Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí

Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí là tên gọi hai nhóm hàng và cũng là tên gọi chính thức của công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí hiện nay.Trước năm 1965, các mặt hàng quan trọng đều do công ty đảm nhiệm, cung ứng, thoả m•n nhu cầu trong ngành, còn các mặt hàng thông dụng khác do bộ ngoại thương tổ chức kinh doanh.Từ năm 1965 trở đi, đ• có sự phân công kinh doanh tương đối tập trung hơn đối với các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí,nhưng phải đến năm 1967 mới rõ nét có tính chất ngành hàng. Đó là Vật liệu điện chuyên dùng thuộc bộ công nghiệp nặng,vật liệu điện chuyên dùng thuộc bộ nội thương. Ngoài ra, các ngành hàng vật liêu khác như dụng cụ cắt gọt và dụng cụ kiểm đo cơ khí thuộc tổng cục vật tư đảm nhiệm. Đến cuối năm 1971, thủ tướng chính phủ quyết định giao nhiệm vụ cung ứng Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí theo kế hoạch Nhà nước cho bộ vật tư và phần ngoài kế hoạch với các nhu cầu nhỏ lẻ cho bộ nội thương. Kể từ lúc này mới có thể nói chính thức khai sinh ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Ngay sau khi thành lập tổng công ty, ngày 22/12/1971,bộ Vật tư đ• quyết định thành lập công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí.

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một Tổng quan chung về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty Vật liệu đIện và Dụng cụ cơ khí Tóm tắt một số nét cơ bản Tên đầy đủ : Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí Tên tiếng anh : Electrical Material and Mechanical Instrucment Corporation Tên giao dịch : ELMACO Trụ sở chính :240-242 Tôn Đức Thắng-Đống Đa – Hà Nội Quá trình hình thành và phát triển công ty: Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí là tên gọi hai nhóm hàng và cũng là tên gọi chính thức của công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí hiện nay.Trước năm 1965, các mặt hàng quan trọng đều do công ty đảm nhiệm, cung ứng, thoả mãn nhu cầu trong ngành, còn các mặt hàng thông dụng khác do bộ ngoại thương tổ chức kinh doanh.Từ năm 1965 trở đi, đã có sự phân công kinh doanh tương đối tập trung hơn đối với các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí,nhưng phải đến năm 1967 mới rõ nét có tính chất ngành hàng. Đó là Vật liệu điện chuyên dùng thuộc bộ công nghiệp nặng,vật liệu điện chuyên dùng thuộc bộ nội thương. Ngoài ra, các ngành hàng vật liêu khác như dụng cụ cắt gọt và dụng cụ kiểm đo cơ khí thuộc tổng cục vật tư đảm nhiệm. Đến cuối năm 1971, thủ tướng chính phủ quyết định giao nhiệm vụ cung ứng Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí theo kế hoạch Nhà nước cho bộ vật tư và phần ngoài kế hoạch với các nhu cầu nhỏ lẻ cho bộ nội thương. Kể từ lúc này mới có thể nói chính thức khai sinh ngành hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Ngay sau khi thành lập tổng công ty, ngày 22/12/1971,bộ Vật tư đã quyết định thành lập công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí. Từ năm 1971 đến năm 1975 công ty kinh doanh ngành hàng của Trung ương, có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu và phân phối hàng cho các công ty vật tư tổng hợp các tỉnh và công ty hoá chất. Phương thức kinh doanh lúc này hoàn toàn qua hợp đồng kinh tế, theo chỉ tiêu, địa chỉ, danh mục hàng hoá với mức giá do Nhà nước quy định. Từ năm 1976 đến năm 1985, ngoài nhiệm vụ chuyên doanh ngành hàng Trung ương ra, công ty còn liên tục đáp ứng, cung cấp hàng hoá cho khu vực lân cận, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp cả nước, từ một công ty chỉ chuyên doanh ngành hàng Trung ương thì nay đã có thêm chức năng mới là công ty chuyên doanh ngành hàng khu vực, vừa điều hành vừa đáp ứng phục vụ cho nhu cầu sử dụng trực tiếp. Năm 1985, tổng công ty hoá chất Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí được thành lập lại và công ty Vật liệu điện là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hoá chất-Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí. Cũng trong thời gian này,công ty đã đổi tên đúng như tên gọi hiện nay. Năm 1993, theo nghị định 388/HĐBT, công ty được thành lập lại theo quyết định số 613/TM-TCCB ngày 28/5/1993 của bộ trưởng bộ Thương Mại và đến năm 1994, công ty chính thức trực thuộc bộ Thương Mại. Từ năm 1989 do quan hệ giao dịch quốc tế ngày càng tăng, công ty bắt đầu sử dụng tên giao dịch viết tắt là ELMACO và từ đó đến nay, thương hiệu và biểu tượng ELMACO đã trở thành quen thuộc với khách hàng trong và ngoài nước. 30 năm không chỉ một chặng đường, với nhiều sự thành công, phát triển cũng như suy giảm nhưng ELMACO vẫn đứng vững và phát triển cho đến ngày nay chính là nhờ vào lớp lớp cán bộ công nhân viên đã làm việc hết sức khoa học và sáng tạo, trong suốt thời gian dài phấn đấu không mệt mỏi để nghiên cứu, tìm tòi,phát huy thế mạnh vốn có và hạn chế những yếu kém. Điều này đã giúp công ty vững bước đi trên con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá ngày nay. Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt ở 240-Tôn Đức Thắng, công ty còn có 2 nhà máy trực tiếp sản xuất và chế tạo được đặt tại Quận Long Biên, cùng rất nhiều các chi nhánh ở TPHCM, Quảng Trị,Thái Nguyên, Quảng Ninh…,Ngoài ra ELMACO còn thiết lập mối quan hệ bạn hàng với các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Braxin,…. 2. Chức năng-nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Chức năng của công ty: Là một doanh nghiệp Nhà nước được phân công tổ chức kinh doanh ngành hàng Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí, các loại vật tư thiết bị tổng hợp phục vụ sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu công ty có những chức năng sau: - Kinh doanh các loại vật tư, hàng hoá thuộc ngàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. - Trực tiếp xuất khẩu các loại hàng hoá phục vụ cho sản xuất tiêu dùng và các nhu cầu khác, đồng thời nhận uỷ thác xuất khẩu các loại vật tư, hàng hoá thuộc phạm vi kinh doanh của công ty. Chú trọng nhập khẩu hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. - Trực tiếp ký hợp đồng,bao tiêu hàng hoá sản xuất trong nước và khai thác hàng tồn kho cũng như hàng phi mậu dịch để phục vụ cho mọi nhu cầu. - Tổ chức bán vật tư hàng hoá, phục vụ cho mọi đối tượng chú trọng phục vụ trực tiếp cho các tổ chức sản xuất kinh doanh quan tâm phục vụ tốt cho các công trình trọng điểm của Nhà nước. - Tổ chức bán vật tư hàng hoá cho các công ty vật tư tổng hợp thuộc các tỉnh và các công ty trong khu vực. Nhiệm vụ của công ty Với mục đích và nội dung hoạt động như trên công ty đã đề ra những nhiệm vụ: - Tổ chức tốt việc điều tra nhu cầu, nắm bắt các nhu cầu để từ đó có kế hoạch mua hàng nhập khẩu, mua hàng sản xuất trong nước; bán hàng cho các công ty vật tư các tỉnh thuộc bộ và bán trực tiếp cho mọi nhu cầu khác về hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí theo kế hoạch và sự phân công của công ty. - Thực hiện tốt các chế độ chính sách thể lệ của ngành và luật pháp của Nhà nước. - Tổ chức việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh khai thác mọi nguồn vật tư hàng hoá. - Thường xuyên nắm các nhu cầu của thị trường mua, thị trường bán trong và ngoài nước, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để khai thác và nâng cao chất lượng kinh doanh. Đảm bảo văn minh thương nghiệp nhằm đáp ứng vật tư cho mọi nhu cầu. Tổ chức quản lý toàn diện trong công ty,bằng hệ thống văn hoá, nội quy, quy chế, chế độ. Đảm bảo cho công ty hoạt động không ngừng vươn lên. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, bảo toàn và không ngừng tăng trưởng vốn theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của công ty, tự trang trải về tài chính, sản xuất kinh doanh có lãi, không ngừng cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. - Ngoài ra, để đáp ứng cho nhu cầu ngày một phát triển của xã hội, công ty còn mở và đăng ký thêm một số ngành nghề kinh doanh mới như cung cấp và trực tiếp sản xuất các loại dây cáp điện từ và hệ thống cáp quang truyền số liệu. Ngoài những mặt hàng là thế mạnh của công ty thì đây là bước phát triển vượt bậc, đột phá mới nhất trong một vài năm qua của công ty. Quyền hạn của công ty - Được quyền chủ động trong việc giao dịch đàm phán ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua, hợp đồng bán và hợp đồng liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đảm bảo đúng chính sách của ngành và của Nhà nước. - Được quyền huy động vốn ở các tổ chức, cá nhân trong nước. Đựơc quyền hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo đúng luật của Nhà nước hiện hành và hướng dẫn của Tổng công ty. - Được tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến kinh doanh tại thị trường trong nước và quốc tế. - Được chủ động trong việc tổ chức mạng lưới kinh doanh theo sự phân công của tổng công ty cho phù hợp, đảm bảo kinh doanh có lãi và chiếm lĩnh thị trường của ngành hàng. - Được quyền tuyển dụng và cho thôi việc đối với cán bộ công nhân viên trong công ty theo đúng chế độ chính sách. - Được quyền quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng bổ nhiệm và miễn nhiệm các cán bộ cấp trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp trong công ty. Đồng thời đề nghị lên tổng công ty và bộ bổ nhiệm chức phó giám đốc và giám đốc công ty. - Căn cứ vào quy chế và khả năng kinh doanh, công ty được phép cử cán bộ đi nước ngoài và được mời khách nước ngoài vào Việt nam để tìm hiểu, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế phục vụ kinh doanh của công ty, thực hiện chính sách của ngành và pháp luật của Nhà nước, đảm bảo an ninh bí mật. Bộ máy tổ chức kinh doanh trong công ty Đặc điểm của bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình, công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí đã xây dựng một cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng.Theo đó, bộ máy tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận: Ban giám đốc (gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc), các phòng ban (phòng kế hoạch và đầu tư, phòng Tài chính kế toán,phòng tổ chức hành chính), hệ thống các xí nghiệp kinh doanh, các nhà máy sản xuất và các chi nhánh của công ty. Chức năng-Nhiệm vụ của giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban chức năng khác có liên quan. Giám đốc là người đứng đầu trong công ty do bộ trưởng bộ Thương mại bổ nhiệm, là người đại diện cho toàn công ty trước ban quản lý cấp trên và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp.Theo cơ cấu tổ chức này, giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng ban (phòng kế hoạch và đầu tư; phòng Tài chính kế toán; phòng tổ chức tổng hợp);11 xí nghiệp kinh doanh; 2 nhà máy sản xuất và 6 chi nhánh tại các tỉnh và thành phố khác nhau. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc chuẩn bị các quyết định hướng dẫn,kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quyết định của các đơn vị cấp dưới. Các phó giám đốc không ra lênh trực tiếp cho những người thừa hành ở các đơn vị cấp dưới mà việc truyền mệnh lệnh vẫn theo trực tuyến quy định, tức là do giám đốc trực tiếp ra lệnh. Phó giám đốc 1: Chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động của 8 đơn vị,bao gồm 7 xí nghiệp kinh doanh (xí nghiệp kinh doanh cao su; Xí nghiệp kinh doanh vòng bi, xí nghiệp kinh doanh hoá chất, xí nghiệp kinh doanh xuất khẩu; xí nghiệp kinh doanh vật tư cơ điện,xí nghiệp thiết bị truyền tải điện, xí nghiệp kinh doanh kim khí) và một nhà máy sản xuất dây và cáp điện. Phó giám đốc 2: Chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của 11 đơn vị,bao gồm: 4 xí nghiệp kinh doanh (Xí nghiệp kinh doanh thiết bị và dụng cụ đo lường; xí nghiệp kinh doanh điên dân dụng; xí nghiệp kho vận và dịch vụ; xí nghiệp kinh doanh tổng hợp) 1 nhà máy cơ điện và 6 chi nhánh tại TPHCM; Đà Nẵng; Quảng trị; Hà nam; Thái Nguyên và Quảng Ninh. Nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng Kế hoạch và đầu tư: Trên cơ sở các số liệu của phòng Tài chính kế toán cung cấp và căn cứ kế hoạch của các đơn vị trực thuộc và các phòng kinh doanh,chi nhánh gửi lên để lập kế hoạch tổng hợp giúp ban giám đốc có kế hoạch chỉ đạo chung hợp lý.Đó là những kế hoạch về sản xuất, về xuất nhập khẩu, về mặt hàng,về thị trường…,để thực hiện mục tiêu và chiến lược của công ty đề ra. Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép và theo dõi tình hình tài chính của công ty,lập báo cáo tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin về tài chính cho ban giám đốc.Thực hiện các kế hoạch chi trong nội bộ và bên ngoài công ty về các khoản vay nợ cũng như thạnh toán hợp đồng. Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ sắp xếp tổ chức lực lượng lao động, tuyển dụng, đào tạo cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách về tiền lương,bảo hiểm xã hội cho người lao động.Đồng thời tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các đơn thư khiếu nại và đề xuất biện pháp xử lý lên giám đốc. - Hệ thống các xí nghiệp kinh doanh, các nhà máy sản xuất và các chi nhánh của công ty,tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo lệnh và các quyết định của giám đốc. Đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của các phó giám đốc. Đ ặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí (ELMACO) Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một công ty làm ăn tốt hay sấu,ta có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu nhất định dùng nó để đánh giá chung. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh qua 3 chỉ tiêu: Doanh thu; sản lượng và lợi nhuận. Sản lượng: Các chỉ tiêu phản ánh khối lượng sản xuất thường được đánh giá bởi 3 loại thước đo: Thước đo hiện vật (số lượng sản phẩm, số tấm, cái, chiếc…);Thước đo bằng giờ lao động (số giờ lao động định mức để hoàn thành kế hoạch cho một đơn vị sản phẩm…) và cuối cùng là thước đo giá trị (bằng tiến) Trong 3 loại thước đo trên thì thuớc đo giá trị được sử dụng nhiều hơn cả,nếu đo bằng giá trị thì: Giá trị tổng sản lượng là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, phản ánh toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh trực tiếp hưu ích của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).Sau đây là kết quả thực hiện chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng ở công ty ELMACO qua 3 năm 2000,2001,2002 Bảng Tốc độ tăng giá trị tổng Sản lượng Đơn vị tính:1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 Số tiền % Số tiền % Giá tị tổng sản lượng 14.466 16.600 28.000 2134 14.75 11.400 68.67 Nguồn: Báo cáo tiêu thụ lỗ lãi, Phòng Tài chính kế toán Có thể thấy chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng của công ty năm sau đều cao hơn năm trước cả về số tương đối và tuyệt đối.Đặc biệt năm 2002,giá trị tổng sản lượng của công ty tăng rất nhanh,tăng 68.67% so với năm 2001 tương ứng với số tương đối là 11.400 triệu đồng, do thị trường của công ty có nhiều thuận lợi, sản xuất được mở rộng nên tổng giá trị tổng sản lượng tăng cao so với năm 2001. 1. Doanh thu: Doanh thu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả thu được của doanh nghiệp, dựa trên mức sản lượng tiêu thụ và giá bán. Doanh thu=sản lượng tiêu thụ*giá bán Trong vài năm qua,với chiến lược đa dạng hoá kinh doanh tăng cường mở rộng thị trường dựa trên mục tiêu thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là kết quả mà công ty đã đạt được về mặt doanh thu. Bảng kết quả doanh thu của công ty ELMACO qua một số năm gần đây Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 Số tiền % Số tiến % Tổng DT 148.789 244.997 323.710 96208 64,67 78713 32,12 DT nội bộ 5424,1 6490,5 228.863 1066,3 19,66 222372 3426 DT xuất khẩu 780,2 3776,7 14764,7 2996,5 384,1 10987,9 290,9 DT thuần 148568,3 244805,5 321904,1 96237,2 64,78 77098,6 31,19 Thu nhập TC 935.3 1507,5 1083 572,2 61,18 -424,5 -28,16 Thu nhập BT 143,4 19,3 1273,8 -124.2 -86,5 1254.5 6493,8 Nguồn: Báo cáo tiêu thụ lỗ, lãi-Phòng Tài chính kế toán Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của công ty ELMACO tăng đều qua các năm. Đặc biệt năm 2002 doanh thu nội bộ và doanh thu xuất khẩu đều tăng nhanh rất nhiều so với năm 2001 và 2001, cụ thể năm 2002 doanh thu nội bộ của công ty tăng 3426% so với năm 2001,tương ứng với số tuyệt đối là 222.372 triệu đồng, doanh thu xuất khẩu tăng 290,9%, tương ứng với số tuyệt đối là10.987,9 triệu đồng so với năm 2001.Điều này chứng tỏ thị phần của công ty ngày càng được mở rộng, sản phẩm chính của công ty có sức cạnh tranh cao và ngày càng đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Tổng doanh thu tăng dẫn đến doanh thu thuần cũng tăng cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Nhưng so sánh giữa số tương đối của tổng doanh thu và doanh thu thuần giữa năm 2002 với 2001 thì tốc độ tăng của doanh thu thuần lại thấp hơn tổng doanh thu. Nguyên nhân chính là do khâu quản lý tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo, mặt khác là do giá cả hàng hoá lên xuống thất thường… Các khoản thu nhập tài chính và thu nhập bất thường không phải là lĩnh vực mà công ty chú trọng. Cho nên sự biến động của hai khoản thu nhập này là rất lớn,mặc dù vậy sự biến động của hai khoản thu nhập này không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu của công ty. 2. Tình hình Lợi nhuận qua một số năm: Chúng ta đã biết công thức đơn giản là: Lợi nhuận =Doanh thu-Chi phí Điều này cho thấy rõ ràng lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc cả hai yếu tố doanh thu và chi phí. Nhưng không thể khẳng định rằng, khi doanh thu tăng hay chi phí giảm thì lợi nhuận tăng. Để thấy được mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng trên góc độ lợi nhuận ta cần so sánh giữa tốc độ gia tăng doanh thu với tốc độ gia tăng chi phí cùng với việc xem xét mức độ hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ về lợi nhuận. Cũng giống như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, mục tiêu hoạt động của công ty cũng là lợi nhuận. Đây là căn cứ để đánh giá khả năng phát triên và trình độ quản lý kinh doanh của công ty. Bảng Lợi nhuận của công ty ELMACO Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 Số tiền % Số tiền % Tổng DT 148789,7 244996,9 323710,2 96207,2 64,7 78713,4 32,1 Lãi gộp 8720,3 12124,8 1555,1 3404,5 39,04 3830,2 31,6 Lãi thuần KD -1659,4 5513,8 4907,6 7173,2 432,3 -606,2 -11 Lãi HĐ TC 931,6 -4825,8 -907 -5757,4 -618 -1081,3 -22,41 Lãi HĐ BT 18,8 21,7 1263,5 2,9 15,75 1241,8 57,17 Tổng lãi 709 71 264,1 1418,8 200 -445,7 62,8 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh; Phòng: Kinh doanh tổng hợp Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu và lãi gộp của công ty đều tăng cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Nhưng trong cơ cấu tổng lãi của công ty thì lãi thuần từ hoạt động kinh doanh là bộ phận quan trong nhất,năm 2001,lãI thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 432,3% so với năm 2000, so với số tuyệt đối tăng 7173,2 triệu đồng,nhưng đến năm 2002 lãi thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm 11% so với năm 2001, tuơng ứng với số tuyệt đối giảm 606,2 triệu đồng. Bên cạnh đó mức biến động của bộ phận lãi hoạt động tài chính và lãi hoạt động bất thường lại tăng, giảm không đều đặn giữa các năm làm ảnh huởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu ta đem so sánh giữa tổng doanh thu và tổng lãi thì ta thấy tổng doanh thu của năm 2002 cao hơn tổng doanh thu của năm 2001 nhưng tổng lãi lại thấp hơn (cụ thể, tổng lãi năm 2002 giảm 62,8% so với năm 2001,tương ứng với số tuyệt đối giảm 445,7 triệu đồng). Điều này chứng tỏ không phải lúc nào lợi nhuận cũng vận động cùng chiều với doanh thu và như vậy nếu không tìm ra biện pháp cải thiện tình hình giá thành thì rất có thể công ty sẽ gặp phải những khó khăn. Doanh thu tăng theo số liệu của các năm thì điều này cũng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên vấn đề về chi phí cho nó là không thể tránh khỏi. Lúc này nảy sinh nhiều câu hỏi như việc công ty tìm nguồn chi phí bổ sung thêm như thế nào? ở đâu ra? phân phối, quản lý và sử dụng nó như thế nào? Báo cáo tài chính của công ty hàng năm đều nêu rõ nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên là vốn vay ngân hàng cộng với huy động khác, nghĩa là chắc chắn công ty phải chịu một khoản chi phí vay nhất định nào đó. Trong bối cảnh nguồn tài trợ chủ yếu là ngân hàng như ở ELMACO thì họ buộc chấp nhận một khoản chi phí rất cao. Năm 2001, công ty vay ngắn hạn bình quân là 77,5% trên tổng vốn dẫn đến chi phí trả lãi vay là 6.776.199.327 VNĐ, bằng 2,1% trên tổng doanh thu thuần. Ngoài ra, chi phí tăng mạnh còn do đặc thù hoạt động của công ty, là một công ty có phạm vi kinh doanh rộng với nhiều chi nhánh trên khắp cả nước và các nguồn nhiên liệu đầu vào phân bố rải rác ảnh hưởng đến công tác vận chuyển và bảo quản… Đơn vị tính: VNĐ Yếu tố về chi phí Số tiền Chi phí nguyên vật liệu 34.302.997.440 Chi phí về nhân công 1.938.306.480 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.010.889.197 Chi phí dịch vụ mua ngoài 300.403.608 Chi phí khác bằng tiền 1.980.787.170 Tổng cộng 39.669.884.123 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán 3. Tình hình nộp ngân sách Nhà nước. Bảng Tình hình nộp ngân sách của ELMACO một số năm Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2001 Ước TH 2002 Thực hiện 2002 Thuế GTGT 10.504 11.500 12.047 Thuế XNK 11.052 10.260 10.231 Thuế TNDN 15.021 51.2 49.6 Thuế khác 215.4 183.0 230.3 Tổng nộp 21.787 22.000 22.416 Nguồn: phòng Tài chính kế toán Sau những giai đoạn đầy rẫy những khó khăn, trở ngại, ELMACO đã tự nhận thức được rằng họ phải làm thế nào để vượt qua bằng chính năng lực thực sự của mình, bằng sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, từ năm 2000 trở đi hoạt động sản xuất kinh doanh đã bắt đầu trở lại thế phát triển, biểu hiện qua mức thực nộp ngân sách trung bình hàng năm là 22 tỷ/năm, mức nộp năm sau cao hơn năm trước và luôn hoàn thành vượt định mức. Doanh thu hàng năm tăng, cùng kỳ mức nộp ngân sách cũng tăng đã phần nào cho thấy sự hợp lý, lành mạnh, ổn định và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất tại công ty Vật
Luận văn liên quan