Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở hợp tác xã nông nghiệp Phú lương I, xã Phú lương - Phú vang - Thừa Thiên Huế

Trong những năm qua hoạt động sản xuất nấm của HTX NN Phú Lương I, xã Phú Lương – huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang phát triển mạnh. Hằng năm, HTX cung ứng cho thị trường hàng nghìn kg nấm các loại doanh thu khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, hoạt động sản xuất này còn giúp giải quyết việc làm lúc nhàn rỗi, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất cũng như tiêu thụ nấm tại HTX, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm. Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung nghiên cứu. Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. Chương II: Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX NN Phú Lương I. Chương III: Định hướng và giải pháp về sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX NN Phú Lương I. Phần III: Kết luận và kiến nghị.

pdf93 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở hợp tác xã nông nghiệp Phú lương I, xã Phú lương - Phú vang - Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I, XÃ PHÚ LƯƠNG - PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ HỒ THỊ TRÍ NHÂN Khóa học: 2007 – 2011 Đại học Kin h tế Hu ế 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I, XÃ PHÚ LƯƠNG - PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Trí Nhân TS. Trần Văn Hòa Lớp: K41. KDNN Niên khóa: 2007 – 2011 Huế, tháng 05 năm 2011 Đại học Kin h tế Hu ế 3LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận này, trong thời gian qua tôi nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, người thân và bạn bè. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức trong suốt thời gian học tại trường làm nến tảng cho tôi trong công việc sau này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Tiến sĩ Trần Văn Hòa – người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương I đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp những tư liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Huế, ngày 14 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Hồ Thị Trí Nhân Đại học Kin h tế Hu ế 4MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................4 1.1.1. Lý thuyết về sản xuất hàng hóa .............................................................................4 1.1.1.1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.............................4 1.1.1.2. Hàng hoá.............................................................................................................4 1.1.2. Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...............................................12 1.1.2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ..................................................12 1.1.2.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp........................................13 1.1.3. Giá trị của nấm ăn................................................................................................14 1.1.3.1. Giá trị kinh tế:...................................................................................................14 1.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng: ...........................................................................................15 1.1.3.3. Giá trị dược liệu:...............................................................................................16 1.1.3.4. Vai trò trong vấn đề bảo vệ môi trường: ..........................................................19 1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ...........................19 1.1.4.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh ......................................................19 1.1.4.2. Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................21 1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................24 1.1.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của HTX.........................................23 1.1.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của HTX.......................................23 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................24 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên Thế giới và Châu Á ..............................24 Đại học Ki tế H uế 51.2.2. Tình hình sản xuất nấm trong nước.....................................................................25 1.2.3. Tình hình trồng nấm ở Thừa Thiên Huế.............................................................26 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I .................................................................................28 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HTX NN PHÚ LƯƠNG I .......................................28 2.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................................28 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................28 2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực của HTX......................................29 2.1.3.1. Trồng lúa...........................................................................................................29 2.1.3.2. Trồng nấm.........................................................................................................40 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ..........................................................................41 2.1.3.4. Chăn nuôi hộ xã viên........................................................................................42 2.1.4. Tình hình cơ sở hạ tầng .......................................................................................42 2.1.5. Tình hình phân phối lãi........................................................................................43 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NẤM Ở HTX...............................................................44 2.2.1. Thời vụ sản xuất một số loại nấm........................................................................44 2.2.2. Tình hình lao động, sử dụng đất đai của HTX ....................................................45 2.2.3. Nguồn vốn đầu tư trồng nấm của HTX ...............................................................47 2.2.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của HTX.......................................................38 2.2.5. Cơ cấu nấm trồng ở HTX ....................................................................................39 2.2.6. Chi phí đầu tư sản xuất nấm của HTX ................................................................50 2.2.6.1. Tổng chi phí đầu tư sản xuất nấm trong một năm ............................................50 2.2.6.2. Chi phí bình quân sản xuất 1 kg nấm tươi các loại ..........................................52 2.2.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm tại HTX.........................................................54 2.2.7.1. Năng suất, sản lượng nấm tươi các loại (BQ/năm) ..........................................54 2.2.7.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của HTX ....................................................55 2.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NẤM Ở HTX.................................................................48 2.3.1. Đặc trưng của các tác nhân tham gia trong chuỗi ...............................................48 2.3.2. Chênh lệch giá giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi .....................................50 Đại học Kin h tế Hu ế 62.3.3. Một số kênh tiêu thụ sản phẩm nấm ở HTX NN Phú Lương I ...........................52 2.3.3.1. Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ nấm linh chi ..................................................................................................................................52 2.3.4.2. Giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia trong kênh tiêu thụ nấm sò và nấm mộc nhĩ ..........................................................................................................................55 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I ..........................................75 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ......................................................................................................75 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ............................................................................................76 3.2.1. Giải pháp tăng hiệu quả sản xuất.........................................................................66 3.2.2. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm ................................................................................67 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................77 I. KẾT LUẬN................................................................................................................79 II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................70 1. Đối với nhà nước .......................................................................................................70 2. Đối với chính quyền địa phương ...............................................................................71 3. Đối với Hợp tác xã ....................................................................................................71 Đại học Kin h tế Hu ế 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HTX : Hợp tác xã NN : Nông nghiệp NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BQ : Bình quân TLSX : Tư liệu sản xuất ĐVT : Đơn vị tính UBND : Ủy ban nhân dân TSCĐ : Tài sản cố định LN : Lợi nhuận CPGT : Chi phí gia tăng CL : Chênh lệch GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian TC : Tổng chi phí VA : Giá trị gia tăng Pr : Lợi nhuận kinh tếĐại học Kin h tế Hu ế 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Bảng 1 – Yêu cầu về nhiệt độ của các loại nấm............................................................20 Bảng 2 – Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của HTX ................................................29 Bảng 3 – Tình hình sản xuất nấm ở HTX......................................................................30 Bảng 4 – Kết quả kinh doanh dịch vụ ..........................................................................31 Bảng 5 – Tình hình phân phối lãi ..................................................................................33 Bảng 6 – Thời vụ sản xuất một số loại nấm trồng ở HTX ............................................34 Bảng 7 – Tình hình sử dụng đất sản xuất nấm ..............................................................36 Bảng 8 – Nguồn vốn đầu tư sản xuất nấm.....................................................................37 Bảng 9 – Tư liệu sản xuất nuôi trồng nấm ....................................................................38 Bảng 10 – Tư liệu sản xuất chế biến nấm .....................................................................39 Bảng 11 – Cơ cấu nấm trồng ở HTX.............................................................................40 Bảng 12 – Tổng chi phí đầu tư sản xuất nấm trong một năm .......................................41 Bảng 13 – Chi phí BQ sản xuất 1 kg nấm tươi..............................................................43 Bảng 14 – Năng suất, sản lượng nấm tươi các loại .......................................................44 Bảng 15 – Kết quả sản xuất nấm của HTX ....................Error! Bookmark not defined.5 Bảng 16 – Hiệu quả sản xuất các loại nấm......................Error! Bookmark not defined.7 Bảng 17 – Chênh lệch giá giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm nấm ............51 Bảng 18 – Giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh 1 tiêu thụ nấm linh chiError! Bookmark not defined.4 Bảng 19 – Giá trị gia tăng của các tác nhân trong kênh 2 tiêu thụ nấm linh chiError! Bookmark not defined.5 Bảng 20 – Giá trị gia tăng các tác nhân trong kênh 1 tiêu thụ nấm sò và mộc nhĩ .......58 Bảng 21 – Giá trị gia tăng các tác nhân trong kênh 2 tiêu thụ nấm sò và mộc nhĩ .......60 Bảng 22 – Giá trị gia tăng các tác nhân trong kênh 3 tiêu thụ nấm sò và mộc nhĩ .......62 Bảng 22 – Lợi nhuận BQ/kg nấm của HTX qua các kênh tiêu thụ...............................63 Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm nấm linh chi ở HTX NN Phú Lương I..................53 Sơ đồ 2: Chuỗi cung sản phẩm nấm sò và mộc nhĩ ở HTX NN Phú Lương I .......56 Đại học Kin h tế Hu ế 9ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 ha = 10000 m2 1 bịch nấm = 1 kg nguyên liệu 2 kg nấm linh chi tươi = 1 kg nấm linh chi khô 10 kg nấm mộc nhĩ tươi = 1 kg nấm mộc nhĩ khô Đại học Kin h tế Hu ế 10 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong những năm qua hoạt động sản xuất nấm của HTX NN Phú Lương I, xã Phú Lương – huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang phát triển mạnh. Hằng năm, HTX cung ứng cho thị trường hàng nghìn kg nấm các loại doanh thu khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, hoạt động sản xuất này còn giúp giải quyết việc làm lúc nhàn rỗi, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất cũng như tiêu thụ nấm tại HTX, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm. Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung nghiên cứu. Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. Chương II: Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX NN Phú Lương I. Chương III: Định hướng và giải pháp về sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX NN Phú Lương I. Phần III: Kết luận và kiến nghị.Đại học Kin h tế Hu ế 11 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có truyền thống lâu đời về sản xuất nông nghiệp. Hằng năm ngành này đã cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo cho sự phát triển xã hội. Đồng thời là yếu tố đầu vào cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, nó còn góp phần vào tăng kim ngạch xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cao, đảm bảo đất nước phát triển bền vững. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có lợi thế về phát triển dịch vụ nhưng cũng rất chú trọng đến việc nâng cao sản lượng nông nghiệp, để cùng góp phần vào việc tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh. Đối với người dân huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nguồn thu nhập chính của họ chủ yếu dựa vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như lúa, hoa, lạc, ngô, Đặc biệt ở xã Phú Lương người dân hầu hết đều tham gia vào việc sản xuất nấm. Trong đó, Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương I là đơn vị chuyên sản xuất các loại nấm như linh chi, sò, mộc nhĩ và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm cho các hộ nông dân trên địa bàn. Hằng năm, HTX sản xuất hàng nghìn kg nấm các loại cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đây là sản phẩm được xem là “rau sạch” có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Không những vậy, nấm linh chi còn được gọi là thần dược chữa được rất nhiều loại bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Bên cạnh đó, trồng nấm còn đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao cho người sản xuất, với sản lượng hàng nghìn kg nấm trong năm HTX có thể thu được khoảng 100 triệu đồng. Về kỹ thuật thì việc trồng nấm không đòi hỏi quá khó, nhưng phải nắm được quy trình sản xuất cũng như các nguyên tắc khi thực hiện thì sẽ đạt kết quả cao. Nhưng hiện nay việc phát triển nghề nấm còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào. Về nguyên liệu thì mùn cưa cao su và gỗ lim rất hiếm hoi phải đặt hàng mua trước mới có. Còn nguồn giống meo vẫn chưa chu động được phải nhập từ nhều Đại học Kin h tế Hu ế 12 nơi khác nhau như Viện Di truyền Phạm Văn Đồng Hà Nội hoặc nhập từ Đà Nẵng. Do đó chất lượng giống không đảm bảo nên năng suất không đồng đều, cùng với sự biến động giá của thị trường giống khiến cho đầu vào của quá trình sản xuất gặp không ít khó khăn. Mặt khác, HTX vẫn chưa ổn định được thị trường đầu ra và giá cả cho sản phẩm nấm của mình. Trước những khó khăn trên, HTX đã cùng chính quyền địa phương cố gắng khắc phục được phần nào nhưng vẫn chưa triệt để. Để phát triển nghề trồng nấm cũng như giải quyết đầu ra cho sản phẩm thì việc xem xét và phân tích các đặc điểm của nghề trồng nấm là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài: “TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I, XÃ PHÚ LƯƠNG - HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu về quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX NN Phú Lương I. - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX. Qua đó đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu sản xuất nấm ở HTX NN Phú Lương I năm 2010 và tìm hiểu các kênh tiêu thụ thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp một số thành viên trong tổ nấm của HTX, và một số tác nhân khác trong kênh tiêu thụ. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: HTX NN Phú Lương I, xã Phú Lương - huyện Phú vang - tỉnh Thừa Thiên Huế. + Về thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất nấm năm 2010. Đại học Kin h tế Hu ế 13 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Chọn địa điểm điều tra: HTX NN Phú Lương I, xã Phú Lương - huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp: thông qua bộ phận kế hoạch của HTX, báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ các năm và một số tài liệu liên quan khác. + Số liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn điều tra trực tiếp các thành viên trong tổ nấm bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn.  Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu - Tổng hợp số liệu: số liệu được tổng hợp trên phần mềm Excel. - Phân tích số liệu: trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, đề tài tiến hành phân tích chúng để biết rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất.  Phương pháp phân tích thống kê: phân tích tuyệt đối, tương đối, so sánh Đại họ Kin h tế Hu ế 14 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Lý thuyết về sản xuất hàng hóa Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà đáp ứng nhu cầu của xã hội thông qua trao đổi mua bán, hay được hiểu sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. 1.1.1.1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa  Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá Thứ nhất, sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc
Luận văn liên quan