Tình hình sử dụng các loại vật liệu bao bì trong những năm gần đây

Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới 20000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28000 tấn/năm. Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53000 tấn bột giấy/năm và 55000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.

doc80 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4198 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình sử dụng các loại vật liệu bao bì trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA –ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM —˜&™– MÔN KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào NHÓM SVTH: Nguyễn Hoàng Vũ 60903349 Cao Thị Huyền Trân 60902885 Phan Thị Kiều Mai 60901526 Ngô Hoàng Hiền Triết 60902898 Lê Văn Hiếu 60900804 Đặng Hải Thành 60702198 TP. HỒ CHÍ MINH, 05/2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA –ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM —˜&™– MÔN KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM GVHD: PGS.TS Đống Thị Anh Đào NHÓM SVTH: Nguyễn Hoàng Vũ 60903349 Cao Thị Huyền Trân 60902885 Phan Thị Kiều Mai 60901526 Ngô Hoàng Hiền Triết 60902898 Lê Văn Hiếu 60900804 Đặng Hải Thành 60702198 TP. HỒ CHÍ MINH, 05/2012 MỤC LỤC Mở đầu Theo xu thế phát triển của xã hội, bao bì dần vượt lên chức năng cổ truyền của nó là bao gói, trở thành một trong những yếu tố trọng tâm đưa sản phẩm thực phẩm của nhà sản xuất tới gần người tiêu dùng hơn. Điều này làm thúc đẩy cạnh tranh, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Với những đặc tính vượt trội mà bao bì đã mang lại, các doanh nghiệp phần nào khẳng định thương hiệu của mình và góp phần đưa công nghiệp thực phẩm có những bước tiến xa hơn. Bên cạnh đó, một ngành thực phẩm tiên tiến, vì sức khoẻ của cộng đồng, vì một môi trường xanh cũng chính là mục tiêu chúng ta cần đạt tới. Chúng ta cần quan tâm nghiên cứu cải tiến để bao bì nói chung và vật liệu chế tạo bao bì nói riêng ngày càng trở nên thân thiện với môi trường hơn. Do thời gian hạn hẹp, việc tìm hiểu chưa được chuyên sâu nên bài báo cáo của chúng em chỉ ở mức tổng hợp chưa cụ thể phân tích so sánh giữa các loại vật liệu bao bì. Cùng với những hiểu biết còn hạn hẹp, bài báo cáo chắc rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong sự đóng góp của cô và các bạn để bài trở nên thiết thực và hoàn thiện hơn. Sau cùng, xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giảng dạy và chỉ dẫn của cô tạo cho chúng cơ hội tiếp cận lĩnh vực chuyên ngành đang học trở nên thiết thực hơn. Tp .HCM, ngày 17 tháng 5 năm 2012 Nhóm sinh viên thực hiện PHẦN MỘT : VẬT LIỆU BAO BÌ GIẤY TỒNG QUAN VỀ GIẤY Lịch sử hình thành & phát triển Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã… Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới 20000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v… Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28000 tấn/năm. Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53000 tấn bột giấy/năm và 55000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; Tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.( H.1) Hình 1: Đóng góp của giá trị sản xuất ngành giấy trong GDP Các sản phẩm giấy Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phẩm giấy được chia thành 4 nhóm: • Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết…). • Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng …). • Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…). • Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng (giấy fax, giấy in hóa đơn…). Hiện nay ở Việt Nam chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như giấy in, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp thông thường, giấy vàng mã, giấy vệ sinh chất lượng thấp, giấy tissue chất lượng trung bình… còn các loại giấy và các tông kỹ thuật như giấy kỹ thuật điện - điện tử, giấy sản xuất thuốc lá, giấy in tiền, giấy in tài liệu bảo mật vẫn chưa sản xuất được. Các loại nguyên liệu giấy Nguyên liệu chính để sản xuất bột giấy là sợi cellulose có hai nguồn chính là từ gỗ và phi gỗ. Bên cạnh đó giấy loại đang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy. Bột giấy từ nguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ) Nguyên liệu từ gỗ là các loại cây lá rộng hoặc lá kim. Nguyên liệu phi gỗ như các loại tre nứa, phế phẩm sản xuất công-nông nghiệp như rơm rạ, bã mía và giấy loại. Nguyên liệu để sản xuất bột giấy từ các loại phi gỗ có chi phí sản xuất thấp nhưng không phù hợp với nhà máy có công suất lớn do nguyên liệu loại này được cung cấp theo mùa vụ và khó khăn trong việc cất trữ. Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu sản xuất giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Bảng 1: Bột giấy từ nguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ) Loại nguyên liệu Chiều dài sợi L (mm) Đường kính sợi d (μm) Tỷ số L/d Gỗ mềm 2 4 20 100 Gỗ cứng 3 2 22 90 Rơm (lúa gạo, lúa mì) 0.5 – 1.5 9 - 13 60 - 120 Bã mì 1.7 20 80 Tre 2.8 15 180 Lanh 55 20 2600 Lá dứa dại 2.8 21 130 Sợi cotton 30 20 1500 Bột giấy từ giấy loại Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do ưu điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử lý thấp hơn. Tính trung bình sản xuất 1 tấn giấy từ giấy loại tiết kiệm được 17 cây gỗ và 1500 lít dầu so với sản xuất giấy từ nguyên liệu nguyên thủy. Hơn nữa, chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột gỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy. Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại có tác động bảo vệ môi trường. Tính trung bình sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm được 74% khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên (Tạp chí công nghiệp tháng 12/2008). So với bột giấy làm từ nguyên liệu nguyên thủy, bột giấy tái chế có chất lượng kém hơn do đó không thể sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm chất lượng cao như các loại bao bì yêu cầu độ bền và độ dai lớn. (Bảng 2) Bảng 2 :Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999 -2007) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Giấy tái chế (tấn) 240500 233966 329157 481650 522262 533000 708500 903045 Thu gom (tấn) 120960 153626 194618 242675 280079 331751 388645 450058 Nhập khẩu (tấn) 119540 80341 134540 238975 242184 201249 319856 452988 Tỉ lệ giấy thu hồi trong tổng NLSX giấy (%) 53% 48% 50% 62% 65% 62% 64% 70% Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng (%) 24% 24% 24% 25% 25% 25% 25% 25% (Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 1/2009) Xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ giấy Xuất khẩu giấy Chủ yếu xuất khẩu những sản phẩm chất lượng trung bình và thấp Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu khoảng 127000 tấn giấy, giảm 34% so với năm 2007 do nhu cầu về giấy trên thế giới giảm sút mạnh dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chiếm phần lớn trong các mặt hàng giấy xuất khẩu của Việt nam là giấy vàng mã sang thị trường Đài Loan và Nhật Bản, đây là nhóm giấy sản xuất từ bột kiềm không đòi hỏi chất lượng cao nhưng gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra Việt Nam cũng xuất được một phần giấy Tissue và giấy in viết chất lượng trung bình và thấp. Nhập khẩu giấy Do nhu cầu về giấy tăng nhanh hơn năng lực sản xuất nội địa, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng giấy khá lớn. Năm 2008, cả nước nhập khẩu 970,8 tấn giấy các loại chiếm 50% tổng nhu cầu của cả nước. Giấy được nhập khẩu vào Việt Nam từ rất nhiều nước trên thế giới tuy nhiên hơn 90% giấy được nhập khẩu từ các nước Châu Á. Ba nước xuất khẩu giấy lớn nhất vào Việt Nam là Thái Lan (chiếm 23% khối lượng, 20% giá trị), Đài Loan (19% khối lượng, 20% giá trị) và Indonesia (19% khối lượng, 20% giá trị); Ngoài ra là nhập khẩu từ một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ v.v… Về cơ cấu nhập khẩu, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất do nhu cầu của mảng sản phẩm này tăng cao trong các năm gần đây. Bảng 3: Cơ cấu giấy nhập khẩu Tiêu thụ giấy Năm 2008, nhu cầu tiêu thụ giấy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng bình quân giai đoạn 2000 - 2008, nhu cầu tiêu dùng giấy của Việt Nam tăng trưởng 16,2% - tương đương tốc độ tăng trưởng của sản xuất. Tổng nhu cầu giấy năm 2008 đạt hơn 2 triệu tấn, cao gấp khoảng 4 lần 504 ngàn tấn năm 2000. Về cơ cấu tiêu dùng, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nhu cầu về giấy của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Giấy bao bì chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp đặc biệt là sản xuất xi măng đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam. Năm 2008 nhu cầu về giấy làm bao xi măng tăng 10% so với năm 2007 (Hiệp hội giấy Việt Nam). Năm 2008, nhu cầu giấy bao bì tăng 15,8% so với năm 2007. Bảng 4 :Cơ cấu tiêu dùng Do vậy, giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành giấy Việt Nam nói riêng. Hình 2: Sản lượng sản xuất giấy theo từng sản phẩm (2000-2008) Mặt khác, về sử dụng nguồn nguyên vật liệu giấy, carton thì Châu Á có bước phát triển mạnh so với các nước Mỹ, Nhật và Châu Âu. Hình 3: Nhu cầu giấy & carton trên thế giới Từ các con số thông kê trên thì việc sản xuất bao bì giấy là một trong những thế mạnh của thị trường hôm nay và tương lai. Tình hình tái chế giấy Một giải pháp được đặt ra để giảm thiểu lượng chất thải trong công nghiệp giấy là sử dụng nguồn nguyên liệu là giấy đã được sử dụng là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Giải pháp này đã được áp dụng và phổ biến rộng rãi. Nguồn nguyên liệu từ giấy tái chế có thể coi là vô tận vì có sản xuất là có giấy thải. Mặt khác tái chế còn là một biện pháp hữu hiệu giảm chi phí xử lý chất thải và do đó giảm giá thành sản phẩm. Xét trong tổng thể, sản xuất giấy tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khoẻ cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Bảng 5 :Mức độ sử dụng và thu gom giấy loại ‘%’ của một số quốc gia trên thế giới Nước % tái sử dụng % thu gom Nước % tái sử dụng % thu gom Đan Mạch Tây Ban Nha Thụy sĩ Đức Pháp Áo Trung Quốc Liên Bang Nga Bỉ 115 81 68 61 54 41 39 15 -- 49 43 65 71 44 62 26 30 43 Đài Loan Hàn Quốc Hà Lan Úc Nhật Bản USA Thụy Điển Phần Lan Canada 90 75 61 58 53 40 18 5 -- 58 75 65 48 54 45 58 -- 42 TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ GIẤY Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong tổng số nguyên liệu làm bao bì. Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giấy các loại được sản xuất đại trà với giá thành thấp. Một số đặc tính của giấy: + Giấy là vật liệu lâu đời không gây hại môi trường, đã được xử lý để có thể tăng cường tính kháng hơi ẩm, chống oxy hóa, kháng vi khuẩn... + Giấy có thể làm từ nguyên liệu rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ thân mềm, gỗ thân cứng. + Chất lượng giấy được quyết định bởi nguyên liệu cellulose ban đầu hơn là các chất phụ gia, đó chính là chiều dài của cellulose. Ngoài ra, tỷ trọng của gỗ cũng ảnh hưởng lớn đến cấu tạo của giấy. Tiềm năng phát triền và sử dụng bao bì carton Cùng với tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngày nay bao bì carton có thể cung cấp hầu hết các tính chất cơ học cần thiết với chất lượng cao và ổn định (chịu được sự đè nén, va chạm, áp lực trong môi trường có độ ẩm cao…). Ngoài ra với tư cách là loại bao bì được dùng lâu đời, bao bì carton vẫn còn giữ được các đặc tính riêng hết sức quý, đó là: Nhẹ, chịu được va đập, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ in ấn trình bày với mẫu mã đa dạng chất lượng cao, chính điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm của mình một cách hiệu quả và có sự lan tỏa mạnh nhất,… và đặc biệt là nó đứng đầu trong các loại bao bì không gây hại môi trường với tỷ lệ tái sinh 100% nên có xu hướng thay thế các loại bao bì mềm khác. Ngày nay, với chính sách tăng trưởng bền vững và ổn định, hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã và đang sử dụng những sản phẩm bao bì có tính thân thiện môi trường cao và loại dần những sản phẩm có xu hướng gây ô nhiễm hoặc gây tác hại đến môi trường thì bao bì giấy với tỷ lệ tái sinh 100% đã nói ở trên thì khả năng phát triển và được thế giới yêu chuộng ngày càng cao trong thời gian sắp tới. Chính những điều này đã làm cho bao bì carton trở thành một loại bao bì có thể thay thế cho nhiều loại hàng hóa và đựơc sử dụng ngày càng nhiều và là loại bao bì đa dạng cho mọi loại sản phẩm công nghiệp từ thực phẩm, bia, nước giải khát, cho đến tivi, tủ lạnh, máy vi tính, …. Bảng 4: Sản lượng sản phẩm qua các năm STT Tên sản phẩm ĐVT Sản lượng 2005 2006 2007 2008 2009 1 Bao bì Carton Tấn 21560 23558 26163 27826 32387 2 Bao bì in offset Tấn 2678 2960 3005 3788 4234 3 Xeo giấy (giấy bìa hộp) Tấn 2738 2500 2792 2951 2710 (Nguồn từ Cty cổ phần bao bì Biên Hòa) Công nghệ sản xuất bao bì carton Có 3 dạng dây chuyền công nghệ sản xuất bao bì carton. Theo các sơ đồ 1, 2, 3 ở các trang sau. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH SẢN XUẤT Nguyên liệu chính: - Giấy làm mặt (Kraft hoặc Test) của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, … có định lượng từ 175g/m2 có khổ bề ngang thông dụng từ 0.8; 0.85;…; 2.5 mét. - Giấy làm sóng (Medium) của Thái Lan, Indo, Việt Nam…có định lượng từ 112g/m2 đến 200m2, có khổ bề ngang thông dụng từ 0.8; 0.85; …; 2.5 mét. Tùy theo quy cách, kết cấu giấy, số lượng thùng khách hàng đặt mà lựa chọn loại giấy, khổ giấy cho thích hợp để đưa vào sản xuất. DÂY CHUYỀN 1: (1) Máy làm tấm carton dợn sóng: Các lớp giấy được đưa vào cán sóng, tráng hồ rồi dán ép lại (quá trình sấy sử dụng hơi nước từ lò hơi) và cắt rời thành từng tấm, xếp thành từng chồng để chuẩn bị đưa qua máy cắt biên và nhấn lằn. (2) Máy cắt biên và nhấn lằn: Cắt biên và nhấn lằn tờ carton 3 lớp hoặc 5 lớp từ máy Giấy đưa sang. (3) Máy in: In chữ và hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng lên tờ carton từ máy cắt biên nhấn lằn đưa sang. (4) Máy xẻ rãnh và nhấn lằn: Xẻ rãnh, cắt đuôi mép dán và nhấn lằn trên tấm carton từ máy in hoặc máy cắt biên nhấn lằn đưa sang. (5) Máy đóng: Đóng ghép nối 1 mảnh, hoặc 2, 4 mảnh các bán thành phẩm từ máy xẻ rãnh nhấn lằn đưa sang. Cuối cùng là cột thành từng bó rồi chở đi giao khách hàng hoặc nhập kho thành phẩm. DÂY CHUYỀN 2: Máy làm tấm carton dợn sóng và cắt biên nhấn lằn: Các lớp giấy được đưa vào cán sóng tráng hồ rồi dán ép lại (quá trình sấy sử dụng hơi nước từ lò hơi). Sau đó cắt biên, nhấn lằn và cắt rời thành từng tấm, xếp thành từng chồng để chuẩn bị đưa qua máy in. Máy in và xẻ rãnh nhấn lằn: Tự động đưa giấy vào để in chữ và hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng, sau đó qua xẻ rãnh nhấn lằn rồi tự động xếp thành từng chồng để chuẩn bị qua máy đóng hoặc dán. Máy đóng hoặc dán bán tự động: Đóng hoặc dán 1 mảnh hoặc 2, 4 mảnh các bán thành phẩm để thành thùng hoàn chỉnh. Máy cột: Các thùng được cột thành từng bó 10 hoặc 20 thùng tùy theo yêu cầu khách hàng. Sau cùng là chở đi giao khách hàng hoặc nhập kho thành phẩm. DÂY CHUYỀN 3: Máy làm tấm carton dợn sóng và cắt biên nhấn lằn: Như dây chuyền 2 Máy in, xẻ rãnh nhấn lằn, dán và cột: In chữ và hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng, sau đó nhấn lằn, xẻ rãnh, qua dán nối lại thành thùng hoàn chỉnh rồi cột lại thành từng bó. Sau cùng là chở đi giao khách hàng hoặc nhập kho thành phẩm. Hình 4: Quy trình sản xuất bao bì carton Ưu, nhược điểm Ưu điểm của carton: Tương đối rẻ tiền để sản xuất và sử dụng. Trọng lượng nhẹ, dễ dàng cắt hoặc uốn. Chịu lực nén, độ bục tốt. Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã thùng hoặc hộp. Phong phú màu sắc mẫu in với công nghệ in Flexo & Offset. Hỗ trợ nhiều kiểu lắp ráp (đóng ghim, dán, gài). Nhỏ gọn, dễ dàng xếp lại lưu trữ dạng phẳng. Bảo vệ tốt thực phẩm, chống thấm tốt (cán chống thấm). Dễ dàng mạ phủ bề mặt, dễ dàng dập nổi (hộp). Dễ dàng sửa chữa, thay đổi kiểu dáng ban đầu. Dễ dàng xử lý, tái sinh. Dễ dàng phân hủy sinh học, thân thiện môi trường. Nhược điểm của carton: Chất lượng giảm dần theo thời gian lưu trữ, sử dụng. Kỵ nước và kỵ lửa. Ứng dụng Với trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực cao, hộp, thùng carton được dùng để chứa và bảo vệ hàng loạt các sản phẩm trong suốt chu kỳ phân phối. Khách hàng sẽ thấy thùng carton mang các thiết bị lớn nhỏ khác nhau như phụ tùng xe, thiết bị nông - công nghiệp, bia, rượu, trái cây, thực phẩm… và đó chỉ là 1 phần trong những ứng dụng của thùng carton. Nhận biết giấy bìa carton: bao gồm một mặt trắng và một mặt xám, hoặc có hai mặt trắng. PHẦN HAI: VẬT LIỆU BAO BÌ THỦY TINH TỔNG QUAN VỀ THỦY TINH Thủy tinh gồm có 2 loại là thủy tinh đơn nguyên tử và thủy tinh oxit. Trong bài này ta chỉ xét thủy tinh sillicat là thủy tinh tạo bởi SiO2. Thủy tinh có tính chất vô định hình, khi ở nhiệt độ thường thủy tinh trong suốt, cứng dòn. Khi được gia nhiệt thì thủy tinh mềm dần và linh động, chuyển dần sang trạng thái nhớt, khi độ nhớt đến cực đại và mất tính linh động thì được đưa về nhiệt độ thường. Khi ta nấu chảy và làm nguội nhiều lần thủy tinh vẫn giữ được tính chất ban đầu. Để tạo màu sắc và một số tính chất mong muốn cho thủy tinh, ta thêm vào một số oxit trong quá trình làm thủy tinh: ZnO (tạo màu đục, bền nhiệt), Al2O3( bền cơ), Fe (tạo màu vàng, xanh lá cây) … Thủy tinh có tính chất đẳng hướng, ứng suất theo mọi hướng của nó là như nhau. Tình hình sản xuất thủy tinh trên thế giới Hình 5 :Biểu đồ lượng thủy tinh xuất khẩu của một số nước năm 2005 Tình hình sản xuất thủy tinh tại Việt Nam Giới thiệu một số nhà máy sản xuất thủy tinh lớn tại Việt Nam: Nhà máy của Công ty liên doanh Owens-Illinois (O-I), Berli Jucker Public Company Limited (BJC) và Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) ở Bà Rịa-Vũng Tàu: sản xuất 84000 tấn thủy tinh/năm trong đó 75000 tấn là chai lọ thủy tinh cao cấp. Hình 6: Nhà máy Lock&Lock ở Bà Rịa-Vũng Tàu: sản xuất 10.000 tấn thủy tinh chịu nhiệt/năm Hình 7: Nhà máy Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam: sản xuất 100.000 tấn vải sợi thủy tinh/năm Tái chế thủy tinh Tái chế thủy tinh là một trong những giải pháp góp phần giảm ô nhiễm môi trường và giảm tiêu tốn năng lượng nên ngày càng được quan tâm, nguồn nguyên liệu đầu vào là thủy tinh đã qua sử dụng và bị giảm tính năng cần thiết, vụn thủy tinh và thủy tinh phế liệu.Thuỷ tinh được tạo hình khi nó đang nóng chảy hoặc biến mềm, do đó những phế liệu có tính chất gần giống tính chất sản phẩm cần tạo đều có thể tái chế (nấu chảy và tạo hình lại). Ở những nhà máy lớn sản xuất thuỷ tinh, đa số đều dùng lò bể, là một loại lò có thể nấu liên tục. Người ta hạn chế tối đa việc dùng lò bởi mỗi lần như thế, lượng thuỷ tinh còn thừa (chiếm khoảng 20-30% thể tích lò) sẽ đông cứng, co lại và phá huỷ lớp gạch chịu lửa xây lò và ảnh hưởng đến kết cấu thành lò. Chi phí xây gạch mới và nhiên liệu cung cấp cho quá trình nâng nhiệt của lò đến nhiệt độ nấu thuỷ tinh sẽ rất lớn. Chính điều đó dẫn đến việc có một số thuỷ tinh thành phẩm nhưng cũng được đưa vào tái chế (nấu lại). Điều này xảy ra tại các nhà máy thuỷ tinh lớn chẳng may hàng bán không chạy, mà hàng tồn đọng lại trong kho quá nhiều; nếu tiếp tục sản xuất mới sẽ không có chỗ chứa. Biện pháp xử lý là đập vỡ thành phẩm, đem qua lò nấu lại, mục đích là để duy trì sự hoạt động của lò. Bảng 6 : Tình hình tái chế một số loại vật liệu ở Tp.HCM Lưu ý: Kết quả thống kê dựa trên số lượng 302 cơ sở TS-TC đã khảo sát Bảng 7  :    Số lượng cơ sở tái sinh tái chế đã khảo sá
Luận văn liên quan