năm 1955, theo Quyết định số 2990-QĐ của Phủ Thủ Tướng, Vụ quản lý xí nghiệp đã cử đồng chí Trịnh Văn Ty cùng một số cán bộ khác khảo sát tình hình, lập hồ sơ nghiên cứu để nhanh chóng xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh.
Ngay lập tức, nhóm khảo sát bắt tay vào công việc. Vừa lục tìm lại các tài liệu cũ thời thuộc Pháp về tình hình phân bố và trồng trọt, kỹ thuật chế biến và quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá, nhóm khảo sát vừa trực tiếp đến các địa phương để xem xét, tìm hiểu khả năng thực tế trong việc khoanh vùng sản xuất nguyên liệu cho nhà máy. Sau những ngày làm việc say mê và trách nhiệm, nhóm khảo sát đã thống nhất và đi đến kết luận: hoàn toàn có thể xây dựng một nhà máy quốc doanh có quy mô lớn. Nhóm khảo sát cũng đã xây dựng được một đề cương ban đầu, đề nghị chọn địa điểm xây dựng là Hà Nội hoặc Thanh Hoá với một máy cuốn có công suất dự kiến ban đầu là 1200 điếu/phút.
Chấp thuận những kiến nghị trên đây của đoàn khảo sát, Bộ Công nghiệp khẳng định: để tiến tới quy hoạch chính thức địa điểm xây dựng nhà máy lâu dài, trước mắt, cần tận dụng một số cơ sở xí nghiệp cũ ở Hà Nội mà chúng ta chưa có điều kiện khôi phục để làm nơi nghiên cứu phương pháp gia công các loại thuốc hiện có, tổ chức sản xuất thử để rút kinh nghiệm.
Đầu tiên, địa điểm được chọn để thử nghiệm là nhà máy bia Hà nội. Nhưng khi công việc sắp sửa bắt đầu thì tháng 4 năm 1956, Bộ Công nghiệp lại có quyết định khôi phục lại nhà máy bia, nhóm khảo sát đành phải tìm đến một địa điểm khác.
Sau một thời gian tìm kiếm, cơ sở nhà máy Diêm cũ được chọn làm địa điểm sản xuất thử. Ngày 18 tháng 6 năm 1956, Cục Công nghiệp nhẹ thuộc Bộ Công nghiệp ra quyết định thành lập Ban chuẩn bị sản xuất thuốc lá. Ngày 4 tháng 7 năm 1956, Cục Công nghiệp nhẹ đề nghị Bộ Công nghiệp xin được khắc con dấu cho một số xí nghiệp trong đó có nhà máy thuốc lá Hà nội.
Kết quả sản xuất thử đã khẳng định thực tế và triển vọng mở rộng công nghệ thuốc lá. Cuối năm 1956, Nhà nước quyết định chuyển bộ phận sản xuất từ nhà máy Diêm về khu vực tiểu thủ công nghệ Hà Đông, nhằm ổn định và phát triển sản xuất. Ngày 20 tháng 11 năm 1956, Cục Công nghiệp nhẹ chính thức nhận địa điểm mới ở Hà Đông và bàn giao cho Ban chuẩn bị sản xuất thuốc lá.
Tại địa điểm mới, dường như mọi việc phải bắt đầu từ đầu. Khu tiểu thủ công nghệ Hà Đông vốn là khu tôn 14 gian do Mỹ viện trợ cho Pháp, lâu ngày bị bỏ hoang. Nhưng được sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của tỉnh uỷ Hà Đông và nhân dân địa phương, toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy với tinh thần làm việc “bằng hai” đã không quản ngại khó khăn, lao động cật lực, cải tạo những gian nhà đổ nát kia thành xưởng máy. Cuối năm 1956, 4 máy sản xuất thuốc lá và một số phụ tùng nhãn hiệu Trung Quốc đã được đưa từ khu triển lãm Yết Kiêu về. Lực lượng thì quá mỏng, công việc lại bề bộn, trình độ kỹ thuật cơ khí còn yếu kém, phụ tùng lắp đặt vừa thiếu vừa không đồng bộ... nhưng các cán bộ kỹ thuật đã kiên trì tìm tòi để cuối cùng hình thành một dây chuyền sản xuất: một máy thái, một máy tước cuộng, một máy cuốn, bảo đảm chu trình sản xuất của nhà máy.
Song song với việc chuẩn bị cho sự vận hành của quá trình sản xuất, nhà máy đẩy mạnh đầu tư kỹ thuật. Bộ phận nghiên cứu kỹ thuật của nhà máy tiếp tục nghiên cứu có chiều sâu các khâu kỹ thuật: lên men, thái sợi, sấy sợi, phun hương liệu... đồng thời tìm các giải pháp để diệt trừ mối mọt trong các kho chứa nguyên liệu thuốc. Các công trình nghiên cứu của nhà máy cũng nhận được sự phối hợp của viện vệ sinh dịch tễ, Tổng công ty Lương thực nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa giữ gìn môi trường sinh thái.Vóc vẻ của một cơ sở sản xuất thuốc lá đã thực sự được hình thành ở những đường nét cơ bản nhất.
Như vậy, sau hơn một năm vừa khảo sát tình hình vừa chuẩn bị, qua 3 lần di chuyển địa điểm, từ hai bàn tay trắng, vượt qua muôn vàn khó khăn, đứa con đầu lòng của ngành thuốc lá XHCN VN đã chào đời. Ngày 1 tháng 6 năm 1957 đã trở thành ngày lịch sử của Nhà máy .
1.2. Quá trình phát triển qua các giai đoạn của Nhà máy:
Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy được chia ra làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1956-1975: Đây là giai đoạn đầu sau khi Nhà máy chính thức thành lập, toàn bộ cán bộ công nhân Nhà máy khẩn trương bắt tay vào lao động sản xuất để có được những bao thuốc đầu tiên kịo thời phục vụ nhân dân nhân dịp Tết nguyên đán (1957). Tính từ 6/1/1957 đến ngày 30/2/1957 Nhà máy đã giao nộp cho Công ty phát hành cấp 1 là 100000 bao thuốc lá Thăng Long, vượt chỉ tiêu kế hoạch của Bộ công nghiệp giao.
Tháng 4 năm 1957, Nhà nước trang bị cho Nhà máy 3 máy cuốn điếu Tiệp Khắc, 1 máy đóng bao Trung Quốc. Năm 1958 cấp thêm 1 máy thái Tiệp Khắc và sau đó lại bổ sung hợp đồng 1 máy thái, 1 máy cuốn Tiệp Khắc nhờ đó mà cơ cấu ngành nghề của Nhà máy đi vào ổn định.
Đến năm 1964, giá trị tổng sản lượng của Nhà máy đạt 30968458 đồng tăng gấp hai lần tổng sản lượng năm 1958 và 18 lần năm 1957. Ngoài việc thoả mãn nhu cầu trong nước Nhà máy còn dành một khối lượng lớn để xuất khẩu (năm 1964 xuất khẩu sang các nước bạn là 31117 bao).
Năm 1966, chiến tranh xâm lược của Mỹ mở rộng ra miền Bắc, trong tình thế khẩn trương Đảng bộ Nhà máy xác định “Phải coi sản xuất như chiến đấu, coi xí nghiệp như chiến trường, coi như mệnh chiến đấu, từ đó vượt qua mọi khó khăn trong bất cứ tình huống nào với các biện pháp tích cực”. Trong lúc này để sản xuất ổn định và phát triển cần bảo vệ lực lượng lao động và phương tiện vật chất kỹ thuật.
Từ giữa năm 1966, Nhà máy chuyển sang phương án sơ tán. Bộ phận thứ nhất chuyển lên Lạng Sơn xây dựng hoàn chỉnh khu sản xuất T2, bộ phận thứ 2 lên Ba Thá lập cơ sở T3. Năm 1967 Nhà máy xây dựng thêm cơ sở sản xuất T4 ở khu lăng Hoàng Cao Khải và cơ sở T5 ở Kim Anh-Vĩnh Phúc.
Sau 20 năm phấn đấu không mệt mỏi đã cho thấy một Thăng Long vừa dũng cảm trong chiến đấu vừa năng động trong sản xuất kinh tế. Sức sống Thăng Long là sức sống tập thể đoàn kết, chia sẻ ngọt bùi, cùng phát huy trí tuệ và sự khéo léo của người công nhân yêu lao động.
- Giai đoạn từ 1975 đến 1986:
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba, hàng nghìn sáng kiến khoa học kỹ thuật được đề xuất, trong đó có 314 sáng kiến được áp dụng, làm lợi cho Nhà máy 2355433 đồng. Giá trị sản phẩm đạt mức trung bình là 200 triệu bao/năm, riêng năm 1985 đạt 235980000 bao. Điều đáng chú ý là sản phẩm Thăng Long vừa đa dạng về chủng loại, vừa đáng tin cậy về chất lượng, các mặt hàng thuốc lá đầu lọc xuất hiện ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu sản phẩm.
- Thời kỳ đổi mới (1986 đến nay):
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, Đảng khởi xướng chuyển sang nền kinh tế thị trường, xoá bỏ chế độ độc quyền phân phối thuốc lá từ năm 1987 làm cho thị trường có nhiều thay đổi và biến đổi lớn. Đã làm cho Nhà máy lâm vào tình trạng bế tắc, sản lượng năm 1986 là 255,066 triệu bao xuống còn 171,730 triệu bao trong năm 1989, nhịp độ sản xuất cùng với khả năng tiêu thụ đều giảm, lao động dư thừa so với nhu cầu sản xuất nhưng đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp lúc bấy giờ. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Nhà máy đã vượt qua thử thách đó. Đồng thời để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, Nhà máy đã nhập hàng loạt thiết bị mới, do vậy số lượng sản phẩm sản xuất tăng lên nhanh chóng. Năm 1992 là 130,646 triệu, năm 1994 là 156,345 triệu bao, tỷ lệ thuốc lá đầu lọc năm 1992 chiếm 47,77% tới năm 1994 là 82%.
Sự nỗ lực vượt bậc đã đưa Thăng Long trở thành một trong những cơ sở sản xuất năng động và có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Năm 1991, doanh thu của Nhà máy là 150 tỷ đồng trong đó nộp ngân sách là 52,74 tỷ đồng, năm 1995 doanh thu đã lên tới 526,827 tỷ đồng (nộp ngân sách là 215,645 tỷ đồng). Đến năm 2000, doanh thu đạt 583,904 tỷ đồng (nộp ngân sách 227,024 tỷ đồng), năm 2001 doanh thu đạt 616,000 tỷ đồng (nộp ngân sách 227,500 tỷ đồng).
Về sự phát triển đầu tư, chưa tính đến công trình hợp tác của Dunhill, Nhà máy cơ bản đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng có hiệu quả các công trình đầu tư theo chiều sâu, theo luận chứng kinh tế kỹ thuật 1991-1995 với số vốn là 78 tỷ đồng. Năm 1996, Nhà máy đã có 51 sáng kiến làm lợi 380 tỷ đồng. Hiện nay, Nhà máy đang mở rộng theo hướng sản xuất kinh doanh bằng cách hợp tác với Rothmans của Anh quốc để lập dây chuyền sản xuất thuốc lá Dunhill tại Nhà máy. Hợp tác với hãng Tobaco và BAT (Bristish American Tobaco).
Để phục vụ chủ trương gián tem thuế các sản phẩm thuốc lá đều áp dụng từ ngày 01/04/2000, Nhà máy đã tự nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công máy dán tem cho thuốc lá bao cứng. Sáng kiến này đã tiết kiện được một lượng ngoại tệ đáng kể thay thế cho việc nhập thiết bị từ nước ngoài, duy trì và phát triển tốt dây chuyền công nghệ chế biến sợi hiện đại của Trung Quốc đã đáp ứng cho sản xuất thuốc lá bao và hỗ trợ nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy:
Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy là sản xuất các loại thuốc lá có và không có đầu lọc để từng bước đưa sản phẩm thuốc lá vào thị trường. Do đó đòi hỏi Nhà máy phải từng bước cụ thể hoá nhiệm vụ chủ yếu này theo các bước:
Từng bước củng cố và phát triển thị trường không những trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.
Từng bước nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên để nắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của Nhà máy
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy:chức năng, nhiệm vụ:
( xem sơ đồ trang bên)
Bộ máy quản lý của Nhà máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng tức là người thủ trưởng được sự giúp sức của các phòng ban chức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong xác định phương hướng nghiên cứu thực hiện, đề xuất khi được thủ trưởng quyết định đồng ý sẽ biến thành mệnh lệnh xuống cấp dưới.
Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật.
- Giám đốc: Là người được Nhà máy giao nhiệm vụ quản lý Nhà máy, là người chỉ huy cao nhất có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với Nhà nước về tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Nhà máy.
- Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ tổ chức mạng lưới giao dịch, nắm vững tình hình để phục vụ đầu ra.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Có trách nhiệm tổ chức chỉ huy toàn bộ quá trình sản xuất và công tác kỹ thuật trong Nhà máy.
Các phòng chức năng: Được phân công chuyên môn hoá theo chức năng quản lý, có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc bao gồm:
- Phòng kế hoạch vật tư: gồm 1 trưởng phòng và 6 nhân viên chức năng: tham mưu cho Ban giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Nhiệm vụ: lập kế hoạch sản xuất dài hạn trong năm, quý, tháng; điều hoà sản xuất theo kế hoạch thị trường, định mức kỹ thuật, thống kê theo công tác tiết kiệm.
- Phòng Kỹ thuật cơ điện: gồm trưởng phòng, phó phòng và 7 nhân viên
Chức năng: giúp việc cho Ban giám đốc về công tác kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị điện, hơi, nước lạnh.
Nhiệm vụ: Theo dõi quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật cơ khí, thiết bị chuyên dùng điện, hơi, nước lạnh cả về số lượng và chất lượng trong quá trình sản xuất. Lập kế hoạch về phương án đầu tư chiều sâu, phụ tùng thay thế, đào tạo thợ cơ khí.
- Phòng KCS: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 33 nhân viên.
Chức năng: Thực hiện giúp Ban giám đốc về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nhiệm vụ: Tiến hành kiểm tra, giám sát về chất lượng nguyên liệu, vật tư, vật liệu từ khi đưa về Nhà máy, giám sát chất lượng trên từng công đoạn dây chuyền, phát hiện sai sót để Ban giám đốc chỉ thị khắc phục, kiểm tra chất lượng khi xuất kho.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 10 nhân viên.
Chức năng: Giúp việc cho Ban giám đốc về công tác kỹ thuật sản xuất.
Nhiệm vụ: Chỉ thị trực tiếp của Giám đốc và nhận thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, vật tư, hương liệu trong quá trình sản xuất. Nghiên cứu phối chế sản phẩm mới cả nội dung và hình thức phù hợp với thị hiếu từng vùng, quản lý quy trình công nghệ tại Nhà máy.
- Phòng tài vụ: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 11 nhân viên.
Chức năng: Tham gia giúp việc về mặt tài chính kế toán của Nhà máy.
Nhiệm vụ: Tổ chức quản lý về mọi mặt hoạt động của Nhà máy có liên quan đến công tác tài chính kế toán như: thu, chi, công nợ, giá thành...
- Phòng tổ chức: bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên.
Chức năng: Giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc về công tác lao động- tổ chức, an ninh- quốc phòng.
Nhiệm vụ: Giúp Ban giám đốc quản lý và xây dựng phương án công tác tổ chức lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, an toàn và vệ sinh lao động.
- Phòng nguyên liệu:
Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác nguyên vật liệu thuốc lá theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ: Về nông nghiệp nghiên cứu thổ nhưỡng, giống thuốc thực nghiệm; tổ chức gieo trồng theo kế hoạch.
- Phòng tài chính:
Chức năng: Giúp Giám đốc về tất cả các công việc liên quan đến công việc hành chính sự nghiệp của Nhà máy.
Nhiệm vụ: Quản lý về văn thư, lưu trữ về tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị.
- Phòng tiêu thụ:
Chức năng: Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm.
Nhiệm vụ: Lập kế hoạch tiêu thụ từng vùng, miền dân cư, kết hợp phòng thị trường mở rộng diện tích tiêu thụ, thực hiện hợp đồng với khách hàng. Tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ về chất lượng chủng loại theo quy định để Ban giám đốc đánh giá và quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh.
- Phòng thị trường:
Chức năng: Tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo Nhà máy về công tác thị trường.
Nhiệm vụ: Theo dõi phân tích diễn biến tình hình thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường và nhóm tiếp thị, tham gia hoạt động Marketing, tìm các hình thức quảng cáo, tham gia thiết kế sản phẩm mới, tham gia các hội chợ triển lãm...
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức sản xuất của Nhà máy được chia thành các phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng sản xuất có một chức năng, nhiệm vụ riêng. Nhà máy có tất cả 6 phân xưởng trong đó 4 phân xưởng sản xuất chính đó là: PX sợi, PX bao cứng, PX bao mềm, PX Dunhill; 2 phân xưởng mà sản phẩm của nó là hỗ trợ cho các phân xưởng sản xuất chính đó là phân xưởng Cơ điện và phân xưởng IV.
+ Phân xưởng sợi: Sơ chế lá thuốc lá, thái sợi để cung cấp cho các phân xưởng sản xuất cuón điếu hay bán cho Nhà máy khác.
+ Phân xưởng bao mềm: Nhận sợi thuốc lá từ phân xưởng sợi để sản xuất cho các sản phẩm bao mềm.
+ Phân xưởng bao cứng: Sản xuất thuốc lá bao cứng có chất lượng tốt.
+ Phân xưởng Dunhill: Cuốn điếu đầu lọc đóng bao, đây là phân xưởng hợp tác với hãng Rothmans (Anh).
+ Phân xưởng Cơ điện: Gia công phụ tùng, các chi tiết, thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện, hơi nước, tham gia trung tu, đại tu máy móc thiết bị theo kế hoạch hàng năm.
+ Phân xưởng IV: Tận dụng những vật tư có thể sử dụng lại cung cấp bao bì cactông, túi nilon, túi giới thiệu sản phẩm.
Ngoài các phân xưởng ra còn có các đội bốc xếp, đội bảo vệ và đội xe.
Qua cơ cấu tổ chức bộ máy trên ta thấy ưu điểm lớn nhất là các quyết định được thống nhất từ trên xuống, công việc của cấp dưới không bị chồng chéo, nhưng do Giám đốc chỉ đạo qua hai Phó giám đốc nên nhiều khi các quyết định không kịp thời và sát với thực tế.
3. Quy trình sản xuất dây chuyền chế biến thuốc sợi:
a. Nguyên liệu:
- Nhận về đúng theo công thức phối chế.
- Kiểm tra vùng cấp, chất lượng, trọng lượng của từng mẻ thuốc khi đưa vào sản xuất.
b. Hấp chân không:
- Xếp các kiện thuốc lên xe theo đúng công thức phối chế cho một mẻ hấp ( một mẻ hấp từ 1600- 2000 kg).
- Kiểm tra W nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu từng mác để đạt trước khi hấp chân không ở chế độ tự động cho phù hợp. Đảm bảo đồng đều về W và giữ được màu sắc ban đầu của lá thuốc:
TSKT :Ph > 0,8 Mpa
Ph > 0,3 Mpa
Thời gian hấp : 25-30 phút
W sau hấp tăng: 3 ± 1%
Tỷ lệ làm ẩm : 98%
Nhiệt độ trong bao: Thuốc tốt Ê 70°
Thuốc TB Ê 80°
Chu kỳ hấp: 2 lần
- Đối với trường hợp đặc biệt cần tăng hoặc giảm chu kỳ hấp, phòng KTCN có quy định cụ thể.
c. Phối chế lá trên băng tải:
- Lá hấp xong phải được phối chế ngay, không được để lâu quá 30 phút.
- Kiểm tra mác thuốc vùng cấp, chất lượng, số lượng cả kiện phải phối chế. Phát hiện các kiện thuốc sai vùng cấp, chất lượng và báo cho KCS biết để có biện pháp giải quyết ngay.
- Các bó lá đạt yêu cầu cắt ngọn (lá > 20 cm) phải xếp đều đặn, ngay ngắn, không chồng chéo lên nhau, phần ngọn lá quay về giữa băng, cắt 1/3 ngọn.
- Lá rời xếp đều đặn hai bên băng tải, không bỏ ồ ạt ùn tắc. Yêu cầu lưu lượng lá khi phối chế luôn đồng đều nhau và ổn định.
Loại bỏ tạp vật, lá mốc, lá đen.
d. Máy làm ẩm lá kiểu gió nóng: Phần đầu lá và phần lá tách cuộng đều được đưa qua máy làm ẩm kiểu gió nóng (1 máy làm ẩm phần đầu lá, 1 máy làm ẩm phần tách cuộng) để nâng W lên 19 ± 1%; T= 65°C để tạo sức bền của lá tốt và đảm bảo yêu cầu của máy đánh lá.
e. Máy đánh lá kiểu đứng:
- Thiết bị này tách mảnh lá ra khỏi cuộng.
- Tỷ lệ cuộng lẫn trong mảnh lá Ê 4%.
- Tỷ lệ lá lẫn trong cuộng Ê 1,5%.
Thường xuyên kiểm tra tỷ lệ lá lẫn trong cuộng và cuộng trong lá .
Dây chuyền sản xuất chế biến thuốc sợi được thể hiện qua sơ đồ sau:
Nguyên liệu
Trữ
Hấp chân Sấy sợi Phân ly phối
Không cuộng sợi cuộng trộn
sợi
Cắt ngọn Trương nở Thùng trữ
Phối trộn lá