Magiê oxit MgO (còn gọi là magnesia) là một loại bột trắng giống bột
đá vôi. Trong thiên nhiên, hợp chất magiê ít tồn tại ởdạng oxit thuần
túy, nhưng khá phổbiến ởdạng cacbonat (quặng magnezit Mg(CO)3
đolomit CaMg(CO3)2), hydroxit (quặng bruxit Mg(OH)2), hoặc hòa tan
trong nước biển hay nước một sốhồmuối khoáng, một phần ởdạng
khoángphức carnalit KMgCl3. 6H
2O. Tổng trữlượng quặng magnezit
đã xác định trên toàn thếgiới khoảng 12 tỷtấn, tổng trữlượng quặng
bruxit đạt vài triệu tấn. Trữlượng magiê tại các hồnước muối cũng rất
lớn.
Sản phẩm MgO được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, là nguyên
liệu đầu vào cơ bản cho ngành sản xuất các hợp chất magiê, sản xuất vật
liệu chịu lửa (VLCL) dùng trong luy ện kim, sản xuất xi măng, thủy tinh,
gốm sứ, . và sản xuất vật liệu cách điện trong lò điện, thiết bị gia nhiệt
bằng điện. MgO hoạt tính là tác nhân phụtrợtrong nhi ều ngành sản xuất,
xây dựng và nông nghiệp. Tại các nước có ngành chăn nuôi trâu bò phát
triển mạnh, MgO còn được sửdụng đểlàm phụgia thức ăn gia súc.
94 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3334 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình sản xuất, thị trường MgO trên thế giới và tiềm năng phát triển tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
Tình hình sản xuất, thị
trường MgO trên thế giới
và tiềm năng phát triển
tại Việt Nam
I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 3
II. PHÂN LOẠI SẢN PHẨM VÀ LĨNH VỰC SỬ DỤNG .............. 3
III. THỊ TRƯỜNG MgO TRÊN THẾ GIỚI .................................. 15
IV. SẢN XUẤT MgO TRÊN THẾ GIỚI ........................................ 32
V. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MgO................................................ 65
VI. THỊ TRƯỜNG MgO TẠI VIỆT NAM..................................... 81
VII. KHẢ NĂNG CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU VÀ NĂNG
LƯỢNG CHO SẢN XUẤT MgO TẠI VIỆT NAM ....................... 86
VIII. KẾT LUẬN ............................................................................. 92
I. MỞ ĐẦU
Magiê oxit MgO (còn gọi là magnesia) là một loại bột trắng giống bột
đá vôi. Trong thiên nhiên, hợp chất magiê ít tồn tại ở dạng oxit thuần
túy, nhưng khá phổ biến ở dạng cacbonat (quặng magnezit Mg(CO)3,
đolomit CaMg(CO3)2), hydroxit (quặng bruxit Mg(OH)2), hoặc hòa tan
trong nước biển hay nước một số hồ muối khoáng, một phần ở dạng
khoáng phức carnalit KMgCl3. 6H2O. Tổng trữ lượng quặng magnezit
đã xác định trên toàn thế giới khoảng 12 tỷ tấn, tổng trữ lượng quặng
bruxit đạt vài triệu tấn. Trữ lượng magiê tại các hồ nước muối cũng rất
lớn.
Sản phẩm MgO được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, là nguyên
liệu đầu vào cơ bản cho ngành sản xuất các hợp chất magiê, sản xuất vật
liệu chịu lửa (VLCL) dùng trong luyện kim, sản xuất xi măng, thủy tinh,
gốm sứ, ... và sản xuất vật liệu cách điện trong lò điện, thiết bị gia nhiệt
bằng điện. MgO hoạt tính là tác nhân phụ trợ trong nhiều ngành sản xuất,
xây dựng và nông nghiệp. Tại các nước có ngành chăn nuôi trâu bò phát
triển mạnh, MgO còn được sử dụng để làm phụ gia thức ăn gia súc.
II. PHÂN LOẠI SẢN PHẨM VÀ LĨNH VỰC SỬ DỤNG
1. Phân loại sản phẩm MgO
Trên thị trường MgO thế giới hiện có 3 loại sản phẩm MgO chính,
được phân loại theo nhiệt độ nung khi sản xuất và được ứng dụng trong
các lĩnh vực khác nhau:
- MgO hoạt tính (còn gọi là MgO kiềm tính): nhiệt độ nung 700-
10000C
- MgO nung quá: nhiệt độ nung 1500-20000C
- MgO nung chảy (còn gọi là MgO điện chảy): nhiệt độ nung 2700 -
28000C (chủ yếu nung trong lò điện)
Nhiệt năng nung làm giảm hoạt tính của MgO, điều này được phản ánh
bằng sự giảm tỷ lệ giữa diện tích bề mặt và khối lượng (hoặc tăng tỷ
trọng).
Theo lĩnh vực áp dụng và chất lượng sản phẩm, MgO nung chảy lại
được phân thành hai loại là MgO nung chảy dùng để chế tạo VLCL và
MgO nung chảy dùng để chế tạo vật liệu cách điện.
Quy cách chất lượng thông thường đối với các loại sản phẩm MgO trên
thị trường thế giới như sau:
Thành
phần,
tính chất
MgO
(%)
CaO
(%)
SiO2Â
(%)
Tỷ lệ
CaO:
SiO2Â
Fe2O3
(%)
Al2O3
(%)
B2O3
(%)
Khối
lượng
riêng
Loại sản
phẩm
MgO,
Lĩnh vực
sử dụng
(g/cm3)
MgO
nung quá
(VLCL
kiềm tính)
- loại
thông
thường
90-
95
≤
3,5
≤ 4-6
-
1-2
1-2
-
3-3,4
- chất
lượng cao
≥ 95 - 2/1 ≤ 1,0 - - 3,40
- chất
lượng cao
≥ 96- - ≥ 0,5 3/1- ≤ 0,2 - ≤ 3,44
nhất 99 4/1 0,01
MgO hoạt
tính
0,6-1,2
1/ Sản
xuất hoá
chất
≥ 96-
98
≤
1,2
0.60 - 0,40 - -
2/ Sản
xuất dược
phẩm
≥ 99 0,20 - - 0,02 - -
3/ Thức ăn
gia súc
≥
85,0
≤
1,8
≤ 0,4 - ≤
0,25
≤
0,25
-
MgO
nung chảy
95-
97,5
1-2 0,3-
3,5
- 0,5-
0,8
0,5-
0,8
- > 3,5
1/ Vật liệu
cách điện
- - - 1/2 - - -
- nhiệt độ 94- - - - - - -
cao 97
- nhiệt độ
trung bình
93-
96
- - - - - -
- nhiệt độ
thấp
< 90 - - - - - -
2/ Vật liệu
cách nhiệt
96-
99
- - 2/1 - - - 3,50
2. Lĩnh vực sử dụng
2.1. MgO hoạt tính:
MgO hoạt tính được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, vì vậy sản phẩm
MgO hoạt tính trên thị trường cũng rất phong phú, chúng khác nhau cả
về tính chất hoá học (hàm lượng MgO, tỷ lệ CaO:SiO2Â, hàm lượng sắt
và các nguyên tố vi lượng,..) và tính chất vật lý (mật độ khối, cỡ hạt
trung bình, diện tích bề mặt,...).
Thành phần và hoạt tính hoá học của sản phẩm MgO hoạt tính là những
yếu tố quyết định lĩnh vực sử dụng sản phẩm. Hoạt tính của MgO hoạt
tính liên quan với cỡ hạt và diện tích bề mặt. Cỡ hạt càng nhỏ thì diện
tích bề mặt riêng càng lớn và hoạt tính càng cao.
MgO hoạt tính được sử dụng trong các lĩnh vực chính sau:
2.1.1. Nông nghiệp:
- Thức ăn gia súc: Mg là nguyên tố vi lượng cần thiết trong thức ăn gia
súc, đặc biệt đối với trâu bò. Mg đóng vai trò quan trọng trong trao đổi
chất, đồng thời cũng có tác động đối với hệ thống thần kinh và quá
trình định vị ở các loài gia súc này. Sự thiếu hụt Mg sẽ gây ra chứng
co cứng cơ ở trâu bò. Để giải quyết sự thiếu hụt này, người ta bổ sung
MgO hoạt tính dạng hạt mịn vào thức ăn cho trâu bò hoặc chế biến
thành các "cục liếm" được gắn kết bằng mật đường.
- Phân bón: Mg cũng rất quan trọng đối với cây trồng, đặc biệt là khoai
tây và ngũ cốc. Nếu thiếu Mg cây trồng sẽ có hiện tượng vàng lá và sản
lượng thu hoạch giảm. MgO hoạt tính là nguồn cung cấp Mg thiết yếu
cho cây trồng. Ngoài ra, MgO hoạt tính cũng được sử dụng như tác
nhân khử chua để tăng độ pH ở những vùng đất chua.
2.1.2. Công nghiệp
Các ứng dụng công nghiệp của MgO hoạt tính bao gồm:
- Sản xuất MgO nung chảy: MgO hoạt tính là nguyên liệu để sản xuất
MgO nung chảy sử dụng làm vật liệu chịu lửa hoặc vật liệu cách nhiệt,
cách điện trong các thiết bị gia nhiệt.
- Sản xuất hoá chất: MgO hoạt tính là nguyên liệu để sản xuất một số
muối magiê như MgSO4, Mg(NO3)2, MgCl2,...
- Thuộc da: MgO hoạt tính được sử dụng chủ yếu cho công đoạn kiềm
hóa trong quá trình thuộc da bằng hợp chất crôm. Hiện nay, nhiều nhà
máy vẫn tiến hành công đoạn này bằng cách bổ sung đồng thời các xút
và canxi hydroxit khi bắt đầu quá trình thuộc da. Điều này thường dẫn
đến việc tình trạng pH có lúc tăng rất cao. Việc sử dụng MgO hoạt tính
sẽ cho phép kiểm soát mức pH tốt hơn và nâng cao chất lượng sản
phẩm da. MgO hoạt tính cũng được sử dụng để thay thế sôđa hoặc natri
sunfit trong quá trình ngâm da, vừa giảm chi phí sản xuất, vừa không
làm cho pH tăng quá cao (do độ tan của MgO thấp hơn). Ngoài ra,
MgO hoạt tính còn được sử dụng để thu hồi crôm từ nước thải của quá
trình thuộc da.
- Sản xuất đường mía: Ứng dụng chính của MgO hoạt tính trong sản
xuất đường mía là thay thế vôi nhằm giảm sự bám cặn trên thành các
ống bay hơi. Việc sử dụng MgO hoạt tính cho phép giảm nồng độ canxi
xuống đến mức không xảy ra sự kết tủa sunfat, nhờ đó giảm sự bám
cặn trên thành ống, tăng hiệu quả sử dụng nhiệt, giảm thời gian ngừng
thiết bị để khử cặn, tăng năng suất lao động và chất lượng đường.
- Sản xuất giấy: Trong sản xuất giấy, huyền phù MgO được sục khí
SO2 để tạo thành magiê bisulfit dùng trong hỗn hợp nấu gỗ.
- Xây dựng: Khi xử lý MgO hoạt tính với MgCl2, người ta thu được xi
măng magiê oxyclorua, còn gọi là xi măng sorel, được sử dụng trong
sản xuất vật liệu sàn, tấm lợp, tấm ốp tường, vách ngăn, đặc biệt được
sử dụng trong ngành đường sắt, cảng biển và các bệnh viện do nó có
tác dụng giảm tiếng ồn, chịu được nước biển. Xi măng sorel còn được
sử dụng để làm chất kết dính trong sản xuất đá mài.
- Sản xuất thủy tinh: MgO hoạt tính được sử dụng để sản xuất các sản
phẩm thủy tinh đặc biệt dùng trong nghiên cứu khoa học, thủy tinh
trang trí và sợi thủy tinh.
- Sản xuất dầu bôi trơn: MgO hoạt tính là tác nhân trung hòa axit trong
sản xuất dầu bôi trơn
- Sản xuất chất dẻo: MgO là chất độn, tác nhân trung hòa và xúc tác
làm đặc trong sản xuất chất dẻo
- Sản xuất vật liệu chống cháy, đặc biệt là chất độn chống cháy trong
chất dẻo.
2.1.3. Môi trường
MgO hoạt tính được sử dụng để trung hòa axit, kết tủa kim loại nặng và
khống chế sự hình thành H2S trong nước thải, giảm thời gian và khối
lượng lọc nước thải. MgO hoạt tính cũng được sử dụng để tách lưu
huỳnh khỏi khí thải công nghiệp.
2.1.4. Sản xuất dược phẩm
MgO hoạt tính được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc viên
vitamin, thuốc kháng axit dạ dày và thuốc nhuận tràng.
2.2. MgO nung quá
MgO nung quá hầu như chỉ được sử dụng để chế tạo VLCL kiềm tính ở
dạng gạch bazơ hoặc dạng hạt. Chất lượng sản phẩm MgO nung quá phụ
thuộc vào khối lượng riêng và độ xốp của nó, khối lượng riêng càng lớn
thì chất lượng càng cao. Cỡ tinh thể periclase cũng là yếu tố quan trọng
đối với chất lượng sản phẩm. Sản phẩm MgO có cỡ tinh thể càng lớn thì
chất lượng để sử dụng làm VLCL càng cao. Ngoài ra, hàm lượng tạp chất
cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, khi sử
dụng làm VLCL thì hàm lượng bo trong MgO cần phải được giảm xuống
đến mức thấp nhất.
MgO nung quá có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các loại oxit
thường được sử dụng làm VLCL và thích hợp nhất cho các quá trình
nhiệt độ cao. MgO nung quá được dùng để sản xuất VLCL cho lò luyện
thép, gáo múc thép nóng chảy và các thùng tinh chế thép. VLCL với
MgO nung quá cũng được sử dụng cho lò nung xi măng, lò nấu thủy
tinh và lò nung gốm sứ.
2.2.1. Tình hình sản xuất và thị trường VLCL trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2000 công ty sản xuất VLCL với
tổng công suất thiết kế 40 triệu tấn/năm. Thị trường VLCL bị ảnh
hưởng rất mạnh bởi ngành thép, vì ngành này chiếm tới 70% tổng
lượng tiêu thụ VLCL toàn thế giới. Phân bố mức tiêu thụ VLCL đối với
các ngành công nghiệp trên thế giới như sau:
Trong vòng 30 năm qua, suất tiêu thụ VLCL trong các ngành công
nghiệp đã thay đổi rất mạnh. Nếu những năm của thập niên 70 người ta
cần 50 kg VLCL các loại để luyện 1 tấn thép, thì nay tại các nước công
nghiệp tiên tiến mức tiêu hao này hạ xuống chỉ còn 4 kg VLCL/tấn
thép. Trong ngành xi măng, vào thập niên 1960 người ta cần sử dụng 2
kg VLCL cho 1 tấn xi măng, đến thập niên 1970 chỉ còn 1,2 kg và ngày
nay đã giảm xuống chỉ còn 0,4 kg. Trong tương lai, dự kiến chỉ cần
0,25 kg VLCL cho 1 tấn xi măng. Để sản xuất 1 tấn thủy tinh, vào thập
niên 1960 cần sử dụng khoảng 15 kg VLCL các loại, nay chỉ còn cần 4-
5 kg. Trong lĩnh vực luyện kim màu, nếu như trước đây cần khoảng 13
kg VLCL để luyện 1 tấn chì, đồng, kẽm hoặc niken, thì ngày nay cũng
chỉ cần 6 kg. Rõ ràng, với sự phát triển không ngừng của khoa học
công nghệ và sự cải tiến chất lượng VLCL, không những trong các
ngành công nghiệp, mà cả trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng
mức tiêu hao VLCL đã giảm xuống đáng kể.
Tại Trung Quốc (TQ), từ cuối thập niên 1970 ngành sản xuất VLCL đã
phát triển nhanh chóng với những cải tiến sản phẩm và đổi mới công
nghệ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nếu năm 1978 TQ chỉ mới xuất
khẩu 65.200 tấn magnezit thô với giá trị 6,12 triệu USD thì đến năm
1999 TQ đã xuất khẩu 3,65 triệu tấn VLCL và nguyên liệu sản xuất
VLCL với tổng giá trị 455 triệu USD, trong đó có 338.200 tấn VLCL
và 1,68 triệu tấn MgO các loại (trị giá 208,5 triệu USD).
TQ có khoảng 2500 nhà sản xuất VLCL. Từ năm 1990 tại TQ đã có
tình trạng dư thừa công suất VLCL. Hiện nay, tổng công suất VLCL tại
nước này đạt 14 triệu tấn/năm, khiến TQ trở thành nước sản xuất
VLCL lớn nhất thế giới. Trong khi đó nhu cầu VLCL nội địa tại đây
chỉ đạt khoảng 8-9 triệu tấn. Khác với những nước sản xuất thép và
VLCL khác, sản lượng VLCL tại TQ không phát triển song song với
nhu cầu thị trường trong nước.
2.3. MgO nung chảy
MgO nung chảy hơn trội MgO nung quá về độ bền, khả năng chịu mài
mòn và tính trơ hoá học. Các ứng dụng chính của MgO nung chảy là
sản xuất VLCL và vật liệu cách điện.
a/ MgO nung chảy dùng cho sản xuất VLCL thường phải đáp ứng các
tiêu chuẩn sau:
- Hàm lượng magiê cao (từ tối thiểu 96 % MgO đến trên 99 % MgO)
- Hàm lượng silic thấp: tỷ lệ CaO / SiO2 là 2/1.
- Khối lượng riêng ≥ 3,50 g/ cm3
- Kích thước tinh thể MgO lớn (> 1000 micron)
Do khả năng chịu ăn mòn cao, MgO nung chảy loại này thường được
sử dụng cho những phần chịu ăn mòn nhiều trong sản xuất thép, ví dụ
lò bazơ-oxy và lò hồ quang, lò thổi, gáo múc thép,...
MgO nung chảy loại siêu tinh khiết (> 99 % MgO) được sử dụng trong
những ứng dụng công nghệ cao như thiết bị quang học, lò phản ứng hạt
nhân và vòi phun của tên lửa.
b/ MgO nung chảy dùng cho sản xuất vật liệu cách điện không bắt buộc
phải có hàm lượng MgO rất cao, nhưng điều quan trọng là phải có hàm
lượng silic đủ lớn để đảm bảo tính chất cách điện. Những yêu cầu chính
đối với MgO loại này là:
- Hàm lượng bo, lưu huỳnh, sắt và các nguyên tố vi lượng thấp
- Tỷ lệ CaO / SiO2 là 1:2 (ngược lại với MgO dùng cho VLCL)
- Điện trở cao, độ dẫn nhiệt cao
MgO nung chảy loại này được sử dụng như vật liệu cách điện trong vỏ
sứ của các thanh gia nhiệt. Người ta sản xuất xi măng cách điện bằng
cách phối trộn MgO loại này với các chất hóa dẻo và các chất làm cứng
để dùng cho bếp điện, lò nướng bánh, bàn là điện,.....
Thông thường, MgO dùng để chế tạo vật liệu cách điện là MgO loại
nung chảy. Nhưng theo xu hướng hiện nay, một số bậc chất lượng của
dạng sản phẩm MgO nung quá cũng có thể được sử dụng để chế tạo vật
liệu cách điện cho những ứng dụng ở nhiệt độ không quá cao.
III. THỊ TRƯỜNG MgO TRÊN THẾ GIỚI
Trên toàn thế giới, tổng nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm MgO ( MgO
hoạt tính, MgO nung quá và MgO nung chảy) năm 2000 đạt khoảng 7,7
triệu tấn. Dự báo, năm 2005 mức tiêu thụ này sẽ đạt 7,6 triệu tấn.
Tại thị trường Mỹ, sản phẩm MgO các loại được phân bổ cho những
lĩnh vực sử dụng như sau: thức ăn gia súc và phân bón, sản xuất hoá
chất, luyện kim (VLCL), xử lý nước và xử lý khí thải, .....
1.Thị trường MgO hoạt tính
Thị trường MgO hoạt tính tại Mỹ có quy mô khoảng 250.000
tấn/năm Nếu tính gộp cả MgO hoạt tính và Mg(OH)2 thì thị trường Mỹ
tiêu thụ 95.000 tấn/năm cho sản xuất thức ăn gia súc, 140.000 tấn/năm
cho sản xuất hoá chất, 175.000 tấn/năm cho xử lý nước. Ngành sản
xuất sắt biến thế tại Mỹ tiêu thụ khoảng 10-12.000 tấn MgO hoạt tính
/năm (dùng làm vật liệu chống cháy) .
ước tính, thị trường MgO hoạt tính tại châu Âu có quy mô khoảng
250.000 tấn/năm. Ngành sản xuất thức ăn gia súc tại đây tiêu thụ
120.000-150.000 tấn MgO hoạt tính/năm, ngành sản xuất giấy tiêu thụ
30.000-35.000 tấn/năm.
Thị trường MgO dùng cho xử lý nước thải và xử lý khí thải ống khói tại
châu Âu chưa phát triển mạnh như ở Mỹ, vì những quy định về môi
trường của châu Âu vẫn chưa chặt chẽ như ở Mỹ.
ước tính, thị trường toàn cầu đối với MgO hoạt tính loại đặc biệt hoặc
loại bậc cao ( >97% MgO) khoảng 100.000 tấn/năm. Trong những năm
qua, tình hình cung ứng sản phẩm MgO hoạt tính bậc cao không thay
đổi nhiều. Các công ty chủ yếu tập trung vào cắt giảm chi phí sản xuất
và sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu riêng của từng khách hàng.
Nhìn chung, thị trường sản phẩm MgO hoạt tính chất lượng cao trên
thế giới hiện nay phát triển tương đối tốt, vì các thị trường tiêu thụ như
sản xuất chất dẻo khá ổn định, sản xuất dược phẩm đã có sự tăng
trưởng, sản xuất hoá chất đang tăng theo với sự tăng trưởng GDP ở các
nước, chỉ có sản xuất cao su tương đối trì trệ do sự trì trệ của thị trường
ôtô thế giới.
Mặt khác, nhu cầu MgO hoạt tính trong lĩnh vực sản xuất vật liệu
chống cháy đang tăng do người ta sử dụng ngày càng nhiều Mg(OH)2
thay cho hợp chất brom để sản xuất vật liệu chống cháy.
Tại Bắc Phi và Trung Đông, thị trường MgO hoạt tính dùng cho phân
bón đã tăng trưởng 4-5 % /năm trong vài năm qua, còn nhu cầu MgO
cho sản xuất hoá chất giữ ổn định. Các công ty Dead Sea Periclase và
Grecian Magnesite là những nhà cung cấp MgO hoạt tính hàng đầu ở
khu vực này. Ngoài ra, MgO hoạt tính cũng được nhập từ TQ.
Trong vài năm trở lại đây, do giá nhiên liệu tăng nên giá MgO hoạt tính
của TQ cũng tăng khá mạnh. Cụ thể, giá MgO hoạt tính dạng cục của
TQ năm 2004 (sản phẩm đi từ quặng, giá FOB tại TQ) đã tăng như sau:
Loại sản phẩm Tháng 1-2004 Tháng 7-2004
90 % MgO 92-95 USD/tấn 140-160 USD /tấn
92 % MgO 95-98 USD/tấn 145-165 USD/tấn
94 % 108-110 USD/tấn 165-185 USD/tấn
Giá MgO hoạt tính sản xuất từ nước biển nhìn chung còn cao hơn nhiều.
Tại Mỹ, tháng 7-2004 nhà sản xuất MgO lớn nhất Mỹ là công ty Martin
Marietta Magnesia Specialities đã tuyên bố tăng giá MgO hoạt tính,
nguyên nhân chủ yếu là do giá khí thiên nhiên và giá vận chuyển tăng.
Trong quý 1 năm 2004, giá các sản phẩm MgO cũng đã tăng 20-30
USD/tấn. Giá MgO hoạt tính của Mỹ tháng 8-2004 khoảng 370-380
USD/tấn.
2. Thị trường MgO nung quá
2.1. Thị trường MgO nung quá nói chung
Do sự hồi phục của kinh tế thế giới và sản xuất thép, trong vài năm qua
nhu cầu VLCL dạng MgO đã tăng trưởng mạnh. Dự báo xu hướng này
sẽ còn tiếp tục.
Ngành công nghiệp thép là hộ tiêu thụ VLCL kiềm tính lớn nhất, chiếm
khoảng 70% sản lượng VLCL toàn cầu, vì vậy ngành này cũng là hộ tiêu
thụ lớn nhất đối với sản phẩm MgO nung quá. Năm 2001, khoảng 5 triệu
tấn MgO nung quá đã được tiêu thụ để sản xuất VLCL cho sản xuất thép.
Trong đó, châu Á là khu vực tiêu thụ nhiều nhất, tiếp đến là các nước
thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), EU và Bắc Mỹ.
Ước tính, nhu cầu MgO nung quá dùng làm VLCL trong ngành sản
xuất thép tại các nước và khu vực như sau:
Đơn vị: tấn/năm
Liên minh châu Âu 530.000
Đông Âu 250.000
Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) 955.000
Các nước khối NAFTA (Mỹ, Canađa,
Mêhicô)
400.000
Nam Mỹ 180.000
Châu Phi 65.000
Trung Đông 62.000
Châu Á 2.590.000
Châu Đại Dương 37.000
Tổng cộng 5.069.000
Ngoài sản xuất thép, các ngành khác (như sản xuất xi măng, nung vôi,
sản xuất thủy tinh, sản xuất kim loại màu) tiêu thụ mỗi năm tổng cộng
khoảng 1,1 triệu tấn MgO nung quá.
Đặc biệt, sản xuất thép ở Trung Quốc hiện đang phát triển mạnh, khiến
cho nhu cầu nội địa đối với MgO nung quá tăng nhanh. Dự báo, sản
xuất thép tại Đông Nam Á và cùng với nó là nhu cầu MgO nung quá
cũng sẽ tăng trưởng mạnh. Điều này được minh chứng bằng việc nhiều
nhà sản xuất VLCL hàng đầu thế giới như RHI, Orissa, Krosaki-
Harima, Lafarge,... đã thiết lập các cơ sở sản xuất VLCL tại TQ để tận
dụng lợi thế của vị trí nằm gần nguồn cung MgO của TQ và nguồn tiêu
thụ tại đây cũng như tại các nước châu Á khác. Do xuất khẩu sản phẩm
cả sang châu Âu, những cơ sở này sẽ cạnh tranh với các công ty mẹ của
chúng tại châu Âu.
Nhu cầu MgO nung quá tại TQ hiện đạt 1,5 triệu tấn/năm và dự báo sẽ
tiếp tục tăng do sản xuất thép tăng trưởng mạnh. Mặt khác, do trình độ
công nghệ thiết bị và trình độ quản lý tại các nhà máy sản xuất thép ở
TQ còn lạc hậu xa so với những nước phát triển, nên mức tiêu hao
VLCL tại đây vẫn rất cao, khoảng 20 kg/tấn thép. Trong khi đó, mức
tiêu hao VLCL tại các nước công nghiệp chỉ dưới 10 kg/tấn thép.
Nhìn chung, hiện nay sản phẩm MgO nung quá và MgO nung chảy của
TQ đang đóng vai trò chi phối trên các thị trường VLCL. Ví dụ, khoảng
25% gạch chịu lửa kiềm tính và 40% gạch magiê-cacbon ở Nhật Bản
được nhập khẩu từ TQ. Năm 2002, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng
303.800 tấn MgO nung quá và nung chảy từ TQ, tăng 47.000 tấn so với
năm 2001.
Mặc dù sản xuất thép nội địa ở Nhật Bản hiện đã ở mức cao, nhưng dự
báo tổng nhu cầu VLCL dạng MgO nung quá tại đây sẽ tiếp tục tăng,
chủ yếu là do sản xuất thép và nhu cầu VLCL tại TQ đang tăng.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất thép trên thế giới đã
chuyển đổi từ dạng lò đáy bằng mở sang dạng lò đáy bằng kép để giảm
mức tiêu thụ MgO nung quá, nhưng nhu cầu MgO nung quá vẫn tăng
do sản lượng thép tăng mạnh. Ví dụ, nhu cầu tiêu thụ MgO nung quá
trong sản xuất thép tại Ấn Độ đã giảm từ 16,12 kg/tấn thép (năm 1998)
xuống còn 8,19 kg/tấn thép (năm 2002). Nhưng mặt khác nhu cầu thép
tại đây đang tăng với tốc độ khoảng 5-6%/năm.
Năm 2002, tổng lượng xuất khẩu MgO nung quá của TQ đã giảm
xuống còn 854.532 tấn so với 906.565 tấn (năm 2001) và 1.050.807 t