Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế Thế giới, các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển kinh tế. Xu thế này đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của một số nước trên thế. Đặc biệt là đối với Việt Nam, thực trạng nền kinh tế sau chiến tranh giành độc lập hoàn toàn, tiến tới xây dựng, ổn định và từng bước phát triển kinh tế: Việt Nam là một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn quá thấp so với các nước trên thế giới. Tình hình đó đòi hỏi nước ta phải có sự đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Quan điểm mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam được thể hiện rõ trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII: Thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu “ Dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước được thực hiện thông qua việc mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, tín dụng nước ngoài Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng hơn cả, là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Nhập khẩu là để bù đắp những mặt hàng còn thiếu mà nền trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Cơ cấu nhập khẩu củaViệt Nam chủ yếu bao gồm những mặt hàng sau: máy móc thiết bị, khoa học kĩ thuật, công nghệ mới và nguyên vật liệu phục vụ cho phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta.
Trong giai đoạn trước đây, thép là mặt hàng quan trọng trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta vì đây là mặt hàng cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp, xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiều ngành sản xuất nói chung. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thép thành phẩm chỉ là biện pháp trước mắt và tình thế. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng và sản lượng thép. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp luyện kim nói chung là nguồn nguyên liệu đầu vào cho luyện kim mà chủ yếu là thép phế liệu sẽ đuợc lấy ở đâu khi mà tổng sản lượng thu gom được trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, vậy để đảm bảo sản xuất thép trong nước được ổn định thì 70% nhu cầu thép phế này phải được nhập khẩu từ nước ngoài (theo thống kê của Bộ Công nghiệp Việt Nam). Vì vậy, việc nhập khẩu thép phế liệu góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển ngành luyện thép ở nước ta, từ đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là động lực tích cực để xây dựng và cải tạo cơ sở của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2010.
Kết hợp giữa nhận thức nói trên và đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã chọn đề tài “Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền” làm đề tài cho bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của bài viết gồm có 2 chương:
Chương I. Thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền
Chương II. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế Thế giới, các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển kinh tế. Xu thế này đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của một số nước trên thế. Đặc biệt là đối với Việt Nam, thực trạng nền kinh tế sau chiến tranh giành độc lập hoàn toàn, tiến tới xây dựng, ổn định và từng bước phát triển kinh tế: Việt Nam là một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn quá thấp so với các nước trên thế giới. Tình hình đó đòi hỏi nước ta phải có sự đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Quan điểm mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam được thể hiện rõ trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII: Thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu “ Dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước được thực hiện thông qua việc mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, tín dụng nước ngoài… Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng hơn cả, là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Nhập khẩu là để bù đắp những mặt hàng còn thiếu mà nền trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Cơ cấu nhập khẩu củaViệt Nam chủ yếu bao gồm những mặt hàng sau: máy móc thiết bị, khoa học kĩ thuật, công nghệ mới và nguyên vật liệu phục vụ cho phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta.
Trong giai đoạn trước đây, thép là mặt hàng quan trọng trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta vì đây là mặt hàng cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp, xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiều ngành sản xuất nói chung. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thép thành phẩm chỉ là biện pháp trước mắt và tình thế. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng và sản lượng thép. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp luyện kim nói chung là nguồn nguyên liệu đầu vào cho luyện kim mà chủ yếu là thép phế liệu sẽ đuợc lấy ở đâu khi mà tổng sản lượng thu gom được trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, vậy để đảm bảo sản xuất thép trong nước được ổn định thì 70% nhu cầu thép phế này phải được nhập khẩu từ nước ngoài (theo thống kê của Bộ Công nghiệp Việt Nam). Vì vậy, việc nhập khẩu thép phế liệu góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển ngành luyện thép ở nước ta, từ đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là động lực tích cực để xây dựng và cải tạo cơ sở của Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2010.
Kết hợp giữa nhận thức nói trên và đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã chọn đề tài “Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền” làm đề tài cho bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của bài viết gồm có 2 chương:
Chương I. Thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền
Chương II. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty.
Chương I:
thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy ngô quyền
I.giới thiệu chung về Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền
1/Sự hình thành và phát triển của Công ty
Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (một trong 17 Tổng Công ty lớn nhất của Nhà nước) được thành lập theo quyết định số 69/TTg do Thủ tướng chính phủ ký và ban hành ngày 31/01/1996, trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam). Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Viet Nam Shipbuilding Industry Corporation - Vinashin) được thành lập theo quyết định số 69/TTg do Thủ tướng chính phủ ký và ban hành ngày 31/01/1996, trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Vinashin hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm: 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 4 đơn vị liên doanh; tổng số công nhân viên lên tới trên có khoảng 13000 cán bộ công nhân viên. Các đơn vị thành viên của Vinashin nằm trên khắp đất nước trải dài từ Bắc tới Nam.
Tiền thân của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền là Xưởng phá dỡ tàu cũ và sản xuất khí công nghiệp, hiện nay trụ sở chính của Công ty: số 234 - Lê Thánh Tông - Ngô Quyền- Hải Phòng, với tổng số công nhân viên là gần 200 người có trình độ chuyên môn từ bậc trung học, đại học và một số đã tốt nghiệp cao học, Công ty làm ăn rất có hiệu quả (doanh thu hàng năm đạt 30%/năm). Hơn nữa, Công ty cũng được sự quan tâm và đầu tư đúng đắn từ các cấp có thẩm quyền và ban lãnh đạo nên hiện giờ Công ty cũng đã có những dây truyền công nghệ đáp ứng được nhu cầu sản xuất .
2)Cơ cấu tổ chức
Trong Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền, người có thẩm quyền cao nhất là Giám đốc điều hành. Vì đây là một đơn vị hạch toán độc lập nên tùy thuộc vào tình hình thực tế của Công ty mà Giám đốc đưa ra các quyết định cho phù hợp. Giám đốc có toàn quyền chủ động quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, với sự giúp việc của Phó giám đốc và bộ phận tham mưu giúp việc trong 4 phòng hành chính nghiệp vụ. Giám đốc ra chỉ thị và truyền đạt thông tin trực tiếp xuống các phòng ban tham mưu, và các phòng ban tham mưu này lại xuống các xưởng trực thuộc mình quản lý (xem sơ đồ 1).
3/Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Như đã trình bày ở trên, trong giai đoạn trước khi chuyển thành Công ty, với chức năng là một Xưởng sản xuất thuộc Tổng công ty Vinashin, Xưởng chủ yếu tập trung vào 2 nhiệm vụ chính do Tổng công ty giao cho, đó là: phá dỡ tàu cũ để lấy thép phế liệu và sản xuất khí công nghiệp. Sau quyết định 94/1996- TCT của Vinashin về “Thành lập Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô quyền” được Tổng giám đốc ký và ban hành ngày 20/2/1996, Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền đã và đang thực hiện tốt các chức năng sản xuất kinh doanh theo ngành nghề được phép như sau:1. Đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ; 2.Sản xuất khí công nghiệp để phục vụ công nghiệp trong tổng Công ty, trong ngành và tiêu thụ sản phẩm cho nhu cầu thị trường; 3. Kinh doanh vật tư trang thiết bị cho các phương tiện thuỷ; 4.Tổ chức thực hiện các dịch vụ hàng hải; 5.Nhập khẩu thép phế liệu phục vụ cho ngành đóng tàu truyền thống của Tổng Công ty và đáp ứng nhu cầu trong nước đối với mặt hàng này....
Trong đó, Công ty đặc biệt chú trọng tới 2 hoạt động chính phù hợp với chức năng và chuyên môn của mình, đó là: Nhập khẩu thép phế liệu và sản xuất khí công nghiệp. Doanh thu từ các hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty.
Sơ đồ 1: mô hình tổ chức của Công ty CNTT Ngô Quyền
Giám đốc
Phó giám đốc sản xuất
Kế toán trưởng, phòng TK-TC, phòng KD
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch sản xuất
Bộ phận KD-Dịch vụ – Vật tư
Xưởng phá dỡ tàu cũ
Xưởng ôxy
Điều hành mệnh lệnh
Thông tin
II. tình hình nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy ngô quyền
1) Quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu thép phế liệu
Phù hợp với tình hình thực tế nước ta đang trong giai đoạn cất cánh, trước năm 1998 công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi số lượng thép lớn. Trong giai đoạn này, thép là mặt hàng nhập khẩu quan trọng trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta vì đây là mặt hàng cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp (đặc biệt là ngành công nghiệp nặng), ngành xây dựng… Theo thống kê của Bộ công nghiệp: để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thép trong nước thì cần phải nhập khẩu 70%.
Tuy nhiên, nhập khẩu không phải là biện pháp hiệu quả và lâu dài cho các nền kinh tế nói chung. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng và sản lượng thép để đáp ứng nhu cầu trong nước thay cho nhập khẩu, và nguyên liệu chính dùng cho luyện thép là thép phế liệu nhập khẩu chứ không phải là quặng khai thác được ở trong nước. Theo thống kê của Bộ công nghiệp hơn nửa lượng thép tiêu thụ trong nứoc là từ sản xuất trong nước, một nửa còn lại là nhập khẩu, trong đó 80% thép sản xuất trong nứơc là từ nguồn phôi nhập khẩu, trong số phôi thép sản xuất trong nước lại phụ thuộc tới 70% nguyên liệu nhập khẩu từ ngoài vào. Như vậy, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường bên ngoài từ thép thành phẩm, bán thành phẩm cho tới nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Sang năm 1998, nhà nước ta đã cho phép nhập khẩu thép phế liệu: Điều 3.5 của Thông tư 01/1998- TM- XNK (ngày 4/2/1998 Thông tư về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu ) có quy định “ Thép phế liệu và thép phá dỡ tàu cũ khi nhập khẩu phải có ý kiến của Bộ công nghiệp”. Việc cho phép nhập khẩu đã làm cho sản lượng thép phế liệu nhập khẩu vào nước ta tăng mạnh ở giai đoạn sau: Theo thống kê của Cục hải quan 1998 là: trên 50000 tấn, 2000 là: 170000 tấn, đến năm 2002 là: 261389 tấn, và theo dự báo: nếu các lò luyện kim cùng đưa vào hoạt động và ngành thép đạt công suất 2 triệu tấn phôi thép/năm thì nhu cầu đối với thép phế liệu để phục vụ ngành luyện kim là rất lớn. Thưc trạng này đã biến Việt Nam từ một nước nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm trở thành một thị trường nhập khẩu thép phế liệu để phục vụ cho sản xuất phôi thép. Chính vì vậy, chỉ một trở ngại nhỏ cản trở thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam sẽ làm cho các lò luyện thép bị đình trệ vì đói nguyên liệu. Để việc nhập khẩu thép phế được tiến hành thuận lợi hơn , theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sưa – Viện trưởng Viện luyện kim đen: “ Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn về thép phế liệu cũng như các văn bản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất thép nhập khẩu thép phế liệu” 1, 2, 3, 4: "Ngành thép trước nguy cơ đói nguyên liệu" - VIETNAM NET ngày 22 /10/2003
, theo ông Phạm Chí Cường- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: “ Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho thép phế liệu nhập khẩu dựa trên tiêu chuẩn quốc tế thông dụng”
. Nhưng về phía Bộ tài nguyên và môi trường, ông Nguyễn Khắc Kinh – Vụ trưởng Vụ thẩm định và đánh giá tác động tài nguyên môi trường lại cho rằng: “Không thể cứ nhập khẩu bừa thép phế liệu hoặc mua tàu cũ về phá dỡ tràn nan ở Việt Nam để lấy thép phế. Việc thực hiện mục tiêu 1,5 triệu tấn phôi/ năm là cần thiết nhưng không phải làm ra thép bằng mọi giá”3. Cũng theo ông Kinh: “ năng lực xủ lý chất thải của Việt Nam hiện còn quá kém, nay lại để chất thải ngoại tràn vào thì Việt Nam sớm trở thành bãi giác”4. Như vậy, nguy cơ đói nguyên liệu cho ngành sản xuất thép đang dần lộ diện bởi sự khập khễnh giữa tiêu chuẩn thép phế liệu của Việt Nam với tiêu chuẩn Thế giới. Trong khi đó, giá thép trên thị trường thế giới có những biến động mạnh (giá các nguyên liệu cho luyện thép như: quặng, gang, thép phế, than cốc...) giá phôi thép; giá thành phẩm thép xây dựng, thép tấm, lá ...liên tục tăng.
Trước tình hình đó, các chuyên gia ngành thép cảnh báo sản lượng thép toàn cầu sẽ sụt giảm hàng loạt sau những đợt nguyên liệu đầu vào tăng chóng mặt. Cung- cầu thép đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, không có đủ cung để đáp ứng cầu đang tăng quá nhanh. Theo dự kiến, đến năm 2004, nhu cầu sẽ là 936triệu tấn, tăng 5% so với 2003 và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Các chuyên gia ngành thép còn cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do Trung Quốc đang bước vào xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản làm cho nhu cầu về thép tăng (2003 là 35 triệu tấn phôi, trong đó nhu cầu trong nước là trên 25 triệu tấn). Ngoài ra, Mỹ đã xoá bỏ thuế nhập khẩu (thuế nhập khẩu= 0% ) đối với mặt hàng thép làm cho nhu cầu thép của nước này cũng tăng mạnh. Đây là những nguyên nhân chính gây lên sự biến động lớn cho thị trường thép trên thế giới, vì Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường Thế giới.
Tình hình trong nước và thế giới như vậy đã gây nên sự biến động lớn về giá thép ở Việt Nam: Đầu quý I/2004 là 6,4-6,5 triệu/tấn thép, vậy mà đến cuối quý I- đầu quý II/2004 đã là 8,5- 9,3 triệu/tấn. Chỉ trong một thời gian ngắn giá thép đã tăng chóng mặt. Để bình ổn lại thị trường, Hiệp hội thépViệt Nam, Tổng Công ty thép, tổ điều hành thị trường trong nước đã họp và kiến nghị với chính phủ 4 biện pháp: 1.Thúc đẩy sản xuất phôi thép trong nước; 2.Tháo gỡ vấn đề nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất phôi; 3.Kiểm tra mạng luới phân phối để tránh đầu cơ; 4.Nhập khẩu thép thành phẩm khi nguồn cung trong nứơc chưa đủ đáp ứng. Bộ công nghiệp cũng có kiến nghị chính phủ sớm điều chỉnh các quy định về việc nhập khẩu thép phế liệu theo hướng coi thép phế liệu là nguyên liệu cơ bản của ngành thép.
Vì thép phế liệu là mặt hàng phế liệu, có ảnh hưởng tới môi trường Việt Nam, nên hoạt động nhập khẩu thép phế liệu vào nước ta sẽ do Bộ Tài nguyên – Môi trường toàn quyền quản lý, trên cơ sở đó Bộ ra quyết định số 03/2004/QĐ- BTN-MT ban hành ngày 02/04/2004 –“Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất”, theo Quyết định này: “Các cơ sở sản xuất thuộc các ngành thép, giấy, thuỷ tinh và nhựa đều được nhập khẩu phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất”. Quy định này nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động có nguồn ngyên liệu giá rẻ hơn để phục vụ sản xuất thép làm giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, không thể tiến hành nhập khẩu phế liệu bừa bãi, phế liệu nhập về phải đảm bảo tiêu chuẩn sau: “không lẫn tạp chất nguy hại; không lẫn chất thải, trừ tạp chất không nguy hại còn bám dính hoặc bị rời ra trong quá trình vạn chuyển, bốc xếp”. Quyết định này cũng quy định một số điều kiện đối với các doanh nghiệp được phép nhập khẩu - chỉ những tổ chức, cá nhân có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu nhập khẩu đảm bảo các điều kiện về môi trường trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu; có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu mới được phép nhập khẩu phế liệu.
Như vậy, hoạt động nhập khẩu thép phế đã được các Bộ, Ngành có liên quan quan tâm và tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm giúp các doanh nghiệp được thuận lợi hơn khi tiến hành hoạt động kinh doanh này. Sẽ không có một trở ngại quá lớn nào về mặt pháp lý gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến hành nhập khẩu thép phế vào Việt Nam:
. Văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp và hiện hành đối với nhập khẩu thép phế liệu của Nhà nước ta là Quyết định số 03/ 2004/QĐ- BTN- MT của Bộ tài nguyên môi trường ban hành ngày 02/04/2004
. Thép phế liệu nằm trong danh mục những mặt hàng được phép nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
. Hiện nay Nhà nước không có quy định hạn ngạch nhập khẩu đối với thép phế.
. Thuế nhập khẩu thép phế liệu là 0%.
2) Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền
2.1) Động cơ của hoạt động nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền
* Xuất phát từ nhu cầu thị trường:
Sắt thép được coi là một trong những mặt hàng có tầm quan trọng chiến lược trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt ở nước ta hiện nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nhu cầu ngày càng cao đối với mặt hàng thép. Khi kinh tế – xã hội phát triển thì nhu cầu của con người đòi hỏi ngày càng cao, có thể nói nhu cầu của con người là không giới hạn. Hiện nay, nước ta còn lạc hậu, kém xa các nước trên thế giới (một phần là do bị chiến tranh tàn phá trong một thời gian dài). Vì vậy, đất nước cần phải chuyển mình, đổi mới nền kinh tế - xã hội để bắt kịp với xu thế phát triển của toàn thế giới. Nhưng để đạt được mục tiêu đó, vấn đề cơ bản và cũng là nền tảng là phải xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để từ đó đặt nền móng cho đất nước đi lên (như một ngôi nhà muốn vươn cao, vươn xa thì trước hết phải tạo được móng nhà vững chắc). Trong đó sắt thép đóng vai trò quan trọng, chiến lược trong sự nghiệp cách mạng cải cách cơ cấu kinh tế - xã hội của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhu cầu về thép ngày càng tăng, trong khi nền công nghiệp khai thác quặng ở nước ta còn thấp kém chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của ngành luyện kim. Hơn nữa, thị trường thép trên thế giới đang có sự biến động mạnh (giá cả tăng chóng mặt) khiến cho giá nhập khẩu thép vào nước ta cao. Trước tình hình đó, giải pháp trước mắt và cũng là lâu dài cho ngành thép ở nước ta là : nhập khẩu thép phế liệu về để sản xuất phôi thép phục vụ cho ngành luyện thép đáp ứng nhu cầu thép đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
*Đối với Công ty:
Hoạt động nhập khẩu thép phế liệu là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty- Ngành nghề truyền thống và cũng là xuất phát điểm của Công ty là nhập khẩu tàu cũ về để đóng mới và sửa chữa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Cùng với việc nhập khẩu tàu cũ từ nước ngoài về, thay vì vận chuyển tàu không, Công ty vận chuyển thêm sắt thép phế nhập khẩu trên những con tàu nhập khẩu đó, tránh sự lãng phí và tiết kiệm được chi phí nhập khẩu . Hơn nữa, hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ của Công ty cũng cần sử dụng lượng sắt thép phế liệu lớn, do đó thay vì mua lại ở thị trường trong nước, Công ty nhập khẩu trực tiếp thì giá sẽ thấp hơn.
Như vậy, hoạt động nhập khẩu thép phế liệu không chỉ giúp cho Công ty tăng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường góp phần bình ổn lại thị trường thép trong nước và cũng không trái với quy định pháp luật Việt Nam.
2.2 Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền
a) Giai đoạn 1996 –1999:
Như đã trình bày ở trên, tiền thân của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền là Xưởng phá dỡ tàu cũ và sản xuất khí công nghiệp thuộc Tổng công ty Vinashin, với chức năng đó thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xưởng đều phải dựa trên chỉ tiêu, mệnh lệnh của Tông công ty, chưa thực sự tự ý thức và phát huy tối đa mọi tiềm năng có được để đạt hiệu quả cao. Sau khi có quyết định thành lập Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền và trở thành một trong 29 đơn vị hạch toán độc lập, Công ty đã chủ động trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của mình. Công ty đã có nhiều đổi mới, phát huy tối đa mọi nguồn lực có thể có để từng bước nâng cao chất lượng kinh doanh nói chung và kinh doanh thép phế liệu nhập khẩu nói riêng.
Bảng 1. Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu (KNNK) thép phế liệu của Công ty giai đoạn 1996 – 19995 Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty giai đoạn 1996 - 1999
STT
Năm
Sản lượng(tấn)
KNNK (USD)
1
1996
1130
63000
2
1997
1350
77000
3
1998
2300
138000
4
1999
3050
189100
Bảng 1 cho thấy sản lượng và kim ngạch nhập khẩu của Công ty nhìn chung tăng từ năm 1996 đến năm 1999. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này là không đều giữa các năm: giai đoạn 1996 – 1997 tăng thấp - sản lượng tăng 20%, KNNK tăng 22%, 1997 – 1998 tăng mạnh - sản lượng tăng 70%, KNNK tăng 79%, 1998 – 1999 sản lượng tăng 33%, KNNK tăng 37%. Năm 1998 có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do Nhà nước đã cho phép nhập khẩu mặt hàng này và từ năm nay sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam nhìn chung tăng cao do nhu cầu nguyên liệu cho ngành thép lớn. Qua phân tích cũng cho thấy mức độ tăng sản lượng và KNNK không bằng nhau- KNNK thường tăng cao hơn sản lượng trong cùng một thời kì, nguyên nhân chủ yếu là do giá thép phế liệu trên thị trường trong nước và Thế giới đang biến động theo xu hướng ngày càng tăng.
Trong giai đoạn đầu thành lập, ngành kinh doanh “nhập khẩu thép phế liệu của Công ty còn non trẻ, chủ yếu thực hiện theo phương thức “nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất sắt thép. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh “ thép phế liệu nhập khẩu” trong giai đoạn này chưa thực sự làm ăn có hiệu quả, doanh thu thấp, hình9thức kinh doanh còn manh mún, nhỏ bé, phân tán. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty, do đó chỉ có thể được tính gộp vào là doanh thu chung của ngành “ phá dỡ tàu”.
* Nguyên nhân ch